Thảo luận:Quần thể di tích Cố đô Huế

Bình luận mới nhất: 7 năm trước bởi Diepphi trong đề tài Không thay "quần thể" bằng chữ "cụm"
Dự án Du lịch Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Du lịch Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Du lịch Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Đang viết

Phía bắc sông Hương là Kinh thành Huế, trung tâm văn hóa lịch sử của thành phố.

Kinh thành Huế lấy núi Ngự Bình (phía nam sông Hương) làm tiền án và 2 đảo nhỏ trên sông Hương là cồn Hến (Thanh Long) và cồn Dã Viên (Bạch Hổ) làm rồng chầu hổ phục.

Kinh thành Huế có 3 lớp: Kinh Thành, Hoàng Thành, Tử Cấm Thành.

Ngày nay, bên ngoài Kinh Thành

  • phía nam giáp đường Trần Hưng Đạo, Lê Duẩn
  • phía tây giáp đường Lê Duẩn
  • phía bắc giáp đường Tăng Bạt Hổ
  • phía đông giáp đường Phan Đăng Lưu.

Bên trong Kinh Thành

  • phía nam là đường Ông Ích Khiêm
  • phía tây là đường Tôn Thất Thiệp
  • phía bắc là đường Lương Ngọc Quyến
  • phía đông là đường Xuân 68.


Kinh Thành Huế có 10 cửa, thứ tự theo chiều kim đồng hồ như sau (trong ngoặc là tên mà người Huế thường dùng):

  1. Cửa Thể Nhân (cửa Ngăn, nằm ngay trước Hoàng Thành, nay đi vào đường Cửa Ngăn)
  2. Cửa Quảng Đức (cửa Sập, đường Cửa Quảng Đức)
  3. Cửa Chính Nam (cửa Nhà Đồ, đường Nguyễn Trãi)
  4. Cửa Tây Nam (cửa Hữu, đường Yết Kiêu)
  5. Cửa Chính Tây (cửa Chánh Tây, đường Thái Phiên)
  6. Cửa Tây Bắc (cửa An Hòa, đường Nguyễn Trãi)
  7. Cửa Chính Bắc (cửa Hậu/cửa Mang Cá lớn, đi vào cửa, rẽ phải là đường Lương Ngọc Quyến)
  8. Cửa Đông Bắc (cửa Trài/cửa Mang Cá nhỏ, đường Cửa Trài)
  9. Cửa Chính Đông (cửa Đông Ba, đường Mai Thúc Loan)
  10. Cửa Đông Nam (cửa Thượng Tứ, đường Đinh Tiên Hoàng)

Ngoài ra còn có 1 cửa nhỏ là cửa Trấn Bình, thông với Trấn Bình Đài (nay là đồn Mang Cá).

Ngoài các cửa đường bộ kể trên còn có 2 cửa đường thủy nằm về 2 đầu Ngự Hà (con sông đào nằm trong Kinh Thành). Hai cửa đó là Đông Thành Thủy Quan (thông ra sông Đông Ba) và Tây Thành Thủy Quan (thông ra sông Bạch Yến; sông Bạch Yến và sông Đông Ba đều thông với sông Hương).


Sông Ngự Hà gồm có 5 cống/cầu, theo hướng từ Đông sang Tây như sau:

  1. Cầu Đông Thành Thủy Quan (cống Lương Y, nằm trên Đông Thành Thủy Quan và trên đường Xuân 68)
  2. Cầu Ngự Hà (cống Cầu Kho, nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng nối thẳng cửa Thượng Tứ và Đồn Mang Cá)
  3. Cầu Khánh Ninh (cống Hắc Báo, trên đường Trần Văn Kỷ, đi vào sân bay Tây Lộc)
  4. Cầu Vĩnh Lợi (cống Vĩnh Lợi, nằm trên đường Nguyễn Trãi nối thẳng hai cửa Nhà Đồ và cửa An Hòa)
  5. Cầu Tây Thành Thủy Quan (cống Thủy Quan, nằm trên Tây Thành Thủy Quan và trên đường Tôn Thất Thiệp)

Gần cửa Thể Nhân và cửa Quảng Đức có 9 khẩu súng, gọi là cửu vị thần công. Chín khẩu súng đó có tên là Xuân, Hạ, Thu, Đông, Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.


Hoàng Thành và Tử Cấm Thành được gọi chung là Đại Nội. Hoàng Thành có 4 cửa:

  1. Cửa Ngọ Môn (phía Nam, trông ra đường 23 tháng 8)
  2. Cửa Hòa Bình (Bắc, trước dành cho vua đi chơi, trông ra đường Đặng Thái Thân)
  3. Cửa Chương Đức (Tây, trước dành cho phái nữ, trông ra đường Lê Huân)
  4. Cửa Hiển Nhơn (Đông, trước dành cho phái nam, trông ra đường Đoàn Thị Điểm)

Riêng Ngọ Môn có 5 cửa:

Ngọ Môn năm cửa chín lầu
Một lầu vàng, tám lầu xanh
Ba cửa thẳng, hai cửa quanh
(Ca dao)
  • Chính giữa là Ngọ Môn, dành cho vua
  • Tiếp theo là Giáp Môn, dành cho quan lại
  • "Hai cửa quanh" là Dịch Môn, dành cho voi, ngựa và binh lính
  • "Chín lầu" chỉ lầu Ngũ Phụng (nằm phía trên Ngọ Môn), gồm 2 tầng nhưng có 9 mái. "Lầu vàng" nằm giữa, cao nhất, lợp ngói hoàng lưu ly (men vàng). "Tám lầu xanh" thấp hơn, lợp ngói thanh lưu ly (men xanh).

Đại Nội còn có các công trình nổi tiếng sau:

  • Điện Thái Hòa: nơi cử hành các nghi lễ quan trọng của triều đình
  • Cung Diên Thọ: nơi ở của hoàng thái hậu (mẹ của vua)
  • Cung Trường Sanh: nơi ở của thái hoàng thái hậu (bà nội của vua)
  • Vườn Cơ Hạ, điện Khâm Văn: nơi các hoàng tử học tập và chơi đùa
  • Hiển Lâm Các: nơi tưởng nhớ công lao của vua quan nhà Nguyễn

Miếu thờ:

  • Triệu Miếu: thờ Nguyễn Kim [1]
  • Thái Miếu: thờ chín chúa Nguyễn
  • Hưng Miếu: thờ Nguyễn Phúc Luân, thân phụ vua Gia Long
  • Thế Miếu: thờ các vua Nguyễn
  • Điện Phụng Tiên: thờ các vua Nguyễn, dành cho phái nữ đến lễ vì họ không được phép vào Thế Miếu

Tên của các miếu đặt theo miếu hiệu của các vua và chúa Nguyễn: Nguyễn Kim được truy tôn là Triệu Tổ, Nguyễn Hoàng là Thái Tổ, Nguyễn Phúc Luân là Hưng Tổ, vua Gia Long là Thế Tổ.

Trước sân Thế Miếu có Cửu Đỉnh, là 9 đỉnh đồng lớn đúc thời vua Minh Mạng, mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với miếu hiệu của một vị hoàng đế đã thờ trong Thế Miếu.

  1. Cao đỉnh: Thế Tổ Cao Hoàng Đế (vua Gia Long)
  2. Nhân đỉnh: Thánh Tổ Nhân Hoàng đế (vua Minh Mạng)
  3. Chương đỉnh: Hiến Tổ Chương hoàng đế (vua Thiệu Trị)
  4. Anh đỉnh: Dực Tông Anh hoàng đế (vua Tự Đức)
  5. Nghị đỉnh: Giản Tông Nghị hoàng đế (vua Kiến Phúc)
  6. Thuần đỉnh: Cảnh Tông Thuần hoàng đế (vua Đồng Khánh)
  7. Tuyên đỉnh: Hoằng Tông Tuyên hoàng đế (vua Khải Định)

Hai đỉnh Dụ và Huyền không ứng với vua nào. (Vua Dục Đức, vua Hiệp Hòa, vua Hàm Nghi, vua Thành Thái, vua Duy Tân bị phế ngôi nên lúc bấy giờ không được thờ trong Thế Miếu. Vua Bảo Đại mới mất sau này.)


Lớp trong cùng của kinh thành là Tử Cấm Thành, chỉ dành cho vua và gia đình, gồm có:

  • Điện Cần Chánh: nơi vua làm việc hàng ngày
  • Điện Càn Thành: nơi ở của vua
  • Cung Khôn Thái: nơi ở của hoàng quý phi (vợ chính của vua -- nhà Nguyễn không lập hoàng hậu, ngoại trừ vua Bảo Đại phá lệ)
  • Điện Quang Minh: nơi ở của các hoàng tử
  • Điện Trinh Minh: nơi ở của các phi tần
  • Điện Kiến Trung: xây thời Khải Định, nơi ở của vua, đến thời Bảo Đại thì Nam Phương hoàng hậu và các hoàng tử, công chúa cũng ở đây
  • Thái Bình Lâu: nơi vua đọc sách
  • Duyệt Thị Đường: nhà hát
  • Sở Thượng Thiện: nơi nấu ăn cho vua
và Thái Y viện, vườn Thiệu Phương, vườn Ngự Uyển, v.v...

Bên trong Kinh Thành còn có nhiều công trình nổi tiếng khác như Quốc Sử Quán (trước 1975 là trường nữ trung học Thành nội nay là trường trung học phổ thông Nguyễn Huệ, đường Đinh Tiên Hoàng), hồ Tịnh Tâm (đường Đinh Tiên Hoàng), Tam Tòa (đường Tống Duy Tân), điện Long An (nay là bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế, đường Lê Trực), Quốc Tử Giám triều Nguyễn (từ 1955 đến năm 1975 là trường trung học Hàm Nghi Huế, nay là Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế, đường 23 tháng 8), Tàng thơ các là thư viện lớn của quốc gia hồi đó, vào năm kinh thành thất thủ sách vở bị thiêu hủy, mất mát, nay do quân đội quản lý.

Vẫn ở bờ bắc sông Hương, phía ngoài Kinh Thành còn có Kỳ Đài, Phu Văn Lâu, Nghênh Lương Đình, Thương Bạc, Văn Miếu, Võ Miếu. Phía nam sông Hương có đàn Nam Giao, Hổ Quyền, cung An Định.

Ngoài hệ thống thành, cung điện, đền đài, Huế còn có lăng tẩm các vị vua triều Nguyễn, gồm có:

  1. Thiên Thọ lăng (lăng Gia Long)
  2. Hiếu lăng (lăng Minh Mạng)
  3. Xương lăng (lăng Thiệu Trị)
  4. Khiêm lăng (lăng Tự Đức, phía trong có Bồi lăng, là lăng của vua Kiến Phúc, con nuôi của vua Tự Đức)
  5. Tư lăng (lăng Đồng Khánh)
  6. Ứng lăng (lăng Khải Định)
  7. An Lăng (lăng của 3 vị vua: Dục Đức, Thành Thái, Duy Tân)

Những địa danh nổi tiếng khác ở Huế là:

Ngoài ra, vùng Gia Hội, Kim Long, Vỹ Dạ còn nhiều di tích dinh, phủ của quan lại và hoàng thân nhà Nguyễn.

Nhận xét

Tiêu bản hiện tại có vẻ quá dài, và không tập trung vào chủ điểm chính là các công trình chính mà nằm ở các công trình phụ. Nếu tác giả chính không phiền tôi sẽ chỉnh giúp và tạo ra các bài con. Hai bốn sáu tám 21:51, ngày 15 tháng 4 năm 2008 (UTC)

Viết lại

Để tạm ở đây Mag (thảo luận) 10:48, ngày 15 tháng 5 năm 2008 (UTC)

Tách và trộn

Các bài con giới thiệu về các công trình riêng lẻ ở mục Kinh thành Huế, Kinh thành Huế, Tử cấm thành có thể được tách ra làm các bài con tương ứng. Nếu người đọc cần có thể đến đó và tham khảo, vì hiện giớ số bài con ấy đang làm cho bài viết giống một bản danh sách? Mag (thảo luận) 12:41, ngày 23 tháng 5 năm 2008 (UTC)

Đang viết lại, xin mọi người thư thả một chút, sau đó muốn revert, undo lại cũng không phản đối. Mag (thảo luận) 01:52, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)
Tôi chỉ chịu trách nhiệm về cung cấp một số thông tin, còn trình bày thì tùy mọi người, miễn sao làm cho nó đủ, rõ ràng và đẹp hơn :D. Lưu Ly (thảo luận) 04:03, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)
Ông Phan Thuận An có ghi là Hoàng thành và Tử Cấm thành Huế là hai công trình tuy hai nhưng là một được gây gần như cùng một lúc. Mag ghép hai mục con lại nha Mag (thảo luận) 04:20, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)
Bạn Mag đã sửa lại bài này rất công phu và nhiều tư liệu, tuy nhiên theo tôi nội dung bài viết theo Mag nên được đặt tên mới là Cố đô Huế hay Kinh đô Huế để nói về toàn bộ quá trình hình thành phát triển, xuống cấp và trùng tu của Cố đô Huế. Còn bài cũ Quần thể di tích Cố đô Huế nên được hiểu là tập hợp các di tích còn sót lại ngày nay mà đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, bởi vậy cần phải giới thiệu về các di tích đó. Bạn Mag đã tách các phần ra thành bài con như bài Các di tích ngoài Kinh thành Huế thì chưa ổn, vì các di tích ngaòi Kinh thành thì có đến hành trăm di tích đã xếp hạng và chưa xếp hạng, những di tích từ xưa cũng như các di tích từ thời chiến tranh mới đây, các cơ sở tôn giáo... làm sao kể hết. Mai Trung Dũng (thảo luận) 10:20, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)

Mai Trung Dũng có lý. Khi mới tạo cái {{Quần thể di tích Cố đô Huế}} tôi cũng đã bám vào những mục của/mà Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đã công bố trên trang web chính thức của trung tâm. Ngoài ra còn nhiều công trình khác, không/chưa công bố. Chúng ta có thể hiểu, có thể nó nằm trong quần thể đó, triều đại nào đó nhưng trong danh mục công trình không đủ tiêu chuẩn, điều kiện để bảo tồn nên người ta không đưa vào. Một trong những yếu tố UNESCO xem xét là phải có cơ quan "quản lý và bảo đảm công tác bảo tồn", nó liên quan nhiều thứ trong đó kinh phí bảo tồn cũng không phải là đơn giản. Tôi thấy sách của Phan Thuân An vẽ 28 điểm (công trình và cụm công trình), nếu thư thả tôi sẽ hỏi thêm vấn đề này. Lưu Ly (thảo luận) 10:51, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)

Bài viết vẫn chưa hoàn thành mà, Mag mời mọi người viết thêm phần mô tả từng phần các cụm di tích trong và ngoài, nói chung không nên tạo thành một dạng bài viết danh sách. Có thể mô tả kiểu tả phong cảnh "từ ngoài vào trong ngoài thành có cái 1, cái 2, cái 3, đi vào trong có cái 4 cái 5 do vua A xây dựng với mục đích..." như vậy ta sẽ làm người đọc có cảm giác thú vị để đọc hết bài, chứ cái bảng kiểu danh sách rất là chán. Nếu có thể mời mọi người tham khảo (en:Forbidden_City#Description). Các di tích ngoài Kinh thành Huế thì Mag chỉ dùng từ là di tích quan trọng, chứ đâu nói là tất cả các di tích, nếu trong tương lai có ai đó bổ sung thêm thì hay, nếu nhiều quá ta lại tách ra các cụm di tích phía Bắc phía Nam ... đây là Wikipedia mà :D. Mag (thảo luận) 12:36, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)
Giờ không biết sửa lại làm sao cả, mời mọi người viết thêm phần mô tả chi tiết trong từng mục cụm từ di tích trong kinh thành, ngoài kinh thành nếu không cái bài này chắc phải đổi hướng thành Lịch sử Cố đô Huế <-- cũng không biết có đúng không vì lịch sử không nhắc tới các phần chính trị, văn hóa họat động quân sự ... thì cũng không đúng lắm, nói chung rối tung lên rồi :( Mag (thảo luận) 12:43, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)
Bình tĩnh, từ từ để ăn chén cơm hến, tô bún bò xong rồi sửa. Tôi không nghĩ là nó rối lên đâu. Lưu Ly (thảo luận) 13:24, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)


Đã cố tránh, nhưng giờ phải nói nội dung bài này hiện giờ cái tên đúng phải là danh sách các công trình thuộc cụm di tích Cố Đô Huế. Không có lịch sử, không có ý nghĩa tên, không ảnh hưởng .... đơn giản chỉ là một danh sách...Buồn! Mag (thảo luận) 15:27, ngày 27 tháng 5 năm 2008 (UTC)

Intro

Magnifier giao nhiệm vụ viết lại introduction, thấy khó kinh :D. Bình tĩnh đã nhé!

À, Kinh thành tôi thấy trong một số tài liệu người ta hay gọi là "Phòng thành". Việt Hà (thảo luận) 11:08, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)

Bài mới Cố đô Huế

Tôi đã chuyển toàn bộ nội dung sang bài mới Cố đô Huế và khôi phục lại bản danh sách các di tích trong Quần thể di tích Cố đô Huế, mong các bạn tiếp tục viết và thảo luận cho 2 bài viết này. Mai Trung Dũng (thảo luận) 15:23, ngày 27 tháng 5 năm 2008 (UTC)

Tôi ủng hộ Cố đô Huế (rộng) và Quần thể di tích Cố đô Huế mà UNESCO công nhận (hẹp hơn). Vấn đề viết cái gì trong mỗi bài, theo tôi mọi người cùng góp ý để cùng thống nhất. Lưu Ly (thảo luận) 15:29, ngày 27 tháng 5 năm 2008 (UTC)

Có lên ôm tất vào di sản Huế

Tôi được biết quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới chỉ gồm 16 di tích tách biệt. Bài viết này chưa đưa ra chứng minh về những di tích cụ thể trong di sản mà đã ôm đồm quá nhiều các di tích vào, kể cả những thứ ko thuộc về di sản thế giới như khoanh vùng 16 khu vực. Cần phải làm rõ điều này chứ ko thể để tất cả di tích nào ở Huế cũng là di sản thế giới?nguoicodo (thảo luận) 03:45, ngày 12 tháng 8 năm 2010 (UTC)

Không thay "quần thể" bằng chữ "cụm"

Quần thể là một tổ hợp hay tập hợp có tính nhất quán về ít nhất một phương diện nào đó. Cụm đơn giản là nhiều thứ khác biệt gom vào một chỗ.--Diepphi (thảo luận) 02:30, ngày 12 tháng 5 năm 2016 (UTC)

Quay lại trang “Quần thể di tích Cố đô Huế”.