Thủy điện Đại Ninh

Thủy điện Đại Ninh trên bản đồ Việt Nam
Thủy điện Đại Ninh
Thủy điện Đại Ninh
Thủy điện Đại Ninh (Việt Nam)

Thủy điện Đại Ninhthủy điện có hồ nước trên sông Đa Nhim ở xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng, và nhà máy điện tại xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam [1].

Hồ Đại Ninh

Thủy điện Đại Ninh có công suất lắp máy 300 MW với 2 tổ máy, khởi công tháng 5/2003, hoàn thành tháng 3/2008.[1]

Thủy điện Đại Ninh chuyển nước từ sông Đa Nhim thuộc lưu vực sông Đồng Nai sang lưu vực sông Lũy, nên tạo được cột nước cao phát nhiều điện, và thực hiện cấp nước cho tỉnh Bình Thuận [2].

Công trình được xây dựng bằng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản. Công ty thủy điện Đại Ninh có trụ sở tại xã Ninh Gia, Đức Trọng, đảm trách quản lý công trình [3].

Tên thủy điện đặt theo tên thôn Đại Ninh thuộc xã Ninh Gia, nơi có cầu Đại Ninh trên quốc lộ 20 bắc qua sông Đa Nhim.

Xây dựng

Thủy điện Đại Ninh thuộc hệ thống bậc thang thủy điện của sông Đồng Nai. Đây là dự án thủy điện có cột nước cao, với cột nước thiết kế là 627 m (lớn nhất là 670 m và nhỏ nhất 603 m).

Hồ chứa được hình thành bởi 2 đập chính Đa Nhim và Đa Queyon 11°38′28″B 108°18′59″Đ / 11,640987°B 108,316423°Đ / 11.640987; 108.316423 (đập Đa Queyon), 4 đập phụ, một đập tràn vận hành, một đập tràn sự cố và một kênh nối thông giữa hai hồ chứa Đa Nhim và hồ chứa Đa Queyon. Tổng dung tích hồ chứa là 319,77 triệu m³. Nước từ hồ chứa được dẫn qua đường hầm áp lực dài 11,2 Km xuyên qua lòng núi và một đường ống áp lực bằng thép dài 1,818 km tới nhà máy phát điện 11°28′47″B 108°21′23″Đ / 11,479833°B 108,356497°Đ / 11.479833; 108.356497 (nhà máy điện Đại Ninh).

Lưu lượng nước thiết kế qua nhà máy là 55,4 m³/giây cấp cho hai tổ máy phát điện với tổng công suất lắp đặt là 300 MW, mỗi tổ máy là 150 MW [2][4].

Cho đến cuối năm 2016 thì đường hầm Thủy điện Đại Ninh dài 11,2 Km là "Đường hầm dẫn nước thủy điện dài nhất Việt Nam". Từ cuối 2016 đường hầm Thủy điện Thượng Kon Tum dài 20 km chiếm giữ kỷ lục Việt Nam này.

Công trình liên quan

Nước xả từ nhà máy ra suối Matin được cấp tiếp cho Thủy điện Bắc Bình 11°26′58″B 108°19′53″Đ / 11,449446°B 108,33125°Đ / 11.449446; 108.331250 (Thủy điện Bắc Bình), đặt tại địa phận hai xã Phan SơnPhan Lâm, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam [5]. Từ đó nước chảy ra sông Ta Mai (sông Ða Ka Chu) tới sông Lũy [6].

Tham khảo

Liên kết ngoài