Nụ hôn của Giuđa

Nụ hôn của Giuđa, còn được gọi là Sự phản bội Chúa Giê-su Kitô, là hành động mà Giuđa dùng để chỉ điểm Giê-su cho đám đông đem theo gươm và gậy đến từ những thầy tế lễ cả và trưởng lão để bắt giữ Giê-su, theo các sách Phúc Âm Nhất Lãm. Nụ hôn đến từ Giuđa tại Vườn Ghết-sê-ma-nê sau bữa tối cuối cùng và trực tiếp dẫn đến việc bắt giữ Giê-su bởi lực lượng bảo vệ của Tòa Công luận.

Nụ hôn của Giuđa (1866), tác phẩm của Gustave Doré.

Trong cuộc đời của Chúa Giê-su theo Tân Ước, các sự kiện Giê-su bị chỉ điểm cho các thế lực thù địch và bị hành quyết sau đó đã được trực tiếp báo trước khi Giê-su nói trước về việc ngài sẽ bị phản bội cũng như khi Giê-su nói trước về cái chết của ngài.

Một cách bao quát hơn, nụ hôn của Giuđa có thể ám chỉ "một hành động có vẻ là cử chỉ của tình bạn, nhưng thực chất lại có hại cho người nhận".[1]

Trong Tân Ước

Niên biểu cuộc đời Chúa Giê-su
(giả thuyết từ nhiều nguồn)

7 TCN

Năm sinh giả thuyết : 1 tháng 3

6 TCN

Năm sinh giả thuyết: Bethlehem

5 TCN

Các mục đồng viếng thăm : Bethlehem
Được tiến dâng trong Đền Thờ : Jerusalem
Các nhà đạo sĩ từ Phương Đông viếng thăm : Bethlehem
Trốn sang Ai Cập : Đồng bằng sông Nile
Trở về Nazareth : Hạ Galilee

4 TCN

Hê-rô-đê Cả chết
Gioan Tẩy giả ra đời

3/2 TCN

Năm sinh truyền thống

1 Công nguyên

Năm sinh giả thuyết : Bethlehem

6

Năm sinh giả thuyết

7

Hành hương lên Đền Thờ : Jerusalem

26

Chịu phép rửa : Sông Jordan
Chịu Ma quỷ cám dỗ : Hoang địa và nội ô Jerusalem
Dẹp phường buôn bán trong Đền Thờ : Jerusalem
Đối thoại với Nicodemus  : Jerusalem

26/27

Pilate được Rôma bổ nhiệm làm quan tỉnh Judea

27

Đối thoại với người phụ nữ Samaria : Samaria
Phép lạ hóa nước thành rượu : Cana
Chữa lành : Cana
Tuyển chọn bốn môn đệ đầu tiên : Biển Galilee
Chữa lành bà mẹ vợ ông Phê-rô : Capernaum
Bị hội đồng thành phố mưu giết : Nazareth
Cuộc truyền giảng lần thứ nhất : Galilee
Matthew theo Giê-su : Capernaum
Năm tử nạn giả thuyết : Golgotha

28

Tuyển chọn 12 tông đồ : Capernaum
Bắt đầu sứ vụ : Galilee
Bài giảng trên núi : Capernaum
Người phụ nữ tội lỗi tin theo Giê-su : Capernaum
Dạo quanh Galilee : Galilee
Giảng về Dụ ngôn Nước Trời : Galilee
Dẹp yên biển động: Biển Galilee
Phái các tông đồ đi rao giảng và chữa lành : Capernaum
Gio-an Tẩy giả bị Herod trảm quyết : Machaerus

29

Hóa bánh ra nhiều (lần 1) : Bethsaida
Đi trên mặt nước : Bethsaida
Dạo quanh Týros/Sidon
Hóa bánh ra nhiều (lần 2) : Týros/Sidon
Phê-rô tuyên xưng đức tin : Týros/Sidon
Loan báo về cái chết : Caesarea Philippi
Nộp thuế Đền Thờ : Capernaum
Chữa lành một người mù : Jerusalem

30

Cuộc truyền giảng lần thứ hai : Galilee
Đối thoại với một thanh niên giàu có : Jordan
Loan báo về cái chết và sự phục sinh : Jordan
Viếng thăm Martha và Maria : Bethany
Khiến Lazarus từ cõi chết sống lại : Bethany
Tiến vào Jerusalem : Jerusalem
Nguyền rủa cây vả không ra trái : Jerusalem
Dọn sạch Đền Thờ : Jerusalem
Giảng dạy trong Đền Thờ : Jerusalem
Được xức dầu : Bethany
Các âm mưu chống lại Giê-su : Bethany
Bữa ăn tối cuối cùng : Bethany
An ủi các tông đồ : Bethany
Vào vườn Gethsemane : Bethany
Bị bắt và bị xét xử : Bethany
Cuộc Thương Khó và chịu chết : Golgotha
Được hạ xácmai táng : Mộ của ông Giu-se, người công chính
Phục sinh
Ngôi mộ trống : Jerusalem
Mary Magdalene : Jerusalem
Hiện ra với hai du khách : Emmaus
Hiện ra với 11 tông đồ : Jerusalem
Trò chuyện với một vài tông đồ : Biển of Galilee
Năm lên trời giả thuyết : Núi Olives

33

Năm tử nạn giả thuyết (Thứ sáu, ngày 3 tháng 3, 3 giờ chiều) [1]
Năm lên trời giả thuyết : Núi Olives

36

Năm tử nạn giả thuyết
Năm lên trời giả thuyết : Núi Olives

36/37

Pilate hết nhiệm.

Giuđa không phải là môn đồ duy nhất của Giê-su mà là một trong mười hai sứ đồ. Hầu hết các sứ đồ có nguồn gốc từ Ga-li-lê nhưng Giuđa là người xứ Giu-đê.[2] Các sách Phúc Âm của Mát-thêu (26: 47–50) và Mác-cô (14: 43–45) đều sử dụng động từ καταφιλέω (kataphileó) trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "hôn, vuốt ve" khác với φιλεῖν (philein) là từ đặc biệt chỉ về nụ hôn say đắm.[3] Đó cũng là động từ mà Plutarch sử dụng để mô tả nụ hôn nổi tiếng mà Alexander Đại đế đã trao cho Bagoas.[4] Động từ ghép (κατα-) "có sức mạnh của một lời chào nhấn mạnh, phô trương".[5] Johann Bengel, một nhà thần học thuộc phái Luther, cho rằng Giuđa đã hôn Giê-su nhiều lần: "ông đã hôn Ngài nhiều lần trái ngược với những gì ông đã nói trong câu trước: tiếng Hy Lạp: φιλήσω, philēsō, hay một nụ hôn duy nhất (Mát-thêu 26:48), và đã làm vậy như thể đang thể hiện tình cảm chân thành".[6]

Theo Mát-thêu 26:50, Giê-su đã phản ứng bằng cách nói: "Này bạn, bạn đến đây làm gì thì cứ làm đi". Lu-ca 22:48 trích lời Giê-su nói "Giuđa ơi, anh dùng cái hôn mà nộp Con Người sao?"[7]

Giê-su đã bị bắt ngay sau đó.[8]

Trong phụng vụ

Trong việc Phụng vụ Thiên thượng theo Thánh Gioan Kim Khẩu, Giáo hội Chính thống giáo Hy Lạp sử dụng thánh ca Về bữa tối huyền bí..., trong đó tác giả của thánh ca này thề với Giê-su rằng ông sẽ "... không hôn Ngài như Giuđa đã làm..." («... οὐ φίλημά σοι δώσω, καθάπερ ὁ Ἰούδας...»).[9]

Trong hội họa

Cảnh Giê-su bị Giuđa chỉ điểm, chính nụ hôn của Giuđa hoặc khoảnh khắc ngay sau đó, gần như luôn luôn được đưa vào Việc bắt giữ Giê-su, hoặc cả hai được kết hợp (như trên), trong các diễn biến của Cuộc thương khó của Giê-su ở nhiều hình thức nghệ thuật đa dạng. Theo một số tường thuật của Byzantine, cảnh này là cảnh duy nhất trước sự đóng đinh. Một số ví dụ bao gồm:

Xem thêm

Tham khảo

 

Đọc thêm