Huy Thành

đạo diễn, Nghệ sĩ nhân dân Việt Nam

Huy Thành (20 tháng 2 năm 1928 – 22 tháng 5 năm 2018) là một nhà biên kịch, đạo diễn điện ảnh Việt Nam, nguyên Phó chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, Chủ tịch Hội điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh. Được xem là một trong những đạo diễn cách mạng xuất sắc nhất,[1] ông được nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân vào năm 1993 và Giải thưởng Nhà nước vào năm 2007.[2]

Nghệ sĩ nhân dân
Huy Thành
Phó Tổng thư ký Hội Điện ảnh Việt Nam
Nhiệm kỳ1989 – 1995
Tổng thư kýĐặng Nhật Minh
Tiền nhiệm
Kế nhiệm
Phó Tổng thư kýNguyễn Thanh An
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Huy Thành
Ngày sinh
(1928-02-20)20 tháng 2, 1928
Nơi sinh
Đà Nẵng
Mất
Ngày mất
22 tháng 5, 2018(2018-05-22) (90 tuổi)
Nơi mất
Pháp
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Lĩnh vựcĐiện ảnh
Danh hiệu
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1965 – 2009
Đào tạoTrường Điện ảnh Việt Nam
Thể loạiPhim truyện
Tác phẩm
Giải thưởngGiải thưởng Nhà nước (2007)
Giải thưởng
Liên hoan phim Việt Nam 1983
Biên kịch xuất sắc
Liên hoan phim Việt Nam 1985
Đạo diễn xuất sắc
Liên hoan phim Việt Nam 2009
Biên kịch xuất sắc
Website

Cuộc đời

Huy Thành tên đầy đủ là Nguyễn Huy Thành, sinh ngày 20 tháng 2 năm 1928 tại Đà Nẵng. Ông theo học tiểu học ở Đà Nẵng và trung học tại Huế. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông nhập ngũ và trở thành lính trinh sát tại Bình Trị Thiên. Sau chiến dịch Điện Biên Phủ vào năm 1954, ông tập kết ra Bắc. Đến năm 1957, ông bắt đầu làm việc tại Bộ Văn hóa.[3] Năm 1959, ông thi đỗ và bắt đầu theo học khóa Đạo diễn đầu tiên của Trường Điện ảnh Việt Nam.[4]

Sự nghiệp

Đạo diễn

Năm 1964, ông hợp tác cùng Nghệ sĩ nhân dân Trần Vũ để thực hiện bộ phim Làng nổi. Cả hai đồng thời là biên kịch và đạo diễn cho bộ phim.[5] Làng nổi chính thức công chiếu tại Việt Nam vào năm 1965 và sau đó được xuất hiện tại rạp Liên Xô với tên "Добрый дракон". Năm 1966, ông chuyển thể bộ phim Nổi gió từ vở kịch cùng tên của tác giả Đào Hồng Cẩm. Đây là bộ phim đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam làm về Chiến tranh Việt Nam với bối cảnh miền Nam và đã đem về cho ông giải Bông sen vàng đầu tiên tại Liên hoan phim Việt Nam năm 1970.[6][7] Tuy nhiên, bộ phim đã từng thay vai nam chính khi đã quay được hơn 400 mét phim vì đạo diễn Huy Thành cảm thấy không hài lòng. Cuối cùng, vai này được giao cho Nghệ sĩ nhân dân Thế Anh và trở thành tác phẩm quan trọng trong sự nghiệp của ông.[8][9][10]

Năm 1970, bộ phim đầu tiên Huy Thành đạo diễn độc lập ra mắt với tên Mùa than. Bộ phim do chính ông viết kịch bản về cuộc sống ở những mỏ than nguy hiểm trong thời chiến tranh. Ông bắt đầu viết kịch bản từ năm 1966 và hoàn thành nó trong trại sáng tác truyện phim năm 1968 của Xưởng Phim truyện Việt Nam.[11] Năm 1975, ông tiếp tục thực hiện bộ phim Vùng trời với sự hỗ trợ lớn từ Quân chủng Phòng không – Không quân, nhiều cảnh phim ấn tượng được thực hiện bằng cách gắn máy quay lên máy bay. Năm 1977, ông chuyển công tác vào miền Nam, bắt đầu làm việc tại Xưởng phim Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đây, sự nghiệp điện ảnh của ông ghi lại dấu ấn rõ nét với hàng loạt bộ phim như Về nơi gió cát, Xa và gần, Phía sau cuộc chiến.[12]

Từ những năm 2000, ông tập trung vào nhiều công việc khác liên quan đến điện ảnh hơn là trực tiếp đạo diễn một bộ phim. Số ít trong đó là Người học trò đất Gia Định xưa từng được công chiếu tại Liên hoan phim toàn quốc lần thứ 14 năm 2004.[13] Tuy nhiên, bộ phim từng bị lùi ngày quay trong thời gian khá dài vì đoàn làm phim gặp tai nạn khiến diễn viên Công Ninh bị thương ở mặt, hai nhân viên bị chấn thương nặng, máy móc thiết bị vỡ nát.[14] Bộ phim có kinh phí lên đến 1,2 tỷ đồng này vốn được đầu tư để kỷ niệm 300 năm Sài Gòn nhưng lại bị "xếp kho" một thời gian khá dài vì không có đầu ra.[15][16]

Hội Điện ảnh

Huy Thành đảm nhiệm Phó Tổng thư ký Hội Điện ảnh Việt Nam (nay là Phó chủ tịch) khóa 3 từ năm 1986 cho đến năm 1995.[17] Năm 2000, ông trở thành Chủ tịch Hội Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh và giữ vai trò này trong suốt 10 năm cho đến 2010.[18] Bên cạnh công việc làm phim, ông còn là giám khảo cho các lễ trao giải, cuộc thi liên quan đến điện ảnh như Giải Cánh diều,[19][20] cuộc thi tuyển chọn diễn viên triển vọng.[21] Năm 2012, ông trở thành một thành viên trong Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú” tại Việt Nam.[22]

Ngày 22 tháng 5 năm 2018, trong chuyến sang Pháp thăm con gái, đạo diễn Huy Thành đột ngột qua đời, thọ 90 tuổi.[23][24]

Tác phẩm

NămPhimVai trò(Đồng) Biên kịch(Đồng) Đạo diễnChúNguồn
Biên kịchĐạo diễnBiên tập
1965Làng nổiKhôngTrần Vũ[a][5][25]
1966Nổi gióKhôngĐào Hồng Cẩm[26][27]
1970Mùa thanKhông[28][29]
1972Người đôi bờKhôngVũ Lê Mai[30][31]
1975Vùng trờiKhôngTrần Kim Thành[32][33]
1977Chị NhànKhôngKhôngĐào Hồng Cẩm[b][34][35]
Địa chỉ để lạiKhôngKhôngMai LộcMai Lộc[36][37]
Phía Bắc thủ đôKhôngTrần Kim Thành[38][39]
1979Như thế là tội ácKhôngThiếu Linh, Ngọc Linh[c][40][41]
1980Lê Thị Hồng GấmKhôngVõ Trần Nhã, Lê Văn Duy[42][43]
Cư xá màu xanhKhôngKhôngThanh Giang[28][44]
1981Về nơi gió cátKhông[45][46]
1984Xa và gầnKhôngNguyễn Mạnh Tuấn[47][48]
1985Lối rẽ trái trên đường mònKhôngKhông[49][50]
Cho đến bao giờKhôngKhôngNguyễn Quang Sáng[d][51][52]
1985Campuchia không quênKhôngKhôngVăn Thảo Nguyên[e][53]
1986Đất lạKhông[54]
1987Thành phố có ngườiKhôngBùi Cát Vũ[55][56]
1988Về đờiKhôngKhôngChu Lai[28][57]
1989Bóng đen trên mái nhàKhôngKhôngLê Điệp[58]
1990Phía sau cuộc chiếnKhông[59][60]
1992Vua lửaKhôngKhôngVăn Lê[61][62]
Yểu điệu thục nữKhông[f][63][64]
1992Hai nửa yêu thươngKhôngKhông
  • Trần Kim Thành
  • Doãn Hoàng Giang
[g][65][66]
1992Tượng nhà mồKhôngKhôngVăn Lê[e][67]
1994Vườn đào năm ấyKhôngKhôngTrầm Hương, Trần VịnhTrần Vịnh[68]
1995Chân trời nơi ấyDạ NgânTrần Vịnh[g][69][70]
1996Tổ quốc tiếng gà trưaKhôngKhôngNguyễn Quang Sáng[71][72]
2002Cây huê giàKhôngKhôngPhạm Thùy NhânXuân Cường[h][g][73]
2003Người học trò đất Gia Định xưaKhôngKhôngNhất Mai[74][75]
2003Hoa và nước mắtKhôngKhôngLê Thị Minh NghĩaVõ Việt Hùng[g][76]
2004Câu chuyện trầu cauKhôngKhôngTô Hoàng[g][i][77]
2009Đường đuaKhôngKhôngNguyễn Trọng Hải[78][79]
Tây Sơn hào kiệtKhôngKhôngCao Đức Trường, Phạm Thùy NhânLý Huỳnh, Phượng Hoàng, Lý Hùng[80]

Vinh danh

Danh hiệu

Giải thưởng và đề cử

NămLễ trao giảiHạng mụcTác phẩmKết quảNguồn
1966Liên hoan phim quốc tế Karlovy VaryCrystal GlobeNổi gióĐề cử
1970Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 1Phim truyện điện ảnhBông sen vàng[84]
1980Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 5Như thế là tội ácBằng khen[85][86]
1983Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6Về nơi gió cátBông sen vàng[87]
Biên kịch xuất sắcĐoạt giải[88]
Liên hoan phim quốc tế Moskva lần thứ 13Giải thưởng chínhĐề cử[89]
1985Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 7Phim truyện điện ảnhXa và gầnBông sen vàng[90]
Lối rẽ trái trên đường mònBông sen bạc
Đạo diễn xuất sắcXa và gầnĐoạt giải[91]
1997Giải thưởng Văn học nghệ thuật TP.HCMTổ quốc tiếng gà trưaĐoạt giải[92]
1998Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 1997Phim truyện nhựaGiải khuyến khích[93][94]
2004Giải Cánh diều 2003Phim truyện điện ảnhNgười học trò đất Gia Định xưaĐề cử[95]
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14Phim truyện điện ảnhĐề cử[96]
2009Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16Phim truyện videoĐường đuaBông sen bạc
Biên kịch xuất sắcĐoạt giải[97]

Gia đình

Vợ ông là bà Bích Vân, họ có hai cô con gái là Sao Kim và Sao Mai.[98] Vì ảnh hưởng của cha mà Sao Mai đã bắt đầu đóng phim từ khi còn nhỏ, bộ phim đầu tiên của cô chính là Về nơi gió cát do Huy Thành đạo diễn.[99][31]

Chú thích

Ghi chú

Tham khảo

Thư mục

Liên kết ngoài