Tám cổng thành của Seoul

tám cánh cổng lịch sử của Tường thành Seoul ở Hàn Quốc trong triều đại Joseon

Tám cổng thành của Seoul là tám cổng thành có giá trị lịch sử, thuộc một phần trong dãy tường thành của SeoulHàn Quốc - bức tường bao quanh thành phố này vào triều đại Joseon. Sáu cổng trong số các cổng này tồn tại cho đến ngày nay (năm 2018). Tất cả tám cổng ban đầu được xây dựng từ năm 1396 đến năm 1398.

Heunginjimun, Seoul, Hàn Quốc

Giới thiệu

Vị trí của 8 cổng và 2 cung điện (Gyeongbokgung, Changdeokgung)

Tám cổng thành gần như dựa trên bốn hướng chính và bốn hướng trung gian của la bàn. Các cổng Bắc, Nam, Đông và Tây được gọi là "Bốn cổng lớn" (사대문), còn các cổng Tây Bắc, Đông Bắc, Đông Nam và Tây Nam được gọi là "Bốn cổng nhỏ" (사소문).

Trong số tám cổng, hai cổng Tây và Tây Nam không còn tồn tại. Đài tưởng niệm hiện được đặt gần vị trí hai cổng này (tháng 7 năm 2012). Đã có các cuộc thảo luận và thông báo về việc xây dựng lại cổng Tây,[1] nhưng vẫn chưa có hoạt động xây dựng nào được thực hiện (tính đến tháng 7 năm 2012).

Ngày 10 tháng 2 năm 2008, cổng Nam bị hư hại nghiêm trọng trong trận hỏa hoạn gây ra bởi một kẻ cố tình đốt phá. Sau đó nó được xây dựng lại trong vòng 5 năm và mở cửa trở lại cho công chúng tham quan vào ngày 4 tháng 5 năm 2013.[2] Cổng này có ký hiệu là Quốc bảo số 1 của Hàn Quốc. Trong số tám cổng, cổng Nam và cổng Đông là hai cổng lớn nhất, và đều nằm trong khu chợ sầm uất (tương ứng lần lượt với chợ Namdaemunchợ Dongdaemun).

Bên cạnh tám cánh cổng này, nhiều cổng khác có lịch sử quan trọng ở Seoul như Gwanghwamun - cổng chính của Cung điện Gyeongbokgung; Daehanmun - cổng chính của Cung điện Deoksugung; Dongnimmun - còn được gọi là Cổng Độc lập; và tàn tích của Yeongeunmun, nằm cạnh Dongnimmun trong Công viên Độc lập Seodaemun.

Tên của các cổng

Tám cánh cổng đã có nhiều tên khác nhau qua nhiều thế kỷ. Bảng dưới đây liệt kê các tên thông dụng nhất cho các cổng. Tên và cách viết chính thức được lấy từ các bảng chỉ dẫn hiện được tìm thấy tại chính các cánh cổng. Lưu ý rằng Hanja được đọc từ phải sang trái hoặc đọc ngược lại vào những thời điểm khác nhau. Do đó, ký tự cho chữ "cổng" (mun, ) có thể xuất hiện ở bên trái hoặc bên phải của bảng tên thực tế.

Bốn cổng lớn

Bảng tên
Cổng BắcCổng ĐôngCổng phía NamCổng phía Tây
Tên chính thứcLatinh hóaSukjeongmunHeunginjimunSungnyemunDonuimun
Hangul Hàn Quốc숙정문흥인지문숭례문돈의문
Hán-Hàn Hanja肅靖門興仁之門崇禮門敦義門
Dịch nghĩa[3]Cổng pháp trị trang nghiêmCổng của sự giàu lòng nhân từCổng nghi lễ tôn nghiêmCổng của lòng trung thành
Tên phương hướngLatinh hóaBukdaemunDongdaemunNamdaemunSeodaemun
Hangul tiếng Hàn북대문동대문남대문서대문
Hán-Hàn Hanja北大門東大門南大門西大門
Dịch nghĩa"cổng lớn phía bắc""cổng lớn phía đông""cổng lớn phía nam""cổng lớn phía tây"
Tên gọi khácBan đầu được gọi là Sukcheongmun.Ban đầu được gọi là Heunginmun (hơi khác so với tên hiện tại).
Ghi chú- Được xây dựng lần đầu vào năm 1396.[4] - Nhà gác cổng sau đó bị thiêu rụi; nhà gác cổng hiện tại có từ năm 1976.- Được xây dựng lần đầu vào năm 1398. Ngày xây dựng hiện tại từ năm 1869.[5]- Được xây dựng lần đầu vào năm 1398.

- Bị thiệt hại nặng trong trận hỏa hoạn năm 2008. Mở cửa đón khách trở lại vào tháng 5 năm 2013.

- Được xây dựng lần đầu vào năm 1396.

- Hiện nay không còn tồn tại. Bị phá bỏ vào năm 1915 trong thời kỳ thuộc địa của Nhật Bản.[1] Có kế hoạch xây dựng lại và dự kiến sẽ bắt đầu khởi công vào năm 2022.

Bốn cổng nhỏ

Bảng tên
Cổng Tây BắcCổng Đông BắcCổng Đông NamCổng Tây Nam
Tên chính thứcLatinh hóaChanguimunHyehwamunGwanghuimunSouimun
Hangul tiếng Hàn창의문혜화문광희문소의문
Hán-Hàn Hanja彰義門惠化門光熙門昭義門
Dịch nghĩa[6]Cổng biểu thị điều đúng đắnCổng của sự ban phát thông tháiCổng ánh sáng rực rỡCổng của sự thúc đẩy công lý
Tên phương hướngLatinh hóaBuksomunDongsomunNamsomunSeosomun
Hangul Hàn Quốc북소문동소문남소문서소문
Hán-Hàn Hanja北小門東小門南小門西小門
Dịch nghĩa"cổng nhỏ phía bắc""cổng nhỏ phía đông""cổng nhỏ phía nam""cổng nhỏ phía tây"
Tên gọi khácJahamun.[7]Ban đầu được gọi là Honghwamun.Ban đầu được gọi là Sugumun ("Cổng kênh nước")Ban đầu được gọi là Sodeokmun.
Ghi chú- Được xây dựng lần đầu vào năm 1396.

- Nhà gác cổng bị thiêu rụi vào năm 1592, và được xây dựng lại trong giai đoạn năm 1740-1741. Cổng hiện tại có nhà gác cổng lâu đời nhất trong số các cổng nhỏ.

- Được xây dựng lần đầu vào năm 1396.

- Bị phá hủy trong thời kỳ thuộc địa của Nhật Bản, nhưng sau đó được khôi phục vào năm 1992.

- Được xây dựng lần đầu vào năm 1396.

- Được xây dựng lại trong giai đoạn năm 1711-1719. Bị phá hủy phần lớn trong chiến tranh Triều Tiên, nhưng sau đó được khôi phục vào năm 1976.[8]

- Được xây dựng lần đầu vào năm 1396.

- Hiện nay không còn tồn tại. Bị phá bỏ vào năm 1914 trong thời kỳ thuộc địa của Nhật Bản.

Hình ảnh của cổng

Cổng
Khung cảnh mặt trước
Góc nhìn khác
Cổng Tây Bắc

Changuimun

Cổng Changuimun
Cổng Changuimun nhìn từ phía sau
Cổng Bắc

Sukjeongmun

Cổng Sukjeongmun
Cổng Sukjeongmun nhìn từ phía sau
Cổng Đông Bắc

Hyehwamun

Cổng Hyehwamun
Họa tiết trên cổng Hyehwamun
Cổng Đông

Heunginjimun

Cổng Heunginjimun
Cổng Heunginjimun nhìn từ bên cạnh
Cổng Đông Nam

Gwanghuimun

Cổng Gwanghuimun
Cổng Gwanghuimun với tường thành Seoul
Cổng Nam

Sungnyemun

Mặt trước cổng Sungnyemun, hình chụp vào tháng 4 năm 2013
Mặt sau cổng Sungnyemun, hình chụp vào tháng 4 năm 2013
Cổng Tây Nam

Souimun (không còn tồn tại)

Hình ảnh lịch sử cổng Souimun trong quá khứ
Điểm đánh dấu cổng Souimun
Cổng Tây

Donuimun (không còn tồn tại)

Hình ảnh lịch sử cổng Donuimun trong quá khứ
Đài tưởng niệm cổng Donuimun

Xem thêm

Tham khảo

Trích dẫn

Tham khảo