107 Camilla

tiểu hành tinh vành đai chính
(Đổi hướng từ (107) Camilla)

Camilla /kəˈmɪlə/ (định danh hành tinh vi hình: 107 Camilla) là một trong các tiểu hành tinh lớn nhất tính từ mép ngoài cùng của vành đai chính. Quỹ đạo của nó ở trong nhóm tiểu hành tinh Cybele, xa các tiểu hành tinh vành đai chính. Ngày 17 tháng 11 năm 1868, nhà thiên văn học người Anh Norman R. Pogson phát hiện tiểu hành tinh Camilla khi ông thực hiện quan sát tại Đài quan sát Madras, Ấn Độ và đặt tên nó theo tên Camilla, nữ hoàng của tộc người Volsci trong thần thoại La Mã.[2][3]

107 Camilla
Mô hình 3D dựa trên đường cong ánh sáng của Camilla
Khám phá[1][2]
Khám phá bởiNorman Robert Pogson
Nơi khám pháĐài quan sát Madras
Ngày phát hiện17 tháng 11 năm 1868
Tên định danh
Phiên âm/kəˈmɪlə/[4]
Đặt tên theo
Camilla (thần thoại La Mã)[3]
Tên định danh thay thế
A868 WA, 1893 QA
1938 OG, 1949 HD1
Vành đai chính · (bên ngoài)[1]
Sylvia · Cybele
Tính từCamillian hoặc Camillean, /kəˈmɪliən/
Đặc trưng quỹ đạo[1]
Kỷ nguyên 23 tháng 3 năm 2018
(JD 2.458.200,5)
Tham số bất định 0
Cung quan sát56.047 ngày (153,45 năm)
Điểm viễn nhật3,7202 AU (556,53 Gm)
Điểm cận nhật3,2622 AU (488,02 Gm)
3,4912 AU (522,28 Gm)
Độ lệch tâm0,0656
6,52 năm (2.383 ngày)
265,91°
Chuyển động trung bình
0° 9m 3.96s / ngày
Độ nghiêng quỹ đạo10,001°
172,61°
306,77°
Vệ tinh đã biết2 [5][6][7]
Đặc trưng vật lý
Kích thước285 km × 205 km × 170 km[8]
344 km × 246 km × 205 km[9]
Đường kính trung bình
Khối lượng(11,2±0,1)×1018 kg[9][10]
Mật độ trung bình
1,28±0,04 g/cm3[10]
1,40±0,30 g/cm3[9]
4,844 giờ[16][17][a]
Suất phản chiếu hình học
Kiểu phổ
11,53 [20]

Đặc trưng vật lý

Nó có bề mặt tối và thành phần cấu tạo của nó là cacbonat nguyên thủy.

Phân tích đường cong ánh sáng của nó chỉ cho thấy các điểm cực của nó gần như hướng về hệ tọa độ hoàng đạo (β, λ) = (+51°, 72°) với 10° không chắc chắn [8], nó cho một độ nghiêng trục quay là 29°. Mô hình tiếp theo của dữ liệu trắc quang cho kết quả tương tự.[22][23][24]

Vệ tinh

Camilla là tiểu hành tinh hệ ba sao thứ 6 đã được phát hiện trong vành đai tiểu hành tinh, sau 87 Sylvia, 45 Eugenia, 216 Kleopatra, 93 Minerva130 Elektra (một hệ bốn sao).

S1

S/2001 (107) 1
Khám phá[6]
Khám phá bởiA. Storrs, F. Vilas,
R. Landis, E. Wells,
C. Woods, B. Zellner,
và M. Gaffey
Ngày phát hiện1 tháng 3 năm 2001
Đặc trưng quỹ đạo[10]
Cung quan sát5642 ngày
1247,8±1,3 km
Độ lệch tâm0,000±0,004
3,71234±0,00001 ngày
Độ nghiêng quỹ đạo16,0°±0,8°
Đặc trưng vật lý
Đường kính trung bình
12,7±3,5 km, giả định suất phản chiếu như nhau và DCamilla = 254 km[10]
16±6 km[9]
~ 11 ± 2 km[25]
Khối lượng~1,5×1015 kg[26]
13,18[25]

Ngày 1 tháng 3 năm 2001, A. Storrs, F. Vilas, R. Landis, E. Wells, C. Woods, B. Zellner, và M. Gaffey đã tìm thấy một vệ tinh hành tinh vi hình của Camilla khi sử dụng kính viễn vọng không gian Hubble.[6] Nó được tạm đặt tên là S/2001 (107) 1 nhưng chưa có tên chính thức.

Các quan sát sau này vào tháng 9 năm 2005 bằng kính viễn vọng rất lớn[27] đã cho phép xác định một quỹ đạo. Ngoài các dữ liệu ở tập tin bên cạnh, độ nghiêng của nó được tìm thấy là 3 ± 1° với một điểm trục hướng về (β, λ) = (+55°, 75°), cho ~10° không chắc chắn trong trục quay hiện nay của Camilla, người ta có thể nói là độ nghiêng của quỹ đạo là ít hơn 10°.

Đường kính của vệ tinh ước tính đo dược khoảng 11 km [25]. Giả thiết là một tỷ trọng tương tự như Camilla, thì sẽ cho một khối lượng xấp xỉ ~1,5×1015 kg. Vệ tinh này có màu như tiểu hành tinh Camilla.[6]

S2

S/2016 (107) 1
Khám phá[7]
Khám phá bởiM. Marsset, B. Carry,
B. Yang, F. Marchis,
P. Vernazza, C. Dumas,
J. Berthier, F. Vachier
Ngày phát hiện29 tháng 5 năm 2015
Đặc trưng quỹ đạo[10]
Cung quan sát428 ngày
643,8±1,3 km
Độ lệch tâm0,18+0,08
−0,06
1,376±0,005 ngày
Độ nghiêng quỹ đạo27,7°±7,3°
Vệ tinh của107 Camilla
Đặc trưng vật lý
Đường kính trung bình
4,0±1,2 km, giả định suất phản chiếu như nhau và DCamilla = 254 km[10]

Vào năm 2016, các nhà thiên văn học tại Kính thiên văn rất lớnChile đã phát hiện ra vệ tinh thứ hai của Camilla. Nó có định danh tạm thời là S/2016 (107) 1.[7]

Chú thích

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài