Bước tới nội dung

Persephone (thần thoại)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Persephone
Nữ thần của thế giới ngầm, mùa xuân, hoa, thực vật
Nữ thần Persephone
Nơi ngự trịThế giới ngầm, Sicily, Đỉnh Olympus
Biểu tượngTrái lựu, hạt ngũ cốc, ngọn đuốc, hoa, con nai
Thông tin cá nhân
Cha mẹZeusDemeter
Anh chị emAreion, Athena, Aphrodite, Apollo, Artemis, Ares, Horae, Muses, Charites, Moirai, Hermes, Hephaistos, Dionysus, Heracles, Helen thành Troy, Perseus, Hebe, Enyo, Eris, Eileithyia, Plutus
Phối ngẫuHades
Con cáiMelinoe, Zagreus,Macaria
Tương ứng La MãProserpina

Persephone (tiếng Hy Lạp cổ đại: Περσεφόνη, Persephone) là bà hoàng Âm phủ, là nữ thần trong Thần thoại Hy Lạp. Persephone là con gái của thần Zeus và nữ thần nông nghiệp Demeter và là vợ của thần Hades, là một người con gái đẹp như hoa khiến Hades say đắm. Tên của nữ thần có ý nghĩa là "Kẻ phá hoại". Một tên khác của nàng là Kore mang ý nghĩa là "đồng trinh"

Cũng có một số nói rằng tên hồi bé của bà là Kore.

Thần thoạisửa mã nguồn

Bắt cóc Persephonesửa mã nguồn

Bắt cóc Persephone

Theo thần thoại Hy Lạp, Persephone (tên hồi đó là Kore) đang hái hoa cùng các tiên nữ Nymph ở thảo nguyên, bỗng một bông hoa thủy tiên nở rực rỡ trước mắt. Persephone vừa cúi xuống định hái bông hoa, thì bỗng mặt đất nứt đôi, và bị Hades cưỡi ngựa đen bắt cóc nàng về Âm phủ.

Cơn giận dữ của Demetersửa mã nguồn

Mẹ của Persephone là Demeter thấy con gái bị mất tích rất đau khổ, bà hỏi thần mặt trời Helios thì biết được Persephone đã bị Hades đưa xuống Âm phủ. Khi chất vấn Zeus, thì Zeus trả lời: "Là vợ của vua âm phủ Hades thì không có gì thiệt thòi". Nghe vậy, biết được Zeus chấp thuận việc con gái bị bắt cóc, Demeter rất tức giận, bà rời khỏi đỉnh Olympus và bỏ công việc mùa màng, ra đi tìm con gái.

Nguồn gốc của bốn mùasửa mã nguồn

Sự trở về của Perspephone

Sau đó, Zeus phái Hermes đến âm phủ truyền lại với Hades hãy giải phóng Persephone. Hades tuy chấp thuận, nhưng trước khi thả Persephone, ông đưa cho nàng quả lựu. Persephone luôn từ chối mọi đồ ăn thức uống từ khi đến âm phủ, nhưng do đã quá đói bụng, nàng lấy 4 hạt (hoặc 6 hạt) trong số 12 hạt có trong quả lựu để ăn.

Vì vậy, Persephone trở về bên Demeter. Mặt khác, thần linh đã quy định người đã ăn đồ dưới âm phủ, sẽ thuộc về âm phủ. Do Persephone đã ăn lựu ở âm phủ nên nàng đã trở thành người của âm phủ. Demeter phản đối kịch liệt, cho rằng Persephone bị ép buộc ăn lựu, nhưng bà cũng không thể cưỡng lại quy định của thần linh. Sau đó, Zeus phán Persephone sẽ sống ở âm phủ theo số hạt lựu nàng đã ăn, tức là 1/3 (hoặc 1/2) của một năm Persephone sẽ ở âm phủ. Persephone kết hôn với Hades trở thành nữ hoàng âm phủ. Còn Demeter, chỉ trong thời gian con gái ở âm phủ mới ngưng công việc mùa màng. Lúc đó, mùa màng khô héo và đó là sự khởi đầu cho mùa đông.

Khi Persephone trở về hạ giới, khiến sự vui mừng của mẹ nàng là nữ thần nông nghiệp Demeter lan tỏa khắp mặt đất, tạo ra mùa xuân. Vì vậy, Persephone còn được ví là nữ thần mùa xuân.

Truyền thuyết khácsửa mã nguồn

Menthe (Minthe)sửa mã nguồn

Một câu chuyện ngoại tình hiếm hoi của Hades

Vị vua địa phủ Hades lỡ dính vào tin đồn có tư tình với Menthe, tiên nữ của sông Cocytus. Persephone nổi lòng ghen liền nguyền Menthe biến nàng thành cỏ dại bị người ta dẫm đạp.Loài cỏ đó được gọi là bạc hà, luôn tỏa hương thơm báo cho người ta biết nơi ở của mình.

Cũng có thuyết nói vua âm phủ Hades lúc đi dạo trên mặt đất nhìn thấy nàng và định cưỡng đoạt. Nhưng Persephone do cũng bị cưỡng đoạt nhận thấy liền biến Menthe thành cỏ dại có hương thơm ẩn giấu trong bụi râm để tránh ánh mắt của Hades.

Adonissửa mã nguồn

Một câu chuyện ngoại tình của Persephone

Công chúa xứ Syria là Myrrha có mối quan hệ xác thịt với chính vua cha Theias trong bóng tối và sinh ra Adonis. Ngay khi chào đời Adonis đã là 1 đứa bé rất đẹp trai đến nỗi thần tình yêu Aphrodite đã đem chàng giấu vào một cái rương nhỏ và gởi cho Persephone chốn âm phủ canh chừng. Nhưng rồi chính Persephone cũng bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của đứa bé và từ chối trả nó lại cho Aphrodite. Chuyện đến tai Zeus, ông phán Adonis từ mùa xuân đến mùa hè sẽ ở với Aphrodite, từ mùa thu đến mùa đông sẽ ở với Persephone. Nhưng dù mùa thu đến, rồi mùa đông đến nhưng Aphrodite cũng không trả lại Adonis cho Persephone. Việc này khiến Persephone giận dữ liền kể lễ với người yêu của Aphrodite là thần chiến tranh Ares. Ares biết chuyên rất tức giận, chàng biến thành con lợn lòi hung tợn đâm chết Adonis. Máu của Adonis chảy ra nở thành hoa Anemone (hải quỳ).Cũng có chuyện kể rằng: có một ngày nữ thần Aphrodite đang ngồi chơi với con trai Eros, cậu bé thử bắn cung vô tình đâm trúng mũi tên vàng vào tay của nữ thần. Đúng lúc đó chàng trai Adonis đi săn qua. Aphrodite yêu chàng ngay tức khắc và ngày ngày đi theo chàng. Nữ thần thường căn dặn Adonis nên săn các con thú nhỏ, không săn những con thú lớn dễ nguy hiểm. Nhưng một ngày có việc, nữ thần phải đi nhưng vẫn không hề quên dặn Adonis. Nhưng khi nhìn thấy con lợn lòi to tướng, Adonis quên bẵng lời dặn và bắn con lợn đó. Hậu quả chính là con lợn lồng lên và húc chết Adonis. Aphrodite vô cùng đau khổ. Nàng dùng rượu thánh của mình biến Adonis thành một loài hoa có tên là hoa thu mẫu đơn.

Các mục liên quansửa mã nguồn

Tham khảosửa mã nguồn

🔥 Top keywords: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhGiỗ Tổ Hùng VươngTrương Mỹ LanĐặc biệt:Tìm kiếmHùng VươngVương Đình HuệUEFA Champions LeagueKuwaitChiến dịch Điện Biên PhủFacebookĐài Truyền hình Việt NamTrần Cẩm TúĐội tuyển bóng đá quốc gia KuwaitGoogle DịchViệt NamCúp bóng đá U-23 châu ÁCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Real Madrid CFBảng xếp hạng bóng đá nam FIFACleopatra VIITô LâmTim CookNguyễn Phú TrọngHồ Chí MinhHai Bà TrưngManchester City F.C.VnExpressChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNguyễn Ngọc ThắngĐền HùngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Võ Văn ThưởngOne PieceLịch sử Việt NamCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Phạm Minh ChínhTikTokĐinh Tiên Hoàng