Bước tới nội dung

Nhóm ngôn ngữ Tani

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhóm ngôn ngữ Tani
Miri
Adi-Galo-Mishing-Nishing-Tagin
Aborifer-Miri-Dafla
Phân bố
địa lý
Arunachal Pradesh
Phân loại ngôn ngữ họcHán-Tạng
  • Nhóm ngôn ngữ Tani
Ngôn ngữ con:
  • Đông (Abor)
  • Tây (Nishi)
  • Trung (Tagin)
Glottolog:tani1259[1]

Nhóm ngôn ngữ Tani (tên thay thế là nhóm ngôn ngữ Miri, Adi-Galo-Mishing-Nishing-Tagin (Bradley 1997), hay Aborifer-Miri-Dafla (Matisoff 2003)), là một nhóm ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Hán-Tạng được nói chủ yếu ở Arunachal Pradesh, Ấn Độ và các vùng lân cận.

Phân bốsửa mã nguồn

Nhóm ngôn ngữ Tani được nói bởi khoảng 600.000 người ở Arunachal Pradesh (trong đó có tiếng Adi, tiếng Apatani, tiếng Galo, tiếng Mising, tiếng Nyishi, tiếng Hill Miri, tiếng Tagin nói ở Đông Kameng, Tây Kameng, Papumpare, Lower Subansiri, Upper Subansiri, Tây Siang, Đông Siang, Upper Siang, Lower Dibang Valley và Lohit của Arunachal Pradesh và Dhemaji, Bắc Lakhimpur, Sonitpur v.v... của Assam). Chỉ riêng ở Arunachal Pradesh, khu vực nói tiếng Tani có diện tích khoảng 40.000 km2, tương đương một nửa diện tích của bang này. Có các cộng đồng người Tani rải rác ở bên kia biên giới Trung-Ấn, tại các khu vực lân cận thuộc Mêdog (người Miguba), Mainling (người Bokar và người Tagin) và Lhünzê (người Bangni, người Na, người Bayi, người Dazu và người Mara) của Tây Tạng. Tại đây, người Tani, cùng với các dân tộc nói các ngôn ngữ phi Tani (Idu và Taraon), được chính phủ Trung Quốc coi là người Lhoba.

Phân loạisửa mã nguồn

Nhóm ngôn ngữ Tani được phân loại "an toàn" là một nhánh riêng biệt trong ngữ hệ Hán-Tạng. Họ hàng gần nhất của họ có thể là hai ngôn ngữ Digaro về phía đông: Taraon và Idu; Tôn Hoằng Khai (1993) là người đầu tiên đề xuất điều này, nhưng một mối quan hệ chưa được chứng minh một cách hệ thống. Blench (2014) gợi ý rằng nhóm ngôn ngữ Tani có lớp nền Đại Siang, với các ngôn ngữ Đại Siang là một họ ngôn ngữ phi Hán-Tạng bao gồm cụm Idu-Taraon và các ngôn ngữ Siang.

Mark Post (2015)[2] quan sát thấy rằng nhóm ngôn ngữ Tani về kiểu hình giống với ngôn ngữ trong vùng ngôn ngữ Đông Nam Á lục địa, nơi ngôn ngữ thường có đặc điểm hình thái-cú pháp kiểu creole,[3] khác với các ngôn ngữ khác trong "vùng văn hoá Tạng". Post (2015) cũng lưu ý rằng văn hóa Tani tương tự như văn hóa bộ lạc đồi núi Đông Nam Á lục địa, và không quá thích nghi với môi trường vùng núi lạnh lẽo.

Một phân loại tạm thời của Tôn (1993) cho rằng nhóm ngôn ngữ Tani là một nhánh chính của ngữ hệ Tạng-Miến (trong ngữ hệ Hán-Tạng), bao gồm:

  • Tani Đông (Adi/Abor)
    • ?Damu
    • Bori
    • Mishing (còn gọi là Miri Đồng bằng) - Padam (Bor Abor) - Minyong
  • Tani Tây
    • Apatani (còn gọi là Apa)
    • Nishi
      • ?Bokar (bao gồm Palibo và Ramo)
      • Nishi (E. Dafla, Nishing; có thể bao gồm Nyisu, Yano), Tagin (W. Dafla), Bangni (Na), Hill Miri (Sarak) Gallong (Duba, Galo)

Đối với nhóm Tani Đông, van Driem (2008)[4] thêm các ngôn ngữ sau:

Shimong, Tangam, Karko, Pasi, Panggi, Ashing

Theo truyền thống, Milang đã được phân loại là một ngôn ngữ Tani khác biệt, nhưng vào năm 2011 đã được phân loại lại vào nhóm ngôn ngữ Siang (Post & Blench 2011).

Ngôn ngữ Tani nguyên thủy được Tôn Hoằng Khai (1993) phục dựng một phần. Một lượng lớn từ được phục dựng có từ cùng gốc trong các ngôn ngữ Hán-Tạng khác. Trái lại, rất nhiều từ vựng Tani nguyên thủy lại vắng mặt trong phần còn lại của hệ Hán-Tạng (Post 2011). Hầu hết đặc điểm ngữ pháp Tani dường như chỉ là mang tính thứ cấp, khác biệt với những đặc điểm ngữ pháp trong tiếng Cảnh Pha hay các ngôn ngữ Kiranti (Post 2006)) (hai nhóm Hán-Tạng mang nhiều nét nguyên thủy). Post (2012)[5] cho thấy Apatani và Milang có lớp nền phi Tani, và các ngôn ngữ Tani thời xưa khi lan rộng đã hoà trộn với các ngôn ngữ phi Tani.

Mark Post (2013)[6] đề xuất phân loại sửa đổi sau đây cho nhóm ngôn ngữ Tani.

  • Tani
    • ?Milang
    • Tani Đông
      • Bori
      • Siang (Adi)
        • Minyong
        • Mising
        • Pasi
        • Padam
    • Tani tiền-Tây
      • Tangam, Damu ?
      • Tani Tây
        • Apatani
        • Subansiri
          • Bangni - Tagin
          • Nyishi - Hill Miri
          • Galo
            • Lare
            • Pugo

Từ vựngsửa mã nguồn

Tôn (1993: 254-255) liệt kê 25 từ sau trong hai nhánh Tani Tây và Tani Đông.

TừTani Tây nguyên thủyTani Đông nguyên thủy
nước tiểu, nước đái*sum*si
đui, mù*mik-čiŋ*mik-maŋ
miệng*gam*nap-paŋ
mũi*ñV-pum*ñV-buŋ
gió*rji*sar
mưa*mV-doŋ*pV-doŋ
sấm*doŋ-gum*doŋ-mɯr
chớp*doŋ-rjak*ja-ri
*ŋo-i*a-ŋo
hổ, cọp*paŋ-tə*mjo/mro
rễ*m(j)a*pɯr
ông lão, ông già*mi-kam*mi-ǰiŋ
làng*nam-pom*duŋ-luŋ
kho thóc*nam-suŋ*kjum-suŋ
năm*ñiŋ*tak
bán*pruk*ko
hơi thở*sak*ŋa
băng ngang/sang*rap*koŋ
đến*-ki*pɯŋ
nói*ban±man*lu
giàu*mi-tə~mi-ta*mi-rem
mềm*ñi-mjak*rə-mjak
say*kjum-
sau*-kur*lat²
mười*čam*rjɯŋ

Ghi chúsửa mã nguồn

Tham khảosửa mã nguồn

Bản mẫu:Ngữ tộc Tạng-Miến

🔥 Top keywords: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhGiỗ Tổ Hùng VươngTrương Mỹ LanĐặc biệt:Tìm kiếmHùng VươngVương Đình HuệUEFA Champions LeagueKuwaitChiến dịch Điện Biên PhủFacebookĐài Truyền hình Việt NamTrần Cẩm TúĐội tuyển bóng đá quốc gia KuwaitGoogle DịchViệt NamCúp bóng đá U-23 châu ÁCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Real Madrid CFBảng xếp hạng bóng đá nam FIFACleopatra VIITô LâmTim CookNguyễn Phú TrọngHồ Chí MinhHai Bà TrưngManchester City F.C.VnExpressChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNguyễn Ngọc ThắngĐền HùngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Võ Văn ThưởngOne PieceLịch sử Việt NamCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Phạm Minh ChínhTikTokĐinh Tiên Hoàng