Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2012 – Nam

Môn bóng đá nam tại Thế vận hội Mùa hè 2012 được tổ chức ở Luân Đôn và năm thành phố khác ở Vương quốc Anh từ ngày 26 tháng 7 đến ngày 11 tháng 8. Các hiệp hội liên kết với FIFA đã được mời để cử các đội tuyển U-23 nam tham dự các giải đấu vòng loại khu vực, qua đó 15 đội tuyển - cùng với chủ nhà Vương quốc Anh - đã lọt vào vòng chung kết. Các đội nam được phép tăng cường đội hình của mình với ba cầu thủ trên 23 tuổi. Đây là giải bóng đá nam Thế vận hội đầu tiên có một đội đại diện cho Vương quốc Anh kể từ Thế vận hội Mùa hè 1960Rome.[1] Giải đấu cũng đánh dấu lần đầu tiên đội tuyển bóng đá nam của Uruguay tham dự Thế vận hội kể từ năm 1928, khi đội giành được huy chương vàng thứ hai liên tiếp.

Men's Olympic Football Tournament 2012
Chi tiết giải đấu
Nước chủ nhàVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Vương quốc Anh
Thời gian26 tháng 7 – 11 tháng 8
Số đội16 (từ 6 liên đoàn)
Địa điểm thi đấu6 (tại 6 thành phố chủ nhà)
Vị trí chung cuộc
Vô địch México (lần thứ 1)
Á quân Brasil
Hạng ba Hàn Quốc
Hạng tư Nhật Bản
Thống kê giải đấu
Số trận đấu32
Số bàn thắng76 (2,38 bàn/trận)
Số khán giả1.525.134 (47.660 khán giả/trận)
Vua phá lướiBrasil Leandro Damião
(6 bàn thắng)
2008
2016

Mexico đã giành được huy chương vàng khi đã đánh bại Brasil 2–1 trong trận chung kết.[2]

Lịch thi đấu

Dưới đây là lịch thi đấu cho nội dung bóng đá nam.[3]

Chú giải
GVòng bảng¼Tứ kết½Bán kếtBTranh huy chương đồngFTranh huy chương vàng
26
T5
27
T6
28
T7
29
CN
30
T2
31
T3
1
T4
2
T5
3
T6
4
T7
5
CN
6
T2
7
T3
8
T4
9
T5
10
T6
11
T7
GGG¼½BF

Vòng loại

Participating countries

Mỗi Ủy ban Olympic quốc gia được cử một đội tuyển nam tham dự giải đấu. Đội giành huy chương vàng Thế vận hội 2004 và 2008 Argentina đã không thể vượt qua vòng loại khi chỉ đứng thứ ba ở vòng loại khu vực Nam Mỹ.

Địa điểm

Sáu sân vận động được sử dụng cho giải đấu,[4] trong đó sân vận động WembleyLondon tổ chức trận chung kết.

London
Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2012 – Nam (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland)
Manchester
Sân vận động WembleySân vận động Old Trafford
Capacity: 90,000Capacity: 76,212
CardiffNewcastle upon Tyne
Sân vận động Thiên niên kỷSân vận động St. James' Park
Capacity: 74,500Capacity: 52,387
GlasgowCoventry
Sân vận động Hampden ParkSân vận động Thành phố Coventry
Capacity: 52,103Capacity: 32,500

Đội hình

Đối với nội dung nam, mỗi đội tuyển phải đưa ra một danh sách gồm 18 cầu thủ, trong đó 15 cầu thủ sinh từ sau ngày 1 tháng 1 năm 1989, và 3 cầu thủ có thể là cầu thủ quá tuổi. Tối thiểu hai thủ môn (cộng với một thủ môn thay thế tùy chọn) phải được đưa vào đội hình.

Trọng tài

Vào ngày 19 tháng 4 năm 2012, FIFA đã công bố danh sách trọng tài điều hành các trận đấu tại Thế vận hội.[5]

Liên đoànTrọng tàiTrợ lý
AFCRavshan Irmatov (Uzbekstan)Abdukhamidullo Rasulov (Uzbekstan)
Bakhadyr Kochkarov (Kyrgyzstan)
Yuichi Nishimura (Nhật Bản)Toru Sagara (Nhật Bản)
Toshiyuki Nagi (Nhật Bản)
Ben Williams (Úc)Kem Matthew (Úc)
Hakan Anaz (Úc)
CAFBakary Gassama (Gambia)Jason Damoo (Seychelles)
Angesom Ogbamariam (Eritrea)
Slim Jedidi (Tunisia)Bechir Hassani (Tunisia)
Sherif Hassan (Ai Cập)
CONCACAFRoberto García (Mexico)José Luis Camargo (Mexico)
Alberto Morin (Mexico)
Mark Geiger (Hoa Kỳ)Mark Hurd (Hoa Kỳ)
Joe Fletcher (Canada)
CONMEBOLRaúl Orosco (Bôlivia)Efraín Castro (Bolivia)
Arol Valda (Bôlivia)
Wilmar Roldan (Colombia)Humberto Clavijo (Colombia)
Eduardo Diaz (Colombia)
Juan Soto (Venezuela)Jorge Urrego (Venezuela)
Carlos López (Venezuela)
OFCPeter O'Leary (New Zealand)Jan-Hendrik Hintz (New Zealand)
Ravinesh Kumar (Fiji)
UEFAFelix Brych (Đức)Stefan Lupp (Đức)
Mark Borsch (Đức)
Mark Clattenburg (Anh)Stephen Child (Anh)
Simon Beck (Anh)
Pavel Královec (Cộng hòa Séc)Martin Wilczek (Cộng hòa Séc)
Antonín Kordula (Cộng hòa Séc)
Svein Oddvar Moen (Na Uy)Kim Haglund (Na Uy)
Frank Andas (Na Uy)
Gianluca Rocchi (Ý)Elenito Di Liberatore (Ý)
Gianluca Cariolato (Ý)

Bốc thăm

Lễ bốc thăm cho nội dung nam diễn ra vào ngày 24 tháng 4 năm 2012.[6] Vương quốc Anh, Mexico, Brasil và Tây Ban Nha được xếp hạt giống cho lễ bốc thăm và lần lượt được xếp vào các bảng A–D.[7] Các đội còn lại được bốc thăm từ 4 nhóm, với các đội cùng khu vực không chung bảng.[8]

Nồi 1Nồi 2Nồi 3Nồi 4
  •  Anh Quốc (được xếp vào A1)
  •  Tây Ban Nha (được xếp vào D1)
  •  Thụy Sĩ
  •  Belarus
  •  Brasil (được xếp vào C1)
  •  Uruguay
  •  México (được xếp vào B1)
  •  Honduras
  •  Ai Cập
  •  Maroc
  •  Gabon
  •  Sénégal

Vòng bảng

Tất cả thời gian là giờ địa phương, Giờ mùa hè Anh (UTC+1).

Vòng đấu loại trực tiếp

Tứ kết

Bán kết

Trận tranh huy chương đồng

Trận tranh huy chương vàng

Thống kê

Tham khảo