Bước tới nội dung

Zuihō (tàu sân bay Nhật)

Tàu sân bay Zuihō
Lịch sử
Nhật Bản
Tên gọiTakasaki
Đặt lườn1934 như là tàu chở dầu Takasaki
Hạ thủy1935
Hoạt độngtháng 1 năm 1941
Đổi tênZuihō tháng 1 năm 1940
Xếp lớp lạitàu sân bay tháng 1 năm 1940
Số phậnBị đánh đắm bởi không kích trong trận chiến mũi Engaño ngày 25 tháng 10 năm 1944
Đặc điểm khái quát
Lớp tàuLớp tàu sân bay Shōhō
Trọng tải choán nước11.262 tấn (tiêu chuẩn); 14.200 tấn (đầy tải)
Chiều dài
  • 201,45 m (660 ft 11 in) mực nước
  • 204,8 m (671 ft 11 in) chung
Sườn ngang18,2 m (59 ft 8 in) mực nước
Mớn nước6,64 m (21 ft 9 in)
Động cơ đẩy
  • 2 × turbine hơi nước
  • 2 × trục
  • 4 × nồi hơi
  • công suất 52.000 mã lực (38,8 MW)
Tốc độ52 km/h (28 knot)
Tầm xa9.300 km (5.000 hải lý)
Thủy thủ đoàn785
Vũ khí
  • 8 × pháo 127 mm/40 caliber (4×2) (tháo bỏ năm 1934)
  • 56 × pháo phòng không 25 mm
Máy bay mang theo30[1]

Zuihō (kanji: 瑞鳳, âm Hán-Việt: Thụy phụng, nghĩa là "chim phượng tốt lành") là một tàu sân bay hạng nhẹ của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Nó được đặt lườn vào năm 1934 như là tàu chở dầu tốc độ cao Takasaki nhằm mục đích tiếp liệu cho tàu ngầm. Khi Nhật Bản ý thức được tầm quan trọng của tàu sân bay, Takasaki được cải biến vào tháng 1 năm 1940 thành tàu sân bay Zuihō.

Zuihō là chiếc tàu chị em của chiếc Shōhō. Lực lượng không quân phối thuộc bao gồm 16 chiếc máy bay tiêm kích Mitsubishi A6M "Zero" và 14 chiếc máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A "Val".[1] Zuihō bị máy bay ném bom Mỹ đánh chìm trong trận chiến vịnh Leyte.

Lịch sử hoạt độngsửa mã nguồn

Zuihō được đưa ra hoạt động cùng Hạm đội Liên hợp Nhật Bản vào tháng 1 năm 1941 và được bố trí đến Hàng không chiến đội 3 cùng với chiếc tàu sân bay Hōshō. Vào tháng 12 năm 1941, nó tham gia tấn công vào quần đảo Philippine, và vào tháng 1 năm 1942 nó hỗ trợ cho việc chiếm đóng Đông Ấn thuộc Hà Lan.

Zuihō từng tham dự trận Midway diễn ra vào tháng 6 năm 1942, nhưng chỉ trong lực lượng của hạm đội hỗ trợ và không đối đầu trực tiếp cùng các tàu sân bay Mỹ. Sau đó vào tháng 10 năm 1942, nó được bố trí vào Hàng không chiến đội 1 cùng ShōkakuZuikaku. Trong trận chiến quần đảo Santa Cruz, một máy bay ném bom của chiếc Enterprise đã đánh trúng và phá hỏng sàn đáp của chiếc Zuihō.

Trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 2 năm 1943, Zuihō cùng với các tàu sân bay JunyōZuikaku hỗ trợ việc triệt thoái lực lượng Nhật khỏi Guadalcanal. Đến tháng 2 năm 1944, nó tham gia trận chiến biển Philippine.

Ngày 24 tháng 10 năm 1944 trong trận chiến vịnh Leyte, nó tham gia cùng các tàu sân bay Chiyoda, ChitoseZuikaku. Mang theo rất ít máy bay, nó được đưa ra làm vật hy sinh để "nhữ mồi" hạm đội tàu sân bay Mỹ tách khỏi lực lượng tàu chiến chủ lực của Nhật Bản. Trong trận chiến mũi Engaño, một đợt máy bay ném bom Mỹ đã đánh trúng sàn đáp của chiếc Zuihō. Sau khi các hư hỏng này được sửa chữa, ba đợt tấn công khác cuối cùng đã đánh chìm chiếc Zuihō.

Danh sách thuyền trưởngsửa mã nguồn

Như một tàu tiếp liệu tàu ngầm

Như một tàu sân bay hạng nhẹ

Tham khảosửa mã nguồn

Liên kết ngoàisửa mã nguồn


🔥 Top keywords: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhGiỗ Tổ Hùng VươngTrương Mỹ LanĐặc biệt:Tìm kiếmHùng VươngVương Đình HuệUEFA Champions LeagueKuwaitChiến dịch Điện Biên PhủFacebookĐài Truyền hình Việt NamTrần Cẩm TúĐội tuyển bóng đá quốc gia KuwaitGoogle DịchViệt NamCúp bóng đá U-23 châu ÁCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Real Madrid CFBảng xếp hạng bóng đá nam FIFACleopatra VIITô LâmTim CookNguyễn Phú TrọngHồ Chí MinhHai Bà TrưngManchester City F.C.VnExpressChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNguyễn Ngọc ThắngĐền HùngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Võ Văn ThưởngOne PieceLịch sử Việt NamCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Phạm Minh ChínhTikTokĐinh Tiên Hoàng