Đế quốc Seljuk


Đế quốc Seljuk hay Đế quốc Đại Seljuk (còn được đọc là Seljuq) (tiếng Ba Tư: آل سلجوق‎) là một đế quốc Turk-Ba Tư theo phái Sunni của đạo Islam, khởi nguồn từ nhánh Qynyq của người Thổ Oghuz.[12] Đế quốc Seljuk kiểm soát một khu vực rộng lớn trải dài từ Hindu Kush đến miền đông Anatolia và từ Trung Á đến Vịnh Ba Tư. Từ quê hương của mình bên bờ biển Aral, các vua nhà Seljuk đầu tiên tiến vào Khorasan, rồi sau đó thâm nhập vào đất Ba Tư trước khi chinh phục miền đông Anatolia.

Đế quốc Seljuk
1037–1194
Imperial Flag Blue Simorgh of the Seljuk.[cần dẫn nguồn] Đế quốc Seljuk
Imperial Flag
Blue Simorgh of the Seljuk.[cần dẫn nguồn]
Đế quốc Đại Seljuq vào điểm cực thịnh năm 1092, sau cái chết của Hoàng đế Malik Shah I
Đế quốc Đại Seljuq vào điểm cực thịnh năm 1092,
sau cái chết của Hoàng đế Malik Shah I
Tổng quan
Vị thếĐế quốc
Thủ đôNishapur
(1037–1043)
Rey
(1043–1051)
Isfahan
(1051–1118)
Hamadan, Tây đô
(1118–1194)
Merv, Đông đô
(1118–1153)
Ngôn ngữ thông dụng
  • Ba Tư (ngôn ngữ chính thức & trong triều lingua franca;)[2][3][4]
  • Thổ Oghuz (trong hoàng tộc và quân đội)[5][4][6]
  • Ả Rập (Ngôn ngữ trong luật pháp, thần học và khoa học)[2][4])
Tôn giáo chính
Hồi giáo Sunni (Hanafi)
Chính trị
Chính phủQuân chủ
Sultan 
• 1037–1063
Toghrul I (đầu)
• 1174–1194
Toghrul III (cuối)[7][8]
Lịch sử
Lịch sử 
• Tughril formed the state system
1037
• Trận Dandanaqan
1040
1071
1095-1099
• Trận Qatwan
1141
• Được thay thế bởi Nhà Khwarezm-Shah[9]
1194
Địa lý
Diện tích 
• ước tính năm 1080[10][11]
3.900.000 km2
(1.505.798 mi2)
Tiền thân
Kế tục
Oghuz Yabgu State
Nhà Ghaznavi
Nhà Buyid dynasty
Đế quốc Đông La Mã
Kakuyid
Hồi quốc Rûm
Đế quốc Ottoman
Nhà Ghur
Nhà Khwarezm-Shah
Nhà Ayyub
Atabeg của Azerbaijan
Nhà Burid
Nhà Zengid
Danishmend
Nhà Artuqid
Saltukid
Shah-Armens
Shaddadid

Đế quốc Seljuk được thành lập bởi hoàng đế Tughril Beg (1016–63) vào năm 1037. Tughril được nuôi lớn bởi ông nội là Seljuk-Beg, một nhân vật có quyền thế trong Nhà nước Oghuz Yabgu. Cả Đế quốc lẫn triều đại Seljuk đều được đặt tên theo ông tổ Seljuk. Đế quốc Seljuk tái thống nhất tình trạng chính trị bị đứt gãy ở phía đông của thế giới đạo Hồi và đóng một vai trò quan trọng trong cuộc Thập tự chinh thứ nhấtthứ hai. Được Ba Tư hoá trong văn hoá lẫn ngôn ngữ, Việc định cư các bộ tộc người Thổ ở ngoại vi vùng Tây bắc của đế quốc nhằm cho các mục đích chiến lược quân sự trong việc đỡ các cuộc xâm lược từ các quốc gia lân cận đã dẫn đến sự Thổ hoá trong khu vực này.

Khởi nguyên

Thủy tổ nhà Seljuk là bây Seljuk, một người được đồn là đã phục vụ trong quân đội Khazar. Khoảng năm 950, họ đã cải sang đạo Hồi khi họ đến định cư ở gần thành phố Jend ở Khwarezm.

Mở rộng cương thổ

Nhà Seljuq liên minh với vua nhà Saman Ba Tư nhằm chống lại người Khách Lạt. Nhà Saman diệt vong dưới tay người Khách Lạt ở Transoxiana (992-999) tại nơi mà nhà Ghaznavi trỗi dậy không lâu sau đó. Nhà Seljuq tham gia vào cuộc đấu tranh quyền lực trong khu vực này trước khi thiết lập nên nền độc lập riêng cho họ.

Sultan

  1. Tughrul I, 1037-1063
  2. Alp Arslan I, 1063-1072
  3. Malik I Shah, 1072–1092
  4. Mahmud I, 1092–1094
  5. Barkiyaruq, 1094–1105
  6. Malik II Shah, 1105
  7. Muhammad I Tapar, 1105–1118
  8. Ahmad Sanjar, 1118–1153
  9. Mahmud II, 1118–1131
  10. Toghrul II, 1132–1134
  11. Mas'ud, 1133–1152
  12. Malik III Shah, 1152–1153
  13. Muhammad II, 1153-1159
  14. Suleiman Shah, 1160–1161
  15. Arslan II Shah, 1161–1174
  16. Toghrul III, 1174–1194

Tham khảo