Giải bóng đá Cúp Quốc gia

giải đấu bóng đá của Việt Nam

Giải bóng đá Cúp Quốc gia Việt Nam (tiếng Anh: Vietnamese National Football Cup), thường được biết đến với tên ngắn gọn hơn là Cúp Quốc gia, là giải bóng đá hàng năm cho các đội bóng đá chuyên nghiệp của Việt Nam. Giải đấu ra đời vào năm 1992 với đội đoạt chức vô địch đầu tiên là Cảng Sài Gòn.

Giải bóng đá Cúp Quốc gia Việt Nam
Vietnamese National Cup
Biểu trưng của giải đấu
Cơ quan tổ chứcVPF
Thành lập1992
Khu vực Việt Nam
Số đội27
Cúp trong nướcSiêu cúp bóng đá Việt Nam
Cúp quốc tếAFC Cup
Đội vô địch
hiện tại
Đông Á Thanh Hóa (2023)
Câu lạc bộ
thành công nhất
Hà Nội
Sông Lam Nghệ An
Becamex Bình Dương (3 lần)
Truyền hìnhFPT Telecom, VTV, HTV
Trang webhttps://vpf.vn/
Giải bóng đá Cúp Quốc gia 2023–24

Các câu lạc bộ tham dự giải sẽ là các câu lạc bộ thi đấu tại V.League 1V.League 2. Thể thức bốc thăm chia cặp và đấu loại trực tiếp, tùy thứ hạng mùa giải liền trước đó và số lượng đội bóng tham dự mùa bóng hiện tại để xác định số vòng đấu cũng như vòng đấu phải tham gia của các đội. Từ năm 2020, đội đoạt chức vô địch Cúp Quốc gia cùng á quân V.League 1 sẽ đại diện cho bóng đá Việt Nam tham dự AFC Cup. Đội vô địch Cúp Quốc gia cũng sẽ tham dự trận tranh Siêu cúp Quốc gia cùng với đội vô địch V.League 1.

Tính đến năm 2023, Sông Lam Nghệ An, Becamex Bình DươngHà Nội là những đội bóng có nhiều lần đoạt Cúp Quốc gia nhất với 3 danh hiệu mỗi đội.

Thể thức thi đấu

Các câu lạc bộ được bốc thăm theo cặp, thi đấu theo thể thức loại trực tiếp một trận. Sau khi kết thúc 90 phút thi đấu chính thức, nếu tỷ số hoà, 2 đội sẽ thi đấu loạt sút luân lưu 11m để xác định đội thắng, tương tự như Cúp FA tại Anh.

Với các trận đấu giữa câu lạc bộ từ V.League 1 và câu lạc bộ từ V.League 2 thì câu lạc bộ từ V.League 1 không được sử dụng cầu thủ ngoại.

Phân loại giải đấu (mùa giải 2023)

Vòng đấuSố đội bóng vào thẳngSố đội bóng từ vòng đấu trước
Vòng loại20 đội bóng từ V.League 1V.League 2
Vòng 1/84 đội bóng lọt vào bán kết mùa giải trước

2 đội bóng tham dự các cúp châu lục

10 đội bóng thắng vòng loại
Vòng tứ kết8 đội bóng thắng vòng 1/8
Vòng bán kết4 đội bóng thắng vòng tứ kết
Trận chung kết2 đội bóng thắng vòng bán kết

Lịch sử

Giải đấu được Liên đoàn bóng đá Việt Nam tổ chức lần đầu vào năm 1992, dành cho tất cả các đội bóng trong hệ thống thi đấu của bóng đá Việt Nam. Cảng Sài Gòn là chủ nhân của chiếc Cúp Quốc gia đầu tiên sau khi thắng Thể Công trong loạt sút luân lưu ở sân Thống Nhất. Cũng tại đây, Cảng Sài Gòn còn giành chiếc cúp này một lần nữa vào năm 2000. Năm 2004, Cúp Quốc gia được giới hạn lại cho các câu lạc bộ chuyên nghiệp và hạng Nhất.[1]

Có tổng cộng 16 nhà vô địch trong lịch sử của giải đấu. Đó là Cảng Sài Gòn, SHB Đà Nẵng, Bình Định, Công an Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Câu lạc bộ Hải Quan (2 lần), Đồng Tâm Long An, Hà Nội ACB, Nam Định, Sài Gòn Xuân Thành, Hòa Phát Hà Nội, Navibank Sài Gòn, Xi măng The Vissal Ninh Bình, Câu lạc bộ bóng đá Đông Á Thanh Hoá (1 lần), và 3 đội có thành tích tốt nhất là Sông Lam Nghệ An, Hà NộiBecamex Bình Dương (mỗi đội 3 lần).

Các trận chung kết



























Các câu lạc bộ đạt ít nhất hạng ba

CHÚ THÍCH
Câu lạc bộ đang thi đấu tại V.League 1
Câu lạc bộ hiện không thi đấu tại V.League 1.
Câu lạc bộ không còn tham gia bóng đá
Xếp hạngCâu lạc bộvô địchá quânhạng 3Ghi chú
1Becamex Bình Dương333
2Hà Nội33-trước đó có tên gọi là Hà Nội T&T (2006–2016)
3Sông Lam Nghệ An317
4Thành phố Hồ Chí Minh232trước đó có tên gọi là Cảng Sài Gòn (1960–2003)
5MerryLand Quy Nhơn Bình Định223trước đó có tên gọi là Bình Định (1990-2004), Pisico Bình Định (2006-2007),

Topenland Bình Định (2021-2023)

6Ngân hàng Đông Á221trước đó có tên gọi là Công an Thành phố Hồ Chí Minh (1978-2002)
7SHB Đà Nẵng215trước đó có tên gọi là Quảng Nam-Đà Nẵng (1976–1996), Đà Nẵng (1997–2007)
8Hải Phòng211trước đó có tên gọi là Công an Hải Phòng (1986-2002), Mitsustar Hải Phòng (2005)
9Hải Quan21-
10Hà Nội114kế thừa Đường sắt Việt Nam (1990-1994), Hàng không Việt Nam (2003)

trước đó có tên gọi là LG Hà Nội ACB (2004-2006), Hà Nội ACB (2006-2011)

11Đông Á Thanh Hóa111trước đó có tên gọi là Thanh Hóa (2011-2015), FLC Thanh Hóa (2015-2018)
12Long An116trước đó có tên gọi là Gạch Đồng Tâm Long An (2001–2006), Đồng Tâm Long An (2007–2015)
13Thép Xanh Nam Định1-1trước đó có tên gọi là Đạm Phú Mỹ Nam Định (2007-2008), Megastar Nam Định (2010)
Than Quảng Ninh1-1
15Xi măng Xuân Thành Sài Gòn1--trước đó có tên gọi là Sài Gòn Xuân Thành (2012)
Hòa Phát Hà Nội1--
Navibank Sài Gòn1--
Xi Măng The Vissai Ninh Bình1--
19Thể Công – Viettel-5-trước đó có tên gọi là Thể Công (1999-2009)
20Công An Hà Nội-21
21LPBank Hoàng Anh Gia Lai-13Tên gọi cũ là Hoàng Anh Gia Lai
22Quảng Nam-12trước đó có tên gọi là QNK Quảng Nam (2011-2016)
23Huế-1-trước đó có tên gọi là Thừa Thiên-Huế (19762004)
24Khánh Hoà--4trước đó có tên gọi là Khatoco Khánh Hoà (2006-2012)
25An Giang--3
26Lâm Đồng--2
Đồng Tháp--2
28Quân khu 5--1
Đồng Nai--1
29PVF-CAND--1

Các nhà tài trợ

Danh sách nhà tài trợ của Cúp Quốc gia.

#Nhà tài trợMùa giải
1Pepsi1997, 1998, 1999–2000, 2000–2001, 2001–2002
2Vinausteel2003
3Samsung2004
4Vilube2005
5Vinakansai Cement2006, 2007, 2008, 2009
6Nhựa Hoa Sen2010, 2011, 2012
7Eximbank2013
8Kienlongbank2014, 2015, 2016
9Sứ Thiên Thanh2017[2]
10Sư Tử Trắng2018
11Bamboo Airways2019, 2020, 2021[3][4]
12BaF Meat2022
13Không có nhà tài trợ2023
14Casper2023–24

Tham khảo

Xem thêm

Liên kết ngoài

(tiếng Việt)