Bước tới nội dung

Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau là một trong ba dự án kinh tế lớn giai đoạn 2000-2005 của Việt Nam (hai dự án còn lại là Thủy điện Sơn LaNhà máy lọc dầu Dung Quất). Dự án này là dự án KCN lớn nhất miền Tây [1] và là công trình trọng điểm quốc gia [2] được Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) làm chủ đầu tư. Dự án bao gồm việc xây dựng đường ống dẫn khí bằng thép dài 325 km (có 298 km đi ngầm dưới biển) đường kính ống 18 inch, dày 29,5 mm, công suất vận chuyển tối đa 20 tỷ m³ khí/năm đưa khí từ mỏ PM3 thuộc vùng chồng lấn (tiếng Anh: overlapping area) Việt NamMalaysia vào Khu công nghiệp Khánh An ở huyện U Minh, Cà Mau để cấp cho hai nhà máy nhiệt điện và một nhà máy sản xuất phân đạm ure. Hai nhà máy điện có công suất tổng cộng là 1500 MW và nhà máy đạm (urea) có công suất 800.000 tấn/năm. Tổng vốn dự kiến lên đến 100,4 tỷ USD. Dự kiến hoàn thành toàn bộ dự án vào năm 2009 (dự án khí hoàn thành 2006, dự án điện hoàn thành 2008 và dự án đạm hoàn thành năm 2009). Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau cùng với Dự án đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn đưa khí từ biển Tây đến Tổ hợp các nhà máy điện ở Ô Môn (Cần Thơ) (công suất Tổ hợp Ô Môn là 2600 MW) góp phần phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long thành một trung tâm năng lượng của cả Việt Nam.

Đường ống dẫn khí PM3 Cà Mau là một phần của Dự án Khí-Điện-Đạm Cà Mau được Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro xây dựng, bao gồm 298 km đường ống dẫn khí ngoài biển nối từ mỏ Dầu -Khí PM3 thuộc vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam và Malaisia và 206,114 Km đường ống dẫn khí trên bờ (bao gồm cả 03 trạm: Trạm tiếp bờ (LFS), cụm van ngắt tuyến (LBV) và Trạm phân phối khí (GDS). Dòng khí đầu tiên từ mỏ PM3 đã được đưa vào tới trạm GDS thuộc Khánh An, U Minh, Cà Mau vào lúc 12h54' ngày 2 tháng 5 năm 2007 để cung cấp cho Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau, đây là một sự kiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng đánh dấu ý nghĩa chiến lược phát triển kinh tế vùng cực Nam của Việt Nam.[3]

Phạm vi dự ánsửa mã nguồn

Cụm dự án này được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 6/2001, trên diện tích hơn 200 ha tại xã Khánh An, huyện U Minh. Với tổng mức đầu tư hơn 2 tỉ USD, gồm các dự án: Đường ống dẫn khí PM3-CM, Nhà máy điện Cà Mau 1 và Cà Mau 2, Nhà máy đạm Cà Mau. [4]

Khu Khí - Điện - Đạm tỉnh Cà Mau nằm trên khu đất thuộc các ấp 3, 6, 7 và 8 của Khánh An, U Minh, cách trung tâm Thành phố Cà Mau khoảng 11 km.[2]

Phạm vi lập quy hoạch chung gồm 108.208 ha, được xác định như sau:

Đánh giásửa mã nguồn

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhận định "Cụm Khí-Điện-Đạm Cà Mau là “hình mẫu” của Tập đoàn Dầu khí quốc gia". [5]

Tham khảosửa mã nguồn

  • Báo cáo Nghiên cứu khả thi các dự án "Đường ống dẫn khí PM3 - Cà Mau", "Dự án Nhà máy Điện Cà Mau", "Dự án Nhà máy Đạm Cà Mau" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2001.
  • Động thổ Dự án (en) Lưu trữ 2006-07-20 tại Wayback Machine
  • Báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 25/12/2008.
🔥 Top keywords: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhGiỗ Tổ Hùng VươngTrương Mỹ LanĐặc biệt:Tìm kiếmHùng VươngVương Đình HuệUEFA Champions LeagueKuwaitChiến dịch Điện Biên PhủFacebookĐài Truyền hình Việt NamTrần Cẩm TúĐội tuyển bóng đá quốc gia KuwaitGoogle DịchViệt NamCúp bóng đá U-23 châu ÁCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Real Madrid CFBảng xếp hạng bóng đá nam FIFACleopatra VIITô LâmTim CookNguyễn Phú TrọngHồ Chí MinhHai Bà TrưngManchester City F.C.VnExpressChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNguyễn Ngọc ThắngĐền HùngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Võ Văn ThưởngOne PieceLịch sử Việt NamCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Phạm Minh ChínhTikTokĐinh Tiên Hoàng