Philippines tại Thế vận hội

Philippines đã tham gia các kỳ Thế vận hội Mùa hè kể từ khi góp mặt lần đầu năm 1924, trừ lần Tẩy chay Thế vận hội Mùa hè 1980. Các vận động viên (VĐV) Philippines cũng đã thi đấu tại 5 kỳ Thế vận hội Mùa đông tính từ năm 1972.

Philippines tại
Thế vận hội
Mã IOCPHI
NOCỦy ban Olympic Philippines
Trang webwww.olympic.ph
Huy chương
Vàng Bạc Đồng Tổng số
1 5 8 14
Tham dự Mùa hè
  • 1924
  • 1928
  • 1932
  • 1936
  • 1948
  • 1952
  • 1956
  • 1960
  • 1964
  • 1968
  • 1972
  • 1976
  • 1980
  • 1984
  • 1988
  • 1992
  • 1996
  • 2000
  • 2004
  • 2008
  • 2012
  • 2016
  • 2020
Tham dự Mùa đông
  • 1972
  • 1976–1984
  • 1988
  • 1992
  • 1994–2010
  • 2014
  • 2018
  • 2022

Philippines có tham dự Thế vận hội Trẻ Mùa hè và Thế vận hội Trẻ Mùa đông.

Tham dự

Các VĐV Philippines cần được sự cho phép của Ủy ban Olympic quốc gia (NOC) nước mình để dự Thế vận hội. Từ năm 1975, NOC của Philippines là Ủy ban Olympic Philippines (POC). Trước đó, Philippines được đại diện bởi tiền thân của POC là Liên đoàn Điền kinh Nghiệp dư Philippines, được thành lập năm 1911. Philippines được công nhận là thành viên Ủy ban Olympic Quốc tế từ năm 1929.

Các VĐV Philippines đã giành được tổng cộng 10 huy chương Olympic (tính đến Thế vận hội Mùa hè 2016), với quyền Anh là môn gặt hái nhiều huy chương nhất.[1] Chưa VĐV Philippines nào giành được huy chương vàng, khiến quốc gia này là nước có số huy chương Olympic nhiều thứ hai nếu không tính vàng, sau Malaysia (có 11 huy chương).

Thế vận hội Mùa hè

Philippines tham gia Thế vận hội lần đầu năm 1924Paris, trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên tranh tài tại đại hội, và sau đó cũng là quốc gia đầu tiên của khu vực giành được huy chương Olympic vào năm 1928. Philippines đã dự toàn bộ các kỳ Thế vận hội Mùa hè kể từ đó, trừ lần tầy chay Thế vận hội năm 1980. Philippines đã từng quyết định không tham gia Thế vận hội Mùa hè 1940 trước khi kỳ này bị hủy bỏ do Chiến tranh thế giới lần thứ II nổ ra.[2]

Thế vận hội Mùa đông

Philippines tham dự Thế vận hội Mùa đông lần đầu tiên năm 1972, khi gửi đi hai VĐV trượt tuyết đổ đèo.[3]

Bảng huy chương

Thế vận hội

Huy chương theo môn
Môn thi đấuVàngBạcĐồngTổng số
Cử tạ1102
Quyền Anh0448
Điền kinh0022
Bơi lội0022
Tổng số15814

Thế vận hội Mùa đông

Thế vận hộiSố VĐVVàngBạcĐồngTổng sốXếp thứ
Sapporo 197220000
Innsbruck 1976không tham dự
Lake Placid 1980
Sarajevo 1984
Calgary 198810000
Albertville 199210000
Lillehammer 1994không tham dự
Nagano 1998
Thành phố Salt Lake 2002
Torino 2006
Vancouver 2010
Sochi 201410000
Pyeongchang 201820000
Bắc Kinh 2022chưa diễn ra
Milano–Cortina 2026chưa diễn ra
Tổng số0000

Thế vận hội Trẻ

VĐV giành huy chương

9 VĐV đã giành 10 huy chương cho Philippines tại các kỳ vận hội Mùa hè và chưa VĐV nào giành được huy chương Thế vận hội Mùa đông.

Các cuộc thi nghệ thuật

Philippines có đại diện tham dự các cuộc thi nghệ thuật tại Thế vận hội Mùa hè 1948, kỳ cuối cùng các cuộc thi nghệ thuật được tổ chức. Nhà điêu khắc Graciano Nepomuceno[4] và họa sĩ Hernando Ocampo người Philippines[5] đại diện nước này ở kỳ năm đó.

Xem thêm

  • Vận động viên Thế vận hội của Philippines
  • Danh sách người cầm cờ cho đoàn Philippines tại Thế vận hội
  • Philippines tại Thế vận hội Người khuyết tật
  • Các quốc gia vùng nhiệt đới tại Thế vận hội Mùa đông
  • Philippines tại Đại hội Thể thao Sinh viên Thế giới
  • Philippines tại Á vận hội
  • Philippines Đại hội Thể thao Đông Nam Á

Tham khảo

Liên kết ngoài