Thành phi (Khang Hy)

phi tần của Khang Hi Đế

Thành phi Đới Giai thị (chữ Hán: 成妃戴佳氏; ? - 1740), là một phi tần của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế.

Thanh Thánh Tổ Thành phi
清聖祖成妃
Khang Hi Đế phi
Thông tin chung
Mất1740
Ninh Thọ cung, Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
An tángPhi viên tẩm, Thanh Cảnh lăng
Phu quânThanh Thánh Tổ
Khang Hi Hoàng đế
Hậu duệDận Hựu
Tước hiệu[Thứ phi; 庶妃]
[Thành phi; 成妃]
Thân phụTrác Kỳ

Tiểu sử

Thành phi Đới Giai thị, cũng gọi [Đạt Giáp thị; 達甲氏], không rõ ngày tháng năm sinh, xuất thân Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, cùng tộc với Hãn Quý phi Đới Giai thị của Thanh Cao Tông Càn Long Đế[1]. Thủy tổ Đoái Tề (兌齊), thế cư ở một địa phương tên Hàng Giai (杭佳), là cùng tộc với Mục Khắc Đàm Ba Đồ Lỗ (穆克譚巴圖魯). Gia tộc này nhiều người làm quan, như Sắc Hách (色赫) làm Kỵ đô úy, có công đánh bại Hồng Thừa Trù, người bác Khắc Tốn (克遜) tòng chinh Chiết Giang, Phúc Kiến mà có nhiều lần lập chiến công. Thân phụ Trác Kỳ (卓奇), khi ấy làm Tư khố.

Thời gian Đới Giai thị vào cung không rõ. Năm Khang Hi thứ 19 (1680), ngày 25 tháng 7 (âm lịch), Đới Giai thị sinh hạ Hoàng thất tử Dận Hựu. Lúc ấy hậu cung nhà Thanh chưa hoàn chỉnh chế độ, dù đã có phân định các hạng ngạch để cung cấp đãi ngộ, nhưng hậu cung chủ vị phần lớn vẫn không có phong hiệu hay danh vị chính thức, đều được gọi chung là Thứ phi[2].

Phong vị Phi

Năm Khang Hi thứ 57 (1718), tháng 4, Khang Hi Đế nói bộ Lễ, muốn sắc phong 6 vị trong hậu cung, tuổi 40 tuổi đến 60 tuổi, sinh dục Hoàng tự. Thời Khang Hi, cung nhân trong hậu cung rất nhiều, dù là tần phi, song vẫn không định được phong hiệu chính thức. Thứ phi Đới Giai thị cũng được liệt vào hàng tấn phong[3]. Cùng năm tháng 12, Đới Giai thị cùng Hòa tần Qua Nhĩ Giai thị, Thứ phi Bác Nhĩ Tế Cẩm thị, Thứ phi Đạt Lưu Ha thị và một số các hậu phi được nhận lễ sách phong. Đới Giai thị được phong là [Thành phi][4].

Đại học sĩ Tiêu Vĩnh Tảo (萧永藻) cầm Tiết, tuyên đọc sách văn. Sách văn viết:

Năm đầu triều Ung Chính, Thành phi được ân điển dọn đến Thuần vương phủ, ở cùng con trai Dận Hựu. Nhưng đến năm thứ 8 (1730), Dận Hựu qua đời, Thành phi lại phải dọn trở về Ninh Thọ cung[5]. Năm Càn Long thứ 5 (1740), tháng 6, Thánh Tổ Thành phi qua đời, không rõ bao nhiêu tuổi. Năm thứ 6 (1741), tháng 3, kim quan của bà được an táng trong Phi viên tẩm thuộc Thanh Cảnh lăng[6].

Hậu cung bài tự

Căn cứ 《Khâm định đại thanh hội điển tắc lệ》cuốn 42, hậu phi bài vị trình tự ghi lại:[7]

Xem thêm

Tham khảo