Bước tới nội dung

FINA

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
FINA
MônBơi, Nhảy cầu, Bơi nghệ thuật, bóng nước, Bơi ngoài trời
Phạm viQuốc tế
Thành lập19 tháng 7 năm 1908; 115 năm trước (1908-07-19)
Hiệp hộiHiệp hội các Liên đoàn thể thao Olympic quốc tế mùa hè (ASOIF)
Trụ sởLausanne, Thụy Sĩ
Chủ tịchHusain Al-Musallam
Trang chủ
www.fina.org

Liên đoàn Bơi lội Thế giới, hay viết tắt là FINA (tiếng Pháp: Fédération internationale de natation[a], tiếng Anh: International Swimming Federation) là một liên đoàn quốc tế được công nhận bởi Ủy ban Olympic quốc tế (IOC)[1] quản lý các giải đấu quốc tế các môn thể thao dưới nước. Đây là một trong những liên đoàn quốc tế đưa ra quy định về môn/phân môn cho IOC và/hoặc cộng đồng quốc tế. Liên đoàn có trụ sở tại Lausanne, Thụy Sĩ.

FINA hiện giám sát năm môn thể thao dưới nước: bơi, nhảy cầu, bơi nghệ thuật, bóng nước và bơi ngoài trời.[2] Bắt đầu từ năm 2013, nhảy cầu cao là một phân môn mới của FINA. FINA cũng giám sát giải "Masters" (dành cho người trưởng thành) của các phân môn này.[2]

Ngày 24 tháng 7 năm 2009, Julio Maglione của Uruguay được bầu làm Chủ tịch FINA.[3]

Lịch sửsửa mã nguồn

FINA được thành lập 17 tháng 9 năm 1908 tại khách sạn Manchester ở Luân Đôn, Anh Quốc sau khi kết thúc Thế vận hội Mùa hè 1908 bởi các Liên đoàn bơi của Anh, Bỉ, Đan Mạch, Đức, Hungary, Pháp, Phần Lan và Thụy Điển.[4]

Số lượng liên đoàn các quốc gia theo năm:

  • 1908: 8
  • 1928: 38
  • 1958: 75
  • 1978: 106
  • 1988: 109
  • 2000: 174
  • 2008: 197
  • 2010: 202
  • 2012: 203
  • 2015: 208[5]
  • 2016: 207
  • 2017: 209

Thành viênsửa mã nguồn

Tháng 2 năm 2015, Kosovo trở thành thành viên thứ 208 của FINA.[6]Các thành viên được chia theo các châu lục, có 5 hiệp hội châu lục nơi họ có thể chọn để làm thành viên:

  • Châu Á (44): Liên đoàn bơi châu Á (AASF)
  • Châu Âu (52): Liên đoàn bơi châu Âu (LEN)
  • Châu Đại Dương(15): Hiệp hội bơi châu Úc (OSA)
  • Châu Mỹ (44): Liên đoàn bơi châu Mỹ (ASUA)
  • Châu Phi (52): Liên đoàn bơi châu Phi (CANA)

Ghi chú: Các số sau mỗi tên lục địa là số lượng thành viên FINA thuộc vào khu vực địa lý nhất định. Nó không nhất thiết phải là số lượng thành viên trong hiệp hội châu lục

Chủ tịchsửa mã nguồn

Mỗi chủ tịch có nhiệm kỳ bốn năm, bắt đầu và kết thúc một năm sau Thế vận hội Mùa hè (chẳng hạn, nhiệm kỳ hiện tại là 2013-2017).

Chủ tịch FINA
TênQuốc tịchNhiệm kỳ
George Hearn Anh1908–1924
Erik Bergvall Thụy Điển1924–1928
Émile-Georges Drigny Pháp1928–1932
Walther Binner Đức1932–1936
Harold Fern Anh1936–1948 (*)
Rene de Raeve Bỉ1948–1952
M.L. Negri Argentina1952–1956
Jan de Vries Hà Lan1956–1960
Max Ritter Đức1960–1964
William Berge Phillips Úc1964–1968
Javier Ostos Mora[7] México1968–1972
Dr. Harold Henning Hoa Kỳ1972–1976
Javier Ostos Mora (nhiệm kỳ 2)[7] México1976–1980
Ante LambašaCộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư Nam Tư1980–1984
Robert Helmick Hoa Kỳ1984–1988
Mustapha Larfaoui Algérie1988–2009
Julio Maglione Uruguay2009–2021
Husain Al-Musallam Kuwait2021-nay

Các sự kiệnsửa mã nguồn

Cúp Bơi Thế giới năm 2008 tại Trung tâm thể thao dưới nước Công viên Olympic Sydney.

FINA tổ chức một giải vô địch có cả năm phân môn (gọi là "Giải vô địch Thế giới"), cũng như các giải vô địch thế giới và sự kiện hàng năm của từng phân môn.[8]

Giải Vô địch Thế giới các môn thể thao dưới nướcsửa mã nguồn

Sự kiện lớn nhất của FINA là Giải Vô địch Thế giới các môn thể thao dưới nước (tiếng Anh: FINA World Aquatics Championships) hai năm tổ chức một lần, hiện được tổ chức vào năm lẻ. Đây là giải đấu bao gồm cả năm phân môn. Tới trước năm 2000, sự kiện được tổ chức 4 năm một lần, giữa các kỳ Thế vận hội (Mùa hè).

Giải vô địch các phân mônsửa mã nguồn

  • Bơi: Giải Vô địch Bơi Thế giới (25 m), (hay "bể ngắn"). Được tổ chức hai năm một lần (vào các năm chẵn), bơi trong các bể có chiều dài 25 mét (Olympic và Giải vô địch thế giới là bể 50m).
  • Bóng nước: Giải Bóng nước Thế giới (nam và nữ).
  • Nhảy cầu: Diving World Series.
  • Ngoài trời: Giải Vô địch Bơi ngoài trời Thế giới. Diễn ra vào các năm chẵn từ 2000-2010.
  • Bơi nghệ thuật: Cúp Bơi nghệ thuật Thế giới.
  • Masters: World Masters Championships. Hai năm một lần vào năm chẵn. "Masters" là giải đấu dành cho người trưởng thành (20 tuổi trở lên). Giải vô địch gồm cả năm phân môn.

Các giải khácsửa mã nguồn

Ngoài các giải vô địch ở trên, FINA cũng tổ chức các giải thường niên:

  • World Cups: môn bơi, bóng nước (nam, nữ), nhảy cầu, nhảy cầu cao, ngoài trời (10Ks) và nghệ thuật.
  • Grand Prix: Loạt giải đấu/cuộc đua của nhiều nội dung thi đấu ngoài trời (bơi trên 10 km).
  • Trẻ thế giới: Các giải vô địch thế giới dành cho lứa trẻ (thường dưới 18 tuổi, mặc dù có thể khác nhau tùy theo phân môn/giới tính). Các giải bơi, bóng nước, nhảy cầu và bơi nghệ thuật. Môn bơi ngoài trời bắt đầu từ năm 2012.
  • World Men's Water Polo Development Trophy

Ghi chúsửa mã nguồn

Tham khảosửa mã nguồn

Liên kết ngoàisửa mã nguồn

🔥 Top keywords: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhGiỗ Tổ Hùng VươngTrương Mỹ LanĐặc biệt:Tìm kiếmHùng VươngVương Đình HuệUEFA Champions LeagueKuwaitChiến dịch Điện Biên PhủFacebookĐài Truyền hình Việt NamTrần Cẩm TúĐội tuyển bóng đá quốc gia KuwaitGoogle DịchViệt NamCúp bóng đá U-23 châu ÁCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Real Madrid CFBảng xếp hạng bóng đá nam FIFACleopatra VIITô LâmTim CookNguyễn Phú TrọngHồ Chí MinhHai Bà TrưngManchester City F.C.VnExpressChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNguyễn Ngọc ThắngĐền HùngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Võ Văn ThưởngOne PieceLịch sử Việt NamCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Phạm Minh ChínhTikTokĐinh Tiên Hoàng