Người Saka

nhóm sắc tộc du mục gốc Iran
(Đổi hướng từ Saka)

Người Saka (tiếng Ba Tư cổ:𐎿𐎣𐎠 Sakā; Kharoṣṭhī: 𐨯𐨐 Saka; tiếng Ai Cập cổ: 𓋴𓎝𓎡𓈉 sk, 𓐠𓎼𓈉 sꜣg; tiếng Trung: , tiếng Hán thượng cổ *Sək, mod. , Sāi), Shaka (tiếng Phạn (Brāhmī): 𑀰𑀓, , Śaka; tiếng Phạn (Devanāgarī): शक Śaka, शाक Śāka), hoặc Sacae (tiếng Hy Lạp cổ: Σάκαι Sákai; tiếng Latinh: Sacae) là một nhóm các bộ lạc du mục Đông Iran, từng một thời sinh sống ở phần phía bắc và đông của thảo nguyên Á-Âubồn địa Tarim.[5][6]

Saka
Người Saka trên bản đồ Continental Asia
{{{3}}}
Văn hóa
Pazyryk
Vu Điền
Hạ Gia Điếm
thượng tằng
Văn hóa
Uyuk
Văn hóa
Tagar
Massagetae
Khương Cư
Văn hóa
Tô Bối Hy
Ordos
Mã Gia Viện
{{{3}}}
Văn hóa
Sargat
Văn hóa
Sauromatia
Văn hóa
Itkul
Văn hóa
Tasmola
Các satrap
tây
Các satrap
bắc
Bản đồ khu vực sinh sống của người Saka () và các chính thể Saka trong dòng lịch sử.[1][2][3][4] Mối quan hệ của các nền văn hóa dạng-Scythia phía đông nhất (Văn hóa Tô Bối Hy, Ordos, Mã Gia Viện, Hạ Gia Điếm thượng tằng hay Điền) vẫn chưa được xác minh.
Phạm vi địa lýTrung Á, Nam Siberia, Nam Á
Thời gianThế kỷ thứ 9 TCN - thứ 5 CN
Văn hóa trướcVăn hóa Andronovo, Hiện tượng Seima-Turbino, Văn hóa Karakol, Văn hóa Karasuk, Văn hóa tảng đá nai
Văn hóa tiếpHung Nô, Đế quốc Quý Sương, Đế quốc Gupta

Người Scythia và người Saka trong các tài liệu cổ

Áo giáp tuần hành kiểu kỵ binh nặng của hoàng tộc Saka từ kurgan Issyk, Kazakhstan.

Các miêu tả lịch sử hiện đại về các cuộc chiến Ấn-Scythia thường giả định rằng người đóng vai chính của người Scythia chỉ là một bộ lạc gọi là Saka (Sakai hay Sakas). Nhưng các văn bản Hy Lạp và Latinh có sớm hơn lại gợi ý rằng thuật ngữ người Scythia trỏ tới kiểu gộp nhóm rộng lớn hơn về các dân tộc Trung Á.

Tới thời kỳ Herodotus (484-425 TCN), người Sakai là 'Amurgioi Skuthai' (nghĩa là người Scythia từ Ammyurgia)[7]. Strabo (khoảng 63 TCN - 24) lại gợi ý rằng thuật ngữ Skuthais (người Scythia) là nói tới người Sakai và một vài bộ lạc khác[8]. Arrian (khoảng 92-175) nói tới người Sakai như là Skuthon (một người Scythia) hoặc Skuthai (những người Scythia) sinh sống tại châu Á[9].

Rõ ràng là tất cả các học giả Hy Lạp và Latinh trích dẫn ở đây đều tin rằng người Sakai là người Scythia, nhưng không phải mọi người Scythia đều là người Sakai[10]. Dường như là nhầm lẫn ngày nay về nhân dạng người Scythia một phần là do người Ba Tư. Theo Herodotus, người Ba Tư gọi toàn bộ người Scythia bằng tên gọi Saka[11]. Pliny Già (23–79) đưa ra diễn giải chi tiết hơn, cho rằng người Ba Tư đặt tên gọi Sakai cho các bộ lạc Scythia "gần nhất với họ"[12]. Điều này có thể giải thích tại sao người Scythia bắt đầu được gọi là người Sakai.

Một manh mối khác để nhận dạng thật sự về người Scythia là khu vực rộng lớn mà các học giả cổ đại nghĩ rằng là họ đã từng sinh sống trong đó. Những người Hy Lạp cổ đại viết rằng vùng đất quê hương của người Scythia bao gồm Trung Á ở phía đông biển Caspi, phía bắc của Hindukush/Karakoram và phía tây của Trung Quốc kéo dài xa tới tận Siberi. Điều này gợi ý rằng Scythia là thuật ngữ chung được áp dụng lỏng lẻo cho một khu vực rộng lớn ở Trung Á với nhiều nhóm sắc tộc đa dạng.

Strabo định nghĩa mọi thị tộc Trung Á sinh sống trong khu vực phía đông biển Caspi là người Scythia về mặt văn hóa[13]. Diodorus (khoảng 90–30 TCN) viết rằng núi Hemodos là đường phân chia giữa Scythia và Ấn Độ[14], các nguồn tài liệu Hy Lạp cổ đại sử dụng nhiều tên gọi khác nhau cho ngọn núi này, như Himaos, ImaosParopamisos nhưng nói chung đặt nó trong dãy núi Himalaya[15].

Ptolemy (khoảng 90-168) viết rằng Skuthia không phải chỉ là "trong phạm vi Imaos" (dãy Himalaya) và "ở phía kia của Imaos" (phía bắc dãy Himalaya), mà còn nói về một "vùng đất của người Sakai" tách biệt trong phạm vi Scythia[16]. Cả Solinus và Pliny đều miêu tả rằng sông Hằng là một trong các con sông lớn nhất của Ấn Độcó đầu nguồn trong các vùng núi Scythia[17].

Khi các văn bản cổ đại nói tới người Sakai sinh sống trong khu vực núi Hemodos hoặc khu vực Himalaya, chúng cũng đề cập tới khu vực rộng lớn hơn là Himalaya ngày nay. Các văn bản Hy Lạp nói tới núi Hemodos như là Kaukasos (Kavkaz), là từ Hy Lạp để chỉ toàn bộ khu vực Hindu Kush[18]. Trong các văn bản Phạn/Pali, Himalaya trải dài tới các đại dương phía điông và phía tây và vì thế gộp cả các dãy núi Hindu Kush và Karakoram[19].

Trong khi ấy Ptolemy nói rằng các bộ lạc Scythia sinh sống trong khu vực dãy núi Hindu Kush chỉ là nhánh phía nam của thế giới Scythia. Theo định nghĩa này, bộ lạc Parama Kamboja, những người sống trong vùng lãnh thổ xa của Transoxiana như các thung lũng Fargana và Zeravshan cũng được gọi là người Scythia.

Với Scythia bao phủ một khu vực rộng lớn như vậy, không ngạc nhiên khi các học giả cổ đại như Strabo và bản ghi chép Historiae Philippicae của sử gia La Mã thế kỷ 1 TCN Pompeius Trogus (Gnaeus Pompeius Trogus), đã phân loại bất kỳ người Asii (Asio, Asii, Asiani, Osii) nào và các thị tộc Kamboja là gắn liền với văn hóa ngựa như là các chủng tộc Scythia.

Chứng cứ của Strabo

Theo Strabo[20], Bactriana bị chiếm đóng bởi các bộ lạc du mục như Asii, Pasianoi, Tokharoi và Sakaraukoi những người ban đầu đến từ đất nước phía bên kia bờ sông Jaxartes (Syr Darya[21]. Đoạn XLI của Historiae Philippcae cũng nói tới sự xâm lấn của Scythia vào các vương quốc của người Hy Lạp là Bactria (Đại Hạ) và Sogdiana - những kẻ xâm lược được mô tả là SaraucaeAsiani[22]. Saraucae là Sacarauli còn Asiani là Asii/Asio của Strabo[23]. Các dẫn chiếu này che đậy thông tin rằng sau khi bị buộc phải rời khỏi hồ Issyk-Kul và trong các cuộc di chuyển của họ tới Bactria qua Sogdiana và Fargana, dưới áp lực của Đại Nguyệt Chi, người Saka Issyk-kul (Sakaraulois) đã được liên hiệp lại trên đường bởi các tầng lớp của các bộ lạc Scythia khác trong các khu vực trung gian trong quá trình di chuyển về phía nam hay tây nam tới Bactria. Thuật ngữ Asio (Asii) trỏ một cách rõ ràng tới người cưỡi ngựa[24] và trỏ một cách không còn nghi ngờ tới Kamboja của bộ lạc Parama Kamboja mà aswas hay ngựa của họ cũng được ngợi ca trong Mahabharata[25] như là có chất lượng tuyệt hảo. Trên thực tế, Asio, Asi/Asii, Asva/Aswa, Ari-aspi, Aspasios, Aspasii (hay Hippasii) là các tên gọi khác nhau một chút mà các tác giả cổ đại đã gán cho các thị tộc cưỡi ngựa của bộ lạc Kamboja của Scythia[26] Các thuật ngữ này rất có thể có nguồn gốc từ các từ trong tiếng Ba Tư cổ để chỉ ngựa, "asa" và "aspa"[27]. Người Tokhario được một số học giả cho là thị tộc Rishika. Nhưng người Rishika lại có nguồn gốc gần gũi từ các thị tộc Parama-Kamboja theo như chứng cứ từ Mahabharata[28]. Tương tự, Pasianoi là một bộ lạc Scythia khác từ Trung Á. Saraucae hoặc Sakarauloi chỉ một cách rõ ràng tới Saka chính xác từ hồ Issyk-kul. Một số học giả có xu hướng liên kết Rishika với Tukhara và muộn hơn là với Đại Nguyệt Chi. Nếu chấp nhận kiểu kết nối này thì người Tukhara (==> Rishika ==> Nguyệt Chi) đã kiểm soát phần phía đông của Bactria (Ta-hia) trong khi các lực lượng kết hợp của Sakarauloi, 'Asio' (người cưỡi ngựa = Parama Kamboja) và 'Pasinoi' của Strabo v.v đã chiếm đóng phần phía tây của Bactria sau khi bị đánh bật khỏi vùng đất quê hương ban đầu tại thung lũng Fargana/Alai bởi Đại Nguyệt Chi. Như nói trên đây, Ta-hia có nghĩa là Tukhara/Tokhara cũng bao gồm cả Badakshan, Chitral, Kafirstan và Wakhan, các khu vực tạo thành phần phía đông của Bactria[29] Theo các học giả khác, chỉ mỗi các bộ lạc du cư Saka đã tạo ra sự kết thúc cho vương quốc của người Hy Lạp tại Bactria[30]

Vị trí của người Saka

Bản đồ tự nhiên vùng Trung Á với Kavkaz ở phía tây bắc và Mông Cổ ở phía đông bắc.

Người ta đã chứng minh rằng trong thế kỷ 3 người Sacae đã có vương quốc riêng của chính mình tại Khotan (Hòa Điền), miền tây Trung Quốc (tại Kashgar/Khách Thập). Vì thế người Sacae đôi khi được gọi là người Sacae-Khotan. Do người Hung, những người đã buộc người Quý Sương phải rời bỏ lãnh thổ của mình, nên người Sacae đã phải chạy về phía nam nơi họ di cư tại Sistan. Người Saka có ít nhất ba khu định cư lớn, Saka Haumavarka, Saka TigrakhaudaSaka Taradarya, theo như các chữ khắc mà vua Darius I (522-486 TCN) của nhà Achaemenid để lại tại thành phố Hamadan và tại kinh đô của ông ở Perspolis[31]. Tuy nhiên, các học giả lại cho rằng ba khu định cư ấy có thể chỉ là các dấu tích còn lại của một nền văn hóa lớn hơn nhiều do các làn sóng di cư của người Scythia để lại, ngược thời gian tới giữa thế kỷ 8 TCN[32].

Các chữ khắc Darius nói rằng Sakas Haumavarka sinh sống "phía bên kia Sogdiana" (para-Sugudam) là nơi, khi nhìn từ Perspolis, dường như là chỉ tới Tashkant, Fargana, Kashgar và các khu vực cận kề[33]. Sakas Tigrakhauda sống gần biển Aral trong các thung lũng thấp của sông Jaxartes cũng như các đồng bằng phía bắc Jaxartes. Khu định cư thứ ba của người Saka,Sakas Taradarya, nằm ở phía bắc biển Đen tại vùng thảo nguyên nước Nga ngày nay[34]

Cũng có các dẫn chiếu tới Saka Haumavarka trong các tài liệu Ấn Độ cổ đại. Dường như là những người Saka Haumavarka này và các bộ lạc liên minh như người Loha, Parama Kamboja, Rishika v.v đã sinh sống trong, và phía bắc của các dãy núi Pamir, xa tới tận Kashgar, Fargana và hồ Issyk-Kul, đã có mâu thuẫn với Đại Nguyệt Chi và di cư tới miền bắc Ấn Độ[35]. Theo chứng cứ do Mahabharata cung cấp, các dãy núi Pamir thuộc Transoxiana và các khu vực ở phía bắc xa tới Fargana đã từng được biết đến như là các vùng đất của các bộ lạc liên minh Loha, Parama Kamboja, Rishika và v.v[36]. Tất cả những người này sinh sống tại Scythia của các tác giả cổ đại hoặc tại Shakadvipa trong các văn bản Ấn Độ, tại đó họ được gộp lại cùng nhau và được đặt tên gọi chung là người Sacae (người Hy Lạp gọi) và người Saka (người Iran gọi). Họ được các văn bản Ấn Độ gọi là Shakas[37].

Nguồn gốc

Người Saka (Scythia) cưỡi ngựa từ Pazyryk tại Trung Á, khoảng 300 TCN.

Tiếng Scythia được đa phần các nhà sử học và ngôn ngữ học coi là một trong các thứ tiếng của ngữ chi Iran.

Những người Saka dần dần bị chế ngự và tiếp biến văn hóa bởi sự mở rộng Turk vào Trung Á, bắt đầu từ thế kỷ 4.

Ashkania là tên gọi triều đại của đế quốc Parthia, và các nguồn chỉ ra rằng người Parthia đã nổi dậy chống lại sự thống trị của người Hy Lạp tại Ba Tư, bắt đầu từ khu vực Semnan. Ashkania có nghĩa là "người Saka" hay "hậu duệ người Saka". Nguồn Ả Rập gọi Sagsar là nơi mà từ đó người Ashkania hình thành.

Sagsar, hoặc theo các nguồn khác nhau, "Saka sar" hay "Sagasar", hiện nay là Sangsar, một đô thị trong khu vực miền núi của tỉnh Semnan ở phía bắc Iran.

Semnan cũng có nguồn gốc từ Sakestan, mà trong thời kỳ đế chế Parthia là một trong những tỉnh lớn nhất nối với các dãy núi Alborz ở phía bắc với miền đông Iran, có ranh giới với đế quốc Quý Sương, hiện nay là Pakistan và Afghanistan. Ngoài ra, nhiều truyền thuyết được ghi chép trong thiên sử thi dân tộc Ba Tư là Shahnameh, được tin tưởng là hỗn hợp của các truyền thuyết Ba Tư, Sogdiana và Saka. Sagsar và Semnan được đề cập tới trong Shahnameh của Firdawsi, tỏ lòng kính trọng đặc biệt tới những người gan dạ của Sagsar và cuộc nổi dậy dũng cảm của họ chống lại sự bất công. Người Sangsar vẫn còn nổi tiếng như là những người nhạy cảm, tự hào về văn hóa và ngôn ngữ của họ, một trong những thứ tiếng Iran cổ đại lâu đời nhất và còn được bảo toàn tốt nhất.

Cổ vật bằng vàng của người Scythia ở Bactria, tại di chỉ Tillia tepe.

Điểm chôn cất của người Saka đáng chú ý nhất tới nay, mà người nằm trong đó được nói tới như là "Golden Man" (Người Vàng), được tìm thấy ở Kazakhstan. Chiếc đĩa bạc tìm thấy cùng "Golden Man" có kiểu như loại phổ biến trong các đồ tìm thấy gốc Đức khác và được khắc bằng một dạng chữ rune có liên quan tới những gì tìm thấy ở các chữ run Đức và Scandinavia. Xem kurgan Issyk.

Chứng cứ khảo cổ và lịch sử cho thấy nhận thức về thế giới của người Saka là tương tự như của người Đức và Scandinavia cổ đại và gần với của người Kazakh và Mông Cổ ngày nay. Nó được tổng quát hóa trong đó cho rằng họ tin rằng Người là một phần của Vũ trụ, Thiên đường, Mặt Trời, các dãy núi, sông, trong bản chất tổng thể, và thể hiện các quan hệ thân thuộc gần gũi với Saman giáo và Tengri giáo, những tôn giáo còn được áp dụng ngày nay, từ Kazakhstan tới Siberi trong đó người ta nhận thức về đấng Siêu nhiên như là có liên quan tới các quy luật và sức mạnh vũ trụ. Tuy nhiên, người Kazakh ngày nay theo Hồi giáo, còn những người Mông Cổ ngày nay thì theo Phật giáo, và Saman giáo Siberi thì chưa thấy có mối liên hệ trực tiếp nào với tôn giáo Ấn-Âu. Tuy nhiên, nhiều nền văn hóa cũng đã thay đổi thực tiễn tôn giáo tín ngưỡng của mình sau những khoảng thời gian vài nghìn năm.

Người Ấn-Scythia

Người Saka cũng là một trong một vài bộ lạc đã xâm lăng Ấn Độ từ phía tây bắc, nơi họ thiết lập sự cai trị của người Ấn-Scythia. Kỷ nguyên Saka được sử dụng trong lịch quốc gia Ấn Độ, trong một vài dạng lịch Hindu khác cũng như của Phật lịch Campuchia—với năm 0 của nó bắt đầu gần xuân phân năm 78. Xem bài về Vương triều Quý Sương để hiểu thêm về miêu tả phức tạp của việc ghi ngày tháng kiểu Quý Sương-Scythia.

Không có liên kết di truyền mạnh nào giữa người Kazakh và các dân tộc Ấn Độ; tuy nhiên, phân nhóm đơn bội R1a1 có thể ghi nhận ở trên 50% đàn ông Altay, Kyrgyz, Slav và tây bắc Ấn Độ/Pakistan.

Rất có thể là vào khoảng năm 600 TCN, Trung Á là nơi sinh sống của một loạt các nhóm sắc tộc, tất cả đều là dân du mục cưỡi ngựa và chia sẻ các đặc điểm văn hóa đơn giản.

Parama Kamboja và mối liên hệ với người Saka

Theo một số học giả, thuật ngữ Kamboja có thể được giải thích như là Kam+boja. Boja là từ tương đương trong tiếng Iran của từ trong tiếng Phạn Bhoja, với nghĩa là lãnh chúa, vua hay chủ nhân[38]. Vì vậy, Kamboja có thể được giải thích như là lãnh chúa hay chủ nhân hoặc vua của đất nước Kam.

Gốc từ Kam ẩn chứa nơi hay khu vực, được phản ánh trong thung lũng Kama, một khu vực nằm giữa đèo KhyberJalalabad. Nó cũng được phản ánh trong các tên gọi địa danh như Kama-daka, Kamma-Shilman, Kama-bela của Kabul; trong Kamdesh hay Kambrom, Kamich, KamaKamu & Kamatol của Kunar và thung lũng Bashgul. Nó cũng được phản ánh thêm nữa trong các tên gọi khu vực xa hơn như Kazal-kam và Kara-kam nằm ở hai bên của sông Oxus phía bắc Hindu Kush trong vùng thuộc TurkmenistanUzbekistan. Có mộtk con sông cũng mang tên gọi Kama tại vùng thảo nguyên nước Nga. Kambah cũng được nhắc tới như là tên gọi cho một đô thị cổ đại ở phía tây bắc Samarkhand thuộc Uzbekistan[39].

Thuật ngữ Kamoi của Ptolemy cũng nói tới người của khu vực nơi hợp lưu của hai con sông Oxus/Jaxartes. Theo tiến sĩ Seth, nó dường như rất có thể là người Kamboja cổ đại có nơi sinh sống tại nơi hợp lưu của sông Vamksu (Oxus/Amu Darya) và Syr (Jaxartes/Syr Darya) (Suguda cổ đại) và vượt xa hơn vào khu vực đồi núi của Syr. Lãnh thổ này được cấp nước bằng nhiều sông nhánh của hai sông Oxus và Jaxartes và được Ptolemy nói tới như là Komdei. Nhà sử học La Mã Ammianus Marcellinus (khoảng 325/330 - sau 391) đã coi khu vực miền núi của Suguda là Komedas[40].

Các tên gọi này dường như chỉ tới 'Komdesh' (Kambojdesh?) nơi là quê hương ban đầu của người Kamboja[41]. Ptolemy cũng mô tả rằng đây là bộ lạc được gọi khác nhau thành Komroi, Komedei hay Komoi, những người chiếm lĩnh vùng cao nguyên của Bactria và Sogdiana[42].

Al-Maqidisi trong cuốn Al-Muqhni của mình gọi người của lãnh thổ này là Kumiji, một tên gọi dường như là chỉ tới từ Kamboja trong tiếng Phạn. Komdei của Ptolemy đã từng được đồng nhất hóa với Kiumito của Huyền Trang[43]. Các học giả đã đồng nhất hóa Kiumito này như là nơi sinh sống của người Kamboja Iran[44]. Kumuda-dvipa trong Puranas được cho là nằm ở phía bắc của dãy núi Pamir trong khu vực Tartary và tương đương với Komdei của Ptolemy và Kumadas của Ammianus Marcellinus.

Nhà thơ tiếng Phạn thế kỷ 5 là Kalidasa xác nhận rằng người Huna và người Kamboja sinh sống như là các láng giềng trong các khu vực tương ứng là ây và đông thung lũng Oxus[45]. Rajatarangini (viết khoảng năm 1147-1149) của Kalhana cũng nói tới người Tukhara và Kamboja sinh sống tương ứng ở miền tây và miền đông thung lũng Oxus, trong thế kỷ 8[46].

Các học giả tin rằng Kiumito của Huyền Trang là giống như Kamboja của Raghuvamsa và của Rajatarangini và đại diện cho nhánh Iran của người Kamboja[47]. Kumuda hay Kumuda-dvipa trong các tài liệu Ấn Độ và Komdei của Ptolemy nằm trong Shaka-dvipa của các tài liệu MahabharataPuranas[48]. Komdei dường như nói tới khu vực được gọi là Parama Kamboja trong Mahabharata[49]. Nó là khu vực mà người Rishika, Parama Kamboja, Loha và các bộ lạc liên minh khác sinh sống.

Không cần thiết phải nhắc lại rằng tất cả các bộ lạc này, kể cả người Parama Kamboja, đều là người Scythia theo văn hóa vì những lý do hiển nhiên. Viết về người Rishika, tiến sĩ V. S. Aggarwala nhận xét: Tên gọi Rishika xuất hiện trong Mahabharata như là một phần của 'Shakadvipa'. Arjuna đã chinh phục người Rishika ngang qua Vakshu (Oxus), con sông chảy xuyên suốt xứ sở Shaka. Do người Parama Kamboja, Loha và Rishika tất cả đều là các bộ lạc láng giếng và liên minh trong các trận đánh chống lại Arjuna[50], điều này gợi ý mạnh mẽ rằng người Loha Transoxiana và người Parama Kamboja cũng sinh sống ở Shakadvipa hoặc Scythia.

Tiến sĩ Bailey liệt kê một vài nòi ngựa Kamboja và phát biểu rằng các nòi haya-javana- của họ ('ngựa chạy nhanh') là nói tới những con ngựa nổi tiếng của nòi Ferghana[51]. Praja Bhata, một nhà thơ tiếng Phạn người vùng Kashmir, đồng thời là tác giả của fourth Rajatarangini khi viết về lịch sử của triều đại Moghul ở Ấn Độ, đã gọi hoàng đế Babur như là vua Yavana tới từ Kambhoja[52]. Do Vabur (Babur) là người bản địa Fergana (thuộc KyrgyzstanTrung Á), dẫn chiếu Ấn Độ này dường như đã mở rộng lãnh thổ Kamboja (nghĩa là Parama Kamboja) gần như là xa tới tận Fergana.

Vì thế với các dẫn chứng như đã đề cập, có thể thấy rằng lãnh thổ của người Parama Kamboja nằm trong khu vực phía bên kia Imaos hay Himalaya/Hindu Kush, một khu vực mà các tài liệu tiếng Phạn cổ đại như Mahabharata gọi là Shakadvipa và các tác giả Hy Lạp cổ đại như Strabo và Diodorus xác định như là một phần của Scythia. Điều này dẫn tới kết luận rằng người Parama Kamboja, người Rishika và người Loha đều là người Scythia[53]

Theo Serge Thion: "Có vẻ như từ một vài bộ chữ khắc cho thấy người Kamboja là thị tộc hoàng gia của người Saka, được biết đến nhiều hơn dưới tên gọi Hy Lạp là người Scyth"[54].

Người Saka trong văn học Ấn Độ cổ đại

Người Ấn-Scythia được gọi là "Shaka" tại Ấn Độ, một sự mở rộng tên gọi Saca được người Ba Tư sử dụng để chỉ người Scythia. Người Shaka được đề cập tới khá nhiều trong các văn bản như Puranas, Manusmriti, Ramayana, Mahabharata, Mahabhasya của Patanjali, Brhat Samhita của Varaha Mihira, Kavyamimamsa, Brihat-Katha-Manjari, Katha-Sarit Sagara và những văn bản cổ khác. Người Shaka được miêu tả như là một phần của hỗn hợp các bộ lạc ưa thích chiến tranh từ phía tây bắc.

Người sáng lập Phật giáo, Tất-đạt-đa Cồ-đàm (hay Thích-ca Mâu-ni), được ghi chép lại như là người của bộ lạc gọi là Shakya hay Sākiya/Thích ca. Người ta vẫn chưa rõ tên gọi này có chỉ ra mối liên quan tới người Shaka của lịch sử Ấn Độ muộn hơn hay không.

Xem thêm

Tham khảo

Sách, báo

  • Bailey H. W. 1958. "Languages of the Saka." Handbuch der Orientalistik, I. Abt., 4. Bd., I. Absch., Leiden-Köln. 1958.
  • Davis-Kimball Jeannine. 2002. Warrior Women: An Archaeologist's Search for History's Hidden Heroines. Warner Books, New York. ấn bản thương mại thứ nhất, 2003. ISBN 0-446-67983-6 (pbk).
  • Bulletin of the Asia Institute: The Archaeology and Art of Central Asia. Studies From the Former Soviet Union. New Series. B. A. Litvinskii và Carol Altman Bromberg biên soạn. Mary Fleming Zirin phiên dịch. quyển 8, (1994), trang 37-46.
  • Hill John E. 2004. The Western Regions according to the Hou Hanshu. Bản thảo chú giải phiên dịch sang tiếng Anh của Hậu Hán thư
  • Hill John E. 2004. The Peoples of the West from the Weilue (魏略/Ngụy lược) của Ngư Hoạn (魚豢): A Third Century Chinese Account Composed between 239 and 265 CE. Bản thảo chú giải phiên dịch sang tiếng Anh
  • Lebedynsky Iaroslav. (2006). Les Saces: Les <<Scythes>> d'Asie, VIIIe av. J.-C.-IVe siècle apr. J.-C. Editions Errance, Paris. ISBN 2-87772-337-2 (tiếng Pháp).
  • Pulleyblank Edwin G. 1970. "The Wu-sun and Sakas and the Yüeh-chih Migration." Bulletin of the School of Oriental and African Studies 33 (1970), trang 154-160.
  • Puri B. N. 1994. "The Sakas and Indo-Parthians." Trong: History of civilizations of Central Asia, Volume II. The development of sedentary and nomadic civilizations: 700 B.C. to A.D. 250. Harmatta János (chủ biên), 1994. Paris: Ấn bản của UNESCO, trang 191-207.
  • Thomas F. W. 1906. "Sakastana." Journal of the Royal Asiatic Society (1906), trang 181-216.
  • Yu Taishan. 1998. A Study of Saka History. Sino-Platonic Papers. Số 80, tháng 7 năm 1998. Khoa Nghiên cứu châu Á và Trung Đông, Đại học Pennsylvania.
  • Yu Taishan. 2000. A Hypothesis about the Source of the Sai Tribes. Sino-Platonic Papers. Số 106. tháng 9 năm 2000. Khoa Nghiên cứu châu Á và Trung Đông, Đại học Pennsylvania.

Liên kết ngoài