Vladikavkaz

Vladikavkaz (tiếng Nga: Владикавказ) là thủ phủ của Cộng hòa Bắc Ossetia-Alania, Nga. Nó nằm ở phía đông nam của nước cộng hòa ở chân đồi của dãy núi Kavkaz, nằm trên sông Terek. Dân số chủ yếu bao gồm người Ossetia, người Nga, người Armeniangười Gruzia. Dân số: 315.068 (điều tra dân số 2002). Vladikavkaz là một trong những thành phố đông dân nhất ở vùng bắc Kavkaz.

Vladikavkaz

Huy hiệu
Vị trí của Vladikavkaz
Map
Vladikavkaz trên bản đồ Nga
Vladikavkaz
Vladikavkaz
Vị trí của Vladikavkaz
Quốc giaNga
Chủ thể liên bangBắc Ossetia-Alania
Thành lập1784Sửa đổi tại Wikidata
Đặt tên theoLỗi Lua trong Mô_đun:Wikidata tại dòng 87: attempt to index field 'datavalue' (a nil value).
Diện tích
 • Tổng cộng291 km2 (112 mi2)
Độ cao692 m (2,270 ft)
Dân số
 • Ước tính (2018)[1]306.258
Múi giờGiờ Moskva Sửa đổi tại Wikidata[2] (UTC+3)
Mã bưu chính[3]362000–362999Sửa đổi tại Wikidata
Mã điện thoại8672 sửa dữ liệu
Thành phố kết nghĩaVladivostok, Makhachkala, Stavropol, Severodvinsk sửa dữ liệu
Thành phố kết nghĩaVladivostok, Makhachkala, Stavropol, SeverodvinskSửa đổi tại Wikidata
Mã OKTMO90701000001

Thành phố là một trung tâm công nghiệp và giao thông. Ngành sản xuất bao gồm chế biến kẽmchì, máy móc, hóa chất, quần áo, và các đồ thực phẩm.

Lịch sử

Năm 1784, một pháo đài được thành lập ở làng Dzaug (sau này là Vladikavkaz) tại vùng hữu ngạn sông Terek, với mục đích là điểm an ninh cho các tuyến đường liên lạc giữa Nga và Gruzia. Đường cao tốc quân sự Gruzia, băng qua những ngọn núi, được xây dựng vào năm 1799 để nối thành phố với Gruzia ở phía nam.[4] Đến năm 1875, một tuyến đường sắt được xây dựng để nối nó với Rostov-na-DonuBakuAzerbaijan. Vladikavkaz đã trở thành một trung tâm công nghiệp quan trọng của khu vực, với các ngành công nghiệp lọc dầu và hóa chất.

Đây là một trong những thành phố lớn nhất ở Kavkaz do Nga kiểm soát, cùng với Grozny. Nó là thủ đô của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Tự trị Miền núi do Liên Xô thành lập, tồn tại từ năm 1921 đến năm 1924. Ngày nay nó là một phần của Chechnya, Bắc OssetiaKabardino-Balkaria.

Trong các giai đoạn 1931 – 1944 và 1954 – 1990, thành phố mang tên Ordzhonikidze (Орджоники́дзе).

Vladikavkaz đã từng chiến đấu trong cả Nội chiến Nga lẫn Thế chiến thứ hai. Vào tháng 2 năm 1919, quân tình nguyện chống Cộng sản dưới quyền của tướng Anton Denikin đã chiếm giữ thành phố trước khi bị Hồng quân đánh bại vào tháng 3 năm 1920. Đầu tháng 11 năm 1942, lực lượng của Đức Quốc xã cố gắng chiếm thành phố nhưng không thành công.

Vào ngày 26 tháng 11 năm 2008, Vitaly Karayev, thị trưởng của Vladikavkaz đã bị giết bởi một tay súng không xác định.[5] Vào ngày 31 tháng 12 năm đó, người kế nhiệm của ông, Kazbek Pagiyev, cũng bị giết bởi các tay súng không rõ danh tính.[6]

Địa vị hành chính

Vladikavkaz là thủ phủ nước cộng hòa Bắc Ossetia-Alania.[7] Trong khuôn khổ của các đơn vị hành chính, Thành phố trực thuộc nước cộng hòa Vladikavkaz bao gồm Vladikavkaz cùng với 6 khu dân cư nông thôn, có địa vị ngang bằng với các huyện.[8] Là một đơn vị đô thị, Thành phố trực thuộc nước cộng hòa Vladikavkaz được hợp thành Okrug đô thị Vladikavkaz.[9]

Địa lý

Khí hậu

Vladikavkaz có khí hậu lục địa ẩm (phân loại khí hậu Köppen Dfb) với mùa hè ấm áp, ẩm ướt còn mùa đông lạnh và khô hơn.

Dữ liệu khí hậu của Vladikavkaz
Tháng123456789101112Năm
Cao kỉ lục °C (°F)20.223.030.334.035.038.037.539.238.233.527.027.139,2
Trung bình cao °C (°F)3.03.27.714.819.423.225.725.420.815.18.44.314,3
Trung bình ngày, °C (°F)−1.9−1.73.09.514.118.020.620.115.69.83.6−0.79,2
Trung bình thấp, °C (°F)−5.6−5.7−0.95.19.613.516.115.711.25.70.1−4.25,1
Thấp kỉ lục, °C (°F)−27.2−27.8−22−8.9−2.82.27.56.00.0−10−22.2−25−27,8
Giáng thủy mm (inch)31
(1.22)
34
(1.34)
54
(2.13)
85
(3.35)
140
(5.51)
175
(6.89)
109
(4.29)
89
(3.5)
75
(2.95)
60
(2.36)
46
(1.81)
31
(1.22)
929
(36,57)
Lượng tuyết rơi cm (inch)11
(4.3)
17
(6.7)
11
(4.3)
15
(5.9)
0
(0)
0
(0)
0
(0)
0
(0)
0
(0)
7
(2.8)
10
(3.9)
10
(3.9)
81
(31,9)
Độ ẩm79797874767674757980818077,6
Số ngày giáng thủy TB6681014141198776106
Số giờ nắng trung bình hàng tháng111.6120.4127.1144.0186.0201.0220.1210.8153.0130.2111.0102.31.817,5
Nguồn #1: Pogoda.ru.net[10]
Nguồn #2: Tổ chức Khí tượng Thế giới (UN)[11]

Tham khảo

Liên kết ngoài