Tự đảo chính

Tự đảo chính là một hình thức đảo chính theo đó người đứng đầu một quốc gia, khi đã nắm quyền bằng cách thức hợp pháp, cố gắng duy trì quyền lực một cách bất hợp pháp. Người này có thể giải tán hoặc vô hiệu hóa cơ quan lập pháp quốc gia và thu lấy các quyền vốn không được trao cho mình trong những trường hợp thông thường. Các biện pháp khác có thể gồm bãi bỏ hiến pháp, đình chỉ hệ thống tòa án dân sự, và để người đứng đầu chính phủ độc chiếm quyền lực.[1][2]

Kỵ binh trên đường phố Paris trong cuộc đảo chính ở Pháp năm 1851, khi Tổng thống được bầu lên qua con đường dân chủ Louis-Napoléon Bonaparte độc chiếm quyền lực, và sau đó một năm lên ngôi Hoàng đế Pháp.

Từ năm 1946 đến năm 2022, ước tính có khoảng 148 nỗ lực tự đảo chính đã diễn ra, 110 trong số đó ở các nền chuyên quyền và 38 ở các nền dân chủ.[3]

Các sự kiện đáng chú ý được mô tả là các cuộc tự đảo chính

Các sự kiện đáng chú ý được mô tả là những nỗ lực tự đảo chính

Xem thêm

  • Đảo chính hiến pháp
  • Thoái trào dân chủ
  • Đảo chính mềm

Tham khảo