Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14

LHPVN 2004 (lần 14)

Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 14 được tổ chức tại Đắk Lắk, từ ngày 04 tháng 11 đến ngày 07 tháng 11 năm 2007, với khẩu hiệu: "Vì một nền điện ảnh Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc".

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14
Vì một nền điện ảnh Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
← Lần thứ 13
(2001) ·
Lần thứ 14 (2004)· Lần thứ 15
(2007) →
Địa điểmĐắk Lắk, Việt Nam
Thành lập1970
Sáng lậpBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Ngày tổ chức04 - 07 tháng 11 năm 2004
Ngôn ngữTiếng Việt
 Cổng thông tin Điện ảnh

Tháng 7 năm 2004, Cục điện ảnh thông báo Liên hoan phim (LHP) Việt Nam lần thứ 14 sẽ tổ chức từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 11 năm 2004, tại Đắk Lắk. Lý do Đắk Lắk được chọn vì đây là thị trường phim điện ảnh lớn thứ 3 cả nước vào thời điểm đó. Thời hạn để các hãng phim đăng ký tham gia liên hoan là từ ngày 1 đến 31 tháng 8, thời hạn nộp phim từ ngày 10 đến 20 tháng 10 năm 2004.[1]

Đề cử

Sự kiện này thu hút 23 hãng phim trong nước. Các nhà làm phim mang đến 22 phim truyện nhựa, 15 phim truyện video, 46 phim tài liệu, 14 phim hoạt hình. Ngoài ra, còn có giải cho các cá nhân xuất sắc, tác giả, kịch bản, đạo diễn, quay phim, âm nhạc, diễn viên nam/nữ chính, thiết kế mỹ thuật.

Phim điện ảnh[2]

Tựa đềĐạo diễnHãng sản xuất
Trò đùa của thiên lôiNguyễn QuangHãng phim truyện I
Cái tát sau cánh gàTất Bình
Lưới trờiPhi Tiến Sơn
Đêm Bến TreĐiện ảnh Quân đội Nhân dân
Những cô gái chân dàiVũ Ngọc ĐãngHãng phim Thiên Ngân
Tết này ai đến xông nhàTrần Lực
Một giờ làm quanVũ Châu
Ký ức Điện BiênĐỗ Minh Tuấn
Hà Nội 12 ngày đêmBùi Đình HạcVFS
Người đàn bà mộng duNguyễn Thanh Vân
Vua bãi rácĐỗ Minh Tuấn
Hàng xómPhạm Lộc
Của rơiVương Đức
Nguyễn Ái Quốc ở Hồng KôngKhắc LợiHãng phim Hội điện ảnh Việt Nam
Trái đắngLê Văn DuyHãng phim Nguyễn Đình Chiểu
Người học trò đất Gia Định xưaHuy Thành
Mê Thảo, thời vang bóngViệt LinhHãng phim Giải Phóng
Thời xa vắngHồ Quang Minh
Biển đợiTrần Ngọc Phong
U14, Đội bóng trong mơLâm Lê Dũng
Gái nhảyLê Hoàng
Tiếng dương cầm trong mưaLê Hữu Lương

Phim video

Tựa đềĐạo diễnSản xuấtGhi chú
Không còn gì để nóiKhải HưngTFS[3][4]
Mùa senVõ Tấn Bình
Hải ÂuLê Hải Trung
Sống chậmVũ Thái Hòa
Vai diễn đầu đờiĐinh Đức Liêm
Chim phí bay về cội nguồnĐặng Lưu Việt BảoHãng phim Giải Phóng
Rặng trâm bầuBùi Đình ThứHãng phim Rạng Đông
Truyện cổ tích Việt Nam tập 15Nguyễn Minh ChungHãng phim Phương Nam
Điệp vụ thứ nhấtNguyễn QuangĐiện ảnh Công An Nhân dân
Không thể siết còHồ Ngọc XumHãng phim Người bảo vệ
Bông Hồng ĐêmLưu Trọng Ninh
Em về quên dĩ vãngHồ NhânHãng phim Sài Gòn

Phim tài liệu / khoa học

  • Có 47 phim tham gia[3]
Tựa đềĐạo diễnSản xuấtChú thích
Hai người đàn ông tình nguyệnPhạm Quang MinhHãng phim Giải Phóng
H'NonVăn Lê
Sợi dây thừng bện chặt
Mặt trời trên đỉnh thácPhan Hà ThànhHãng phim Tài liệu & Khoa học Trung ương
Sự nhọc nhằn của cátNguyễn Thước
Những công dân @
Kèn đồngNguyễn (Văn) Hướng
Thư về bản
Ðà điểu ở Việt NamNguyễn Hướng / Bùi Lưu Khanh
Thang đá ngược ngànLê Hồng Chương
Lên thác xuống gềnhVương Khánh Luông
Chữ trên sóng
Đồng chí Tổng Bí thư Trần PhúĐào Trọng Khánh
Nuôi tôm hùm lồng trên biểnNguyễn Như Vũ
Bác Hồ với thanh niênHãng phim trẻ
Tay đào đấtBùi Thạc Chuyên
Gian nan hạnh phúc
Mầu xanh thời gianPhạm Thăng
Giọt nước mắt U MinhĐào Trọng Khánh
Ký sự đồng quêPhùng Ty
Học phí vào chợ MỹNguyễn Vũ Đức
Tổ quốc đón anh vềBùi Đắc Ngôn / Phan Sỹ LanĐiện ảnh Quân đội nhân dân
Cột mốc vàng - Ðiện Biên PhủÐặng Xuân Hải
Địa chấn Điện Biên PhủTrần Phi
Đảo xa nhớ BácCông Thành Ðức
Bộ trưởng của chúng tôiThanh Loan
Bệnh viêm não Nhật BảnPhạm Bình

Hoạt hình

  • Có 18 phim đều do Hãng phim Hoạt hình Việt Nam sản xuất, nhưng chỉ có 10 đạo diễn.[5]
Tựa đềĐạo diễn
Tiếng nhạc veLý Thu Hà
Cây sừng của hươu saoNguyễn Thị Măng
Xe đạp và ô-tôNguyễn Phương Hoa
Chuyện những đôi giày
Bản nhạc của thỏ trắng
Cuộc sốngHà Bắc
Gậy ông đập lưng ôngBảo Quang
Mực ống - Mực nangTrọng Bình
Ðộc tấu
Trời sậpNhân Lập
Coi trời bằng vung
Con sâunhóm Hiếu Duyên
Ba chú khỉ conPhan Trung
Chiếc nôi trên vách đá
Chú Ðốm gác rừngTrần Dương Phấn
Chú Ðốm gác rừng
Chú bé và thần đènLâm Chiến
Quả trứng lưu lạc

Tổ chức

Đắk Lắk đã đầu tư hơn 3 tỉ đồng để cải tạo, nâng cấp hai rạp chiếu bóng Kim Đồng, Hưng Đạo và hội trường Tỉnh ủy với gần 2.000 ghế để phục vụ khán giả xem phim trong suốt bốn ngày đêm diễn ra liên hoan. Nhà văn hóa - thông tin Đắk Lắk cũng được hiện đại hóa với 800 chỗ ngồi để tổ chức khai mạc, bế mạc và giao lưu giữa các diễn viên điện ảnh, nhà làm phim với công chúng. Tất cả những công trình này đã hoàn tất chiều 28-10. Máy chiếu phim hiện đại nhất Việt Nam lúc bấy giờ do Cục Điện ảnh đầu tư hơn 1 tỉ đồng cũng được lắp đặt tại hai rạp Kim Đồng, Hưng Đạo và hội trường Tỉnh ủy. Tỉnh đã chuẩn bị sáu con voi nhà để phục vụ đêm bế mạc liên hoan phim.[4]

Trước thời điểm khai mạc, ba điểm chiếu phim ở rạp Hưng Ðạo, Kim Ðồng, Hội trường Tỉnh ủy, cùng ba đội chiếu phim lưu động đưa phim về phục vụ đồng bào các dân tộc ở các huyện trong tỉnh.[6]

Sáng ngày 4 tháng 11, Ban tổ chức đã có buổi họp báo thông báo nội dung liên hoan phim. Lễ khai mạc bắt đầu bằng màn đánh cồng chiêng, đánh trống da trâu của các nghệ sĩ Tây Nguyên. Sau đó Bộ trưởng Văn hóa Thông tin Phạm Quang Nghị phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Văn Lạng chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đăk Lăk đọc diễn văn chào mừng. Cùng với các tiết mục biểu diễn của các ca sĩ như Y Moan, diễn viên Minh Thư...[7]

Liên hoan phim lần này có khoảng 600 khách mời.

Giải thưởng

Về cơ cấu giải thưởng, ngoại trừ thể loại Phim tài liệu có 1 giải Bông sen Vàng, 2 giải Bông sen Bạc và 3 giải khuyến khích mỗi thể loại còn lại có 1 giải bông sen vàng, 2 giải bông sen bạc và 2 bằng khen.[8]

Đặc biệt có thêm giải phim được khán giả yêu thích nhất của Cục Điện ảnh, Ban giám khảo. Giải thưởng dành cho Phim tài liệu và Phim khoa học được sáp nhập làm một vì số lượng Phim khoa học được sản xuất ra không nhiều.[8]

Giám khảo

Chủ tịch hội đồng giám khảo sẽ là đạo diễn, NGND Lê Đăng Thực. Ngoài ra còn có các thành viên: đạo diễn, NSND Bạch Diệp; NSND Thế Anh; đạo diễn, NSND Trương Qua; nhà báo Cát Vũ…[9] có 4 nhóm giám khảo cho các phân loại phim.

Kết quả

  • Có tất cả 56 giải thưởng được trao
  • Ngoài các giải chính thức, còn có 10 bằng khen cho các hạng mục[10]

Phim truyện nhựa / Điện ảnh

Giải đặc biệt
Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông
Đạo diễnNguyễn Khắc Lợi
Sản xuấtHãng phim truyện Việt Nam
GiảiPhimĐạo diễnSản xuất
Bông sen VàngNgười đàn bà mộng duNguyễn Thanh VânVFS
Bông sen BạcNhững cô gái chân dàiVũ Ngọc ĐãngHãng phim Thiên Ngân
Bông sen BạcLưới trờiPhi Tiến SơnHãng phim truyện I
Bông sen BạcHà Nội 12 ngày đêmBùi Đình HạcVFS
Bằng khen của Ban giám khảoCủa rơiVương Đức
Vua bãi rácĐỗ Minh Tuấn
Giải kỹ thuậtHàng xómPhạm Lộc
Trò đùa của Thiên lôiNguyễn QuangHãng phim truyện I
Giải thưởngNhận giảiPhimChú thích
Nam diễn viên chính xuất sắcĐức KhuêCủa rơiHàng xóm
Nữ diễn viên chính xuất sắcHồng ÁnhNgười đàn bà mộng du
Nam diễn viên phụ xuất sắcLê Vũ Long
Nữ diễn viên phụ xuất sắcThúy NgaMê Thảo, thời vang bóng[11]
Giải thưởngNhận giảiPhimChú thích
Đạo diễnNguyễn Thanh VânNgười đàn bà mộng du
Quay phimNguyễn Hữu Tuấn
Biên kịchNguyễn Mạnh TuấnLưới trời
Họa sĩPhạm Hồng PhongMê Thảo, thời vang bóng
Âm nhạcĐỗ Hồng QuânCủa rơiHà Nội, 12 ngày đêm

Phim video / điện ảnh truyền hình

Giải thưởngPhimĐạo diễnSản xuất
Bông sen VàngMùa senVõ Tấn BìnhTFS
Bông sen BạcChim phí bay về cội nguồnĐặng Lưu Việt BảoHãng phim Giải Phóng
Bông sen BạcKhông còn gì để nóiKhải HưngVFC
Giải kỹ thuậtĐiệp vụ thứ nhấtNguyễn QuangĐiện ảnh Công An Nhân dân
Giải thưởngNhận giảiPhimChú thích
Nam diễn viên chính xuất sắcMạnh CườngKhông còn gì để nói
Nữ diễn viên chính xuất sắcThanh ThúyMùa sen
Giải thưởngNhận giảiPhimChú thích
Đạo diễnVõ Tấn BìnhMùa sen
Quay phimNguyễn Hồng ChiSống chậm
Biên kịchThảo PhươngChim phí bay về nguồn cội
Âm nhạcBảo PhúcRặng Trâm bầu

Phim tài liệu & khoa học

Giải thưởngPhimĐạo diễnSản xuất
Bông sen VàngThang đá ngược ngànLê Hồng ChươngHãng phim tài liệu Trung ương
Bông sen BạcSự nhọc nhằn của cátNguyễn Thước
Bông sen BạcNuôi tôm hùm lồng trên biểnNguyễn Như Vũ
Bông sen BạcCột mốc vàng Điện Biên PhủĐặng Xuân HảiĐiện ảnh Quân Đội Nhân Dân
Bông sen BạcH'NonVăn LêHãng phim Giải Phóng
Giải kỹ thuậtKèn đồngNguyễn HướngHãng phim Tài liệu & Khoa học Trung ương
Giải thưởngNhận giảiPhimChú thích
Đạo diễnLê Hồng ChươngThang đá ngược ngàn
Âm thanhLê Huy Hòa
Biên kịchPhan Thanh TúSự nhọc nhằn của cát
Quay phimTriệu Thế ChiếnNuôi tôm hùm lồng trên biển

Phim hoạt hình

Giải thưởngPhimĐạo diễnSản xuất
Bông sen VàngChuyện về những đôi giàyNguyễn Phương HoaHãng phim hoạt hình Việt Nam
Bông sen BạcTiếng nhạc veLý Thu Hà
Bông sen BạcCuộc sốngHà Bắc
Giải kỹ thuậtMực ống, mực nangTrọng Bình
Giải thưởngNhận giảiPhimChú thích
Đạo diễnPhương HoaChuyện về những đôi giày
Quay phimNguyễn Văn NẫmCuộc sống
Biên kịchHồ Quảng
Âm nhạcnhóm nhạc Hoàng LươngCon sâu
Họa sĩPhạm Ngọc Tuấn, nhóm Hoàng Lộc, Khánh Duyên

Đánh giá

Bê bối

Nhiều khán giả trên internet cho rằng Ban tổ chức đã coi thường khán giả khi "Giải thưởng phim được khán giả yêu thích" không xuất hiện trong lễ trao giải như tổ chức thông báo. Việc bộ phim Thời xa vắng đạt kỷ lục lượt xem tại giải khi khán giả yêu cầu chiếu lại bộ phim này 4 lần, nhưng không được đề cử; hay phim Lưới trời dù được khán giả rất đón nhận nhưng chỉ được giải Bạc. Về phía Ban tổ chức đã giải thích do phiếu bầu không tập trung nên không chọn được phim xứng đáng để trao giải; và ngỏ lời xin lỗi khán giả yêu điện ảnh.[12]

Bộ phim Người đàn bà mộng du bị khán giả đánh giá là không nổi bật, cách diễn xuất cũ của Ngọc Ánh như trong các phim trước của cô, lối làm phim không thay đổi của Nguyễn Thanh Vân. Nhưng bộ phim vẫn giành giải cao nhất, có nhận xét rằng vì bộ phim đã giành giải lớn tại Liên hoan phim châu Á-Thái Bình Dương và Ban giám khảo LHPVN đã bị ảnh hưởng từ giải thưởng này.[13]

Tích cực

Việc bộ phim tư nhân Những cô gái chân dài giành giải Bạc cho thấy sự cởi mở của Ban giám khảo.[13] Có 25.000 lượt khán giả xem phim chỉ trong ba ngày chiếu.[14]

Tham khảo