Khải Hưng

đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Việt Nam

Khải Hưng (sinh ngày 18 tháng 11 năm 1948) là một đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Việt Nam,[1] nguyên giám đốc Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam,[2] Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam.[3] Ông là người sáng lập của nhiều chương trình nổi tiếng như Văn nghệ Chủ Nhật, Gặp nhau cuối tuần, Gặp nhau cuối năm,[4] được xem là "cha đẻ" của giờ phim Việt trên Đài Truyền hình Việt Nam. Ông cũng là tổng đạo diễn cho 40 tập đầu tiên của loạt phim Cảnh sát hình sự.[5]

Nghệ sĩ Nhân dân
Khải Hưng
Phó Tổng thư ký Hội Điện ảnh Việt Nam
Nhiệm kỳ2000 – 2005
Tổng thư kýTrần Luân Kim
Tiền nhiệm
Phó Tổng thư ký
Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam
Nhiệm kỳ2005 – 2010
Chủ tịchTrần Luân Kim
Kế nhiệm
Phó Chủ tịch
  • Đặng Xuân Hải
  • Dương Cẩm Thúy
Giám đốc Hãng phim truyền hình Việt Nam
Nhiệm kỳ1995 – 2009
Tiền nhiệmĐầu tiên
Kế nhiệmĐỗ Thanh Hải
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Khải Hưng
Ngày sinh
18 tháng 11, 1948 (75 tuổi)
Nơi sinh
Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Gia đình
Con cái
Nguyễn Khải Anh
Lĩnh vựcPhát thanh - Truyền hình
Danh hiệuNghệ sĩ nhân dân (2007)
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1982 – nay
Đào tạoĐại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội
Thể loạiPhim truyền hình
Tác phẩm
Giải thưởngGiải thưởng Nhà nước (2007)
Giải thưởng
Liên hoan phim Việt Nam 2001
Đạo diễn xuất sắc nhất

Tiểu sử

Khải Hưng tên đầy đủ là Nguyễn Khải Hưng, sinh ngày 18 tháng 11 năm 1948, từng tốt nghiệp khoa Vật lý trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Làm giáo viên trong một thời gian ngắn, ông chuyển sang nghề lập trình viên và công tác tại một viện nghiên cứu. Năm 1979, ông theo học lớp Đạo diễn khóa đầu tiên của Đại học Sân khấu - Điện ảnh.[6]

Sự nghiệp

Năm 1982, ông cho ra mắt Người thành phố, bộ phim trên băng từ đầu tiên của truyền hình Việt Nam.[7] Đây cũng được xem là bộ phim truyền hình đầu tiên của Việt Nam.[8] Không lâu sau khi tốt nghiệp, bộ phim "Đứa con tôi" của Nguyễn Khải Hưng đã đạt Huy chương vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6 diễn ra vào năm 1983. Năm 1985, ông bắt tay vào sản xuất bộ phim Cánh diều nhỏ, bộ phim video đầu tiên của Trung tâm Nghe nhìn, Đài Truyền hình Việt Nam.[a]

Đến năm 1993, cái tên Nguyễn Khải Hưng thực sự được biết đến rộng rãi khi bộ phim "Lời nguyền của dòng sông" đoạt giải thưởng phim xuất sắc tại Liên hoan phim truyền hình quốc tế Brucxen (Bỉ). Bộ phim đã gây được tiếng vang lớn khi trở thành bộ phim làm trên chất liệu băng từ đầu tiên đoạt giải thưởng ở một liên hoan quốc tế.[9]

Năm 1994, chương trình Văn nghệ Chủ Nhật chính thức ra đời, Khải Hưng là người chịu trách nhiệm chính.[10] Bộ phim Mẹ chồng tôi của Khải Hưng cũng trở thành bộ phim đầu tiên của chương trình này.[11][12] Năm 1995, ông được bổ nhiệm làm Phó giám đốc rồi Giám đốc Hãng phim truyền hình Việt Nam.[13] Trong giai đoạn từ 1997 đến 2000, ông liên tiếp đảm nhiệm đạo diễn và tổng đạo diễn của nhiều bộ phim thuộc loạt phim Cảnh sát hình sự.[14][15] Năm 2000, ông tiếp tục cho ra đời Gặp nhau cuối tuần. Trong suốt thời gian phát sóng, ngoài sự ủng hộ của khán giá truyền hình Việt Nam, chương trình cũng nhận được nhiều luồng ý kiến trái chiều, bên cạnh đó là nhiều tin đồn xung quanh việc dừng sản xuất chương trình.[16][17] Đến giữa năm 2006 thì chương trình chính thức dừng phát sóng.[18][19]

Năm 2003, Hãng phim truyền hình Việt Nam được đổi tên thành Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam, ông trở thành giám đốc đầu tiên và đảm nhiệm vai trò này cho đến khi về hưu.[20][21] Cũng trong năm này, chương trình hài thường niên của mùa Tết Nguyên ĐánGặp nhau cuối năm ra đời; Khải Hưng được xem là "cha đẻ", người khai sinh ra chương trình truyền hình nổi tiếng này.[22] Mặc dù liên tục gặp phải nhiều tranh cãi,[23][24] nhiều tin đồn cũng như dự định ngừng phát sóng,[25][26] nhưng cho đến nay, chương trình Gặp nhau cuối năm vẫn được xem là "món ăn tinh thần" của khán giả truyền hình Việt Nam trong đêm giao thừa.[27][28]

Năm 2005, với vai trò Giám đốc VFC, Khải Hưng được bầu làm Phó chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam khóa 6, nhiệm kỳ 2005–2010.[29][30] Năm 2007, ông nhận được Giải thưởng Nhà nước Văn học Nghệ thuật cho 3 tác phẩm Mẹ chồng tôi, Lời nguyền của dòng sôngKhông còn gì để nói.[31] Cũng trong năm này, ông được nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.[32][33] Năm 2009, ông về hưu và chính thức thành lập hãng phim Khải Hưng.[34]

Tác phẩm

NămTên phimVai trò(Đồng) Đạo diễnPhát sóngChúNguồn
Đạo diễnBiên kịchKhácTậpKênh
1983Người thành phố1VTV1[b][35][36]
Đứa con tôi1[37][38]
1985Cánh diều nhỏ1[c][39][40]
1986Bản anh hùng ca số 51[41]
1988Bến đợi1[42][43]
1989Mặt trời bé con1[44][45]
Vụ án không khởi tố1[46][47]
1992Lời nguyền của dòng sôngKhông1[d][48][49]
1995Với anh chiến tranh chưa kết thúc1Hanoi
1996Sinh ngày 2-9KhôngKhông1VTV1[e][50][51]
Lửa trầmKhôngBiên tập1[52]
1997Vị khách lúc giao thừaKhôngKhông1[f][53][54]
Ký ức một thờiKhôngKhông1[g][55][56]
1998Chân dung biểnKhôngKhông1[57][58]
Gió qua miền tối sángTĐDKhôngKhôngPhạm Thanh Phong30[59]
1999Nơi gặp gỡ của hai con tàuKhôngKhông1[f][60]
2000Trăng muộnKhôngKhông[61]
Nơi cơn lũ đi quaKhôngKhông1[f][60]
Quên1[f]
Gặp nhau cuối tuầnVTV3
2002Không còn gì để nóiKhôngKhông1[62][63]
Mã số thần kỳKhôngMạc Văn Chung1VTV1[f][64]
2003Gặp nhau cuối nămVTV[h]
2005Ngôi nhà cổ tíchKhôngKhông1VTV1[f][65][66]
2008Nhà có nhiều cửa sổKhôngChỉ đạo nghệ thuậtPhi Tiến Sơn27[67][68]
Những người độc thân vui vẻKhôngNội dungTrọng Trinh170VTV3
2010Xả xì choét26HN1[i][69][70]
Để gió cuốn điKhôngBiên tậpNguyễn Mai Hiền26VTC1
2014Hạnh phúc không ở cuối con đường36VTV1[j][71][72]
2015Tái sinh[73][74]
2016Hợp đồng hôn nhân35[j][75][76]
2017Nơi ẩn nấp bình yênKhôngBiên tậpNguyễn Đức Hiếu27VTV1[77][78]
2019Cưới đi kẻo ế phần 3[f][79]
Sinh tửNguyễn Mai Hiền80VTV1[80]
2020Cưới đi kẻo ế phần 4[f][81][82]
Phát sóng trong chương trình Văn nghệ Chủ Nhật
1994Mẹ chồng tôiKhôngKhông2VTV1[k][83][84]
Người tình của cha1[85][86]
Điệp khúc tình yêu1[87]
Cuốn sổ ghi đờiKhôngKhôngBiên tậpTất Bình, Nguyễn Hữu Luyện2
1995Bản giao hưởng đêm mưa1[88][89]
Huyền thoại vườn vảiKhôngKhông1[90]
Tu hú gọi bầyKhôngKhôngBùi Cường4
1995Những người sống bên tôiKhôngKhôngTất Bình5[l][91][92]
1996Những người sống bên tôi phần 2KhôngKhông5VTV3
1997Những giấc mơ bằng giấyKhôngKhông1[m][93][94]
1999Những người săn lùng cái đẹpKhôngKhông1[95]
Ba lẻ mộtKhôngKhông1[96][97]
2000Ngàn năm mây trắngKhôngKhông1[n][98][99]
Loạt phim Cảnh sát hình sự
1999Ngược dòng cái chếtTĐDKhôngKhôngPhạm Thanh Phong3[100][101]
Nước mắt của mẹTĐDKhôngKhôngTrọng Trinh4
Truy đuổi tội phạmTĐDKhôngKhôngNguyễn Hữu Phần4
Cái chết con thiên ngaTĐDKhôngKhôngĐỗ Thanh Hải5
Kẻ giả danhTĐDKhôngKhôngNguyễn Hữu Phần4VTV3
Bí mật hồ hang rắngTĐDKhôngKhôngNguyễn Thế Hồng6[o]
2000Hãy về với emTĐDKhôngKhôngVũ Trường Khoa4[o]
Từ đen đến trắngTĐDKhôngKhôngTrần Hoài Sơn10[o]

Giải thưởng và đề cử

NămGiải thưởngTác phẩmHạng mụcKết quảNguồn
1983Liên hoan phim truyền hình toàn quốcĐứa con tôiGiải vàng[9]
1992Liên hoan phim truyền hình quốc tế tại BỉLời nguyền của dòng sôngPhim xuất sắc[102][103]
1996Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 1995Bản giao hưởng đêm mưaPhim truyện videoGiải B[104]
2001Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13Ba lẻ một (301)Bông sen vàng[105][106]
Đạo diễn xuất sắc nhất
(cho phim truyện video)
Đoạt giải[107]
2003Giải cánh diều lần thứ 1Không còn gì để nóiPhim truyện videoCánh diều vàng[108]
2004Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14Phim truyện videoBông sen bạc[109]

Đời tư

Khải Hưng và người vợ đầu tiên có một người con trai là đạo diễn Khải Anh. Cuộc hôn nhân này kéo dài hơn 10 năm thì chấm dứt vì tính cách cả hai không hợp nhau. Về sau ông cưới người vợ thứ 2 và có một người con gái.[110] Quan hệ giữa Khải Hưng và con trai Khải Anh từng gây được nhiều sự chú ý, liên quan đến mối quan hệ giữa Khải Anh và người vợ hiện tại của anh là MC Đan Lê.[111]

Chú thích

Tham khảo

Nguồn