Đội tuyển bóng đá trong nhà nữ quốc gia Việt Nam

Đội tuyển bóng đá trong nhà nữ quốc gia Việt Nam đại diện Việt Nam thi đấu Futsal quốc tế và được điều hành bởi liên đoàn bóng đá Việt Nam.

Việt Nam
Shirt badge/Association crest
Hiệp hộiVFF (Việt Nam)
Liên đoàn châu lụcAFC (châu Á)
Huấn luyện viênTrương Quốc Tuấn
Trợ lý HLVPhạm Minh Giang
Mã FIFAVIE
Xếp hạng FIFA24 Giữ nguyên 0 (Tháng 10 năm 2022)[1]
Sân nhà
Sân khách
Trận quốc tế đầu tiên
 Việt Nam 4–4 Uzbekistan 
(27 tháng 10 năm 2007)
Chiến thắng đậm nhất
Philippines Philippines 0–10 Việt Nam Việt Nam
(Nakhon Ratchasima, Thái Lan; Ngày 5 tháng 12 năm 2007)
Thất bại đậm nhất
 Việt Nam 1–6 Nhật Bản 
(Ma Cao; 2 tháng 11 năm 2007)
 Việt Nam 1–6 Thái Lan 
(Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam; 28 tháng 10 năm 2009)
 Việt Nam 1–6 Thái Lan 
(Naypyidaw, Myanmar; 14 tháng 12 năm 2013)
 Thái Lan 5–0 Việt Nam 
(Naypyidaw, Myanmar; 20 tháng 12 năm 2013)
 Iran 5–0 Việt Nam 
(Bangkok, Thái Lan; 10 tháng 5 năm 2018)

Tổng quan

Chuẩn bị cho Đại hội Thể thao trong nhà châu Á kỳ 2007 từ ngày 26 tháng 10 đến 3 tháng 11 tại Ma Cao, tuyển nữ futsal Việt Nam đã tập trung tại Trung tâm Thể thao Thành Long, Thành phố Hồ Chí Minh với 16 cầu thủ. Trong danh sách này có sự trở lại của các cựu binh của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam từng 3 lần đoạt Huy chương vàng SEA Games như Lưu Ngọc Mai, Phùng Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Hồng Phúc, Nguyễn Thị Hà. Đội có trận đấu quốc tế đầu tiên gặp Uzbekistan tại Ma Cao. Ở giải Asia Indoor Games 2007, đội cán đích ở vị tri thứ 4. Nữ futsal Việt Nam cũng tham dự thêm hai kỳ Đại hội Thể thao trong nhà châu Á vào năm 2009 và 2013, đều dừng bước từ vòng bảng [2]. Tại đấu trường khu vực Đông Nam Á, nữ Fulsal Việt Nam tham dự 3 kỳ Sea Games vào các năm 2007, 2011 và 2013, đều giành Huy chương bạc[3]. Với giải vô địch Futsal nữ Đông Nam Á, Việt Nam vô địch kỳ năm 2013 tổ chức tại Myanmar. Thua Thái Lan 2–5 trong trận đấu loại ngày 30 tháng 9 và thắng đối thủ trận chung kết 4–3 vào ngày 3 tháng 10 năm 2013. Đây là lần đầu tiên, futsal nữ Việt Nam nói riêng và futsal Việt Nam nói chung đánh bại Thái Lan để vô địch Đông Nam Á.[4]

Đội ngũ

Kỹ thuật

Tính đến ngày 26 tháng 4 năm 2018.[5]
Vị tríHọ tênĐơn vị chủ quản
Lãnh đội Bùi Thị Hiền LươngTổng cục TDTT
Huấn luyện viên Trương Quốc TuấnThái Sơn Nam
Trợ lý huấn luyện viên Phạm Minh GiangThái Sơn Nam
Trợ lý huấn luyện viên Trần Anh VũThái Sơn Nam
Trợ lý huấn luyện viên Huỳnh Thị Thanh KhiếtTrung tâm TDTT Quận 8
Trợ lý huấn luyện viên Ngô Lê BằngThái Sơn Nam
Nhân viên y tế Nguyễn Thị ToanTrung tâm HLTTQG Hà Nội

Cầu thủ

Danh sách tập trung đội tuyển Futsal nữ Quốc gia gồm 19 cầu thủ tập trung năm 2018.[6]

Số lần khoác áo và số bàn thắng cập nhật Năm 2018.

0#0Vị tríCầu thủNgày sinh và tuổiCâu lạc bộ
1TMQuách Thu Em (1995-01-30)30 tháng 1, 1995 (24 tuổi) Quận 8
1TMNgô Nguyễn Thùy Linh (1997-06-21)21 tháng 6, 1997 (22 tuổi) Thái Nguyên
1TMTrần Kim Ngân (1998-02-05)5 tháng 2, 1998 (21 tuổi) Thái Nguyên

2HVĐỗ Thị Nguyên (1993-09-10)10 tháng 9, 1993 (26 tuổi) Hà Nam
2HVLê Thị Thùy Linh (1993-09-08)8 tháng 9, 1993 (26 tuổi) District 8, HCM
2HVĐỗ Thị Kim Thoa (1996-01-10)10 tháng 1, 1996 (23 tuổi) District 8, HCM
2HVGiang Thị Hoài Thanh (1999-05-26)26 tháng 5, 1999 (20 tuổi) District 8, HCM

3TVNguyễn Thị Hạnh (1992-09-10)10 tháng 9, 1992 (27 tuổi) District 8, HCM
3TVBiện Thị Hằng (1997-08-09)9 tháng 8, 1997 (22 tuổi) Hà Nội
3TVNguyễn Thị Châu (1998-06-18)18 tháng 6, 1998 (21 tuổi) District 8, HCM
3TVLê Ngọc Thanh Thy (1999-11-22)22 tháng 11, 1999 (20 tuổi) District 8, HCM
3TVVõ Thị Thùy Trinh (1994-07-28)28 tháng 7, 1994 (25 tuổi) Quận 8
3TVHồ Thị Thu Hiền (1998-09-10)10 tháng 9, 1998 (21 tuổi) Quận 8
3TVNguyễn Thị Mỹ Anh (1997-04-25)25 tháng 4, 1997 (22 tuổi) Quận 8

4Trịnh Nguyễn Thanh Hằng (1995-10-10)10 tháng 10, 1995 (24 tuổi) District 8, HCM
4Vũ Thị Huyền Linh (1997-02-25)25 tháng 2, 1997 (22 tuổi) Hà Nam
4Nguyễn Thị Thanh (1996-08-25)25 tháng 8, 1996 (23 tuổi) Hà Nội
4Nguyễn Thị Huế (1993-02-11)11 tháng 2, 1993 (26 tuổi) Hà Nội
4Bùi Thị Trang (1999-11-21)21 tháng 11, 1999 (20 tuổi) Hà Nội

Lịch thi đấu

      Thắng       Hoà       Thua      Huỷ

2022

v  Myanmar
v  Việt Nam
v  Thái Lan

Thống kê giải đấu

Danh hiệu vô địch giải Đông Nam Á năm 2013 tại Myanmar, huy chương bạc Sea Games trong cả bốn lần đã dự và hạng tư Asian Games 2007 là một số thống kê của đội.

Đại hội Thể thao châu Á Trong nhà

NămKết quảStTHBBtBbHuấn luyện viên
2005Không tham dự
2007Hạng tư41121215 Khumron Sumranphun
2009Vòng bảng310269 Wanwong Somjit
2013Vòng bảng420297

Pakphol Sainetngam

2017Không tham dự
Tổng cộngHạng tư114162731

Đại hội Thể thao Đông Nam Á

NămKết quảStTHBBtBbHuấn luyện viên
2007Á quân42021011 Khumron Sumranphun
20115302168 Trương Quốc Tuấn
201352121315

Pakphol Sainetngam

2017421186 Trương Quốc Tuấn
20213201101
Tổng cộngÁ quân2111285741

Giải vô địch bóng đá trong nhà nữ châu Á

NămKết quảStTHBBtBbHuấn luyện viên
2015Vòng bảng300359 Trương Quốc Tuấn
2018Hạng tư6411137
Tổng cộngHạng tư94141816

Giải Futsal nữ thế giới

Giải Futsal nữ thế giới
NămKết quảVị tríSTTHBBTBB
2010Không tham dự
2011
2012
2013
2014
2015
Tổng 00/6000000

Tham khảo

Liên kết ngoài