Thảo luận Thành viên:Prof MK/Lưu 3

Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Doanmanhtung.sc trong đề tài wikify

Bận

Làm gì bận vào cuối năm vậy bạn:D --minhhuy*=talk-butions 10:59, ngày 23 tháng 11 năm 2009 (UTC)

Vậy chúc Prof ăn Tết Tây một mình vui nhé --minhhuy*=talk-butions 12:20, ngày 23 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Thanks, nhưng chắc phải đợi lâu, dạo này vì nhiều lý do mà mình không có điều kiện offline với các bạn đc. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:59, ngày 23 tháng 11 năm 2009 (UTC)

Thay hình Chiến tranh thế giới thứ haiBản mẫu:Dự án Chiến tranh thế giới thứ hai

Mình nghĩ nên thay hình hai trang hiện giờ (cảnh quân đồng minh đổ bộ lên Normady) bằng Hình:WW2Montage.PNG, nó mang đúng giá trị của CTTG2 vì đây là niên biểu sự kiện chính và giống với CTTG1 --minhhuy*=talk-butions 09:32, ngày 24 tháng 11 năm 2009 (UTC)

Nhưng bạn có thể liệt kê tên từng bức hình ra được không? --minhhuy*=talk-butions 10:24, ngày 24 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Cảm ơn nhiều :) --minhhuy*=talk-butions 13:35, ngày 24 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Bạn chịu khó đợi vài tiếng nữa, bây giờ mình phải xuống rồi, nãy giờ vật lộn với cái hoan nghênh 15 này mệt quá :) --minhhuy*=talk-butions 11:36, ngày 25 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Nhưng bạn định dùng hình gì cho Nhật Bản, lấy lá đang bay phấp phới trong trang mình hay cờ hải quân? --minhhuy*=talk-butions 11:43, ngày 25 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Tuỳ bạn thôi, cái này làm giùm mà :) --minhhuy*=talk-butions 14:18, ngày 25 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Đã xong {{Thành viên yêu thích Đế quốc Nhật Bản}} và {{Thành viên hâm mộ Câu lạc bộ bóng đá Chelsea}}, Prof MK thấy ko phù hợp về màu thì cứ sửa, nếu bạn ko biết điền tham số thì nói mình nên đổi màu chỗ nào. Riêng F.C. thì ko có hình tự do nên phải xài chữ vậy --minhhuy*=talk-butions 14:53, ngày 25 tháng 11 năm 2009 (UTC)

offline

Vậy kêu rủ thêm ai đi rồi thông báo cho Lộc biết Llevanloc (thảo luận) 11:46, ngày 25 tháng 11 năm 2009 (UTC)

Ok, Tôi ở quận Bình Thạnh còn bạn ở đâu. Hẹn ở đâu Llevanloc (thảo luận) 15:00, ngày 2 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Ờ Bình Thạnh là chỗ Hàng Xanh. Mà tôi ngày nào cũng đi học ở quận 10 chổ trường Y Phạm Ngọc Thạch đấy, nhà bạn khúc nào? Llevanloc (thảo luận) 15:22, ngày 2 tháng 12 năm 2009 (UTC)

Biết đường Nguyễn Tri Phương nhưng không biết siêu thị Sài Gòn ở đâu? Llevanloc (thảo luận) 15:30, ngày 2 tháng 12 năm 2009 (UTC)

Biết, ngày nào cũng đi học chỗ đó mà Llevanloc (thảo luận) 15:44, ngày 2 tháng 12 năm 2009 (UTC)
vậy mấy giờ???Llevanloc (thảo luận) 15:48, ngày 2 tháng 12 năm 2009 (UTC)
OKLlevanloc (thảo luận) 15:52, ngày 2 tháng 12 năm 2009 (UTC)

Hiệp ước Xô-Đức

Bài đã được upgreat toàn bộ nội dung. Phần lớn các thông tin cũ đều được dùng lại dưới cách hành văn mới. Chỉ còn cần chỉnh tranh lại về hình thức trình bày. --Двина-C75MT 13:29, ngày 25 tháng 11 năm 2009 (UTC)--

Wiki Hà Nội

Mình rất ủng hộ những gì đang làm để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội. Nhưng phải là lao động nghiêm túc chứ không phải làm ăn chớt chát như mấy ông bạn ở wiki Hà Nội. Copy nhiều bài của người ta về mà không hề ghi nguồn lấy từ vi. wikipedia. Sau đó báo cáo với lãnh đạo và... "giải ngân". Các ông lãnh đạo cứ thấy có sản phẩm bày ra, thấy hay hay là duyệt mà chẳng bao giờ tìm hiểu xem cấp dưới của mình nó "làm giả, ăn thật" như thế nào. Mặc dù sản phẩm của wiki đuợc phổ biến tự do với điều kiện ghi công, nhưng mình thấy thật bất công cho các thành viên vi. wiki gò lưng ngày đem làm bài về Hà Nội cho tốt để rồi người ta không thèm nhắc đến cái nguồn (vi.wiki) trong bài copy về trang wiki Hà Nội. Thật quá chán vì không biết đến bao giờ, mấy ông làm thông tin văn hóa của Việt Nam mới bỏ được cái kiểu làm ăn giả dối này. --Двина-C75MT 04:05, ngày 26 tháng 11 năm 2009 (UTC)--

Thật sự quá bực mình, cứ như cướp công của người khác vậy --minhhuy*=talk-butions 04:41, ngày 26 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Lúc đầu mình cũng mừng và nghĩ như Pro MK. Đến khi gặp mấy anh bạn ở Sở thông tin thì mới vỡ lẽ ra là như thế. Biết làm sao được. Âu cũng là cái "bệnh thành tích". Nhiễm bao nhiêu năm rồi mà không sửa được. Hôm gặp Hồng Thanh Quang, mình hỏi thì ông ấy bảo cũng thấy các bạn ấy đặt vấn đề nhưng chưa thể nhận lời. Mình tìm toét cả mắt trên mấy cái ảnh cũng chẳng thấy bác Dương Trung Quốc đâu. Chắc lại mượn danh mấy cụ để khoa trương thanh thế thôi... Cũng có một số bài do các thành viên là ra nhưng viết kiểu ấy thì mình có thể viết cả chục bài/ngày (có cần dẫn nguồn đâu). Nhưng mình chắc rằng cái kiểu dễ dãi như thế sẽ làm cùn ngòi bút thôi. --Двина-C75MT 09:43, ngày 26 tháng 11 năm 2009 (UTC)--

Nâng cấp bài

Bài Quan hệ tam cường Đồng Minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai do thành viên mới đăng kí Meme123 tạo, Prof nên nâng cấp bài này vì mình chẳng biết nên xếp nó vào phần nào cho phù hợp --minhhuy*=talk-butions 09:58, ngày 26 tháng 11 năm 2009 (UTC)

Hỏi luôn Chiến dịch Sư Tử Biển đã có trang tương tự chưa, thấy Meme ghi trong việc làm mà ko thảo luận sợ tạo nhằm bài --minhhuy*=talk-butions 09:59, ngày 26 tháng 11 năm 2009 (UTC)
OK, xem ra mình có thể chỉnh lại wiki hoá cho bài tạm thời --minhhuy*=talk-butions 10:17, ngày 26 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Cậu ta cũng vừa viết bài Chiến dịch Sư tử biển, quá kém và chỉ vài dòng, thà clk còn hơn để nó stub, bực cái là lại chẳng thèm trả lời tin nhắn nên chịu --minhhuy*=talk-butions 10:59, ngày 26 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Mình đang thực hiện một bản mẫu các bài viết FA trong dự án, gần xong rồi, chút nữa sẽ trình diện --minhhuy*=talk-butions 11:03, ngày 26 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Tính gửi tin giới thiệu, ai ngờ bạn xem rồi, phần hình ảnh bỏ cũng được :) --minhhuy*=talk-butions 11:54, ngày 26 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Còn về lá cờ thì chịu, máy mình hoàn toàn nằm trong khuôn biểu trưng, chẳng hề dư ra tí nào, bác Tâm cũng có nói trong trang mình đấy --minhhuy*=talk-butions 11:56, ngày 26 tháng 11 năm 2009 (UTC)

Diệt chủng

Cũng như người Đức tìm được thủ phạm chính là Hitler, cũng như Khruchev đã tìm được Beria và người Đông Âu đã tìm ra Stalin để cáo buộc. Bác Mao (đúng hơn là Hoa Quốc Phong và thế hệ sau Mao) đã tìm ra thủ phạm là bè lũ bốn tên (Giang Thanh - vợ Mao, Vương Hồng Văn - nhân vật số hai, Trương Xuân Kiều - lý luận và Diêu Văn Nguyên - thanh vận) để kết tội giết hại hơn 30 triệu dân TQ trong đại cách mạng văn hóa vô sản. Gần đây, tòa án quốc tế ở Phnompeng cũng đã đưa Khieu Samphan và Kang Kec Leu (Zak) ra xử về tội diệt chủng ở Campuchia và hai người nữa (da đen ở Ruwanda) đang bị tòa án quốc tế La Haye xử. Tuy nhiên, những hoạt động giết người có quy mô như thế thì không phải một người hay một vài người làm được. Việc đó chỉ có thể xảy ra khi hội đủ các yếu tố sau đây:

1- Kinh tế kém phát triển, đồng loại quay ra "gián tiếp ăn thịt nhau".
2- Sự lan tràn của tâm lý cuồng tín chính trị hoặc cuồng tín tôn giáo, hoặc cả hai mà rõ rệt nhất là sùng bái cá nhân.
3- Sự kém giáo dục (dốt nát) hoặc lệch lạc về kiến thức.
4- Sự lợi dụng chính trị của thủ lĩnh và bệnh cơ hội chính trị của tầng lớp "cận thủ lĩnh"
5- Công luận quốc tế biết nhưng làm ngơ, không can thiệp.

Trong thế kỷ 20, có ba vụ diệt chủng động trời nhất thì 1 do các nước Đức, Ý, Nhật gây ra cho hầu như toàn thế giới (hơn 50 triệu người chết, có tài kiệu mới đưa con số lên đến trên 70 tiệu. Hai vụ còn lại do các nhà cầm quyền Liên Xô và Trung Quốc tự gây ra cho dân tộc mình mỗi vụ từ 20 đến 30 triệu người. Những vụ vừa và nhỏ như Campuchia (3 triệu), Ruwanda-Congo (K) (trên 2 triệu) cũng kha khá. So với những vụ này, vụ ở Timisoara-Romania (200.000), Nam Tư cũ (500.000) chưa thấm vào đâu; kể cả so với Chiến tranh Việt Nam. Vấn đề là ai đứng ra phán xử và lúc nào thì phán xử mà thôi. --Двина-C75MT 11:16, ngày 26 tháng 11 năm 2009 (UTC)--

Mình có trong tay mấy cuốn: "Chủ nghĩa Mao, logic và lịch sử của nó", "Mao, tấn thảm kịch của Đảng Cộng sản Trung Quốc", "Lưu Thiếu Kỳ, nạn nhân của chủ nghĩa Mao", "Chân lý thuộc về ai", "Trí tuệ Chu Ân Lai", "Đặng Tiểu Bình ba lần ra vào Trung Nam Hải" đều có nhiều tài liệu liên quan đến CMVHVS cả. Tuy nhiên, trước mắt cứ phải xong "Dự án: Chiến tranh thế giới thứ hai" đã kẻo loãng mất. Lực lượng của dự án vẫn khá mỏng. --Двина-C75MT 11:31, ngày 26 tháng 11 năm 2009 (UTC)--

Bản mẫu: Quan hệ ngoại giao giữa các nước trong chiến tranh thế giới thứ hai

Ngoài bản mẫu các chiến trường, chiến dịch, trận đánh ra. Mình thấy nen có thêm bản mẫu này. Tất cả các bài về quan hệ ngoại giao giữa các nước sát trước, trong và ghi nhận kết cục chiến tranh thế giới thứ hai sẽ được xếp vào đây; bao gồm mấy thứ: 6 Hiệp ước (Munich, Xô-Đức, Xô-Nhật, Ba Lan-Đức, Hiệp ước phe Trục, Hiến chương Đại Tây Dương); 3 Hội nghị quan trọng (Teheran, Yalta, Posdam); 5 Sự kiện lớn (Đức ký đầu hàng sơ bộ ở Rems, Đức ký đầu hàng toàn bộ ở Berlin, Nhật đầu hàng trên Chiến hạm Missuri, Tuyên bố Posdam, Tòa án Nurnberg). Tổng cộng 14 bài. (thông tin này mình đã gửi cho Huy và đăng trên trang thảo luận của dự án). --Двина-C75MT 12:12, ngày 26 tháng 11 năm 2009 (UTC)--

Nhưng bác Diêu đâu phải thành viên dự án?? --minhhuy*=talk-butions 15:15, ngày 26 tháng 11 năm 2009 (UTC)
 Đồng ý --minhhuy*=talk-butions 15:19, ngày 26 tháng 11 năm 2009 (UTC)

Chelsea

Trang đó là website của hội cổ động viên VN, không rõ lấy nguồn thông tin từ đâu. Là fan của Chelsea nhưng tôi cũng thấy không chắc chắn khi dùng thông tin từ đây.--Trungda (thảo luận) 15:41, ngày 26 tháng 11 năm 2009 (UTC)

Nếu họ ghi nguồn đó thì tôi nghĩ dùng được. Nhưng vài chỗ không thấy họ ghi. Dĩ nhiên khi dùng những bài họ đã ghi nguồn từ trang chủ của Chelsea và giải ngoại hạng Anh thì thuận lợi hơn cho ta là đọc "nguyên văn" (đọc và dùng nhanh hơn, đỡ phải dịch từ tiếng Anh).--Trungda (thảo luận) 15:56, ngày 26 tháng 11 năm 2009 (UTC)

Biểu quyết

Bài này đang 4/3. MK cứ chờ một chút. Tôi có thêm vào 5/3 cũng không giải quyết thêm chuyện gì. Nhưng nếu đối tác thêm thành 4/4 thì tôi sẽ chuyển thành 5/4. Hiểu chứ. --Двина-C75MT 08:08, ngày 27 tháng 11 năm 2009 (UTC)--

Đó là bài này. --Двина-C75MT 08:53, ngày 27 tháng 11 năm 2009 (UTC)--

Mình đã tạo {{Quan hệ ngoại giao giữa các nước trong Chiến tranh thế giới thứ hai‎}}nhưng ko biết các bài viết sắp xếp đã ổn chưa, hay có bị liên kết sai gì không. Còn về Thảo luận:Mạt chược thì có lẽ chấm dứt rồi. --minhhuy*=talk-butions 10:24, ngày 27 tháng 11 năm 2009 (UTC)

Súng

(súng) bán tự động gắn kèm theo súng chính. Trường hợp dễ thấy nhất là súng phóng lựu gắn kèm theo tiểu liên (hay súng trường tấn công, tùy theo cách gọi của từng nước hoặc khối QS). Ví dụ gắn kèm Tiểu liên M4 (xem ảnh dưới cùng: M4 gắn kèm súng phóng lựu M203A1) hay AN-94, một loại AK hiện đại gắn có kèm súng phóng lựu GP-25 hoặc GP-40. --Двина-C75MT 09:35, ngày 27 tháng 11 năm 2009 (UTC)--

Thế thì lại khác đi rồi. Đây lại là:

"Bao bọc cho tháp súng chính (hiểu là tháp pháo-MT), gây khó khăn cho việc tiềm nhập để tiêu diệt xe tăng". --Двина-C75MT 10:19, ngày 27 tháng 11 năm 2009 (UTC)--

Đơn giản là vì pháo thủ trong tháp pháo có thể dễ dàng quan sát và dùng vũ khí cá nhân để chặn đứng việc công kích từ bên ngoài mà không bị cản trở nhiều như đối với loại tháp pháo kín hoàn toàn. --Двина-C75MT 10:39, ngày 27 tháng 11 năm 2009 (UTC)--

Về thiết kế tháp pháo cho xe tăng có ba giai đoạn phát triển:

  • Giai đoạn 1: Không có tháp pháo, có từ 4 đến 10 khẩu pháo nhỏ đều đặt trong thân xe chĩa ra các hướng với góc bắn hẹp từ 30 đến 90 độ. Vì vậy, kíp chiến đấu trong xe có thể len đến cả chục người như trường hợp của máy bay ném bom B-17. Vào thời điểm xuất hiện xe tăng cổ nhất này, rất khó tấn công nó bằng vũ khí thông thường.
  • Giai đoạn 2: Tháp pháo ra đời. Ban đầu được thiết kế hở nóc để nhằm mục đích trên. Vả lại, thời đại chiến thế giới thứ nhất, máy bay chưa phát triển và hỏa lực pháo mặt đất mỏng, có độ chính xác thấp nên việc tấn công từ phía trên thường do bộ binh thực hiện. Một số thiết kế tháp pháo hở nóc cũng được dùng cho các loại pháo tự hành (trông giống xe tăng) như ZSU-2-57 của Liên Xô.
  • Giai đoạn 3: Tháp pháo đúc liền khối và kín hoàn toàn. Nó vừa gây khó khăn cho đối thủ bên ngoài tấn công vào trong xe nhưng cũng cản trở quan sát của chỉ huy xe và pháo thủ. Mãi đến khi Nga có loại T-62 và Hoa Kỳ có loại M-48, một loại kính quan sát có góc quay 360 độ gắn liến với ghế ngồi của pháo thủ 2 hoặc trưởng xe được chế tạo. Tuy nhiên, yếu huyệt của xe tăng vẫn là ở cửa nóc xe. nếu không có bộ binh đi theo yểm hộ, bộ binh đối phương có thể đánh thủng xe qua các cửa nóc và pháo thủ trong tháp rất khó chống lại (chỉ còn cách đóng chặt cửa). Như vậy, bộ binh đối phương khi tiếp cận xe tăng có thể tấn công vào các chỗ yếu khác (buồng động cơ, xích, bánh răng chủ động, bệ nòng pháo... để vô hiệu hóa một phần hoặc toàn bộ hoạt động của xe. Ngoài ra, chỗ tiếp giáp giữa tháp pháo và thân xe cũng là yếu huyệt của xe tăng. Do cấu tạo yếu của cửa nóc xe nên xe tăng cũng dễ bị vô hiệu hóa truớc các tên lửa không đối đất. Vì vậy, bắt dầu có ý kiến quay lại tháp pháo hở. Tuy nhiên, lịch sử xe tăng hiện đại lại xoay sang hướng khác.
  • Giai đoạn 4: Bỏ tháp pháo. Pháo, tên lửa gắn trên vào xe trên một cơ cấu quay. Vị trí của pháo thủ chuyển hẳn vào trong xe và điều khiển bắn bằng máy tính. Cơ cấu này hiện đang đuợc thử nghiệm trên xe tăng T-95 (mẫu thử) của Nga.

Toàn bộ câu chuyện về tháp pháo xe tăng là như vậy. --Двина-C75MT 11:06, ngày 27 tháng 11 năm 2009 (UTC)--

Thiên hoàng Minh Trị

Tôi đã "nổ vài phát súng đầu tiên" vào bài rồi.--Alexandros Ti Megas (Thảo luận/bài viết) 06:26, ngày 28 tháng 11 năm 2009 (UTC)

Giữ sao bài Hiệp ước Xô-Đức

Trungda đã đóng biểu quyết. Bài Hiệp ước Xô-Đức đã được giữ sao. Xin hân thành chúc mừng chủ nhiệm dự án. Và cũng là dịp để cho cộng đồng thấy rằng các thành viên dự án này làm ăn nghiêm túc. --Двина-C75MT 07:16, ngày 28 tháng 11 năm 2009 (UTC)--

Mình đem ra biểu quyết cũng nhằm gây chú ý và nâng cao chất lượng bài viết như bi giờ, xin chúc mừng, bản mẫu bài chọn lọc CTTG2 sẽ trống mục "đang bị rút sao" --minhhuy*=talk-butions 09:27, ngày 28 tháng 11 năm 2009 (UTC)

Mình đang cố gắng upgreat các bài kém. Nhưng hôm nay, Khov mời upgreat bài Chiến dịch Yelnya mà bạn ấy vừa dịch từ tiếng Anh sang. Vì bài này là một trong bốn bài con nằm trong bài Chiến dịch Barbarossa nên mình phải hoàn chỉnh nó. Và cũng do Khov đã trót tạo nhưng chưa thể hoàn chỉnh nên mình coi nó là "bài xanh". Sau đó mình sẽ upgreat các bài xanh khác của Chiến tranh Xô-Đức. Riêng về mấy bài ngắn như Chiến dịch SaturnChiến dịch Uranus đều là các chiến dịch con của Chiến dịch Stalingrad và sẽ được cập nhật, nâng cấp nâng cấp khi mình upgreat Chiến dịch Stalingrad. Chiến dịch BlauChiến dịch Kavkaz đều nằm trong khuôn khổ chiến cục hè-thu 1942 với khoảng hơn chục chiến dịch lớn nhỏ cũng sẽ được upgreat cho đồng bộ để giải quyết hết những tồn tại của năm 1942 (truớc trận Stalingrad). Sau đó mới đến các năm 1943, 1944 và 1945. Riêng về Chiến tranh Xô-Đức thì mình đếm sơ sơ bên ru. wiki có khoảng 120 bài, bên en. wiki có khoảng gần 70 bài (chưa kể các bài về nhân vật, sự kiện và tổng hợp khác), vi.wiki cũng có trên dưới 50 bài trong đó có khoảng hơn 30 bài đã được viết. Đúng như bạn nói, phải mất vài năm trời để để upgreat một khối lượng bài lớn như vậy. Tuy nhiên, càn đi theo thứ tự thời gian để tránh mâu thuẫn và rối loạn thông tin. --Двина-C75MT 09:41, ngày 28 tháng 11 năm 2009 (UTC)--

Nâng chất lượng Chiến dịch Uranus

Bài này mình vừa thêm infobox, thêm một số liên kết trong (dĩ nhiên là ko thể chỉnh nội dung) và thấy sáng sủa hơn, Prof MK xem đã đưa khỏi danh sách bài cần nâng cấp gấp được chưa, sẵn xếp loại độ quan trọng luôn nhé --minhhuy*=talk-butions 14:41, ngày 28 tháng 11 năm 2009 (UTC)

Sẵn nhờ bạn kiểm chứng Bản mẫu:Chiến dịch Blau và Trận Kharkov (1943) vì chất lượng dịch của mình tệ lắm --minhhuy*=talk-butions 15:02, ngày 28 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Nhưng mình hỏi Uranus cơ mà? --minhhuy*=talk-butions 15:15, ngày 28 tháng 11 năm 2009 (UTC)

Chiến dịch Uranus

Bài này viết như người bên ngoài "bắc chõ nghe hơi" phán vào vì các nguồn dẫn đều rất yếu. Chỉ có mỗi nguồn của Davit Glanz và Bergström và cũng chỉ dẫn được mỗi 6 chỗ. Trong khi đó, kế hoạch này được xây dựng từ Bộ Tổng tham mưu Liên Xô với các nhân vật đóng góp chính là Zhukov, Vasilevsky, Atonov, Stemenko và đương nhiên là cả Stalin. Cần phải có tài kiệu này thì mới viết đầy đủ được. Xử lý xong Barbarossa, mình sẽ sờ đến cái này. --Двина-C75MT 09:03, ngày 2 tháng 12 năm 2009 (UTC)--

Trận Villers-Bocage

Thế nào, xem ra bài đã thoát nạn cần nâng cấp gấp và công đầu thuộc về anh Kien --minhhuy*=talk-butions 13:40, ngày 29 tháng 11 năm 2009 (UTC)

Hình chọn lọc số 17

Bức hình rất đẹp này được bác Dieu nói là chụp vào năm 84, vậy theo bạn có nên đưa nó vào hình chọn lọc trong chủ đề ko (thiết giáp hạm USS Iowa)--minhhuy*=talk-butions 13:58, ngày 1 tháng 12 năm 2009 (UTC)

Cái máy bay đó chụp vào năm 2006 lận, vậy là chào mừng một hình ảnh mới gia nhập chủ đề được rồi :) --minhhuy*=talk-butions 14:30, ngày 1 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Chịu, cứ nghĩ hình của UEFA là thoát nạn, ko ngờ cũng bị bắt thôi :) --minhhuy*=talk-butions 14:41, ngày 1 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Nhưng thôi kệ, trưng được ngày nào hay ngày đó :D. Có IP nói với mình thế này: Tôi thấy bạn có sửa đổi trong bài Ý xâm chiếm Somaliland thuộc Anh, vậy nếu sau này bạn có mở rộng hay cải thiện bài hoàn chỉnh, bạn hãy đưa bài này ra làm ứng cử viên cho wikipedia:Bạn có biết nhé: điểm nổi bật trong bài nói rằng, đây là chiến dịch duy nhất Ý chiến thắng khi không có sự giúp đỡ từ các nước phe Trục khác trong Thế chiến 2 chống lại quân Đồng Minh. Biết chắc là ra BCB ko được rồi (phải là bài mới), nhưng để vô BCB của chủ đề cũng được, nhờ Prof MK thẩm định chắc ăn sự nổi bật của nó. --minhhuy*=talk-butions 14:50, ngày 1 tháng 12 năm 2009 (UTC)

Minh rua (thảo luận · đóng góp)

Báo động đỏ: có chiến tranh.--Akbar-e-Azam, Emperor of India (Thảo luận/bài viết) 16:07, ngày 1 tháng 12 năm 2009 (UTC)

Tôi nghĩ là nguồn chính là những tài liệu tham khảo nêu phía dưới. Bình thường thì chẳng cần hơi một tý là dẫn chứng để rồi chi chít dẫn chứng như ruồi đậu mâm xôi. Nhưng những chỗ nhạy cảm thì nên có để cho đỡ bị người ta quấy nhiễu mình thôi. Tôi sẽ đọc thử mấy cái phía dưới rồi bổ sung. --Khốttabít (thảo luận) 08:45, ngày 2 tháng 12 năm 2009 (UTC)

Hai đồng chí cố gắng hợp tác, bài bây giờ đã rất dài, cơ may FA cao đấy :) --minhhuy*=talk-butions 09:02, ngày 2 tháng 12 năm 2009 (UTC)

Câu nói hay

Mình đoán câu nói này là của Goebbel. Mình thấy có hai chỗ đưa vào được: Uư tiên nhất là Mục "Bối cảnh" trong bài "Chiến tranh Xô-Đức" và có thể cả mục "Liên Xô đàm phán chính trị với Anh và Pháp" trong bài "Hiệp ước Xô-Đức". --Двина-C75MT 08:55, ngày 2 tháng 12 năm 2009 (UTC)--

Đúng rồi. Rất hay đấy. --Двина-C75MT 09:04, ngày 2 tháng 12 năm 2009 (UTC)--

Danh ngôn

Chủ đề CTTG2 bên en có mục danh ngôn, bạn có muốn bên vi mình cũng có mục này ko, nếu đồng ý thì sưu tầm hay xem bên en rồi đưa cho mình, thân --minhhuy*=talk-butions 14:12, ngày 2 tháng 12 năm 2009 (UTC)

Mình vừa thêm một số mục mới cho CD:CTTG2, Prof xem qua rồi góp ý nếu thấy cần bỏ bớt những điểm không hợp lý (lưu ý: mục "Diễn biến chiến sự" là hình động, nó ko đứng yên mãi một chỗ đâu). Giao diện này do mình đi tham quan các chủ đề ngôn ngữ khác, và thay đổi cơ bản mà ko ai nhận ra là mục "Hình ảnh chọn lọc" không còn liên kết đến trang hình được nữa, ko tin Prof MK thử để con chuột vào hình xem :D --minhhuy*=talk-butions 08:37, ngày 3 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Bởi vì ko thời gian nên mình cũng ko biết tình hình bên TBD là bắt đầu vào năm nào, chỉ thấy trước khi bắt đầu "lan rộng" thì Nhật đã chiếm Mãn Châu và đang xâm lược TQ nên đoán là 1937, Prof xem thử xem --minhhuy*=talk-butions 08:46, ngày 3 tháng 12 năm 2009 (UTC)

Thuỷ quân lục chiến Mỹ cắm cờ trong trận Iwo Jima

Bức ảnh này mình có thoáng thấy qua hồi trước, sao ko sử dụng để nó bị xoá luôn vậy, thật đáng tiếc --minhhuy*=talk-butions 10:05, ngày 3 tháng 12 năm 2009 (UTC)

Lí do xoá thì mình biết, đơn giản vì nó là hình ko tự do mà không được sử dụng. Mình đang định tải lên lần hai để cho vô Thái Bình Dương đây --minhhuy*=talk-butions 10:41, ngày 3 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Mình đã tải Tập tin:WW2 Iwo Jima flag raising.jpg và đưa nó vào sử dụng trong Chiến tranh Thái Bình Dương, sau này Prof MK muốn sử dụng hình trong bài nào nữa thì nói với mình để thêm vào Mô tả sử dụng hợp lí trong hình, mắc công bị xoá nữa thì phiền lắm :) --minhhuy*=talk-butions 11:40, ngày 3 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Nếu đưa hình này vào infobox thì cái kỉ niệm chương đem đi đâu? --minhhuy*=talk-butions 13:06, ngày 3 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Cũng tiếc, hình đó khá đẹp, thôi mình đem nó xuống mục "Kỉ niệm" vậy :) --minhhuy*=talk-butions 13:21, ngày 3 tháng 12 năm 2009 (UTC)

wiki

nói gì thì nói chứ VN ít có làm bài mà cần lên mạng tra cứu chủ yếu ngồi trong lớp chép chép rồi về học thuộc lòng. Chứ ở Mĩ đây không có vụ học thuộc lòng đâu chủ yếu lên mạng tra cứu làm bài tập. Bên en của có số người nhiều hơn gấp 3 lần số bài luôn kia.Trongphu (thảo luận) 22:51, ngày 3 tháng 12 năm 2009 (UTC)

Quân sự học đuờng

Trong chương trình của bạn học có thể có mấy nội dung sau đây: đội ngũ quân sự (nghiêm, chào, đi đều, hành quân, có thể có chạy vũ trang); chiến cá nhân cơ bản (lăn, lê, bò, trườn, tiến thấp, tiến cao, lùi thấp, lùi cao...); xạ kích (súng trường SKS, K44, tiểu liên AK, súng trường hơi). Hồi trước, bạn Andi Liang cũng hỏi mình, mình đã bày cho bạn ấy mấy chiêu này:

1- Đội ngũ quân sự: khi hành quân, cố gắng bước các bước đều nhau, bàn chân tiếp đất tự nhiên, không bước ngắn quá hoặc dài quá mới đi được xa mà không mỏi. Nếu có chạy vũ trang thì phải đeo chặt ba lô vào nguời (để lỏng sẽ mỏi và bị quai ba lô cứa vào tấy vai). Nếu có súng vác vai nên đặt mặt nhẵn vào chỗ có quai ba lô trên vai, đổi đều hai vai.
2- Chiến thuật cá nhân: Khi lăn, thu gọn cơ thể và trang bị ở mức tối đa. Khi lê, giữ súng tay phải, đặt lên đùi trái, dùng tay trái và chân phải lê nghiêng phía trước (thỉnh thoảng đổi bên cho đỡ mỏi). Khi bò (toài), không bò lổm ngổm nnư dứa trẻ bò mà toàn bộ thân mình đặt sát đất, chân đặt và đạp ở hai bên, mông không được nhổm cao (ăn đạn mất mông); cằm thấp ngay trên bàn tay phía trước (cao quá ăn đạn vào đầu). Khi truờn, dùng toàn bộ sức tay miết kéo, chân bất động duỗi dọc cơ thể. Khi tiến, lùi, chân có thể tiến lùi bắt chéo chân hoặc lần lượt từng chân nhưng thân người đứng nghiêng hướng tiến (để hạn chế góc đỡ đạn phía trước).
3- Xạ kích: Chọn thế nằm thật ổn định (dọn ổ) rồi mới cầm đến súng và ngắm thử. Lấy đường ngắm đúng và bắn khan (bóp cò không đạn) một phát, giữ nguyên súng và nhắm mắt 15-20 giây, mở mắt ra nếu thấy đường ngắm của súng vẫn đi vào tâm bia thì thế nằm đã đúng. Nếu thấy đường ngắm chệch tâm bia thì phải sửa lại thế nằm. Trong toàn bộ loạt bắn, không được thay đổi thế nằm. Đối với thế đứng, doãng hai chân làm đế đủ rộng dể giữ thăng bằng, trục bàn chân sau tạo với hướng bắn một góc 45 độ, trục bàn chân trước song song hướng bắn, tay trái nâng ốp che tay dưới, khuỷu tay có thể tỳ vào người cho vững. Khi thực hiện phát bắn, không bóp cò giật cục mà phải kéo cò đều, tăng dần lực kéo cho đến khi búa đập tự nhiên phát hoả. Không được cố tình cho nổ, cũng không được quá cẩn thận kéo dài phát bắn vì sẽ mỏi ngón tay cò và gây căng thẳng không cần thiết. Vị trí báng súng đặt trên vai phải luôn ổn định ở một chỗ.
Chú ý: Yếu lĩnh bắn súng trường hơi không khác súng trường dùng đạn có thuốc nổ.

Chúc bạn thành công --Двина-C75MT 01:40, ngày 4 tháng 12 năm 2009 (UTC)--

Trang đổi hướng

Thế Prof MK không biết cách tạo trang đổi hướng à, bạn tạo một trang với tên muốn đổi hướng tới trang hiện tại (ví dụ: tạo trang Chiến dịch Ten-go và đổi hướng tới CHQ Ten-go) rồi gõ đoạn mã #đổi [[tên trang muốn đổi]] là xong, hoặc bạn ấn nút trên thanh sửa đổi cũng hiện ra y như vậy, thân:) --minhhuy*=talk-butions 04:51, ngày 4 tháng 12 năm 2009 (UTC)

:P/s Chúc Prof MK đi học quân sự vui vẻ và giữ gìn sức khoẻ --minhhuy*=talk-butions 05:40, ngày 4 tháng 12 năm 2009 (UTC)

Tấu thỉnh

Vậy thì Mĩ cũng tuyên truyền kinh thật. Tôi đọc SGK thấy "Tấu thỉnh" nói chiếm TQ, châu Á, cả TG mà ko thấy nói Mông Cổ.--Akbar-e-Azam (Thảo luận/bài viết) 05:57, ngày 6 tháng 12 năm 2009 (UTC)

Hôm qua hôm kia MR mới phá nữa đấy.--Akbar-e-Azam (Thảo luận/bài viết) 06:44, ngày 6 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Không biết Casablanca (phim) có thể xếp vào bài chọn lọc trong CTTG2 ko nhỉ, mình thấy bộ phim này cũng nói về WWII mà --minhhuy*=talk-butions 11:28, ngày 6 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Sao Prof MK nghĩ rằng đưa HQĐQNB vào là ko ổn --minhhuy*=talk-butions 11:42, ngày 6 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Nhờ Prof dịch giúp mình đoạn này nhé: The smouldering body of a boy killed by a V-2 rocket attack on the main intersection in Antwerp, Belgium, November 27, 1944, on the main Allied supply line to Holland. The V-2, one of the German Vergeltungswaffen, was the first ballistic missile and first man-made object to achieve sub-orbital spaceflight. Over 3,000 V-2s were launched as military rockets by the Wehrmacht against Allied targets in World War II. --minhhuy*=talk-butions 14:00, ngày 6 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Cảm ơn bạn, cái đó để chào mừng hình chọn lọc số 24 --minhhuy*=talk-butions 14:12, ngày 6 tháng 12 năm 2009 (UTC)

Nhật hoàng

Pro đã xem bản tôi dịch chưa nhỉ, còn sơ khai thôi.--Akbar-e-Azam (Thảo luận/bài viết) 12:58, ngày 6 tháng 12 năm 2009 (UTC)

Chiến thuật phá hoại

(Đồng gửi BQV Ctmt)

Có lẽ mình suốt 35 năm đeo quân hàm trên vai nên có khi nhìn tấhy cái gì nghi nghi đều nghĩ là "địch". Tuy nhiên, đúng như các bạn đã thảo luận và tự tìm ra vấn đề. Trong trang thào luận của Lê Văn Vũ, mình đã nói dến mấy chiến thuật phá hoại. Trong đó có chiến thuật mà các bạn vừa trao đổi. Thực chất, rất ít người ở Việt Nam hiểu rằng vi.wikipedia là trang web tiếng Việt (hạn chế về kiến thức ngoại ngữ, đồng thời cả về văn hóa thế giới luôn). Mình để ý đế điều này ngay từ khi Nguyễn Hữu Dụng bị "rêu rao" là "thùng rỗng kêu to" vào năm 2005-2006 (khi đó mình mới chỉ đọc chứ chưa đăng ký thành viên tham gia). Các nhà lãnh đạo wikipedia đã kêu gọi "hãy giúp chúng tôi bảo vệ nó". Là một thành viên wiki, không lẽ tôi lại bàng quan trước lời kêu gọi đó. Bằng hững kiến thức của mình, tôi có thể góp ý kiến cho các thành viên hiểu được về những cách thức (phi kỹ thuật) mà các vandalistic thực hiện để phá hoại wiki. Khi trao đổi với thành viên Spine tôi có đại ý: không phải ngẫu nhiên mà có dự án. Và Spine đã hiểu điều đó theo đúng các hiểu của tên gọi vật lý của thành viên này (tính quay phải hoặc quay trái của các hạt co bản - elemente). Đơn giản là kho kiến thức này không chỉ đến từ các "nhà hàn lâm" (xét về hình thức pháp lý) mà còn đến từ cộng đồng. Tôi xin lưu ý rằng ngoài các "nhà hàn lâm" chính thức (được cơ quan khoa học có thẩm quyền hoặc uy tín phong) cũng còn có những "nhà hàn lâm bình dân". Tuy nhiên, cho dù là được phong cấp trên bình diện pháp lý hay không được phong cấp thì "tiêu chuẩn bách khoa" hay "tiêu chuẩn hàn lâm" vẫn không đổi. Tính ưu việt của wiki là tìm ra đuợc vô khối "nhà hàn lâm" mà không thực sự chuyên ngành, do đó, khai thác được những kiến thức còn đang ẩn sâu dưới "tảng băng tri thức toàn nhân loại". Tuy nhiên, mặt trái của nó là sẽ đưa vào vô số "ruồi, muỗi", thậm chí là cả những thứ cực đoan mà nhân loại hiện tại không thể chấp nhận. Vì vậy, viẹc phá hoại và chống phá hoại chỉ là chuyện nhỏ nhưng lại có ý nghĩa rất lớn trên wiki. Do đó, cảnh giác với các hành động phá hoại wiki là nghĩa vụ của mỗi thành viên đẻ bảo vệ kho báu chung như lãnh đạo dự án đã kêu gọi: "Hãy giúp chúng tôi bảo vệ nó" và tôi xin bổ sung: "Hãy giúp chúng tôi bảo vệ sự thật khách quan của nó". --Двина-C75MT 13:16, ngày 6 tháng 12 năm 2009 (UTC)--

Thiên hoàng Minh Trị

Ko, mình nói bài ông Minh Trị cơ, còn chúc bạn học quân sự giỏi nhé.--Akbar-e-Azam (Thảo luận/bài viết) 15:04, ngày 6 tháng 12 năm 2009 (UTC)

p/s Báo bạn 1 tin vui là nhờ GV mà rất nhiều bài vua VN được ra đời ở en.wiki, trong đó có mấy bài vào "Bạn có biết".--Akbar-e-Azam (Thảo luận/bài viết) 15:07, ngày 6 tháng 12 năm 2009 (UTC)

Khẩn

Prof MK nên tập hợp những thành viên CTTG2 lại để nâng cấp bài quan trọng và là cơ quan điều hành của cả dự án: Chiến tranh thế giới thứ hai. Bấy lâu nay chúng ta đi hơi xa về các mặt trận khác nhau mà quên đi bài chính thể loại này, bài bị Pq gắn biển cần chú thích và mình cho là rất đúng vì cả bài dài và quan trọng vậy mà chỉ có 6 chú thích! --minhhuy*=talk-butions 14:51, ngày 8 tháng 12 năm 2009 (UTC)

Mình thấy bài này sẽ chỉ có thể nâng cấp sau khi đã hoàn thiện các bài con. Như vậy mới tránh được các mâu thuẫn về số liệu, về sự kiện, về thời gín, về nhân vật và các đoạn bình luận, đánh giá. Cũng như ở Chiến cục năm 1972 tại Việt NamChiến dịch Mùa Xuân 1975, mình chỉ có thể hoàn thiện toàn bộ bài chính sau khi đã xử lý xong tất cả các bài con. --Двина-C75MT 09:04, ngày 10 tháng 12 năm 2009 (UTC)--

Mối tương quan giữa các mặt trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai

Như có lần mình đã có lần trao đổi với Minh Huy và cả Sholokhov nữa, các bài về Mặt trận Xô-Đức từ nguồn en: rất thiếu thông tin do họ không có (hoặc thiếu) tài liệu lịch sử trực tiếp. Hơn nữa, mình cảm thấy người viết cũng không am hiểu về chiến lược, chiến dịch và chiến thuật quân sự (nói chung là kiến thức quân sự) nên có nhiều đoạn nghe "buồn cười", thậm chí, "bàn tán" nhiều hơn "mô tả"; nếu có mô tả thì sự cảm tính chắc chắn là giống như các bài viết tuyên truyền của Liên Xô (tất nhiên theo chiều ngược lại) và nguồn dẫn thì thiếu. Chính vì vậy mà giá trị bách khoa của bài khá hạn chế. Mình đã cố gắng không tham gia vào mặt trận Thái Bình Dương và mặt trận phía Tây (do người Nga không trực tiếp đánh nhau ở đó, trừ chiến dịch Mãn Châu). Tuy nhiên, các "West's warriors" vẫn xông hay sang phía Đông mặc dù chắc chắn là họ không bao giờ đánh nhau cho nước Nga. Không lẽ mình lại nói sổ toẹt với họ rằng:' "Các ông có đổ máu ở đây đâu mà phán???". Pro MK nghĩ sao về việc này ??? Mình cũng gửi cả thảo luận này cho Khov và Minh Huy). --Двина-C75MT 09:05, ngày 10 tháng 12 năm 2009 (UTC)--

Mikhain Cutudốp

Cảm ơn đã nhắc mình, mình sẽ bổ sung và hiệu đính bài này. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:22, ngày 13 tháng 12 năm 2009 (UTC)

Mình còn hâm mộ ông Alếchxăngđrơ Xuvôrốp, cha đẻ của Khoa học chiến thắng nữa. Tiếc là không có tài liệu về ông này, và cũng không có tài liệu về "khoa học chiến thắng" của ông ấy. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:22, ngày 13 tháng 12 năm 2009 (UTC)

Nguồn dẫn cho vũ khí bộ binh

Chính bọn mình cũng tham gia thẩm định cuốn này và nó chỉ dành cho "lưu hành nội bộ" trong các giáo trình quân sự học đường. Theo tiêu chuẩn của wiki thì vẫn được (vì là tài liệu đã công bố). Còn theo luật bảo vệ bí mật quốc gia thì nó có độ mật thấp nhất (lưu hành nội bộ), theo mình thì không có điều nào trong luật bắt bẻ chuyện lưu hình nội bộ. Pro-MK nên xem phần "Tài liệu tham khảo" ở cuối sách để "dẫn theo" các một số tài liệu chính thức đã được công bố (Cuốn Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam) theo kiểu A dẫn từ B, C dẫn từ B cho nên coi như C được dẫn A, cách này có thể bảo đảm chắc chắn hơn. --Двина-C75MT 07:44, ngày 13 tháng 12 năm 2009 (UTC)--

Sách trắng quốc phòng

Mình vừa được biết tin chính thức công bố hôm thứ 5 tuần trước. Đưa vào được. Đây là những thứ đã công bố công khai, giống như sách trắng của Bộ ngoại giao. --Двина-C75MT 09:19, ngày 13 tháng 12 năm 2009 (UTC)--

Phân chia lãnh thổ

Hai bạn bỏ quên mình rồi, hix --minhhuy*=talk-butions 10:34, ngày 13 tháng 12 năm 2009 (UTC)

Nhất trí. --Khốttabít (thảo luận) 15:15, ngày 13 tháng 12 năm 2009 (UTC)

Nhờ

Nhờ bạn Pro MK xem giùm thảo luận này, toàn bộ phần phỏng vấn với bạn Vũ trong Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên và cuối cùng xem xét lại lá phiếu của mình--123.22.144.164 (thảo luận) 15:24, ngày 14 tháng 12 năm 2009 (UTC)

Ảnh WW

Có cờ Anh đấy chứ, Prof nhìn thật kĩ vào ngôi sao viền ngoài sẽ nhận ra, cờ Nhật thì đúng là biệt tích, kì lạ??? --minhhuy*=talk-butions 00:53, ngày 20 tháng 12 năm 2009 (UTC)

 Đồng ý Nhưng mình không xác định được nó nằm ở đâu bên en, và mình đang viết Borneo thế nên tốt nhất là lo cái đó trước --minhhuy*=talk-butions 08:49, ngày 20 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Ý mình là Chiến dịch Borneo (1945) chứ ko phải trong TBD, à mà phần Solomon nằm ở đâu bên en vậy, chẳng lẽ chỉ có một đoạn nhỏ thôi à :) --minhhuy*=talk-butions 08:51, ngày 20 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Midway:OK --minhhuy*=talk-butions 08:55, ngày 20 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Hơi bị khó vì Solomon vẫn chưa viết xong nên mình ko nắm được tình hình chiến sự, nhưng sẽ cố gắng --minhhuy*=talk-butions 09:01, ngày 20 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Rất cảm ơn bạn về những lời chúc tốt đẹp. Chúc bạn có những thành công mới trong môn học quân sự để kỷ niệm "Ngày Quốc phòng toàn dân". Chúng tôi đặt cả niềm hi vọng của mình vào thế hệ các bạn. --Двина-C75MT 00:47, ngày 22 tháng 12 năm 2009 (UTC)--

G. K. Zhukov

Mình sẽ tạm gác lại mấy bài về các trận đánh trong mùa Đông 1941-1942 để sửa bài này. --Двина-C75MT 10:22, ngày 26 tháng 12 năm 2009 (UTC)--

Mình chưa đọc bài Zhukov bên wiki Anh văn. Riêng bài Hồ Chí Minh bên đó, thật ko thể chịu được khi họ thẳng thắn nói Hồ Chí Minh bán đứng cụ Phan Bội Châu!!!--Jalaluddin Muhammad Akbar (Thảo luận) 12:30, ngày 26 tháng 12 năm 2009 (UTC)

Hừm, đúng vậy. Rõ là họ xuyên tạc đấy! Chẳng thấy ghi về công lao to lớn của Hồ Chí Minh đối với đất nước VN. Đã thế, họ còn ghi Hồ Chí Minh được xem gần như "thần thánh", "sùng bái cá nhân" thay vì "Hồ Chí Minh được nhân dân kính yêu" nữa mới quá trớn.--Jalaluddin Muhammad Akbar (Thảo luận) 12:55, ngày 26 tháng 12 năm 2009 (UTC)

Trận Trân Châu Cảng

Dù đã biểu quyết tên chính thức là "Chiến tranh Thế giới thứ hai", nhưng viết "Thế Chiến II" vẫn không sai. Trong đoạn mở đầu đã viết tên theo cách đầy đủ, còn trong nội dung bài thì sử dụng cách viết gọn cho nhanh vẫn hợp lý. Dieu2005 (thảo luận) 10:23, ngày 27 tháng 12 năm 2009 (UTC)

Chúc mừng

Bạn đã kết thúc khóa quân sự chưa, kết quả tốt chứ. Chúc bạn năm mới mạnh khoẻ, học giỏi, thành đạt, gia đình an khang, thịnh vượng, có nhiều sự phát triển mới. --Двина-C75MT 11:13, ngày 31 tháng 12 năm 2009 (UTC)--

P/s: Uhm, thế mà mình quên mất môn đấy, nó gọi là "Sơ cứu chiến thương". Hãy nhận của mình một lời xin lỗi về sơ suất. --Двина-C75MT 04:54, ngày 1 tháng 1 năm 2010 (UTC)--
Chúc tất cả các thành viên dự án CTTG2 như vậy luôn nhé, năm nay dự án ta quá thành công, liên tục được gắn sao :D --minhhuy*=talk-butions 11:56, ngày 31 tháng 12 năm 2009 (UTC)

Chúc Prof MK một năm mới vui vẻ, phát tài như mưa, học ngày càng giỏi. Cảm ơn những lời chúc của Prof!---Meiji-tenno (Thảo luận) 13:35, ngày 31 tháng 12 năm 2009 (UTC)

Hiện mình đang ẩn ẩn, nấp nấp, đợi năm mới sẽ đột nhập vào 1 trong 3 cái này: 1, 23. Nể tình Minh Huy, Trongphu và Prof MK, mình sẽ "chiếm" bản tiếng Việt cái số 2 trước, sau đó là cái số 3.---Meiji-tenno (Thảo luận) 13:42, ngày 31 tháng 12 năm 2009 (UTC)

Mình vừa có cách nghe chỉ trích:

.--DMT (thảo luận) 17:00, ngày 31 tháng 12 năm 2009 (UTC)

Maassi

Đây là 1 con troll! Maassi chống Trung Quốc rất cuồng tín và thiếu logic. Các thành viên khác đều làm việc 1 cách vô tư, viết về Trung Quốc, đều bị anh ta nói là "bán nước, thân Tàu" cả!!! Chuyện là thế!--Meiji-tenno ? 01:04, ngày 2 tháng 1 năm 2010 (UTC)

Georgi Konstantinovich Zhukov

Bài này đã đuợc Upgread, tạm xong. Còn phần thư mục chưa tập hợp hết. Mời bạn xem và cho ý kiến. Rất cảm ơn. --Двина-C75MT 08:34, ngày 3 tháng 1 năm 2010 (UTC)--

Mình có sang bản wiki tiếng Trung để tìm thông tin về viẹc Zhukov làm cố vấn quân sự cho Thống chế Tưởng giới Thạch nhưng không thấy họ nhắc đến việc này. --Двина-C75MT 03:35, ngày 4 tháng 1 năm 2010 (UTC)--

Rồi, thảo nào họ không nhắc đến trong bài trên zh. wiki. Mình không hiểu sao thư viện đơn vị mình lại không mua quyển này mà lại mua quyển 10 đại nguyên soái của Trung Quốc. --Двина-C75MT 05:39, ngày 4 tháng 1 năm 2010 (UTC)--

Uhm, thảo nào trong tiểu sử của ông từ bản en, bản ru đến bản de và bản ze, từ năm 1936 đến 1938 trắng. Người ta chỉ biết ông thoát khỏi sự thanh trừng của Stalin, nhưng thoát thế nào thì không ai nói được. Mình sẽ tìn thêm bản fr xem họ nói gì. --Двина-C75MT 05:46, ngày 4 tháng 1 năm 2010 (UTC)--

Tôi sợ rằng có sự không chuẩn trong sách của Cố Vân Thâm. Trong các tài liệu trên wiki có một người tên là 叶 挺 (Nhuệ Tĩnh), người Quảng Đông, sinh ngày 10 tháng 10 năm năm 1896 (bằng tuổi G. K. Zhukov nhưng khác ngày tháng), có hai đảng tịch (Quốc dân Đảng Trung Quốc và Đảng Cộng sản Liên Xô), từng là cố vấn quân sự của Tưởng Giới Thạch. Ngày 8 tháng 4 năm 1946, ông qua dời trong một tai nạn máy bay cùng với Cựu Tổng thư ký Quốc dân Đảng (Bão Cửu) và Giám đốc trường Đảng của Đảng này (Đặng Pha) ở Vân Nam. Còn người đã tham gia nội chiến ở Tây Ban Nha là Nguyên soái Rodion Malinovsky. Trong các nguyên soái Liên Xô, chỉ có ông này tham gia nội chiến Tây Ban Nha (1936-1938) đến nay được chính người Nga công bố. Việc G.. Zhukov du học tai Đức cũng không thấy tài liệu nào nhắc đến. Có rất nhiều tướng lĩnh và chuyên gia quân sự Liên Xô đã sang thăm Đức trong các phái đoàn ngoại giao, kể cả Vasilevsky, Iakovlev. Song, trong những tướng lĩnh Liên Xô du học Đức chỉ có A. A. Vlasov, M. I. Purkaev và một số người khác nhưng không thấy có G. K. Zhukov. Mình nhờ bạn kiểm tra lại xem Cố Vân Thâm dẫn từ nguồn nào. --Двина-C75MT 07:27, ngày 4 tháng 1 năm 2010 (UTC)--

Guadalcanal

Chiến hạm thì được "hạ thủy" chứ không xuất xưởng.:-) Hy vọng đủ rảnh rỗi để mỗi tuần hạ thủy vài chiếc. Nhân đây muốn nhờ hai việc:

  • Đang kẹt cái "bản mẫu:cite visual" trong bài "Guadalcanal", có thể nhờ bác nào rành lập trình giúp dịch ra tiếng Việt.
  • "Bản mẫu:Chiến tranh thế giới thứ hai" gọi là "Trận Guadalcanal" trong khi tên bài đã được đổi tên thành "Chiến dịch..." vậy khi nào thuận tiện thì sửa giúp luôn nhé. Cám ơn nhiều và chúc năm mới vui vẻ, thành đạt. Dieu2005 (thảo luận) 13:40, ngày 3 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Guadalcanal đã hoàn thành. Mời sửa cho hoàn chỉnh. Nếu "bản mẫu:cite visual" không dịch được thì phải mất công hiệu đính thủ công đấy. Dieu2005 (thảo luận) 14:04, ngày 7 tháng 1 năm 2010 (UTC)

Cuộc tấn công…

Đúng là có ý nói bài đó thiên vị, đây là ý kiến của Thành viên:Kayani - thành viên đã bị cấm vĩnh viễn trên wiki tiếng Việt.--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 15:45, ngày 4 tháng 1 năm 2010 (UTC)

À, Prof xem bài Kutuzov nhé, tôi thấy POV khá nhiều. Tôi đã sửa!--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 15:54, ngày 4 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Đây là lần đầu tiên dự án chúng ta có một thành viên chia tay :( --minhhuy*=talk-butions 01:00, ngày 5 tháng 1 năm 2010 (UTC)

Tiếng

Ừ thì Latinh, nhưng mà chuyển hoá từ Latinh sang Nga (kiểu Alekxandr), ko phải sang Anh kiểu Alexander, hay sang Pháp kiểu Alexandre.--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 10:23, ngày 5 tháng 1 năm 2010 (UTC)

Nhờ tí

Em ới, có biết tiếng Nhật thì giúp anh bổ sung một số thông tin vào infobox của bài Ainori từ JaWi nha. Merci. EsVie trao đổi- -đóng góp 05:14, ngày 7 tháng 1 năm 2010 (UTC).

Mình đang sửa, bạn cứ yên tâm --minhhuy*=talk-butions 10:52, ngày 8 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Mời bạn cho ý kiến tại mục đề cử bài chọn lọc đối với bài Tết.--Павел Корчагин (thảo luận) 17:47, ngày 23 tháng 1 năm 2010 (UTC)

MT và Ti2008

Mục đó đã được dời khỏi tin nhắn, cũng được kết thúc tốt ở mấy dòng cuối đây.--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 05:55, ngày 26 tháng 1 năm 2010 (UTC)

Không hiểu sao đang bị cấm sửa đổi tại wiki. Meiji-tenno cứu với !--Prof MK (thảo luận) 05:58, ngày 26 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Có lẽ một IP động đã bị cấm (trùng với Prof), để mình xin cấp quyền cho bạn thành người miễn cấm IP --minhhuy*=talk-butions 06:26, ngày 26 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Vẫn đang bị cấm. Mong Huy sớm giúp nhé !--Prof MK (thảo luận) 08:29, ngày 26 tháng 1 năm 2010 (UTC)

Bạn thử lại xem sao.--Trungda (thảo luận) 08:39, ngày 26 tháng 1 năm 2010 (UTC)

Bạn thấy được chưa.--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 09:52, ngày 26 tháng 1 năm 2010 (UTC)

Prof MK thi học kì xong rồi à, mình vẫn đang thi. Bạn vừa gặp phải một rắc rối lớn nhỉ. Bongdentoiac (thảo luận) 10:20, ngày 26 tháng 1 năm 2010 (UTC)

Trong thời gian Prof đi, t/v Râu lên phá dăm ba lần đấy.--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 11:24, ngày 26 tháng 1 năm 2010 (UTC)

Tireless Contributor Barnstar
Mình xin tặng Prof MK Huy chương này cho những đóng góp không ngừng vì những đóng góp vô vàn quí giá của bạn cho Wikipedia tiếng Việt trong thời gian qua. Kèm theo lời xin lỗi vì quên hẳn việc tặng bạn ngôi sao này (cách đây vài tháng mình định tặng nhưng quên mất, nay nhờ bongdentoiac nên nhớ). Sẵn chúc mừng trước việc bạn chuẩn bị vượt mốc 5000 --minhhuy*=talk-butions 05:08, ngày 27 tháng 1 năm 2010 (UTC)

Giucốp

Hình Giucốp ở trang Thành viên:Prof MK đã bị xoá, tôi thay hình Giucốp mới được ko?--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 05:09, ngày 27 tháng 1 năm 2010 (UTC)

Hình cũ sao lại xoá vậy nhỉ, đáng lẽ trông nó đẹp hơn --minhhuy*=talk-butions 08:07, ngày 27 tháng 1 năm 2010 (UTC)

Vẫn còn sửa bài Thiên hoàng Minh Trị tiếp.--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 09:40, ngày 27 tháng 1 năm 2010 (UTC)

Florent Malouda

Chào Prof MK! Rất vui khi bạn định nâng cấp một bài khác về bóng đá. Quả thật gần đây tôi bận bịu, không có thời gian tham gia Wiki nên điều bạn nhờ khó mà có thể giúp được. Nhưng bạn không nên quan trọng vấn đề ngôn ngữ của nguồn tham khảo. Mặc dù nếu tham khảo nhiều ngôn ngữ, nhiều nguồn khác nhau sẽ giúp bài tốt hơn, nhưng tôi nghĩ chỉ với tiếng Việt và tiếng Anh, bạn cũng có thể viết một bài chọn lọc với đủ các yếu tố trung lập, thông tin đầy đủ, đa dạng... Cách đây không lâu, thành viên Grenouille vert đã từng viết bài Ozu Yasujirō, một đạo diễn người Nhật, hoàn toàn bằng nguồn tiếng Pháp.

Tôi vừa xem qua thấy gần đây chúng ta hơi thiếu bài viết chọn lọc để đưa lên Trang Chính và các bài không được đa dạng về lĩnh vực. Rất hy vọng bài Florent Malouda sẽ sớm thành công. --Paris (thảo luận) 14:29, ngày 27 tháng 1 năm 2010 (UTC)

Chiến dịch Guadalcanal

Mình đang tiến hành gắn harvnb vào bài, lần trước tuhan dùng sai tham số của siêu mẫu liên kết citeion nên làm harvnb bị hỏng, đã chỉnh lại, nếu Prof MK rảnh thì giúp một tay (nhưng phải thật sự chắc chắc đã đúng tên tác giả, năm (xem thêm tại {{harvnb}}), chỉ cần cách một khoảng trắng thôi là đủ sai rồi)--minhhuy*=talk-butions 15:23, ngày 27 tháng 1 năm 2010 (UTC)

First General Army

Tôi nghĩ là 第1総軍 (phiên âm Hán Việt là "Đệ nhất tổng quân") có thể Việt hóa thành "Tổng quân 1". Quân Nhật còn có 第2総軍 nữa, chắc là Tổng quân 2. --Khốttabít (thảo luận) 13:56, ngày 30 tháng 1 năm 2010 (UTC)

Walter Model

Bài này bên en.wiki rất dài và là bài chon lọc. Bác Prof MK cứ làm tiến hành đi. Tôi sẽ cố gắng tìm giờ rãnh dịch thêm phụ vào. CXKiên (Thảo luận) 02:13, ngày 31 tháng 1 năm 2010 (UTC)

Thảo luận CTTG 2

Chắc Prof nhắn cho anh Levanloc như ghi nhầm chỗ mình, đúng không ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:06, ngày 31 tháng 1 năm 2010 (UTC)

Sách mới

Hôm nay hên quá, mượn được cuốn sách Lịch sử chiến tranh trận Thế Giới Đại chiến lần thứ hai nguyên văn tựa của nó là vậy. Nhà sách Lê Phan SaiGon của Trần Minh Tiết dịch của Tướng Chassin tổng tư lệnh quân Pháp ở Viễn Đông, thậm chí có cả hình ông Tiết đứng kế ông Chassin nữa, xuất bản năm 1952. Không biết cuốn sách của Lê vinh quốc và Huỳnh văn tòng là xuất bản năm mấy vậy Llevanloc (thảo luận) 12:02, ngày 31 tháng 1 năm 2010 (UTC)

Vậy cảm ơn trước !Llevanloc (thảo luận) 13:49, ngày 31 tháng 1 năm 2010 (UTC)

Nóng

Xin Prof MK giữ cái đầu lạnh. Tôi ko muốn wiki bị nóng lên như cái hồi Đại học, hay IP kiện tôi và MT nữa. Bạn nên nói chuyện bình tĩnh! Thế nhé!--Matsehito (Thảo luận, đóng góp) 11:09, ngày 1 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Tôi đồng ý là phải tự hào, nhưng hãy tự hào vì những thứ có thật, đừng nên tự hào vì những thứ ảo tưởng. Chỉ có con mắt thực tế và chủ nghĩa dân tộc lành mạnh mới có thế giúp dân tộc trở nên hùng mạnh được thôi. Thời bây giờ là của sức mạnh mềm, không phải là thời cướp bóc và mạnh hiếp yếu như ngày xưa. Abcvn123 (thảo luận) 11:12, ngày 1 tháng 2 năm 2010 (UTC)

123.20.5.225 (thảo luận) 11:19, ngày 1 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Xin bạn đừng tôi là hạ thấp dân tộc. Những điều tôi nói là hoàn toàn có thật, những người đó họ sống chui lũi trong rừng bên Pháp, còn tự đốt cả hộ chiếu của mình để người ta không biết là từ nước nào mà trả về. Còn đi làm thuê bên Malay, Thái Lan. Đi làm thuê bên Hàn bị đánh đập, cô dâu bị giết...Tôi không phải là không tự hào tuy nhiên để giúp đất nước bạn phải nhìn vào những thứ xấu để từ đó mà biết cách sửa chữa giống như biết đúng triệu chứng mới kê toa thuốc đúng được. Riêng tôi thấy bạn cần phải lịch sự hơn nữa. Đừng làm những điều quá cao xa. Hãy làm những điều nhỏ nhặt mà cần thiết bạn à. Còn chủ nghĩa dân tộc cực đoan không những không giúp được dân tộc mà còn làm hại dân tộc. Nếu bạn muốn biết lý do tại sao tôi với bạn có thể trao đổi vấn đề này một cách nghiêm túc và lịch sự. Abcvn123 (thảo luận) 11:54, ngày 1 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Bạn nên phân biệt chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chủ nghĩa dân tộc lành mạnh. Thế kỷ 19 là thế kỷ của người Anh. Thế kỷ 20 là thế kỷ của người Mỹ. Thế kỷ 21 có phải là thế kỷ của người Trung Quốc hay không thì chưa biết, chỉ đến cuối thế 21 mới biết được. Tuy nhiên mỗi thời điểm thì có một giá trị mới lên ngôi. Ta không thể trông chờ vào giá trị cũ. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan là một giá trị cũ, điều mà đã không đem lại thắng lợi tuyệt đối cho người Nhật nửa đầu thế kỷ 20. Điều mang lại một nước Nhật phồn thịnh và giàu có nửa sau thế kỷ 20 là một giá trị khác :) Abcvn123 (thảo luận) 13:37, ngày 1 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Các nước tham chiến

Mình mới làm xong cái này, Prof xem bổ sung nhé:

--minhhuy*=talk-butions 12:58, ngày 1 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Tuyệt đấy, nhưng mình thấy hình như Thụy Điển không tham gia khối Trục, chỉ có bán nguyên liệu cho Đức thôi. Họ và Thụy sĩ là hai nước trung lập trên lục địa Châu Âu không tham gia phe nào trong Chiến tranh thế giới thứ hai. --Двина-C75MT 13:11, ngày 1 tháng 2 năm 2010 (UTC)--

Chủ nghĩa dân tộc cực đoan?

Tôi đã hiểu tại sao các bạn lại tranh cãi: các bạn ko hiểu nhau và mỗi bạn hiểu chủ nghĩa dân tộc cực đoan theo ý khác. Đó là chuyện thường. những người ko hiểu nhau mới cãi đi cãi lại.--Matsehito (Thảo luận, đóng góp) 14:45, ngày 1 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Two pounder

Bạn cân nhắc xem: dịch nó ra thành "pháo 2 pound" và để nguyên tiếng Anh "pháo two pounder", cách nào đem lại sự thoải mái dễ hiểu cho người đọc ? Nhìn lại, chúng ta có thể là những người đầu tiên đụng chạm đến vấn đề này trong tiếng Việt, mà không phải là những người am hiểu chuyên môn, làm sao "sáng tạo" ra được ? Dieu2005 (thảo luận) 01:22, ngày 2 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Machine gun

Có thể dịch nôm na: súng máy với bộ ngắt đặt bên trái thân. Còn "thân" gì thì phải căn cứ theo ngữ cảnh của câu. Dieu2005 (thảo luận) 01:22, ngày 2 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Chen trên chút: Nhưng Thụy Điển đây mà? --minhhuy*=talk-butions 05:13, ngày 2 tháng 2 năm 2010 (UTC)

CTTG2 CD

Bây giờ lại gặp rắc rối, mục đáng lẽ dành cho các trận đánh của chủ đề mình bây giờ bị thế vào bài viết kỳ này (GA bên en và A bên mình), sao đây? --minhhuy*=talk-butions 07:18, ngày 2 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Re

Sorry hiện giờ mình không có trong tay tác phẩm Đất Vỡ hoang. Thành thật xin lỗi. Prof thử hỏi Minh Tâm xem sao ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:06, ngày 2 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Tết

Về bài Tết mình đã thêm 1 số chú thích, giáo sư MK xem lại giúp nhé.:D--Павел Корчагин (thảo luận) 05:27, ngày 3 tháng 2 năm 2010 (UTC)

MK hoặc là Minh Huy sửa đổi theo {{chú thích web}} giúp mình, vì mình quen chú thích kiểu cũ mất rồi:(. Mong 2 bạn giúp tí.--Павел Корчагин (thảo luận) 05:48, ngày 3 tháng 2 năm 2010 (UTC)

MK giúp chú thích web nhé, mình kém về vụ này. Về cây nêu tại đây có thông tin cao 5-6 m ( tuy mình nghi thanh niên cop của mình, nhưng dù sao trang này họ cũng phải kiểm chứng thông tin này rồi nên mình cho là được) (chạy sang chú thích 10).--Павел Корчагин (thảo luận) 15:28, ngày 3 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Dự án

Mình dự định sẽ nâng cấp toàn bộ hệ thống dự án của chúng ta. Làm thành từng tab trên cùng (kiểu như Chủ đề:Nhật Bản), Prof có góp ý gì về nội dung từng tab không? --minhhuy*=talk-butions 05:29, ngày 3 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Prof lạc đề mất rồi, mình đang nói về Dự án cttg2 mà?? --minhhuy*=talk-butions 05:36, ngày 3 tháng 2 năm 2010 (UTC)
Cũng chưa biết nữa, chờ vậy :) --minhhuy*=talk-butions 05:47, ngày 3 tháng 2 năm 2010 (UTC)
Mới thêm một tab vào chủ đề, toàn bản đồ thôi :) --minhhuy*=talk-butions 14:14, ngày 3 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Re

Dự án sống hay chết thật không quan trọng mấy. Ví dụ Paris và GV chẳng thuộc dự án nào mà làm bằng cả trăm người khác. Còn về World Cup mình đã triển khai từ gần tháng này. Bài chính World Cup đã được viết lại. Bài về các đội tuyển quốc gia cũng đang được nâng cấp. Vừa làm xong Đội tuyển bóng đá quốc gia Nam Phi, đang làm Pháp. Nếu em thích có thể làm cùng cho vui. Dung005 (thảo luận) 15:24, ngày 4 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Chúng ta ít người nên phải làm cách khôn. Cầu thủ nhiều và cần updates liên tục chúng ta không đủ sức. Chỉ làm một số bài của các ngôi sao. Sau đó vì chúng ta ít người nên phải đặt vào vị trí độc giả họ cần gì để tạm thời viết những cái cần thiết nhất. Thông tin về các đội tuyển chắc chắn là cần. Bài về nước Nam Phi đã khá tốt. Nếu bảo thành viên nào hoàn thiện nó thành bài chọn lọc thì càng tốt. Sau đó là về các sân vận động thì cũng chẳng cần thiết lắm. Các bài liên quan (Vòng loại v.v anh có kinh nghiệm sẽ làm nhanh được). Nếu em không thể viết bài về các đội tuyển thì nên tập trung về các huyền thoại World Cup cũ (Vua phá lưới, cầu thủ xuất sắc nhất, dịch bài World Cup Awards rồi phủ xanh nó) ít fải updates mà cần thiết và khôn hơn. Dung005 (thảo luận) 00:58, ngày 5 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Để giữ liên lạc với dự án em nên past cái này vào trang thành viên. Nó là một dạng bài cần được viết nhất của Dự án bóng đá. Dung005 (thảo luận) 22:21, ngày 5 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Việt Minh

Những người viết bài này hoàn toàn bị nhầm lẫn giữa ba tổ chức. Năm 1936, Hồ Học Lãm chủ xướng thành lập Việt Nam Cách mạng đồng minh hội. Đến năm 1945, tổ chức này do Vũ Hồng Khanh đứng đầu, thường được gọi tắt và "Việt Cách", theo quân Trung Hoa Dân Quốc về Việt Nam sau ngày 2 tháng 9 năm 1945. Một bộ phận của Việt Nam Quốc dân Đảng hoạt động ở nước ngoài do Nguyễn Hải Thần đứng đầu được gọi tắt là "Việt Quốc" và cũng theo quân Trung Hoa Dân Quốc về Việt Nam sau ngày 2 tháng 9 năm 1945. Còn tổ chức mà Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông lập ra ở trong nuớc ngày 19 tháng 5 năm 1941 có tên là Việt Nam Độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh. Do đó, phải sửa lại các đoạn viết về tổ chức của Hồ Học Lãm. Nếu có bài Việt Cách thì chuyển sang đó. --Двина-C75MT 04:43, ngày 7 tháng 2 năm 2010 (UTC)--

Mình có việc gấp phải đi ngay, tối về sẽ xem lại và bổ sung nguồn. --Двина-C75MT 05:16, ngày 7 tháng 2 năm 2010 (UTC)--

Chiến dịch Mãn Châu Lí

Cám ơn Prof MK bổ sung nguồn, tôi đang chờ. Ngoài ra, chắc các bạn cũng thấy tôi đặt rất nhiều {{fact}} vào.--Matsehito (Thảo luận, đóng góp) 13:54, ngày 8 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Việc Saidclub qua mặt các thành viên cũng tại mình một phần, đã bảo sẽ tạo mục riêng đề cử nội bộ nhưng đến giờ vẩn chưa thấy tăm hơi. Mình đang tạo khuôn, hi vọng đến 30 sẽ xong :D --minhhuy*=talk-butions 15:06, ngày 8 tháng 2 năm 2010 (UTC)
OK!:D --Двина-C75MT 15:30, ngày 8 tháng 2 năm 2010 (UTC)--

Bài chiến dịch Uranus

Tôi vừa dịch xong bài chiến dịch sao Thiên Vương từ en.wiki, đây là bài đầu tôi đóng góp cho dự án WW2 từ gợi ý của Trần Nguyễn Minh Huy. Mời bạn qua xem và góp ý hiệu đính với. Cám ơn!Vietbook (thảo luận) 16:28, ngày 8 tháng 2 năm 2010 (UTC)

--minhhuy*=talk-butions 10:25, ngày 9 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Giáo hoàng Piô XII

Bài này do Hoangvantoanajc khởi tạo, mình vừa bổ sung. Prof MK có đồng ý xem đây là 1 bài của dự án Chiến tranh thế giới thứ hai ko? Giáo hoàng Piô XII ko tham chiến, nhưng vai trò của ông trong cuộc chiến được thể hiện rõ rệt. Khi được mình hỏi, bác MT đã trả lời:

Prof MK thấy sao?--Matsehito (Thảo luận, đóng góp) 10:22, ngày 10 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Ok!--Matsehito (Thảo luận, đóng góp) 10:34, ngày 10 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Trận Đông Solomon

Có thể dịch là: Nước tràn vào (tôi đoán là sau khi bị thủng do bom hay ngư lôi, đúng không ?) làm chiếc Enterprise bị nghiêng nhẹ, nhưng không ảnh hưởng lớn đến cấu trúc thân tàu.

P.S. Câu hỏi hôm trước không biết dịch làm sao cả. Hỏi Bác MT xem bên quân đội từng dịch từ này chưa ? Dieu2005 (thảo luận) 01:19, ngày 11 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Thiên hoàng Chiêu Hòa

Đây là 1 nhân vật khá quan trọng của phe Trục trong Chiến tranh thế giới thứ hai, và cũng là 1 nhân vật lịch sử mà mình yêu thích. Mình muốn upgread bài này càng sớm càng tốt, rất mong được Prof MK, Trần Nguyễn Minh Huy và Llevanloc giúp đỡ. Cảm ơn trước!--Matsehito (Thảo luận, đóng góp) 10:28, ngày 11 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Joint Army-Navy Assessment Committee

Tên cơ quan này có thể dịch thoát là "Ủy ban đánh giá liên quân Hải - Lục" (Tiếng Anh viết tắt: JANAC), có chức năng của cơ quan tham mưu, chuyên tổng hợp, đánh giá tình hình thiệt hại. --Двина-C75MT 10:31, ngày 11 tháng 2 năm 2010 (UTC)--

Mình có lời nhắn về Chiêu Hòa Thiên hoàng Hirohito phía trên, mong Prof MK sớm đọc. Thân!--Matsehito (Thảo luận, đóng góp) 10:33, ngày 11 tháng 2 năm 2010 (UTC)

TBD

Mình thí thấy bài đầy rẫy fact ở infobox, mà phần mở đầu quá ngắn. Không biết có ai biết tiếng Ba Lan không, bên đó người ta viết khúc đó dài lắm --minhhuy*=talk-butions 14:36, ngày 11 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Mình đã tìm được nguồn cho infobox, sáng mai viết :) --minhhuy*=talk-butions 14:44, ngày 11 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Riêng tiếng Ba Lan thì mình ko biết 1 chữ bẻ đôi. Hic!--Matsehito (Thảo luận, đóng góp) 14:45, ngày 11 tháng 2 năm 2010 (UTC)

SOS

Mời chủ dự án cho ý kiến về Chiến tranh Tiếp diễnChiến dịch phòng ngự hồ Balaton, không thể tin nổi! Xem ra dự án ta chưa có hình phạt nào dành cho những trường hợp như vầy --minhhuy*=talk-butions 04:06, ngày 12 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Nhờ Prof dịch giùm câu In a campaign of attrition fought on land, on sea, and in the air, the Allies wore the Japanese down, inflicting irreplaceable losses on Japanese military assets. Cảm ơn trước --minhhuy*=talk-butions 09:27, ngày 12 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Happy New Year!

Năm mới, mình xin gửi đến Prof MK và gia đình lời chúc tốt đẹp nhất. Happy New Year!--Matsehito (Thảo luận, đóng góp) 10:50, ngày 12 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Cũng chúc mừng năm mới đến bạn và gia đình bạn. Tình cờ đọc trang cá nhân Pro MK, thấy "ơn ớn", tuy vậy bạn không trốn được ý kiến cuối cùng cho bài Chiến dịch Sao Thiên Vương, không viện cớ bận bịu được (Minh Tâm cũng bận nhưng đang cố hiệu đính toàn diện bài đấy).Vietbook (thảo luận) 13:54, ngày 12 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Mình cũng xin chúc năm mới bạn. Ngại quá, chẳng biết chúc gì. Cảm ơn vì đã nhớ đến mình. Bongdentoiac (thảo luận) 15:44, ngày 13 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Cảm ơn. Tôi cũng năm mới chúc bạn nhiều may mắn Llevanloc (thảo luận) 16:29, ngày 13 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Cảm ơn bạn, xin gửi bạn một ít pháo hoa vào dịp tết. conbo trả lời 18:00, ngày 13 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Pháo hoa gửi Prof MK
Chúc bạn năm mới nhận nhiều quà

Áo

Mình dự định sẽ sửa lại bài đế quốc Áo-Hung, chắc phải sau bài Thiên hoàng Chiêu Hòa quá, Prof MK thấy thế nào? p/s Mình thấy đế quốc này về quân sự ko hơn gì các đế quốc Đức, Nga,... song 1 trong những cái mà mình thích nhất của đế quốc Áo-Hung là âm nhạc, vì cũng là 1 fan của nhạc sĩ Johann Strauss II đấy.--Matsehito (Thảo luận, đóng góp) 14:07, ngày 12 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Chỉ sợ lúc đó Prof MK phải rời Dự án 1 thời gian ngắn thôi, vì đế quốc này cũng nhiều chuyện để nói.--Matsehito (Thảo luận, đóng góp) 14:25, ngày 12 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Bài chọn lọc

Bài Tết hiện vẫn còn một ý kiến chưa đồng ý. Cá nhân tôi cũng thấy bài này còn rất nhiều điểm cần sủa đổi, ví dụ mục Tín ngưỡng ngày tết vẫn ở dạng liệt kê thông tin; mục Thi ca cũng không tốt, mới chỉ nêu được một vài bài thơ, trong khi đúng ra phải có mục Tết trong nghệ thuật mới đầy đủ; mục Xem thêm không cần thiết, nên thay bằng một bản mẫu phía dưới giúp người đọc tới các bài liên quan; Liên kết ngoài mắc lỗi "sưu tập liên kết"... Và có thể còn nhiều lỗi khác tôi chưa nhìn ra vì chưa có thời gian đọc kỹ bài.

Đây là một bài viết quan trọng, tôi nghĩ chúng ta nên khó tính hơn khi đánh giá. Dường như một vài ý kiến ở trang đề cử có vẻ ngược lại, mọi người muốn có một bài chào mừng năm mới. Bài này đã từng lên Trang Chính một lần vào đầu năm 2006, cũng dịp Tết, sau đó bị đề nghị rút sao. Nếu hiện nay chúng ta dễ dãi thì điều ấy có thể sẽ lập lại một lần nữa.--Paris (thảo luận) 17:19, ngày 12 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Góp ý

Từ nay trở đi nên để tên người Nhật theo nguyên tắc họ trước, tên sau. Ví dụ Yamamoto Isoroku thay vì Isoroku Yamamoto. Như thế khi đề sử chọn lọc sẽ bớt lượng đá ném. Nghỉ Tết chưa ? Dieu2005 (thảo luận) 02:10, ngày 13 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Dịch

Ở đây: Thành viên:Trần Nguyễn Minh Huy/Sandbox3--minhhuy*=talk-butions 02:36, ngày 13 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Otozo Yamada

Cảm ơn bạn đã sửa sai cho bài này. Lần sau tôi sẽ dịch tốt hơn.--Đinh Phương Mai (thảo luận) 09:52, ngày 13 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Cảm ơn bạn, năm mới vui vẻ nhé (mình thì vui mỗi 90%, phần còn lại đổ vào cái này) :D --minhhuy*=talk-butions 14:33, ngày 13 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Chúc mừng năm mới!

Chúc Prof MK năm mới có thêm nhiều may mắn và thành công trong cuộc sống cũng như tại wikipedia!--Trungda (thảo luận) 17:58, ngày 13 tháng 2 năm 2010 (UTC)

One from me as well. Have a great Tết! CXKiên (Thảo luận) 08:47, ngày 14 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Cảm ơn bạn, chúc bạn và gia đình an khang thịch vượng, năm mới với nhiều niềm vui mới:) Eternal Dragon (thảo luận) 07:01, ngày 15 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Cám ơn, chúc Prof MK vui vẻ và sức khỏe. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 08:41, ngày 15 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Nhờ

Nhờ Prof MK dịch giúp câu này: He was also noted for his immense physical strength, though the large boil on the left side of his nose caused him to be severely mocked by his contemporaries, hence why he always sat for photographs and portraits with the right side of his face most prominent. Chỉ đoạn im đậm mình ko hiểu, phần lớn câu mình đã dịch được.--Matsehito (Thảo luận, đóng góp) 02:37, ngày 14 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Cám ơn Prof MK. Sa hoàng Alekxandr III rất mạnh khỏe, nhưng lại có cái nhọt ở bên trái mũi.--Matsehito (Thảo luận, đóng góp) 02:52, ngày 14 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Mình muốn mời bạn tham gia bỏ phiếu xoá ở mấy bài cầu thủ bóng đá Việt Nam. Đó thực sự là những nhân vật không nổi bật, chẳng có lí gì tồn tại trên wiki. Nhưng có lẽ cái chiến dịch Afghanistan và Tết đã làm cho mọi người không chú ý. Chẳng mấy ai quan tâm bỏ phiếu cho trang biểu quyết xoá cả. Thấy bạn nói mình chuyên bỏ phiếu cho trang Biểu quyết xoá bài nên mình mời vậy thôi. Bongdentoiac (thảo luận) 07:49, ngày 14 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Cầu thủ phải có thành tích gì đó nổi bật thì nổi bật thôi. Những cầu thủ đá dự bị ngay cả ở những CLB bình thường của Việt Nam tất nhiên không thể nổi bật. Điều đó mình cũng đã nói. Ngoại trừ loạt bài về các cầu thủ Đồng Tháp, 2 bài Danh Hoàng Tuấn và Trương Văn Hải đều có thể xoá vì treo biển quá 7 ngày. Mình đã đóng biểu quyết rồi. Biểu quyết xoá gần chục bài chắc hẳn không dễ bỏ phiếu. Mình biết điều đó nên mới đi mời như thế này. Bongdentoiac (thảo luận) 08:13, ngày 14 tháng 2 năm 2010 (UTC)
Mình đã theo dõi Vleague 5, 6 năm nay. Danh Hoàng Tuấn cùng lắm chỉ bắt chính cho Khánh Hoà 2, 3 mùa chứ mấy. Hơn nữa cũng không phải thuộc top xuất sắc nhất giải. Nếu những người như thế mà nổi bật thì riêng Việt Nam cũng phải có cả trăm. Mà như mình đã nói, bóng đá đâu phải nghề cao quý. Chẳng nhẽ ai chơi bóng cứ có chút tài là đã được vào wiki. Lắm giáo sư, tiến sĩ còn bị rụng nữa là. Bongdentoiac (thảo luận) 08:20, ngày 14 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Thử

Mình đã nâng cấp lại, giờ có chuyện nhờ Prof, nếu thành công sẽ rất hữu ích sau này:

  1. Bạn chép
importScript('User:Trần Nguyễn Minh Huy/refToolbar.js');

vào trang monobook.js của bạn (đừng lo nếu nó chưa có)

  1. Sau đó xoá bộ nhớ theo hướng dẫn ở đầu trang đó.
  2. Nhấn sửa đổi đại một trang nào đó, khi đó bạn sẽ thấy xuất hiện một nút sửa đổi kì lạ: , ấn vào đó và thực hiện những tính năng mới.
  3. Nếu có bất cứ lỗi gì xin bạn thông báo với mình, đây là tính năng thử nghiệm và chưa việt hoá, cảm ơn bạn --minhhuy*=talk-butions 09:28, ngày 15 tháng 2 năm 2010 (UTC)
Nó vẫn chưa được viết xong, sai nhiều chỗ nhưng cơ bản có thể tiết kiệm thời gian hơn (tự động làm ref name nếu muốn). Sau này khi đã hoàn thiện mình sẽ xin BQV đưa luôn vào thanh sửa đổi, đỡ mất công tạo monobook.js :D --minhhuy*=talk-butions 10:53, ngày 15 tháng 2 năm 2010 (UTC)
Có thấy gì đâu: File:KPC.jpg?--minhhuy*=talk-butions 12:08, ngày 15 tháng 2 năm 2010 (UTC)
Đã tải, nhờ Prof MK nói với người đó gấp rút đưa hình vào bài --minhhuy*=talk-butions 06:39, ngày 16 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Cảm ơn

Cảm ơn em vì mọi thứ, đồng thời chúc em cùng gia đình luôn vui khỏe trẻ + năng động.

Hôm bữa em có đi coi Tuổi hồng không, trong trường mình mới có một ông thầy Hóa mới, trẻ măng như đứa hs lớp 10 vậy. Khi ổng lên sân khấu hát, ở dưới vỗ tay rần rần còn đáng sợ hơn khi Lê Tú hát nữa. EsVie trao đổi- -đóng góp 07:38, ngày 18 tháng 2 năm 2010 (UTC).

Sửa đổi từ 2006 tới giờ

Hình dưới mô tả sửa đổi của Prof từ khi bạn tạo tài khoản tới giờ --minhhuy*=talk-butions 14:12, ngày 18 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Nói về chiến dịch Krym

Prof MK oi, làm ơn sửa từ chiến dịch Krym thành Chiến dịch Krym-Sevastopol (1941-1942)

-Sonicfan 08:49, ngày 20 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Nói về mặt trận Xô - Đức (1942 ) và Chiến dịch Wisla

Prof MK oi, làm ơn sửa từ mặt trận Xô - Đức (1942 ) mà xem bài Chiến tranh Xô - Đức

-Sonicfan Tam 09:07, ngày 20 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Prof MK oi, làm ơn sửa từ Chiến dịch Wisla thành Chiến dịch Wisla-Oder

Rốt cuộc Sá xị muốn trưởng dự án làm gì? Chả hiểu --minhhuy*=talk-butions 09:27, ngày 20 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Sao ko tới dạy em học thêm?

Kim Possible,Cory in the house

Đã xóa xong

Barnstar

Ngôi sao phấn đấu
Thực ra tặng sao chỉ là cái cớ để tôi cảm ơn Prof MK vì sự tiến bộ không ngừng của bạn, so sánh những bài viết thời kỳ đầu tiên của bạn so với bây giờ quả thực là một trời một vực (trước kia chất lượng dịch cũng không tồi, mỗi tội... chẳng bao giờ chịu cho dẫn chứng vào bài:)). Chỉ hy vọng là ở Wikipedia ai cũng có được tinh thần cầu tiến như Prof MK. Chúc Prof MK viết được nhiều bài có chất lượng tốt hơn nữa! Chubeo (thảo luận) 03:22, ngày 21 tháng 2 năm 2010 (UTC)
Thực ra hồi đó mọi người không nhắc Prof MK cũng vì những bài đó không gây nhiều tranh cãi vả lại chất lượng bài do bạn thực hiện cũng không có vấn đề gì, chứ Prof MK thử "rờ" vào mấy bài nóng như Chiến tranh Việt Nam xem :). Tôi nghĩ bạn cũng không nên áy náy về chuyện phải sửa lại bài cũ, có thời gian thì làm còn không cũng không sao vì bài bạn viết có vấn đề gì đâu. Chúc Prof MK đóng góp được thật nhiều cho Wikipedia. Chubeo (thảo luận) 12:14, ngày 21 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Đại Trùng tu hoàn tất!

Bài Thiên hoàng Minh Trị đã hoàn toàn được nâng cấp!--Đại Minh Trị (Thảo luận, đóng góp) 05:52, ngày 21 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Lovebus

Sao cũng được, tùy em, vì khúc đó không phải anh viết mà do một số bạn bên ngoài Wikipedia viết thêm. Đọc thì thấy kì kì, nên anh áp cái {{Wikify}} vào. EsVie trao đổi- -đóng góp 09:32, ngày 24 tháng 2 năm 2010 (UTC).

Ôi giào, nói chi dự án truyền hình cho to tát. Có vài thành viên thôi, và những người đóng góp rất tích cực nhưng không thích ghi tên vào. Phần còn lại là bên ngoài Wiki. Cái mục đó do người bên ngoài viết đó. EsVie trao đổi- -đóng góp 09:45, ngày 24 tháng 2 năm 2010 (UTC).

wikify

Chào bạn, tôi thấy bạn là người nhiệt tình có nhiều đóng góp cho wiki tiếng Việt, nếu có thể mời bạn vào mục Thể loại:Những bài cần được wiki hóa chọn ra những bài nằm trong khả năng của mình. Bạn hãy giúp nâng cao chất lượng của wiki chúng ta bằng cách sửa đổi những bài đó, để cho tấm biển wikify không còn tồn tại nữa. Chúc vui vẻ.--DMT (thảo luận) 15:32, ngày 26 tháng 2 năm 2010 (UTC)

Quay lại trang của thành viên “Prof MK/Lưu 3”.