Võ Văn Hoan

Võ Văn Hoan (sinh năm 1965)[a], là một công chức, chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện giữ chức vụ Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Ông từng là Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2015-2019), Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh.

Võ Văn Hoan
Chức vụ
Nhiệm kỳngày 11 tháng 5 năm 2019 – nay
4 năm, 350 ngày
Tiền nhiệmLê Văn Khoa
Kế nhiệmđương nhiệm
Nhiệm kỳ13 tháng 11 năm 2015 – 30 tháng 08 năm 2019
3 năm, 179 ngày
Tiền nhiệmVõ Văn Luận[1]
Kế nhiệmHà Phước Thắng
Vị tríThành phố Hồ Chí Minh
Nhiệm kỳ2 tháng 11 năm 2010 – 13 tháng 11 năm 2015
Vị tríThành phố Hồ Chí Minh
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin chung
Sinhngày 28 tháng 01 năm 1965 (58–59 tuổi)
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
ChaNguyễn Thanh
MẹĐoàn Thị Thu[2]
Học vấn
  • Cử nhân Kinh tế
  • Cử nhân Luật
  • Thạc sĩ Hành chính công
Quê quánĐức Thạnh, Mộ Đức, Quảng Ngãi

Từ ngày 01 tháng 9 năm 2019 đến ngày 22 tháng 12 năm 2020, ông Hoan đã phụ trách mảng Đô thị - Dự án hạ tầng của Thành phố Hồ Chí Minh.[4][5][6]

Xuất thân và giáo dục

Ông Hoan sinh năm 1965,[7] quê quán ở xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.[8]

Ông Hoan đã từng bị nghi ngờ là con của lính phục vụ trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, nhưng sau này đã được các mẹ nuôi là bà Năm Bội và bà Võ Thị Thâm (Năm Châm) giải thích lại là “Cha mẹ con là người của cách mạng, nhưng vì để an toàn cho con khi gia đình sống giữa vòng vây của kẻ thù thì đường dây cơ sở nhận nuôi phải tung tin là con của lính 'ngụy'." Bé Đông (ông Hoan) phải xa mẹ từ lúc một tuổi rưỡi.[9] Sau khi chính thức được cải chính về nguồn gốc lý lịch vào năm 2011, ông Hoan bắt đầu thăng tiến trong sự nghiệp và sau 8 năm, đến năm 2019 ông Hoan đã lên được chức Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.

Ông Hoan có bằng Cử nhân Kinh tế, Cử nhân Luật, Thạc sĩ Hành chính công, Cao cấp lí luận chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.[8]

Sự nghiệp

Ông Hoan là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông Hoan từng là Cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, từng giữ chức Trưởng Ban Tổ chức Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh những năm thập niên 1990.[10]

Ngày 02 tháng 11 năm 2010, ông Hoan là Trưởng phòng Tổng hợp - Kế hoạch thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi được cải chính lý lịch, được Ủy ban nhân dân Thành phố bổ nhiệm chức vụ Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Trước khi Đại hội Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở Thành phố Hồ Chí Minh khóa 10 nhiệm kỳ 2015-2020 diễn ra, ông Hoan được điều động về làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh.[11]

Ngày 25 tháng 8 năm 2015, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh quyết định điều động ông Hoan thôi giữ chức Phó Bí thư Quận ủy Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2015-2020, thôi giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 6, thôi tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ quận 6 để chuẩn bị giữ chức vụ mới.[12][13]

Sau đó, ông Hoan trúng cử Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh khóa 10 (họp từ ngày 13 đến ngày 17 tháng 10 năm 2015).[14]

Ngày 13 tháng 11 năm 2015, ông Hoan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân bổ nhiệm giữ chức vụ Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thời hạn 5 năm.[15]

Ngày 11 tháng 5 năm 2019, tại kỳ họp thứ 14 (kỳ họp bất thường) của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khoá 9, ông Hoan (Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)[10] được bầu giữ chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2016-2021 phụ trách lĩnh vực kinh tế với 82 phiếu tán thành trên tổng số 90 có mặt, tổng 104 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố (đầu khoá 105, một đại biểu đã qua đời là bà Nguyễn Thị Thu, cựu Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh), tỉ lệ 82/104=78,85%[16]

Tại Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (tổ chức từ ngày 14 đến ngày 18 tháng 10 năm 2020), ông Hoan đã được bầu vào danh sách 61 ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ TP.HCM nhiệm kỳ 2020 - 2025.[17]

Theo Quyết định số 4747/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2020, ông Hoan phụ trách công tác cải cách hành chính; tổ chức bộ máy; công tác thi đua, khen thưởng; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng tháng, quý, năm; trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực gồm: Quản lý công chức, viên chức; văn hóa, thể dục, thể thao; lao động thương binh xã hội; công tác giảm nghèo; công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ; nông nghiệp và phát triển nông thôn; thủy lợi, phòng, chống lụt bão, thiên tai; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; hội nhập kinh tế quốc tế; khu vực kinh tế tư nhân, đăng ký kinh doanh, quản lý doanh nghiệp sau đăng ký; kinh tế tập thể.

Ông Hoan ngoài ra còn trực tiếp chỉ đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa – Thể thao, Sở Lao động thương binh xã hội; Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp (Hepza), Ban quản lý Khu công nghệ cao (SHTP)…; theo dõi, chỉ đạo quận 3, 6, 10 và Tân Phú.[5] Từ cuối tháng 2 năm 2021, ông Hoan sẽ phụ trách thêm chương trình kích cầu đầu tư trên các lĩnh vực và công tác giáo dục nghề nghiệp.[18]

Ngày 24 tháng 6 năm 2021, HĐND TPHCM khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc kỳ họp thứ nhất, tiếp tục bầu ông Hoan làm Phó Chủ tịch UBND Thành phố với tỷ lệ 86,17%.[19]

Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã kết luận tại Quyết định số 578-QĐ/UBKTTW ngày 30 tháng 6 năm 2022 kỷ luật khiển trách ông Hoan, Thành ủy viên, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chánh Văn phòng UBND TP.HCM.[20] Sau đó, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã ký Quyết định 1089/QĐ-TTg thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Hoan.[21]

Các vụ việc có liên quan

1. Đại án SAGRI

Liên quan đến vụ án trọng điểm tại Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI), vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; tham ô tài sản từ năm 2018 được Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì, các tổ chức, cá nhân liên quan đã được yêu cầu khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm minh sai phạm :[22]

Trưa ngày 02 tháng 5 năm 2018, ông Hoan đã nêu quan điểm: "Vụ việc này là kết quả thanh tra của niên độ trước, trước khi ông Lê Tấn Hùng (sinh năm 1963, em ruột của ông Lê Thanh Hải, nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố[23]) về làm Tổng giám đốc. Có những sự việc liên quan đến yếu tố lịch sử, nếu gom hết lại rồi nói về đồng chí của mình thì nhiều khi cũng kẹt".[24] Chiều ngày 01 tháng 10 năm 2018, ông Hoan không đồng ý mức kỷ luật trước đó đối với ông Lê Tấn Hùng và đề nghị các bên liên quan xem xét lại mức kỷ luật đối với lãnh đạo SAGRI khi công bố kết quả kiểm toán Nhà nước và kết luận thanh tra của Thành phố.[25]

Ngày 12 tháng 6 năm 2019, Tập thể Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố họp giao tổ công tác hướng dẫn thực hiện các thủ tục hủy hợp đồng chuyển nhượng dự án trên. Ngày 19 tháng 6 năm 2019, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Nguyễn Thị Hồng Hạnh gửi Ủy ban nhân dân Thành phố văn bản cho biết phải yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp về hợp đồng dân sự, tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu chứ không thể thoả thuận hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng. Dựa trên quy định và bản án của Toà án để thực hiện việc đăng ký cập nhật biến động với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.[26] Tuy nhiên, với vai trò là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, ông Hoan vẫn ký Quyết định số 2649/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2019 thu hồi và hủy bỏ Quyết định số 6077/QĐ-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố (do ông Trần Vĩnh Tuyến ký trước đó[27] về chấp thuận cho Sagri chuyển nhượng dự án khu nhà ở tại phường Phước Long B, Quận 9 cho Tổng Công ty cổ phần Phong Phú).[28] Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định chưa có căn cứ xử lý đối với tập thể Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố và cá nhân ông Nguyễn Thành Phong, ông Hoan.[29]

2. Các vấn đề về quy hoạch

Tuyên bố hủy bỏ quy hoạch treo

Trả lời kiến nghị cử tri tại kỳ họp thứ 23 Hội đồng nhân dân Thành phố khóa IX vào tháng 12 năm 2020, ông Hoan thừa nhận có việc lợi dụng sơ hở quản lý, các quy định chồng chéo trong quản lý trật tự đô thị, xây dựng, quy hoạch… để phân lô, bán nền. Hiện tượng này sẽ còn xuất hiện vì xu hướng đô thị hoá. Giải pháp của ông Hoan là tuyên truyền, quản lý bằng cơ chế vận hành mới, không làm phức tạp gây phiền hà cho dân; để người dân có thể thực hiện quyền hành của mình một cách dễ dàng nhất. Cụ thể là, ông Hoan sẽ chỉ đạo các Sở ngành phối hợp tạo phần mềm liên thông về xây dựng, giao thông, quy hoạch, tài nguyên để khi cần thông tin căn nhà nào thì biết ngay nhà đó được xây dựng từ bao giờ, có đúng quy hoạch hay không.[30]

Điều chỉnh quy hoạch

Theo ông Hoan, để Thành phố trở thành một đô thị phát triển thì cần thay đổi quy hoạch. Tổng diện tích cây xanh theo quy hoạch được duyệt trên toàn Thành phố khoảng 6.259 ha, tương ứng với chỉ tiêu quy hoạch đất cây xanh khoảng 6,3 m2/người theo Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025. Thực tế hiện nay, chỉ tiêu cây xanh công cộng thấp xa so với quy hoạch được phê duyệt, chỉ đạt mức bình quân là 1,6 m2/người, hay khoảng 1/10 so với tiêu chuẩn chung của một thành phố hiện đại, văn minh.

Trong tương lai, ông Hoan sẽ tập trung tháo gỡ những vướng mắc, cũng như thúc đẩy mạnh mẽ cơ chế để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước chủ động tham gia phát triển, quản lý quy hoạch cây xanh công cộng tập trung quy mô lớn để giảm bớt áp lực cho nguồn ngân sách Thành phố hạn hẹp.[31]

Không điều chỉnh quy hoạch khu trung tâm

Tại buổi họp báo trưa ngày 05 tháng 3 năm 2019, ông Hoan cho biết “Thực tế vẫn còn nhiều điều chỉnh quy hoạch khu trung tâm 930 ha, gây bất lợi cho giao thông đô thị. Vì vậy, chúng ta phải kiên trì không cấp phép dự án nhà ở khu trung tâm. Phải có tuyên bố mạnh mẽ như thế. Dự án nào đã làm thì tiếp tục. Dự án nào chưa thực hiện xem lại. Dự án nào đang manh nha thì dứt khoát không cấp phép. Nếu dám tuyên bố cấm phát triển triển nhà trong khu trung tâm thì 3-5 năm, nhà đầu tư sẽ “chạy” đi chỗ khác. Hiện nay, do chưa có tuyên bố nên các cơ quan vẫn loay hoay điều chỉnh cục bộ”.[32]

Quy hoạch treo gần 30 năm khu vực Bình Quới - Thanh Đa:

Năm 2015, Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ định liên doanh Tập đoàn Bitexco và Emaar Properties PJSC (công ty trong lĩnh vực bất động sản ở Dubai) là nhà đầu tư dự án khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa với tổng vốn hơn 30.000 tỷ đồng, thời hạn 50 năm. Đến giữa năm 2017, đối tác trong liên doanh với Tập đoàn Bitexco do không đủ kiên nhẫn để chờ đợi bàn giao mặt bằng sạch, đã xin rút lui khỏi dự án, khiến dự án lại tiếp tục bị kéo dài.“Thành phố sẽ xem xét và điều chỉnh lại ranh quy hoạch Bình Quới - Thanh Đa (quận Bình Thạnh) cho phù hợp với thực tế, có thể tạo điều kiện cho người dân tự phát triển phù hợp với quy hoạch”, ông Hoan thông tin tại buổi họp báo của Ủy ban nhân dân Thành phố vào trưa ngày 05 tháng 3 năm 2019. Việc này theo ông Hoan là nhằm tạo thuận lợi cho người dân.[32]

Ông Hoan thừa nhận cái khó là trả lời câu hỏi khi nào giao đất cho nhà đầu tư, tổng mức đầu tư, chi phí cụ thể. Theo bài học kinh nghiệm của ông Hoan, đất sạch mới thu hút được đầu tư. Hiện nay đang rất khó khăn vì Thanh Đa là dự án lớn, đòi hỏi phương án khả thi, nhà đầu tư có năng lực, đã báo cáo Thủ tướng để chọn nhà đầu tư. Quan điểm của ông Hoan là để nhà đầu tư cũ tiếp tục triển khai dự án. Nếu quay lại thì hết 5 năm nữa để có nhà đầu tư mới, lại đi một vòng thủ tục. Ông Hoan thừa nhận có biết người dân tại đây đang hết sức khó khăn vì tình trạng của khu Bình Quới Thanh Đa.[33]

Tháng 11 năm 2018, ông Hoan thông tin rằng Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận đề xuất của Sở xây dựng, cho phép sở này cấp giấy phép xây dựng có thời hạn để bà con tại bán đảo Bình Quới - Thanh Đa chủ động sửa sang nhà cửa. Ông Hoan thừa nhận chính quyền không cấm hay ép buộc như từ trước đến nay nữa.[34]

Từ năm 2018 đến năm 2020, ông Hoan đã nhiều lần thông tin về việc các nhà đầu tư trong và ngoài nước có quan tâm đến khu vực Bình Quới - Thanh Đa, nhưng phải chờ để lấy ý kiến dân, dự kiến là cuối năm 2020 sẽ hoàn tất việc quy hoạch cũng như sẽ triển khai lấy ý kiến của người dân; cũng như xin chủ trương của Thành ủy tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án.[35]

Lần điều chỉnh tháng 7 năm 2020 được ông Hoan xác nhận với báo chí rằng về cơ bản sẽ phù hợp hơn so với quy hoạch trước đó, hạn chế giải tỏa dân cư và sử dụng đất công nhiều hơn và sẽ tổ chức lấy ý kiến dân cuối năm 2020.

Sang giữa năm 2021 vẫn chưa có tín hiệu nào cho thấy dự án này có thực hiện. Hiện nay, bên cạnh cây cầu Kinh Thanh Đa là cầu nối cho người dân bán đảo Thanh Đa với khu vực bên ngoài; còn một chuyến đò từ bến Bình Quới sang Linh Đông (Thành phố Thủ Đức).

Người dân tại đây đã quá ngán ngẩm với những lần dự định của ông Hoan, vì từ ngày 05 tháng 3 năm 2019, ông Hoan cam kết sẽ sớm hồi sinh dự án, đã có 5 nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm, nộp hồ sơ xin đấu thầu và cam kết ký quỹ hơn 3 tỷ USD. Trước đó vào cuối năm 2018, ông Hoan cũng từng xác nhận đã có 4 nhà đầu tư nước ngoài xin ứng trước 3 tỷ USD để triển khai dự án.[36] Dân sống trên mảnh đất của mình nhưng lại không thể làm gì với nó, đi không được mà ở cũng không xong.Không có doanh nghiệp hay nhà đầu tư nào muốn đổ tiền vào khu vực treo hay hạ tầng giao thông chậm phát triển.Việc dự án treo quá lâu có thể đẩy lùi kinh tế ở khu vực này cũng như các quận vùng ven, đặc biệt là khu vực phía Đông Thành phố - nơi được kỳ vọng sẽ là động lực phát triển kinh tế cho Thành phố Hồ Chí Minh và cả vùng Đông Nam Bộ. [37]

Ngày 23 tháng 3 năm 2021, Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, nguyên Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố phát biểu rằng, người dân Bình Quới - Thanh Đa đã chờ cả nửa đời nhưng dự án vẫn chưa thực hiện theo những lời hứa hẹn của ông Hoan. Bà Tâm đề nghị ông Hoan và chính quyền Thành phố quan tâm nhiều hơn đến tính khả thi của quy hoạch, đến tính nhân dân, tiếng nói và lợi ích của người dân cần đồng bộ trong quy hoạch; và khuyên ông Hoan hạn chế tưởng tượng ra những quy hoạch không thể thực hiện được, gây xáo trộn cuộc sống của người dân.[38]

Khu đô thị Sing Việt

Về dự án “treo” kỷ lục Khu đô thị Sing Việt tại huyện Bình Chánh, Chính phủ chấp thuận địa điểm từ năm 1997 với quy mô 331 ha nhưng phải đến 10 năm sau (năm 2007), Ủy ban nhân dân Thành phố mới có quyết định thu hồi đất tổng thể. Tổng vốn đầu tư dự kiến là 1.939 tỷ đồng, khiến 571 hộ dân bị ảnh hưởng, di dời. Dự án này do Công ty TNHH Đô thị Sing Việt là chủ đầu tư, trước đây là Công ty Liên doanh đô thị Sing Việt - liên doanh bởi một công ty của Singapore và Công ty cổ phần đầu tư Xây dựng Bình Chánh, làm chủ đầu tư với chức năng xây dựng khu liên hợp thể thao gồm: sân golf, trường đua ngựa, đua xe mô tô, khu du lịch thương mại, khách sạn, biệt thự, công viên giải trí...

Tháng 02 năm 2020, ông Hoan đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các sở ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh rà soát, hệ thống lại các quy định pháp luật về pháp lý dự án, làm rõ trách nhiệm và đưa ra một số biện pháp chế tài đối với Công ty TNHH Đô thị Sing Việt (Chủ đầu tư) khi chậm trễ triển khai dự án này và có văn bản đề nghị Chủ đầu tư làm việc với Ủy ban nhân dân Thành phố trong quý I năm 2020. Sở Xây dựng rà soát pháp lý để đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, xử lý quyết định trước đó của Ủy ban nhân dân Thành phố (Quyết định số 2443/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2016) về chấp thuận đầu tư dự án. Điều này nhằm đảm bảo tuân thủ đúng mục tiêu dự án là đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội khu tái định cư phục vụ nhu cầu tái định cư dự án Khu đô thị Sing Việt và các dự án trọng điểm khác trên địa bàn huyện Bình Chánh.[39]

Đổi quy hoạch 1/5.000 huyện Cần Giờ

Tháng 01 năm 2020, Ông Hoan khẳng định đã triển khai xong cuộc thi ý tưởng quy hoạch phân khu 1/5.000 ở huyện Cần Giờ. Dự án Khu Đô thị Du lịch sinh thái lấn biển Cần Giờ sẽ cập nhật thêm một rẻo đất cuối cùng thuộc xã Cần Thạnh. Trong khi đó, ở bờ bên này, sẽ cập nhật thêm Khu Đô thị mới, tức Khu Đô thị vệ tinh Bình Khánh, gắn với phát triển logistic. Huyện Cần Giờ sẽ có tổng cộng ba khu chức năng theo quy hoạch: Khu đô thị Bình Khánh ngay cầu Bình Khánh, Khu đô thị Du lịch sinh thái lấn biển phía Nam, và giữa hai đô thị này là Khu dự trữ sinh quyển rừng Cần Giờ. Thành phố thực hiện phát triển đúng tinh thần, chiến lược hướng biển, giúp địa phương này được thay da đổi thịt, người dân có điều kiện đổi đời.[40]

Tháng 6 năm 2020, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư mở rộng Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ tại thị trấn Cần Thạnh và xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, mở rộng quy mô dự án từ 600ha lên 2.870ha. Sau khi điều chỉnh, tổng vốn đầu tư dự án dự kiến là 217.054 tỷ đồng, trong đó có 32.558 tỷ đồng là vốn chủ sở hữu, 184.496 tỷ đồng là vốn vay thương mại. Tên dự án được điều chỉnh từ “Hệ thống công trình lấn biển và Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ” thành “Đầu tư mở rộng Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ”, nhằm xây dựng Khu đô thị du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, đô thị thông minh, hội thảo, hội nghị, nhà ở, dịch vụ, khách sạn, dịch vụ công nghệ cao…Chủ đầu tư dự án là Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ, thuộc Tập đoàn Vingroup. Cá nhân ông Hoan và tập thể Ủy ban nhân dân Thành phố chịu trách nhiệm toàn diện về quy hoạch mở rộng dự án, việc thu tiền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất đúng quy định, chuyển mục đích sử dụng đất cho chủ đầu tư.[41]

Tại hội thảo “Thành phố Hồ Chí Minh - Tầm nhìn kinh tế biển kết nối chuỗi đô thị quốc tế” ngày 30 tháng 3 năm 2021 do Ban Kinh tế trung ương và Ủy ban nhân dân Thành phố đồng tổ chức, ông Hoan đề nghị cần định vị lại vị thế cạnh tranh của Thành phố và vùng Thành phố Hồ Chí Minh, định hướng thành trung tâm dịch vụ có sức cạnh tranh quốc tế, hướng đến các mô hình kinh tế mới như kinh tế biển xanh tương quan với tăng trưởng xanh, các ngành có giá trị gia tăng cao.Mô hình tương lai của Thành phố cần đặt kết nối vùng quyết liệt hơn để tận dụng và phát triển kinh tế biển, cảng biển gắn với chuỗi đô thị biển mang tầm quốc tế.[42]

Trong đó, vịnh Cần Giờ là cơ hội để ông Hoan tạo ra bước ngoặt thay đổi phương thức và mô hình phát triển của Thành phố, chuyển từ phát triển chủ yếu dựa vào đất đai sang phát triển dựa vào biển; tạo ra bước đột phá cho Thành phố và vùng thành phố trong hành trình vươn ra biển lớn, hội nhập phát triển với các đô thị khác. Ông Hoan yêu cầu phải định hướng Thành phố trở thành trung tâm tài chính thương mại tầm cỡ khu vực và thế giới.[43]

Cần Giờ có những thuận lợi riêng nên sẽ phát triển thành Thành phố du lịch và sinh thái mà không phải lên quận.[44] Chuyển hóa không gian kinh tế biển vùng Cần Giờ trong hành trình đưa Thành phố hướng ra biển Đông phải theo định hướng bảo tồn giá trị môi trường sinh thái, nhân văn,[45] dồn lực để phát huy hiệu quả bền vững, tiềm năng và động lực phát triển, liên kết vùng kết nối với các tỉnh lân cận, từng bước liên kết với các nước trong khu vực và quốc tế.[46]Ông Hoan cho rằng đây không chỉ là mong muốn cá nhân ông mà còn là yêu cầu cấp thiết của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thành phố.[44]

Quy hoạch không gian văn hoá, đô thị sông nước và đô thị thông minh

Tuy chưa giải quyết được các vấn đề về quy hoạch treo lâu năm khiến người dân bức xúc, ông Hoan tiếp tục đưa ra yêu cầu cao là không gian văn hóa Hồ Chí Minh cần được quy hoạch, thiết kế sao cho phù hợp để mọi người khi đến với Thành phố sẽ cảm nhận đây là Thành phố mang tên Bác, mang tính tư tưởng, thẩm mỹ, phong phú, hấp dẫn, đặc sắc gắn với cuộc đời, sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Không gian văn hóa Hồ Chí Minh là sự lan tỏa tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, làm cho nét đẹp văn hóa, con người Hồ Chí Minh thấm sâu vào con người Thành phố, là một nguồn sức mạnh đặc thù của con người của một Thành phố được vinh dự mang tên Bác.[47] Bên cạnh đó, ông Hoan yêu cầu các dự án lớn cần rà soát, định hướng quy hoạch và bố trí đất đai để phát triển ngành văn hoá - thể dục thể thao.[48]

Ông Hoan cho rằng Thành phố Hồ Chí Minh đang phát triển nhanh, nhưng phải hướng tới đô thị sông nước. Mọi hoạt động đầu tư xây dựng, quy hoạch phát triển hạ tầng xã hội đều phải hướng đến đô thị sông nước; chứ để nhà cao tầng từ mép bờ sông đến trong là không thành công. Ông Hoan đề nghị bản thân ông và tất cả mọi người phải có trách nhiệm xây dựng và giữ gìn bờ sông ấy để người dân cùng hưởng và dành cho tương lai.[49]Mục tiêu đến năm 2025, Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị thông minh, thành phố dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế, động lực tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, đi đầu trong đổi mới sáng tạo…[50]

Quy hoạch Thành phố Thủ Đức

Đánh giá về quan điểm quy hoạch của ông Hoan và các cộng sự, tiến sĩ Trần Du Lịch thẳng thắn nhìn nhận thực tế rằng Thành phố Thủ Đức không phải tờ giấy trắng để ông Hoan vẽ một bức tranh tùy tiện. Quy hoạch Thành phố Thủ Đức mới phải dựa trên những quy hoạch trước đây còn dang dở, quy hoạch lại tổng thể đô thị trên diện tích 211 km2 theo hướng xây dựng đô thị thông minh, đô thị sáng tạo hiện đại, bền vững, có hệ thống giao thông công cộng kết nối bằng các đường vành đai và các cầu nối với tỉnh Đồng Nai và hướng mở ra cả Vùng đô thị Thành phố. Tuy nhiên, thay vì chuẩn bị kỹ lưỡng quy hoạch, kế hoạch rồi mới thành lập Thành phố Thủ Đức, ông Hoan lại hấp tấp, vội vàng chọn cách đốc thúc thành lập bộ máy nhân sự trước, cụ thể là chỉ định Bí thư Thành ủy Thành phố Thủ Đức Nguyễn Văn Hiếu[51] sớm hơn 10 ngày so với kế hoạch.[52]

Ông Lịch nhấn mạnh quy hoạch phát triển Thành phố Thủ Đức bền vững không phải là ghép 3 bản quy hoạch của 3 quận cũ lại (quận 2, 9, Thủ Đức cũ), mà ông Hoan cần có một tầm nhìn mới, đúng vị trí, vai trò của đô thị mới này. Cụ thể là cần quy hoạch Thành phố Thủ Đức theo hướng đô thị xanh, sáng tạo, khoa học - công nghệ - đào tạo. Tuy nhiên, Thành phố Thủ Đức sẽ đối mặt với một số khó khăn khi điều chỉnh quy hoạch như chiếm hữu đất đai và đầu cơ thổi giá đất, tình trạng quỹ đất “da beo” do các khu dân cư tự phát , khó để xây dựng các công trình trọng điểm, chưa giải quyết xong khiếu kiện các dự án cũ...[53]

3. Các dự án BT, BOT

Khẳng định không có lợi ích nhóm

Tại cuộc họp ngày 23 tháng 8 năm 2017, ông Hoan khẳng định Thành phố Hồ Chí Minh tiên phong trong việc thực hiện các dự án Hợp tác công tư (PPP) như BT, BOT… và không để xảy ra lợi ích nhóm hay thất thoát ngân sách.[54] Do quy định pháp luật chưa đầy đủ, hoàn chỉnh nên ở các dự án đầu tiên Lãnh đạo thành phố căn cứ pháp luật và điều kiện lịch sử, cụ thể của địa phương để vận dụng thực hiện và rút kinh nghiệm. Chính quyền Thành phố (gồm cả ông Hoan) luôn coi trọng quyền và lợi ích của Nhân dân Thành phố.[55]

Giải trình bất đồng ý kiến với Thanh tra Chính phủ

Năm 2017, ông Hoan và Lãnh đạo Thành phố đã ba lần giải trình trước khi Thanh tra Chính phủ kết luận về các sai phạm của 6 dự án BT, BOT giao thông giai đoạn 2011-2015 gồm: Cầu Phú Mỹ, Đường kết nối vào cầu Phú Mỹ, Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn An Sương - An Lạc, Xa lộ Hà Nội, Cầu Bình Triệu 2 và Xây đường nối từ Nguyễn Duy Trinh vào Khu công nghiệp Phú Hữu.[56] Tuy đồng ý một số nội dung giải trình, nhưng Thanh tra Chính phủ chưa chấp thuận hầu hết các giải trình của ông Hoan vì cho rằng hầu hết các dự án BT, BOT tại Thành phố đều chậm tiến độ dẫn đến giảm doanh thu, tăng chi phí, lãng phí vốn đầu tư, giá trị đất thanh toán bị định giá thấp, công trình xây dựng bị định giá cao và chất lượng xây dựng có vấn đề. Theo ông Hoan, sự khác biệt về quan điểm, cách tiếp cận vấn đề và việc vận dụng pháp luật là điều đáng tiếc.[57]Nhằm lý giải hơn 2.100 tỷ đồng mà Thanh tra Chính phủ kết luận sai phạm, ông Hoan tiếp tục cho rằng do kỹ thuật xử lý chưa phù hợp và do cách hiểu của Thanh tra Chính phủ là chưa chính xác.[58]

Thất thoát đường dẫn cầu Phú Mỹ

Thanh tra Chính phủ kết luận Thành phố Hồ Chí Minh vi phạm Nghị định 78/2007/NĐ-CP, quên thực hiện việc xây dựng, công bố rộng rãi danh mục dự án xây dựng để kêu gọi đầu tư, không tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước và quốc tế để lựa chọn nhà đầu tư đàm phán hợp đồng BT, lợi nhuận nhà đầu tư được trả bằng quỹ đất để xây dựng dự án. Nhà đầu tư đề nghị quyết toán giá trị lợi nhuận trên 383,6 tỷ đồng vào hồ sơ quyết toán là không có cơ sở vì Ủy ban nhân dân Thành phố không giao quỹ đất cho Nhà đầu tư thực hiện dự án, cũng không có quy định cụ thể giá trị lợi nhuận nhà đầu tư được hưởng.

Tháng 8 năm 2017, ông Hoan giải thích rằng Trung ương chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cầu Phú Mỹ nhưng sau khi làm xong cầu chưa có tiền để làm đường kết nối. Do đó, Ủy ban nhân dân Thành phố đã vận dụng pháp luật tại thời điểm đó và xem xét trường hợp cụ thể để chỉ định thầu và tiếp tục giao nhà đầu tư cầu Phú Mỹ xây dựng đường kết nối vào cầu. Nếu giả thiết rằng kêu gọi một nhà đầu tư khác vào làm đường, theo ông Hoan sẽ khó khăn trong việc thu phí của người dân đi đường, vì phải đặt 2 trạm thu phí (cầu – đường), việc phân chia số tiền cũng rất khó xử lý.

Ông Hoan lên án Thanh tra Chính phủ vì nhưng Thanh tra Chính phủ không tiếp thu thấu đáo phần lớn giải trình đã dù có lắng nghe và điều chỉnh.[59]

Nhà đầu tư dự án được Ủy ban nhân dân Thành phố lựa chọn có năng lực tài chính hạn chế, nên phải thay đổi từ hình thức thanh toán bằng đất sang bằng tiền.[60]

Điển hình việc thất thoát là vào tháng 9 năm 2020, căn cứ kết luận của Kiểm toán Nhà nước về hàng loạt sai phạm của dự án Xây dựng đường dẫn cầu Phú Mỹ theo hình thức PPP (Hợp đồng BT), ông Hoan yêu cầu Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Mỹ thu hồi nộp lại ngân sách Nhà nước hơn 355 tỷ đồng và đề nghị Sở Tài chính khẩn trương rà soát số tiền đã quyết toán giá trị hơn 646 tỷ đồng.[61]

Đến tháng 8 năm 2020, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Mỹ chỉ nộp tiền 5 tỷ đồng vào ngân sách và đề nghị ông Hoan cho "trả góp" khoản tiền hơn 350 tỉ đồng còn lại. Công ty cam kết đều đặn hằng quý từ quý 4 năm 2020 (10 đợt thanh toán) sẽ nộp ngân sách nhà nước khoảng 35,5 tỉ đồng để đảm bảo đến cuối năm 2022 sẽ hoàn tất nghĩa vụ. Sở Tài chính đánh giá đề nghị này là không phù hợp quy định và tham mưu ông Hoan tiếp tục giao Giám đốc Sở Giao thông vận tải (đại diện chính quyền Thành phố ký kết hợp đồng BT với nhà đầu tư) theo dõi, kiểm tra, đôn đốc Công ty khẩn trương nộp ngân sách hơn 350 tỉ đồng.[62]

Đường nối cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương

Về dự án đường nối cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương do Công ty Yên Khánh thực hiện không thông qua đấu giá trong Vụ án Út Trọc - Đinh Ngọc Hệ[63], năm 2016 công trình khởi công và dự kiến năm 2017 hoàn thành; khi mới đạt 12% khối lượng đã ngừng thi công. Theo Cơ quan điều tra, Công ty Yên Khánh được lập ra chỉ để ký hợp đồng liên doanh phục vụ cho mục đích cá nhân kiếm lời, thực tế không có vốn và không có cơ cấu nhân sự.[64] Ngày 03 tháng 12 năm 2020, ông Hoan giao cho Sở Tư pháp chủ trì, khẩn trương phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát quy định pháp luật, các nội dung hợp đồng BOT đã ký kết, trách nhiệm các cá nhân và tổ chức vì đã chỉ định nhà đầu tư với năng lực tài chính và thi công yếu kém, vốn chủ sở hữu chưa đến 15%. Trước ngày 12 tháng 12 năm 2020, Sở Tư pháp phải tổng hợp, tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố các thủ tục tiếp nhận dự án; chấm dứt hợp đồng BOT đã ký trước thời hạn, hoặc có phương án khác xử lý theo quy định, nhưng đến nay, vẫn chưa có hướng xử lý.[65]

Cầu đường Bình Triệu 2 (giai đoạn II)

Về dự án BOT Dự án Cầu đường Bình Triệu 2 (giai đoạn II), theo Công văn số 4137/UBND-DA, ông Hoan cho biết dự án BOT Cầu đường Bình Triệu 2 triển khai từ năm 2000, khởi công vào tháng 02 năm 2001, thời gian dự kiến hoàn thành trong 30 tháng. Lý giải việc không tiếp tục triển khai Dự án theo hình thức BOT, ông Hoan cho biết do Dự án đầu tư trên các tuyến đường đã có sẵn nên việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ công trình này sẽ không đúng theo quy định tại Nghị quyết số 437. Bên cạnh đó, dự án khó nhận được sự đồng thuận của người dân địa phương vì việc đặt trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ hiện hữu không đảm bảo công bằng cho người tham gia giao thông.

Cuối tháng 11 năm 2020, Bộ Giao thông - Vận tải có Công văn số 11685/BGTVT-ĐTCT gửi Văn phòng Chính phủ cho biết, việc chấm dứt trước thời hạn hợp đồng này thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố vì đây là cơ quan quyết định đầu tư, cũng là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết, thực hiện Hợp đồng BOT Dự án Cầu đường Bình Triệu 2 (giai đoạn II). Bộ Giao thông - Vận tải đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, rà soát quá trình triển khai Dự án và đánh giá tác động trước khi chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, rồi phải báo cáo Thủ Tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương trước.[66]

Theo Thanh tra Chính phủ, Ủy ban nhân dân Thành phố tự ý chọn Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (CII) làm chủ đầu tư là vi phạm Nghị định 78/2007/NĐ-CP vì không thực hiện xây dựng và công bố danh mục để kêu gọi đầu tư, không tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước và quốc tế.

Ông Hoan giải thích với Thanh tra Chính phủ rằng Ủy ban nhân dân Thành phố đã giao CII làm nhà đầu tư của dự án vì dự án cầu đường Bình Triệu 2 có hạng mục sửa chữa cầu Bình Triệu 1, xem xét tính liên tục trong việc đầu tư, khai thác tuyến đường này trong bối cảnh CII đang triển khai dịch vụ thu phí hộ trước tình hình cần sửa chữa cấp bách, cải thiện khả năng khai thác cầu cũ này. Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nhận được danh mục dự án kêu gọi đầu tư của Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị cho CII đầu tư. Ông Hoan cho rằng, phương án đấu thầu thiếu tính khả thi vì đang giải quyết các vấn đề tồn tại và điều chỉnh dự án.[59]

Mở rộng Xa Lộ Hà Nội

Ông Hoan giải trình với Thanh tra Chính phủ việc Ủy ban nhân dân Thành phố vi phạm trong việc chỉ định CII làm chủ đầu tư mà không thông qua đấu thầu rộng rãi vì tình hình cấp bách, việc đầu tư, khai thác của CII đã có tính liên tục, lịch sử nên Ủy ban nhân dân Thành phố đã áp dụng Nghị định 78/2007/NĐ-CP để tiếp tục giao CII làm nhà đầu tư và không cần thiết công bố danh mục dự án mời gọi các nhà đầu tư khác.[59]

Chiều ngày 18 tháng 3 năm 2021, Ban thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh thống nhất phương án giá dịch vụ sử dụng đường bộ để hoàn vốn đầu tư dự án BOT mở rộng xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1 (đoạn từ ngã ba Trạm 2 cũ đến nút giao Tân Vạn). Thời gian thu phí dự kiến từ ngày 01 tháng 4 năm 2021, tối thiểu sau 10 ngày, ông Hoan và tập thể Ủy ban nhân dân Thành phố sẽ ban hành mức giá tối đa. Thành ủy giao ông Hoan và tập thể Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo rà soát hợp đồng và phụ lục hợp đồng BOT đã ký, phương án tài chính, mức giá tối đa được ban hành để ký kết.[67]

Cầu Tân Kỳ - Tân Quý

Liên quan đến hợp đồng BOT dự án đầu tư xây dựng bổ sung 2 nút giao thông và lắp đặt dải phân cách (tổng giá trị 668 tỷ đồng) trên quốc lộ 1 đoạn An Sương – An Lạc, Thanh tra Chính phủ kết luận Thành phố chỉ định Công ty cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng IDICO (chủ đầu tư dự án BOT An Sương – An Lạc) tiếp tục làm chủ đầu tư là sai. Ông Hoan cho biết dựa trên chủ trương đã được Thủ tướng chấp thuận, Ủy ban nhân dân Thành phố đã giao nhà đầu tư thực hiện dự án. Hai hạng mục bổ sung thuộc phạm vi tuyến đường An Sương - An Lạc, không phải là dự án độc lập, nên không thể đầu tư độc lập theo hình thức BOT, mà phải gắn liền trong tổng thể dự án BOT An Sương - An Lạc để đặt trạm thu phí chung đối với 2 hạng mục này.[59]

Dự án cầu Tân Kỳ - Tân Quý dài 83m, rộng 16m, đoạn dẫn dàn 225m bắc qua kênh Tham Lương - Bến Cát, Quận Bình Tân có vốn đầu tư 312 tỷ đồng, sau đó nâng lên 668 tỷ đồng, dự kiến cuối năm 2018 hoàn thành. Đến đầu năm 2021, cầu Tân Kỳ - Tân Quý bỏ hoang, không có máy móc thiết bị và công nhân xây dựng, đóng cửa văn phòng làm việc của công trình, rào chắn xung quanh công trình bị rỉ sét, xiêu vẹo. Do công trình xây dựng chưa xong, phải bắc tạm 2 cầu sắt hai bên để người dân đi qua, gồng gánh lượng xe cộ nườm nượp qua lại khiến giao thông thường xuyên ùn ứ. Nhà đầu tư IDICO sẽ không kéo dài thêm thời gian thu phí giao thông ở trạm thu phí An Sương - An Lạc vì dừng dự án. Để chấm dứt phụ lục hợp đồng BOT trước thời hạn, ông Hoan kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đổi từ hình thức BOT sang dùng vốn ngân sách để tiếp tục triển khai dự án và chỉ đạo các Sở ngành tự cân đối ngân sách để làm dự án; thanh quyết toán các hạng mục đã thi công và ký biên bản thanh lý.[68]

Xây dựng đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào khu công nghiệp Phú Hữu

Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ định Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên (Vicem Hà Tiên[69]) làm chủ đầu tư mà không tổ chức đúng trình tự về chỉ định nhà đầu tư theo điều 11 của Nghị định số 78/2007/NĐ-CP là sai phạm.

Giải thích với Thanh tra Chính phủ, ông Hoan cho rằng Thủ tướng chấp thuận chỉ định nhà đầu tư nên Ủy ban nhân dân Thành phố triển khai phù hợp với Nghị định số 78/2007/NĐ-CP.[59]

Dự án đầu tư xây dựng đường song hành từ đường Mai Chí Thọ qua Khu dân cư Nam Rạch Chiếc đến đường Vành đai 2

Liên danh Công ty TNHH Nam Rạch Chiếc; Công ty Cổ phần Bất động sản Tiến Phước và Công ty Nguyên Phương được Ủy ban nhân dân Thành phố thanh toán gần 15ha đất cho hợp đồng BT xây dựng dự án đầu tư xây dựng đường song hành từ đường Mai Chí Thọ qua Khu dân cư Nam Rạch Chiếc đến đường Vành đai 2 (tại nút giao An Phú dọc theo tuyến đường Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây). Tuy nhiên, đến tháng 3 năm 2020, các khu đất đã thanh toán cho nhà đầu tư lại bị Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận chủ trương thu hồi.[70]

Đề nghị tiếp tục BT, BOT và các hình thức PPP khác nhưng bị Quốc hội bác hình thức BT

Tại cuộc họp báo ngày 25 tháng 9 năm 2017, ông Hoan khẳng định Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục thực hiện các dự án BT, BOT bởi đây là xu hướng phát triển chung, tuy còn nhiều bất cập trong quá trình đề xuất, thi công, quản lý, khai thác, vận hành.[71]

Ông Hoan tiếp tục có kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ chỉ một tuần sau khi bị Thanh tra Chính phủ công bố kết luận sai phạm tại các dự án giao thông BT, BOT của Thành phố Hồ Chí Minh.[72] Ông Hoan kiên trì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương cho phép Thành phố sử dụng ngân sách địa phương, các nguồn lực tài chính hợp pháp khác của thành phố hoặc huy động theo phương thức PPP để sớm hoàn thành các dự án giao thông, chấp thuận cơ chế chỉ định thầu nhà đầu tư theo hình thức PPP đối với các dự án giao thông cấp bách.[73]

Tại hội thảo Phương hướng quản lý đất đai hiệu quả ngày 22 tháng 11 năm 2019, nhiều khách mời chỉ cho ông Hoan biết những bất cập thiếu hợp lý, dễ dẫn tới sai phạm, bị doanh nghiệp trục lợi trong việc Thành phố giao đất không qua đấu giá, bán đất giá bèo trong khi Nhà nước mua phải những công trình kém chất lượng và mua giá cao tại các dự án BT. Tuy nhiên, cá nhân ông Hoan vẫn mong muốn làm BT và nêu quan điểm Thành phố sẽ thúc đẩy mạnh mẽ vốn hoá đất đai, nghiên cứu lại cơ chế thoả thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong quá trình triển khai dự án có thu hồi quyền sử dụng đất của người dân. Việc khai thác quỹ đất thanh toán dự án BT phải nằm dọc các tuyến đường triển khai dự án BT chứ không phải lấy quỹ đất từ nơi khác thanh toán cho chủ đầu tư.[74]

Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 chiều ngày 18 tháng 6 năm 2020 với tỷ lệ tán thành đạt 92,75%, bỏ quy định về các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) [75] Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị dừng triển khai mới loại hợp đồng BT vì để lại nhiều hệ lụy, dư luận không tốt; có tình trạng mua công trình giá đắt và đổi lại đất đai và tài sản công với giá rẻ gây thất thoát cho ngân sách nhà nước. Dự án chưa phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu thì dừng thực hiện ngay. Kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2020, dừng thực hiện dự án áp dụng loại hợp đồng BT chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư. [60]

Dù Luật PPP số 64/2020/QH14 ngày 18 tháng 6 năm 2020 bỏ hình thức BT, ông Hoan cho rằng Thành phố Hồ Chí Minh khởi xướng thực hiện hợp đồng PPP với nhiều ưu điểm là huy động nguồn lực tư nhân, nguồn lực nước ngoài tham gia đầu tư phát triển hạ tầng góp phần phát triển kinh tế - xã hội Thành phố. Phải có loại hình khác thay thế hình thức đầu tư không chỉ dừng lại ở BT, BOT. Nhu cầu vốn cho quản lý và phát triển Thành phố không chỉ dừng ở các ngành kỹ thuật, còn ở các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa; nguồn lực hiện nay còn rất lớn.[76]

Bị phản bác quan điểm về BT

Tiến sĩ Phạm Sanh đồng ý với ông Hoan rằng về bản chất, hợp đồng BT là hình thức đầu tư rất tốt, nhưng trên thực tế đã bị ông Hoan và các cộng sự biến dạng, trá hình, vận dụng sai Luật Đất đai, Luật Đấu thầu và các quy định hiện hành khác.

Làm theo hình thức Hợp đồng BT cũng phải đấu giá chứ không phải nghe theo nhà đầu tư đề xuất một dự án giá trị cao rồi đổi lấy miếng đất được định giá thấp. Nhà đầu tư thường dùng những xảo thuật về chuyên môn, lợi dụng cơ chế hay sơ hở của luật để được lợi hai đầu, với sự vô cảm hoặc thậm chí là tiếp tay của chính quyền Thành phố. Điển hình là khu "đất vàng" xây mới Nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo hình thức BT bị bỏ hoang trong thời gian dài.

Về vấn đề huy động vốn tư nhân đầu tư phát triển hạ tầng là hoàn toàn đúng nếu Nhà nước hoàn thiện được khung pháp lý, khung kỹ thuật và khung tài chính. Quan trọng là bộ máy tổ chức, con người quản lý của Chính phủ và chính quyền các cấp.

Ở nước ngoài, chính quyền địa phương không giữ đất và kêu gọi tư nhân đầu tư theo hình thức BT mà giao lại cho Chính phủ thành lập ban tham mưu, ban quản lý dự án thuộc Chính phủ. Lợi nhuận của BT quá lớn, có dự án lên đến vài chục ngàn tỷ đồng thì hỏi ông Hoan sao không sinh ra tham nhũng.

Với hình thức BT phải được hiểu đó là của dân chứ không phải của riêng ông Hoan hay một vài quan chức nào. Cứ hô hào là dự án của Nhà nước nhưng ông Hoan chỉ đại diện cho dân ký hợp đồng BT hay BOT thôi. Trước sau gì người dân cũng phải trả tiền dù là hình thức này hay hình thức khác.[77]

Dự án PPP thất bại

Dự án nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm trước đây ông Hoan dự tính đầu tư theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao),[78] với số tiền dự kiến là 4.000 tỷ đồng[79], nhưng đã không thực hiện được nên buộc phải chuyển sang sử dụng hơn 9.300 tỷ đồng từ ngân sách Thành phố.[80]

Cuối tháng 3 năm 2021, Báo Sài Gòn Giải Phóng nhận được nhiều phản ánh của người dân đến đường dây nóng về việc đã triển khai từ lâu đường song hành cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây nhưng vẫn chưa được hoàn thành dẫn tới nhiều vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra tại đây.[81]

Một dự án BT khác thất bại hoàn toàn của ông Hoan cùng các cộng sự, là dự án đoạn 3 đường vành đai 2, đoạn từ Phạm Văn Đồng - nút giao cầu Gò Dưa (thành phố Thủ Đức), đến đầu năm 2021 vẫn chưa xác định ngày thi công trở lại, tuy đây là trục đường huyết mạch mang tính chiến lược thúc đẩy sự phát triển kinh tế, góp phần phân luồng hạn chế xe vào nội thành. Dự án bắt đầu thi công vào cuối tháng 12 năm 2017, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2020, dài 2,7km, rộng 67m cho 6 làn xe. Tổng mức đầu tư dự án 2.765 tỉ đồng bao gồm cả chi phí mặt bằng. Trong khi việc thanh toán quỹ đất theo hợp đồng vẫn đang được rà soát thì Nhà đầu tư đã thực hiện với chi phí 1.400 tỉ đồng. Do đó, Nhà đầu tư đã dừng thi công từ đầu năm 2020. Trong hợp đồng có quy định việc ông Hoan và các cộng sự chậm trễ thanh toán quỹ đất sẽ dẫn đến phát sinh lãi vay do ngân sách Thành phố chịu.[82]

4. Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch

Dự án xây dựng nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch (còn gọi là Nhà hát Thủ Thiêm) được thông qua với kinh phí dự kiến 1.508 tỷ đồng, đến tháng 5 năm 2021 được đề xuất tăng lên 1.988 tỷ đồng[83]. Ông Hoan bảo vệ quan điểm việc xây nhà hát tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm là cấp bách và cần thiết[84] dù có nhiều ý kiến trái chiều[85], vì đây là cơ hội nâng cao tầm văn hóa của người dân Thành phố. Dự án có từ nhiều năm trước, tiền làm nhà hát rất ít so với khoản chống kẹt xe.[86][87]Sau khi thừa nhận các sai phạm về quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm vào tháng 9 năm 2018 theo kết luận của Thanh tra Chính phủ[88], ông Hoan khẳng định khu vực dự kiến xây dựng nhà hát không thuộc diện tranh chấp hay đền bù ở Thủ Thiêm, và không làm ảnh hưởng đến việc đền bù cho các hộ dân ở Thủ Thiêm. Ông Hoan thông tin thêm rằng kỳ họp Hội đồng nhân dân Thành phố bất thường ngày 08 tháng 10 năm 2018 đã thông qua và bố trí nguồn kinh phí độc lập để làm Nhà hát.[89]

Theo Nghệ sĩ ưu tú Trần Vương Thạch, Giám đốc Nhà hát Giao hưởng, nhạc và vũ kịch Thành phố (HBSO), ông từng đề nghị với ông Hoan chuyển đơn vị đầu tư về HBSO để có thể tự giám sát chất lượng xây dựng, thuê đơn vị tư vấn thiết kế chuyên nghiệp để làm. Nhà hát giao hưởng, vũ kịch đòi hỏi những quy chuẩn kiến trúc khắt khe hơn công trình bình thường, chỉ những người có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm mới làm được. Xây dựng nhà hát hiện đại ngay chân cầu Thủ Thiêm 2, có tuyến metro đi qua sẽ tốn kém và vất vả hơn trong việc đảm bảo việc chống rung chấn, chống ồn… Nhiều địa điểm khác không ở Thủ Thiêm có thể xây nhà hát, nhưng ông Hoan không trao quyền quyết định cho ông Thạch. Với đề bài 5.015 m2 đất cùng 1.508 tỉ đồng (sau này được đề nghị tăng lên 1.988 tỷ đồng) mà xây hai khán phòng, chưa kể tầng hầm xe, phòng chức năng… là khó cho các nhà thiết kế.[90] Bằng chứng là cuộc thi thiết kế nhà hát bắt đầu từ tháng 7 năm 2020 và dự kiến kết thúc vào tháng 11 năm 2020 (thời ông Hoan còn phụ trách mảng Quy hoạch - Đô thị), kết thúc nhiều tháng mà vẫn chưa thể công bố phương án được chọn, khiến Tổng Lãnh sự quán Pháp phải gửi công hàm tới Thành phố Hồ Chí Minh.[91]

Một trong những lý do phải xây dựng ngay nhà hát giao hưởng là để có chỗ bảo quản và sử dụng số nhạc cụ trị giá khoảng 47 tỷ đồng được mua về từ năm 2009. Số đạo cụ này bị nghi ngờ đánh tráo xuất xứ hàng hoá, kê khống giá và chất lượng kém.[92]

5. Liên quan đến các dự án chống ngập

Ngập là hình ảnh đẹp

Tại phiên giám sát sáng ngày 13 tháng 6 năm 2019 của Hội đồng nhân dân Thành phố, ông Hoan cho rằng Thành phố Hồ Chí Minh không còn ngập nặng, dự kiến năm 2020 sẽ xử lý hết ngập.[93] Theo biểu đồ xóa giảm ngập do mưa, Thành phố Hồ Chí Minh tồn tại 126 điểm ngập năm 2008 và chỉ còn 18 tuyến đường trục chính bị ngập cuối năm 2018. Tương tự, năm 2008, tồn tại 95 tuyến đường trục chính ngập do triều và sau 10 năm chỉ còn 5 tuyến đường trục chính bị ngập. Tuy Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Nguyễn Thị Lệ không tin vào các biểu đồ này và yêu cầu ông Hoan giải trình nhưng không được đáp ứng. Ông Hoan thừa nhận công tác chỉ đạo của mình còn rất lúng túng; rất khó giải quyết vướng mắc làm chậm tiến độ bàn giao mặt bằng cho các dự án chống ngập.

Theo Đề án chống ngập và xử lý nước thải Thành phố giai đoạn 2020 - 2025 và Kế hoạch chống ngập, xử lý nước thải giai đoạn 2020 - 2030 được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt, Thành phố Hồ Chí Minh không thể thoát ngập và nằm trong top 10 thành phố cao nhất thế giới bị biến đổi khí hậu ảnh hưởng. Theo dự báo, diện tích bị ngập của Thành phố đến cuối thế kỷ 21 tương ứng với các kịch bản nước biển dâng 65 cm, 75 cm và 100 cm lần lượt là 128 km2, 204 km2 và 473 km2. Ở kịch bản dự báo tồi tệ nhất, khi nước biển dâng tới mốc 100 cm khoảng 1/4 diện tích của TP sẽ chìm trong nước.[94]

Ông Hoan dẫn nhạc Trịnh Công Sơn “Em còn nhớ hay em đã quên/ Trong lòng phố mưa đêm trói chân/ Dưới hiên nhà, nước dâng tràn/ Phố bỗng là dòng sông uốn quanh” và kết luận ngập là một đặc điểm tự nhiên của Thành phố, một hình ảnh đẹp.[95]

Chống ngập do triều khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu - giai đoạn 1

Dự án Chống ngập do triều khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu - giai đoạn 1 của Tập đoàn Trung Nam làm Nhà đầu tư có quy mô vốn lớn gần 10.000 tỷ đồng, là tổ hợp phức tạp về tổ chức thi công và quản lý vận hành. Ông Hoan cho biết việc vận hành không đơn giản, vì phải đáp ứng nhiều mục tiêu vừa kiểm soát triều, lũ, mưa, lưu lượng nước, đồng thời phải tạo điều kiện cho giao thông bình thường. Quản lý vận hành không chỉ dừng ở phạm vu dự án mà được tích hợp, kết nối với các dự án về môi trường, ngập nước, giao thông thủy để quản lý, kiểm soát được vấn đề ngập do triều cường, ứng phó với biến đổi khí hậu cho diện tích 750km2 bờ hữu sông Sài Gòn.[96] Ông Hoan kỳ vọng việc triển khai thành công dự án đem đến nhiều giá trị tổng hợp: vừa giảm ngập vừa kiểm soát triều, kiểm soát mực nước, tạo cảnh quan thiên nhiên đẹp, tạo ra môi trường sông nước và phát triển giao thông thủy cũng như phát triển du lịch trên sông.[97]

Tại buổi họp báo ngày 03 tháng 7 năm 2018, ông Hoan khẳng sẽ “giải cứu” dự án để thi công tiếp sau 02 tháng tạm dừng vì thiếu vốn và chậm giải phóng mặt bằng. Việc thanh toán chậm ở những dự án lớn là bình thường và đến thời điểm tháng 7 năm 2018 nhu cầu của nhà đầu tư gần như được thành phố giải ngân.[98]

Theo thiết kế ban đầu, dự án sử dụng vật liệu chế tạo hai cửa van là thép không gỉ SUS 304 (tiêu chuẩn Nhật Bản) và thép S355 (tiêu chuẩn Châu Âu), tuy nhiên, khi thi công bị Nhà đầu tư đổi thành vật tư thép Q345B (tiêu chuẩn Trung Quốc). Liên danh tư vấn giám sát hợp đồng đã chỉ ra việc Trung Nam Group mua thép Trung Quốc với giá cao. Giá thép không gỉ SUS 304 (tiêu chuẩn Nhật Bản) tại thời điểm năm 2018 khoảng 70.000 đồng/kg, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê chuẩn cho Trung Nam Group mua thép Trung Quốc loại SUS 323L giá 140.000 đồng/kg, làm giá thép đội gấp đôi, từ 247 tỷ lên 514 tỷ đồng,[99] tăng 267 tỷ đồng.[100] Tại thông báo kiểm toán số 314 của Kiểm toán Nhà nước cho biết việc thay đổi vật tư chế tạo chưa được lập và trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt theo quy định tại điều 17 của hợp đồng BT. Do đó, Chủ đầu tư cần phải thực hiện đúng hợp đồng BT, phải có sự chấp nhận, phê duyệt của Ủy ban nhân dân Thành phố khi sử dụng thép Trung Quốc để chế tạo cửa van cho công trình này.[101]

Ngày 12 tháng 9 năm 2018, đại diện Tập đoàn Trung Nam trao đổi với tờ báo VnExpress và khẳng định việc dùng thép Trung Quốc nhằm tối ưu thiết kế.[102] Ông Hoan nhấn mạnh dự án trọng điểm của Thành phố này sẽ góp phần hoàn thành chương trình đột phá Giảm ngập nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, được Chính phủ tạo nhiều điều kiện hỗ trợ trong quá trình chuẩn bị thủ tục cũng như triển khai thi công. Do đó phía Thành phố và Tập đoàn Trung Nam sẽ cố gắng hoàn thành dự án vào cuối năm 2020.[103]

Tháng 01 năm 2019, đại diện Liên danh Tư vấn giám sát hợp đồng gồm Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Meinhardt Việt Nam, Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng công trình hàng hải (CMB) và Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng và chuyển giao công nghệ Thăng Long 12 đề nghị ông Hoan và Trung tâm chống ngập chấm dứt thực hiện hợp đồng số 32/HĐ-TTCN ngày 05 tháng 6 năm 2017 kể từ ngày 26 tháng 12 năm 2018, và thành thật xin lỗi vì sự việc bất khả kháng này.[104]

Tháng 7 năm 2019, ông Hoan giải quyết điểm nghẽn mặt bằng luôn trong tình trạng thiếu trước hụt sau bằng cách yêu cầu quận, huyện đang tích cực vận động người dân bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công đúng theo mốc thời gian. Phần lớn người dân sống trên kênh rạch nên chủ yếu là hỗ trợ và nhiều trường hợp không đủ điều kiện tái định cư gây khó khăn cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Người dân chờ bồi thường, hỗ trợ ở mức hợp lý để đi chứ không phải họ không đi. Ông Hoan hứa sẽ vận dụng các chính sách để tất cả người dân bị ảnh hưởng đều được tái định cư và vận động doanh nghiệp, địa phương hỗ trợ để người dân ổn định cuộc sống. [105]

Tại buổi thăm thực địa dự án ngày 23 tháng 5 năm 2020, ông Hoan cho biết việc dự án nhiều lần trễ hẹn về đích khiến người dân rất lo lắng. Tuy nhiên, với nỗ lực của cá nhân ông và tập thể lãnh đạo Thành phố, các sở ban ngành và của Chủ đầu tư nên đến tháng 5 năm 2020 đã cơ bản tháo gỡ được hết các khó khăn của dự án. Tuy nhiên thực tế dự án sau đó vẫn tiếp tục bị chậm.[106]

Ngày 15 tháng 11 năm 2020, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 9562/VPCP-KTTH thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ giải quyết các vướng mắc, giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương chủ trì với Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành liên quan. Ngày 10 tháng 12 năm 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Văn bản số 8188/BKHĐT-QLĐT đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp thông tin, hồ sơ tài liệu về toàn bộ quá trình, nội dung và kết quả nghiệm thu công trình mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện đối với dự án. Ngày 11 tháng 12 năm 2020, Thành ủy Thành phố có Thông báo số 30-TB/TU, thống nhất nguyên tắc triển khai dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về gia hạn giải ngân cho dự án; giao Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo ông Hoan làm việc với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thống nhất thủ tục tiếp tục gia hạn thời gian giải ngân tái cấp vốn cho dự án theo quy định, đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đúng kế hoạch, tiến độ triển khai, hoàn thành dự án.Ban Thường vụ Thành ủy cũng giao Đảng đoàn Hội đồng nhân dân Thành phố phối hợp với Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân Thành phố thảo luận, thống nhất phương án bố trí kế hoạch vốn để thanh toán cho nhà đầu tư theo hợp đồng BT, các phụ lục hợp đồng đã cam kết để hoàn trả vốn vay cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngày 14 tháng 12 năm 2020, Văn phòng Thành ủy có Thông báo số 20-TB/VPTU nêu rõ[107]Thường trực Thành ủy có kết luận rằng Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân Thành phố nói chung và bản thân ông Hoan triển khai chưa đảm bảo yêu cầu tiến độ kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy, chậm hoàn thiện tờ trình để Ban Thường vụ Thành ủy ban hành kết luận. Trong quá trình triển khai, Thường trực Thành ủy yêu cầu Lãnh đạo Thành phố nói chung và bản thân ông Hoan phải sắp xếp thứ tự ưu tiên, nâng cao trách nhiệm mỗi cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ.[108]

Tại buổi làm việc với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và Sở Tài nguyên và Môi trường ngày 12 tháng 5 năm 2017, ông Hoan nêu ý kiến với các nhiệm vụ còn chậm tiến độ, nếu cứ trì trệ là không được, nếu cứ nghĩ có những nhiệm vụ “không chết ai” nên cứ làm từ từ là không được. Phải bắt tay vào làm ngay, không nên để chậm trễ, làm cho tới cùng, càng nhanh càng tốt, như thế mới được việc, phải làm khi khí thế còn nóng hừng hực lúc mới giao nhiệm, đừng để nguội đi mới làm là rất mệt mỏi. Ông Hoan nhấn mạnh mỗi người phải tự kiểm tra mình, phải tự nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ được phân công, đó cũng là ý thức trách nhiệm của người công chức.[109]

Tuy nhiên, đến ngày 25 tháng 9 năm 2020, Ủy ban nhân dân Thành phố chưa thanh toán cho Trung Nam Group để Trung Nam Group trả nợ cho ngân hàng BIDV trả dư nợ tái cấp vốn cho Ngân hàng Nhà nước số tiền 2.639 tỷ đồng. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh với vai trò là Tổ trưởng Tổ đàm phán Phụ lục hợp đồng BT dự án có Báo cáo số 8132/SKHĐT-PPP ngày 26 tháng 10 năm 2020 gửi ông Hoan xem xét, chấp thuận kết quả đàm phán và ký kết Phụ lục hợp đồng BT để làm cơ sở thực hiện thủ tục thời gian giải ngân tái cấp vốn, nhưng ông Hoan không làm và giao lại Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, dù bản thân ông Hoan có đủ thẩm quyền để xử lý.[110] Chiều ngày 04 tháng 12 năm 2020, ông Hoan đã né tránh khi được cơ quan báo chí hỏi về việc này.[111]

Điều này trái với những danh xưng được giới báo chí trước đây ca tụng của ông Hoan là người phát ngôn bản lĩnh, trí tuệ; luôn đặt công việc lên trên và trả lời báo chí rành rọt, thẳng thắn, có chiều sâu và không né tránh bất kỳ câu hỏi hóc búa nào của giới báo chí.[112]Ông Hoan hứa sẽ thông tin cho báo chí tất cả cái gì có lợi trừ trường hợp tuyệt mật không thể. Ông nhấn mạnh việc cung cấp ngay nội dung cho báo chí trong những cuộc họp do mình chủ trì, và nhấn mạnh gần gũi báo chí để truyền tải thông điệp Thành phố gửi gắm đến người dân.[113]

Trong tháng 12 năm 2020, dự án tiếp tục bị thất thoát 3.800 lít dầu tại Trạm nguồn 3 trụ pin ở cống kiểm soát triều Phú Xuân, huyện Nhà Bè và quận 7, ước tính trị giá khoảng 200 triệu đồng.[114] Chiều ngày 31 tháng 12 năm 2020, tổ tuần tra của Trạm Cảnh sát giao thông đường thủy Phú Xuân phát hiện tư được lấy trộm tại công trình cống kiểm soát triều Mương Chuối thuộc dự án là 6 rọ thảm đá, 10 nắp đậy bằng sắt thép với tổng khối lượng nặng khoảng 300kg chở bằng ghe. Qua kiểm tra hiện trường đơn vị thi công cho biết số rọ thảm đá bị lấy trộm lên tới 100 chiếc với tổng thiệt hại ước khoảng 245 triệu đồng. Việc liên tiếp xảy ra các vụ mất trộm vật tư tại dự án ngăn triều chống ngập không chỉ gây thiệt hại cho nhà thầu mà còn có nguy cơ làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình của dự án.[115] Dự án chống ngập bị ngừng thi công đưa đến hậu quả là ngập úng và ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến những hộ dân sống gần khu vực công trình xây dựng cống ngăn triều Phú Định.[116]

Việc Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 đơn phương tạm dừng thi công các hạng mục công trình thuộc dự án kéo theo hệ lụy là không có lực lượng điều tiết, đảm bảo an toàn giao thông thủy đối với các khu vực thi công dự án, gây ảnh hưởng đến hoạt động giao thông thủy trên đường thủy nội địa...[117] Do đó, Sở Giao thông vận tải có văn bản kiến nghị ông Hoan giao Trung tâm Quản lý đường thủy thuộc Sở phối hợp với Nhà đầu tư rà soát, kiểm tra hệ thống báo hiệu đường thủy tại các công trình, đề xuất lắp đặt bổ sung biển báo để duy trì hoạt động giao thông thủy, và đề xuất ông Hoan chỉ đạo Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố và các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, phát hiện kịp thời các khiếm khuyết gây nguy cơ mất an toàn giao thông thủy xung quanh công trường.[118]

Từ thời điểm dự án bị dừng là ngày 15 tháng 11 năm 2020 đến ngày 15 tháng 12 năm 2020, Chủ đầu tư Trung Nam thống kê gồm chi phí nhân công, máy móc thiết bị, thuê kho bãi bảo quản thiết bị chưa lắp đặt tại công trình, lãi vay..., thiệt hại tổng cộng hơn 45 tỷ đồng[119] Nếu ông Hoan và các cộng sự tiếp tục trì hoãn thì mỗi ngày dừng dự án sẽ gây thiệt hại hơn 1,5 tỷ đồng.[120]

Năm 2021, dự án Chống ngập do triều khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu - giai đoạn 1 sẽ được kiểm toán, theo Quyết định số 1688/QĐ-KTNN ban hành Kế hoạch kiểm toán 181 cuộc kiểm toán trên các lĩnh vực năm 2021[121] do Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc ký ngày 25 tháng 11 năm 2020.[122]

Tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ chiều ngày 31 tháng 3 năm 2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các thành viên có mặt đóng góp ý kiến nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với dự án. Việc Ủy ban nhân dân Thành phố ký hợp đồng BT cùng nhà đầu tư Trung Nam với giá trị đất 16% giá trị dự án là chưa phù hợp quy định, vì được Hội đồng nhân dân Thành phố chấp thuận, nhưng chưa được Thủ tướng đồng ý. Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long nhận định một số cơ quan chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện dự án.

Tham dự phiên họp tại đầu cầu Thành phố Hồ Chí Minh, ông Hoan yếu ớt giải trình rằng công trình này không hiệu quả là do Chính phủ, đặc biệt Chính phủ khóa trước (do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu). Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gay gắt nhắc nhở ông Hoan, đã là lãnh đạo Thành phố thì không nên phát ngôn như vậy; vì ông Hoan và các cộng sự chính là người duyệt dự án. Ông Phúc chỉ đạo: Tinh thần lớn nhất của dự án này là chúng tôi yêu cầu các đồng chí làm quyết toán, kiểm toán đúng quy định pháp luật, loại bỏ những bất hợp lý nhằm chống thất thoát, lãng phí, đặc biệt là phải phát huy hiệu quả công trình. Vì vậy, Chủ đầu tư, đơn vi thi công, thiết kế giám sát theo chức danh nhiệm vụ quy định của pháp luật chịu trách nhiệm về hiệu quả và an toàn của dự án.[123]

Ông Nguyễn Xuân Phúc kết luận nghị quyết của Chính phủ cần có nội dung xem xét trách nhiệm những người có liên quan dự án từ khâu làm thủ tục, thông qua đến công đoạn thực hiện, trong đó có ông Hoan. Ngoài ra, chính quyền Thành phố phải thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục thanh toán, quyết toán đối với toàn bộ dự án để loại bỏ những bất hợp lý, chống thất thoát, lãng phí. [124]

Cuộc họp được đánh giá là đã tháo gỡ điểm nghẽn cho dự án trước khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 01 tháng 4 năm 2021.[125]

Ngày 01 tháng 4 năm 2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Nghị quyết số 40/NQ-CP cho tiếp tục triển khai dự án, nêu rõ Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên; nguyên Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân và Chủ tịch Nguyễn Thành Phong đã có ý kiến kiến nghị Chính phủ khẩn cấp tháo gỡ vướng mắc cho dự án. [126] Chính phủ chấp thuận về nguyên tắc cho Ủy ban nhân dân Thành phố được tiếp tục triển khai thực hiện dự án theo cơ chế đặc thù được Thủ tướng Chính phủ đồng ý và các thủ tục đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nhằm bảo đảm lợi ích về kinh tế – xã hội, tránh lãng phí nguồn lực đã đầu tư.[127]

6. Khu Y tế Kỹ thuật cao

Ngày 30 tháng 9 năm 2019, Công ty TNHH Y tế Hoa Lâm - Shangrila đề nghị Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố (bao gồm ông Hoan) thanh tra và công bố kết luận sớm về thông tin trái chiều liên quan đến dự án Khu Y tế Kỹ thuật cao của Tập đoàn Hoa Lâm; để nhà đầu tư yên tâm thực hiện dự án, người lao động đang làm việc tại đây bớt lo lắng, vì việc tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao như đội ngũ y bác sỹ để chữa bệnh cho bệnh nhân là khó khăn.[128]

Ngày 11 tháng 01 năm 2020, ông Hoan trực tiếp chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp thông tin cho Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes). Ngày 21 tháng 02 năm 2020, ông Nguyễn Trung Anh, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thông tin việc tham mưu ông Hoan giao Thanh tra Thành phố thực hiện việc thanh tra dự án theo quy định pháp luật.[129]

Trước đó, ngày 10 tháng 3 năm 2018, ông Trần Vĩnh Tuyến đã công nhận Công ty TNHH Hoa Lâm Shangri-La 5 (Shangri-La 5) và Công ty TNHH Hoa Lâm Shangri-La 6 (Shangri-La 6) làm chủ đầu tư 2 dự án tại các Lô D2, D3. Tuy nhiên,Ông Hoan ký Quyết định số 1906/QĐ-UBND ngày 01 tháng 6 năm 2020 duyệt điều chỉnh cục bộ Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu y tế kỹ thuật cao tại phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân; vị trí khu vực điều chỉnh quy hoạch gồm Lô D2, D3 nằm trong ranh giới đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu y tế kỹ thuật cao. Cơ quan tổ chức lập đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch là Công ty TNHH Y tế Hoa Lâm Shangri-La và Giám đốc Công ty TNHH Y tế Hoa Lâm Shangri-La có trách nhiệm thi hành quyết định này. Điều này không đúng vì Công ty TNHH Hoa Lâm Shangri-La 5, Công ty TNHH Hoa Lâm Shangri-La 6 và Công ty TNHH Y tế Hoa Lâm Shangri-La là 3 pháp nhân riêng. Việc giao Công ty TNHH Y tế Hoa Lâm Shangri-La lập đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch dự án của 2 pháp nhân khác là vượt thẩm quyền. Thủ tướng Chính phủ nêu rõ trong Văn bản số 925/TTg-KGVX năm 2008: “Trong quá trình thực hiện Dự án, nếu phát sinh các nội dung cụ thể vượt thẩm quyền, Ủy ban nhân dân Thành phố tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định”.[130]

7. Liên quan đến dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm

Chưa tìm thấy bản đồ

Tại buổi họp báo ngày 02 tháng 5 năm 2018, ông Hoan cho biết bản đồ Khu đô thị mới Thủ Thiêm chưa tìm thấy chứ không phải không có. Tuy nhiên, ông Nguyễn Hồng Điệp[131], trưởng Ban tiếp công dân trung ương của Thanh tra Chính phủ, trả lời báo Dân Trí về tấm bản đồ quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm tỉ lệ 1/5.000 kèm theo quyết định 367 năm 1996 của Thủ tướng Võ Văn Hoan rằng "Làm gì có mà tìm!". Ông Điệp cho rằng ông Hoan cần sớm trả lời sòng phẳng, thẳng thắn với người dân là Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước cũng không có tấm bản đồ này, do đó không tồn tại bản đồ quy hoạch khu Thủ Thiêm 1/5.000.[132]

Tại cuộc họp báo sáng ngày 21 tháng 9 năm 2018, thay mặt lãnh đạo Thành phố, ông Hoan xin nhận trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng vì đã thực hiện không đúng quy hoạch được Thủ tướng Võ Văn Kiệt phê duyệt; “chân thành xin lỗi nhân dân Thành phố, nhất là các hộ dân bị ảnh hưởng tại khu vực 4,3 ha ngoài ranh quy hoạch khộng thuộc Khu phố 1, phường Bình An, Quận 2 (nay là Thành phố Thủ Đức) đã chịu nhiều thiệt thòi, tổn thất, vất vả trong cuộc sống nhiều năm qua”.[133]

Tại cuộc họp báo ngày 05 tháng 3 năm 2019, ông Hoan đề nghị người dân giữ bình tĩnh và đồng cản với Lãnh đạo Thành phố. Ông Hoan thừa nhận vấn đề Thủ Thiêm phải giải quyết trong thời gian nhất định nào đó và cam kết dứt khoát cố gắng trong năm 2019 sẽ giải quyết cơ bản những vấn đề có liên quan đến khiếu nại của người dân Thủ Thiêm.[134]

Ngày 03 tháng 7 năm 2019, ông Hoan có văn bản khẩn cử Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 2 làm tổ trưởng để phối hợp với Ban Tiếp công dân Trung ương vận động bà con và kiến nghị Thanh tra Chính phủ và Ban Tiếp công dân Trung ương giúp Thành phố hỗ trợ, giải thích, thuyết phục để các hộ dân đồng ý quay về địa phương.Được sự vận động của Ban Tiếp công dân Trung ương - Thanh tra Chính phủ cùng đại diện chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, đến chiều ngày 05 tháng 7 năm 2019, đại diện 28 hộ dân Thủ Thiêm đang tập trung khiếu nại đông người tại Hà Nội đã cùng quay trở về.[135] Tuy nhiên, ông Hoan lấy lý do bận chuẩn bị tập trung tổ chức các hoạt động chăm lo Tết Canh Tý 2020 nên lùi thời hạn đối thoại với người dân.[136]

Tại cuộc họp chiều ngày 27 tháng 11 năm 2020, ông Hoan cho biết mục tiêu của cuộc đối thoại về nhà đất của người dân nằm trong hay ngoài ranh giới được quy hoạch thuộc khu đô thị mới Thủ Thiêm là đi tìm sự thống nhất, thế nhưng việc thống nhất về pháp lý là rất khó. "Chúng ta thảo luận để đi tìm pháp lý đúng nhất, hôm nay chưa tìm được pháp lý thống nhất. Có lẽ tổ kiểm tra hoặc một cơ quan nào đó sẽ rà soát 2 cơ sở pháp lý mà người dân và phía cơ quan nhà nước đưa ra xem pháp lý nào là đúng nhất". Ông Hoan sẽ tập hợp ý kiến của người dân tại buổi đối thoại để báo cáo lên lãnh đạo Thành phố và Chính phủ và thực hiện theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ.[137] Một lần nữa buổi đối thoại giữa Thanh tra Chính phủ và Ủy ban nhân dân Thành phố với người dân tại 5 khu phố thuộc 3 phường An Khánh, Bình An và Bình Khánh của quận 2 kết thúc mà không tìm được tiếng nói chung.[138]

"Đã là lãnh đạo thì phải chăm lo cho dân, đừng để dân trách móc. Làm sao để người dân đoàn kết, hòa thuận với nhau", ông Lê Minh Châu, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố nhấn mạnh với ông Hoan.[139]

Về khoản chi 26.300 tỷ ở Thủ Thiêm, ông Hoan cho rằng việc này "rõ như ban ngày", lúc công việc đang chạy thì phải chi. Ông Hoan khẳng định không có chuyện dùng khoản 26.300 tỷ cho mục đích khác hay lợi ích nhóm.[140]

Tại buổi làm việc với Ban Thường vụ và cán bộ chủ chốt Quận 2 diễn ra chiều ngày 25 tháng 12 năm 2020, người dân bày tỏ nguyện vọng được giải quyết các vấn đề Thủ Thiêm trước Nghị quyết thành lập thành phố Thủ Đức, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên chỉ đạo “Không nặng cái nào, nhẹ cái nào. Việc cấp bách phải làm cho sự phát triển Thành phố thì phải làm, không thể chờ xử lý xong rồi mới làm, đồng thời cũng phải quan tâm đến những vấn đề tồn tại liên quan đến người dân”.[141]Ông Hoan cho biết, Trung ương cho phép sử dụng phần tiền đã thu từ dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm để giải quyết các vấn đề có liên quan đến Khu đô thị này. Cụ thể là, Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hơn 14.000 tỉ đồng từ dự án Thủ Thiêm và đã chi thực hiện hơn 7.000 tỷ đồng. Từ khi có kết luận thanh tra, Thành phố đã ngưng chi khoản tiền này.[142] Chính phủ đã chấp thuận theo kiến nghị của Thành phố về chủ trương cho phép Thành phố xem phần tiền khoảng 7.500 tỷ đồng là kết dư ngân sách, sử dụng nguồn tiền theo thẩm quyền của Thành phố theo đúng quy định pháp luật, ưu tiên chi những vấn đề liên quan đến Thủ Thiêm, giúp Thành phố có nguồn lực giải quyết những vấn đề lo lắng của người dân.[143]

Đồng tiền làm biến dạng quy hoạch

Năm 2013-2014, ông Võ Viết Thanh từng nói thẳng với ông Hoan và những người có trách nhiệm ở Thành phố đập hết nhà người dân giống một trận ném bom thời chiến tranh, ảnh hưởng tới cả nghìn hộ, trong khi chỉ thu hồi khoảng 20-30 ha. Những người dân quen với việc giao thương truyền thống đã giúp hình thành cuộc sống ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm, chuyển họ lên các tòa nhà cao tầng thì họ sẽ không biết làm gì để sống.Chính quyền Thành phố phát triển phải vì dân, phải nghĩ xem mật độ dân số có đủ thêm người nữa không, chứ không thể khoét lõm ra để xây cao tầng, bất kể mật độ dân số là bao nhiêu. Sinh sản tự nhiên đã gây quá tải rồi; chưa kể là có những công ty như các công ty quốc doanh có nhiều nhà kho, nhà xưởng, đặt ở toàn những mảnh đất vàng. Ông Thanh kết luận đồng tiền đã làm biến dạng hết quy hoạch.[144]

Chiếm đoạt đất tái định cư

Tập đoàn Novaland chi khoảng 5.500 tỷ đồng mua hai công ty bất động sản, từ đó chiếm được khu đất đẹp thuộc quỹ đất tái định cư 160 ha của người dân Thủ Thiêm tại Thành phố Thủ Đức (Quận 2 cũ). Hơn 60,3 ha đất từ quỹ đất tái định cư, với sự phù phép đến khó tin của ông Hoan và các cộng sự đã nhanh chóng về tay Novaland, để rồi sau đó doanh nghiệp này tiếp tục xuất hiện trong vai trò đơn vị phát triển dự án.

Trong năm 2007-2009, Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo lấy 30,1 ha đất tái định cư cho người dân Khu đô thị mới Thủ Thiêm hoán đổi lấy khu đất 30,2 ha ở phường Bình Khánh và phường Bình Trưng Tây, quận 2 của Công ty TNHH Phát triển quốc tế Thế kỷ 21. Tháng 7 năm 2017 khu đất hoán đổi nêu trên cũng được giao nốt cho Công ty Cổ phần Phát triển quốc tế Thế kỷ 21 để làm dự án bất động sản.

Tháng 9 năm 2018, Thanh tra Chính phủ kết luận Ủy ban nhân dân Thành phố khi chấp thuận chuyển mục đích sử dụng 30,1 ha đất của Công ty TNHH Phát triển quốc tế Thế kỷ 21 tại dự án Khu Du lịch, văn hóa, giải trí thuộc phường Bình Khánh sang xây dựng hơn 4.000 căn hộ tái định cư và hoán đổi bằng 30,2 ha đất sạch. Sau đó, Ủy ban nhân dân Thành phố lại chấp thuận cho chuyển khu đất tái định cư này sang mục đích đầu tư kinh doanh nhà ở mà không thực hiện đấu giá theo quy định, tính tiền sử dụng đất không đúng thời điểm giao đất.[145]

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, dự án của Tập đoàn Novaland chỉ là 1 trong 64 dự án bị chiếm đoạt mà trước đây là đất tái định cư Khu đô thị Thủ Thiêm. Tại cuộc họp báo ngày 01 tháng 11 năm 2018, ông Hoan cho biết, Thành phố đang rà soát và làm rõ sai phạm từng dự án và trách nhiệm cá nhân để có biện pháp xử lý, không để người dân thiệt thòi trong việc xác định ranh, tạo điều kiện những người dân không đủ tiền mua chung cư, hỗ trợ tái định cư. Dự án nào chưa thực hiện sẽ thu hồi. Ông Hoan tiếp tục mị dân, hứa hẹn sẽ xem xét, giảm tối đa các chi phí để hạn chế nợ cho bà con không đủ tiền mua chung cư, tái định cư; hứa chỉ tính chi phí đất, chi phí xây dựng, còn các chi phí khác sẽ không tính.[146]

Bốn tuyến đường BT

Về dự án 04 tuyến đường "dát vàng" giá 12.000 tỷ trong dự án BT do Đại Quang Minh thực hiện, ông Hoan chỉ ra những cái sai của Thành phố: Thay vì phải trải qua nhiều giai đoạn như đề xuất dự án, nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi và sau đó tổ chức thi công rồi mới đến thanh toán, quyết toán, Thành phố lại gộp làm một khiến Đại Quang Minh có lợi và gây hại cho Nhân dân Thành phố. Vì mong muốn tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, Thành phố ký hợp đồng thanh toán BT ngay từ khi ký hợp đồng BT. Dù Trung ương chấp thuận cho Thành phố làm thì việc sai này vẫn là lỗi của chính quyền Thành phố, .[147]

Các tuyến đường R1, R2, R3 và R4 được đặt tên lần lượt là đường Trần Bạch Đằng, Tố Hữu, Nguyễn Thiện Thành (cha ruột của ông Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố), Bùi Thiện Ngộ.[148]

Chung cư tái định cư hư hỏng

Về các block chung cư tái định cư lớn nhất Thành phố (rộng 38,4ha, khoảng 12.500 căn hộ ) ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm được xây dựng hoàn thành từ năm 2015, nhưng không có người ở nên bị bỏ hoang, hư hỏng không được bảo trì, duy tu. Để xây dựng 12.500 căn hộ phục vụ tái định cư, chính quyền Thành phố vay khoảng 12.000 tỷ đồng từ các tổ chức tín dụng. Mỗi ngày, tiền lãi phát sinh khoảng 2,9 tỷ đồng. Chỉ tính riêng trong năm 2015, số tiền lãi thành phố phải trả là hơn 902 tỷ đồng. Năm 2016, nợ gốc đến hạn phải trả là hơn 5.200 tỷ đồng và lãi vay phát sinh 829 tỷ đồng.[149]

Ông Hoan cho rằng tình trạng thừa căn hộ tái định cư như quỹ tái định cư cho khu đô thị Thủ Thiêm do lịch sử để lại, chứ không phải hoàn toàn là do chính sách sai. Sau khi thực hiện hàng trăm dự án lớn trong 20 năm qua, không phải dự án nào cũng sử dụng hết quỹ nhà, có thiếu, có thừa, nhưng thiếu là thiếu cục bộ, thừa cũng là thừa cục bộ; cộng dồn lại dần ra con số hiện nay. Thành phố xây dựng nhà tái định cư trong những năm gần đây nhằm hoàn chỉnh chức năng ở, sinh hoạt, đi lại, giải quyết nhu cầu xã hội của khu tái định cư. Thành phố vẫn tìm cách cân đối quỹ nhà này, điều tiết sử dụng hợp lý và khoa học.[150]

Cầu Thủ Thiêm 2

Cầu Thủ Thiêm 2 có tổng chiều dài 1.465m, phần cầu dài 885,7m, gồm 6 làn xe, được thiết kế dây văng với trụ tháp chính hình rồng cao 113 m nghiêng về phía Thủ Thiêm, có hệ thống chiếu sáng mỹ thuật để làm điểm nhấn kiến trúc trên sông Sài Gòn.[151] Ông Hoan kỳ vọng khi hoàn thành công trình giúp kết nối giao thông giữa khu đô thị mới Thủ Thiêm với khu trung tâm Thành phố, giảm áp lực giao thông cho cầu Sài Gòn, đường hầm vượt sông Sài Gòn giữa Quận 1 và Thành phố Thủ Đức.[152]

Công ty Đại Quang Minh kiến nghị ông Hoan sớm tháo gỡ khó khăn cho dự án vì đơn vị đã chi trả kinh phí đầu tư với số tiền khoảng 2.146 tỉ đồng. Trong đó, có 800 tỉ đồng đã nộp vào ngân sách nhà nước từ tháng 4 năm 2014 và 1.346 tỉ đồng giá trị khối lượng đã hoàn thành theo tiến độ, tương ứng 70% giá trị xây lắp của dự án.

Trong cuộc họp tháng 7 năm 2020, ông Hoan chỉ đạo trước ngày 10 tháng 9 năm 2020 phải bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư dự án. Sau lịch hẹn 09 ngày, ông Hoan cùng Tổng công ty Ba Son, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng (Bộ Quốc phòng) làm việc và thống nhất hướng giải quyết liên quan bồi thường, giải phóng mặt bằng cho dự án.[153] Ông Hoan tiếp tục đặt mốc gỡ vướng mặt bằng cho cầu Thủ Thiêm 2 trước ngày 15 tháng 10 năm 2020, đồng thời khẳng định không để dự án tiếp tục chậm trễ...[154]

Đến cuối tháng 11 năm 2020, ông Hoan im lặng và chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên chưa được xác nhận giá trị khối lượng để thanh toán. Do đó, các ngân hàng tài trợ vốn cho dự án từ chối giải ngân tiếp theo cam kết tại hợp đồng tín dụng đã ký, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.[155]

Đến tháng 4 năm 2021, người dân, công trình vẫn chưa xong, gây ùn tắc giao thông thường ngày của người dân. Mặt bằng dự án ở quận 1 vướng đền bù giải tỏa 11.114m2 đất của nhà máy Ba Son, 1.607m2 đất của Bộ Tư lệnh Hải quân và 158,7m2 đất của Văn phòng Chính phủ quản lý.[156]

Tại cuộc họp báo quý I của Bộ Quốc phòng ngày 09 tháng 4 năm 2021 do thiếu tướng Nguyễn Văn Đức, Cục trưởng Cục Tuyên huấn chủ trì; Bộ Quốc phòng cho biết viêc chậm tiến độ giải phóng mặt bằng do vướng một hạng mục di tích bên trong khu đất của Tổng công ty Ba Son. Đó là công trình nhà lưu niệm của cố Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, chưa di dời đi đâu được; cần di dời theo đúng quy định của pháp luật và bàn phương án để giao lại cho địa phương, chứ không phải cứ thống nhất là bàn giao được ngay.[157] Dư luận đang thắc mắc tại sao ông Hoan và các cộng sự không thực hiện di dời di tích trước khi khởi công xây dựng cầu, mà lại để thi công đến giữa chừng phải dừng lại.

Cầu Thủ Thiêm 2 là công trình trọng điểm, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng trước ngày 30 tháng 4 năm 2020. Sau hơn 5 năm kể từ ngày động thổ, cầu Thủ Thiêm 2 đã hoàn thành 70% khối lượng công trình thì tạm dừng giữa dòng sông. Trong thời gian dài, công trình này không có kỹ sư, công nhân làm việc, cần cẩu, máy móc bỏ không, chất đống ngổn ngang vật liệu xây dựng, sắt thép, giàn giáo... Hai trụ tháp dây văng ở giữa sông Sài Gòn bị dừng lắp ráp, các lô cốt dưới chân cầu gây ách tắc giao thông cục bộ nghiêm trọng. Ông Hoan cho biết đang cùng với Tổng Công ty Ba Son và Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (Bộ Quốc phòng) tìm cách thống nhất hướng xử lý, vừa bàn thảo, vừa kiểm đếm, đo vẽ và cắm ranh dự án. Ngay khi có kết quả, ông Hoan cam kết có thể lập tức giải phóng mặt bằng để bàn giao cho chủ đầu tư.[68]

Cầu Thủ Thiêm 4

Tháng 9 năm 2019, ông Hoan giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc làm cơ quan tổ chức tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu Thủ Thiêm 4 nối giữa Quận 2 và Quận 7, yêu cầu kiến trúc mang tính biểu tượng, hài hòa với cảnh quan sông Sài Gòn, các công trình lân cận và quy hoạch đô thị hai bên bờ sông. Năm 2015, liên danh 3 công ty bất động sản và xây dựng trong nước đã gửi văn bản cho Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố đề xuất được đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 bằng hình thức đổi đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm với tổng mức đầu tư 5.200 tỷ đồng; Thành phố kiến nghị Thủ tướng cho phép chỉ định liên danh này xây dựng cầu theo hình thức BT (Xây dựng - Chuyển giao).[158]

Tháng 5 năm 2020, ông Hoan chỉ đạo phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu Thủ Thiêm 4 phải nghiên cứu hoàn chỉnh thêm phương án ý tưởng Tre Việt Nam, tổng thể cần thể hiện rõ cấu trúc tre, phương án chiếu sáng mỹ thuật đặc sắc...; không chỉ phải có tính hình tượng, thẩm mỹ và tính khả thi cao trong xây dựng mà còn phải phù hợp với hình tượng kiến trúc, văn hóa Việt Nam. Đồng thời, ông Hoan gấp rút yêu cầu các Sở ngành nghiên cứu phương án tổ chức giao thông tối ưu nhất phía quận 7 để kết nối cầu Thủ Thiêm 4 với 2 nút giao thông tại vị trí đường Nguyễn Văn Linh - Huỳnh Tấn Phát và cầu đường Tân Thuận 2 - Nguyễn Văn Linh.[159]

Thành phố Thủ Đức

Về thành lập Thành phố Thủ Đức, lễ công bố Nghị quyết 1111/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức, thuộc Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra vào ngày 31 tháng 12 năm 2020 tại Ủy ban nhân dân Quận 2.[160] Đầu tháng 01 năm 2021, ông Hoan ký Quyết định điều chỉnh kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 1111/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập Thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh sớm hơn khoảng 10 ngày[52] so với kế hoạch trước đây do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Nguyễn Thành Phong ký (Quyết định số 4764 ngày 29 tháng 12 năm 2020 về kế hoạch triển khai).[161] Theo ông Hoan, lý do là để kịp đưa bộ máy hành chính nhà nước của Thành phố Thủ Đức chính thức hoạt động vào ngày 07 tháng 02 năm 2021 và chuẩn bị đủ các điều kiện cần thiết cho cuộc bầu cử quốc gia[162], dự kiến vào ngày 23 tháng 5 năm 2021.[163]

Ông Hoan cho rằng công tác quản lý Nhà nước là xuyên suốt, không gián đoạn; các hoạt động phục vụ người dân, doanh nghiệp phải duy trì thường xuyên dù thay đổi về mặt tổ chức hành chính. Quá trình chuyển tiếp có thể gặp khó khăn nhưng dứt khoát không để người dân hụt hẫng. Bộ máy hành chính ở phường, ở quận đều phải tiếp nhận hồ sơ của người dân để tiếp tục giải quyết. Tất cả những nhu cầu của dân phải tiếp nhận và xử lý.[164]

Ngay sau khi sáp nhập xong Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức vào thành Thành phố Thủ Đức, cuối tháng 01 năm 2021, ông Hoan có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức chia Thành phố Thủ Đức thành 03 khu vực là Khu vực 1 (Quận 2 cũ), Khu vực 2 (Quận 9 cũ) và Khu vực 3 (Quận Thủ Đức cũ).[165]

Ông Hoan đề nghị Ban chỉ đạo ngầm hóa của Thành phố sớm ban hành kế hoạch hành động hiệu quả trong giai đoạn 2021 - 2025, gắn với kế hoạch chỉnh trang đô thị của thành phố và hoàn thiện đề cương quy hoạch không gian xây dựng ngầm; trong đó ưu tiên ngầm hóa trên các tuyến đường của Thành phố Thủ Đức, khẩn trương hoàn tất trong 5 năm (đến năm 2026).[166] Không để dây điện, cáp viễn thông chằng chịt ở một đô thị thông minh hiện đại như Thành phố Thủ Đức.[167]Ông Hoan cam kết đến năm 2040, Thành phố Thủ Đức đảm bảo chống ngập đạt hiệu quả với tần suất 5 năm mới xảy ra ngập 1 lần (nhưng quy mô ngập, diện tích ngập và thời gian kéo dài bao lâu trong 1 lần thì không thấy ông Hoan đề cập); có 10% diện tích sẽ là công viên và 30% trong số đó sẽ làm hồ điều hòa để giảm rủi ro ngập,[168] dành khoảng 630 ha làm hồ điều tiết chống ngập và tăng diện tích thẩm thấu khoảng 20% toàn khu.

8. Việc quản lý đất công

Nhấn mạnh trách nhiệm của người lãnh đạo trong quản lý tài sản công

Theo ông Hoan, lãnh đạo phải có trách nhiệm cao hơn, tuân thủ pháp luật chặt chẽ hơn so với cấp dưới. Một môi trường làm việc tốt là môi trường có những con người làm việc tốt, ê kíp làm việc nhóm tốt, chứ không phải ê kíp làm việc vì lợi ích nhóm. Nếu là lãnh đạo có trách nhiệm cao nhất ở đơn vị thì phải quyết liệt; còn nếu là cấp phó, giúp việc cho cấp trưởng phải kiên trì. Trên cương vị lãnh đạo, vừa cần sự quyết liệt và kiên trì song luôn phải chú trọng đổi mới tổ chức quản lý nội bộ và nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật.Lãnh đạo phải kiểm tra lại quy trình tổ chức hoạt động, sự tham mưu của cấp dưới, đối chiếu với quy định của pháp luật. Từ đó, nghiên cứu, xem còn gì “hổng” để sửa chữa, đưa ra các kế hoạch phát triển.

Ông Hoan đặc biệt nhắc nhở lãnh đạo phải xem tài sản công (bao gồm cả đất công sản), những vấn đề tài chính công là tài sản của Nhà nước và mình là người quản lý nên phải sử dụng hiệu quả, tránh có sai sót hoặc lãng phí như trong thời gian qua.[169]

Thừa nhận có hiện tượng thâu tóm đất vàng

Ông Hoan nhìn nhận việc các doanh nghiệp được nhà nước cho thuê đất rồi sau đó đem cho thuê lại hưởng chênh lệch nhưng khoản chênh lệch này không được đóng thuế gây thất thu ngân sách Nhà nước.Đất đai là nguồn lực đặc biệt, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của các địa phương. Thế nhưng trong thời gian dài, nguồn lực này bị xà xẻo dưới nhiều hình thức, vỏ bọc mỹ miều hòng mang lại lợi ích cho một nhóm người; điều đó đồng nghĩa với việc ngân sách nhà nước bị thiệt hại, đất nước mất đi nguồn lực phát triển.Tình trạng doanh nghiệp thuê đất nhà nước giá thấp rồi sau đó sử dụng biến tướng, cho thuê diễn ra phổ biến, nhất là ở các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh. Không hiếm doanh nghiệp nhà nước yếu kém, khi cổ phần hóa đã tranh thủ liên kết với các công ty khác dưới vỏ bọc hợp tác kinh doanh nhằm thâu tóm “đất vàng”.Để xảy ra tình trạng trên, ngoài sự lỏng lẻo của quy định pháp luật còn có sự cấu kết, tiếp tay của một số cán bộ biến chất nhằm đục khoét, biến “đất công thành đất ông”. Do vậy, bên cạnh hoàn thiện pháp luật vốn thuộc về các cơ quan Trung ương, chính quyền địa phương cũng cần có cuộc tổng rà soát đất công và có biện pháp mạnh tay ngăn chặn hành vi sử dụng sai mục đích, thu hồi tài sản về cho nhà nước.[170]

Đề ra phương phướng quản lý đất đai hiệu quả

Phát biểu tại hội thảo Phương hướng quản lý đất đai hiệu quả ngày 22 tháng 11 năm 2019, ông Hoan đánh giá, hiện nay tỷ lệ sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế thành phố chưa tốt, chủ yếu chỉ mới phục vụ nhu cầu của nhà đầu tư. Ông Hoan cho biết vì không có tiền nên thành phố chưa làm đường, quy hoạch trống để vậy, doanh nghiệp vào làm. Lúc này giá đất rất thấp, đến khi doanh nghiệp làm được thì nhà nước mở đường tốn kém, doanh nghiệp lại được lợi vì giá đất tăng cao. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp xin chủ trương, xin đất nhưng để đó, chậm hoặc thậm chí không triển khai, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất. Ông Hoan đưa ra 04 nhóm giải pháp cụ thể:1/ Quy hoạch sử dụng đất sẽ có tầm nhìn và chặt chẽ hơn.2/ Quy hoạch sử dụng đất gắn với quy hoạch liên ngành từ quy hoạch ngành y tế đến giáo dục, giao thông...3/ Tăng cường kiểm tra, quản lý, bổ sung, thu hồi kịp thời các dự án "xí đất" rồi để đó; 4/ Vốn hóa đất đai cho các khu đất công, tính toán lại nguồn thu từ đất…[74]

Công viên lịch sử - văn hóa dân tộc

Về vụ ngang nhiên xẻ thịt đất công ở dự án Công viên lịch sử - văn hóa dân tộc (Quận 9), ông Hoan khẳng định dứt khoát phải thu hồi và yêu cầu đơn vị chức năng báo cáo, đề xuất giải pháp.[171]

9. Các dự án xây dựng

Xử lý nghiêm sai phạm

Ông Hoan thường xuyên nhấn mạnh: Ai tiếp tay, liên quan đến hành vi sai trái đều phải xử lý nghiêm. Sáng ngày 12 tháng 12 năm 2019, tại Hội nghị trực tuyến Sơ kết thực hiện chỉ thị số 23 - CT/TU ngày 25 tháng 7 năm 2019 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố, ông Hoan tuyên bố Thành phố sẽ cho phép cắt điện, nước các công trình vi phạm trật tự xây dựng mà không cần chờ ý kiến của cấp trên, phải quyết liệt chứ không thể mơ hồ được. Trận này đánh cho bằng được các tổ chức vi phạm trật tự xây dựng. Ông Hoan cho biết trong thời gian tới sẽ tước cả giấy phép hành nghề của các giám sát viên, tư vấn viên... liên quan đến sai phạm trong trật tự xây dựng.[172]

Trong giai đoạn ông Hoan làm Chánh Văn phòng từ cuối năm 2015 và sau đó là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phụ trách lĩnh vực quản lý đô thị môi trường từ tháng 5 năm 2019 đến cuối năm 2020; theo Sở Xây dựng thống kê cho biết, trên toàn Thành phố Hồ Chí Minh xảy ra gần 11.000 trường hợp vi phạm xây dựng. Vẫn còn tình trạng người dân tự ý chuyển mục đích sử dụng đất không đúng quy định phân lô, bán nền; xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp không phép tại một số quận huyện ngoại thành còn diễn biến phức tạp. Từ đó dẫn đến phá vỡ quy hoạch, hình thành các khu dân cư tự phát, không có cơ sở hạ tầng, không có dịch vụ, tiện ích... gây mất an ninh trật tự xã hội.[173]

Giải cứu sổ hồng

Giữa tháng 10 năm 2020, ông Hoan cam kết sẽ giải cứu cho hàng trăm dự án tắc sổ hồng, đặc biệt sẽ ưu tiên cho những dự án có nhiều hộ dân. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng trong quá trình giải cứu, Thành phố Hồ Chí Minh không nên nôn nóng, không nên hồi tố đối với các dự án mà trước đó đã có quyết định giao đất, đã tính tiền sử dụng đất. Đối với các dự án đến nay chưa được giao đất thì mới rà soát lại, áp dụng vậy mới phù hợp nguyên tắc pháp luật và tránh các xung đột giữa doanh nghiệp, nhà nước và người dân.[174] Điển hình là ở một dự án được giải cứu tên là dự án Chung cư tại phường Thạnh Lộc (Happy One Premier), do Tập đoàn Địa ốc Vạn Xuân (Vạn Xuân Group) làm chủ đầu tư; được duyệt phòng cháy chữa cháy trước (ngày 10 tháng 6 năm 2019) khi tiếp tục được ông Hoan linh hoạt chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhằm hợp thức hoá hồ sơ (ngày 25 tháng 11 năm 2019).[175]

Tân Bình Apartment

Về dự án Tân Bình Apartment (32 Huỳnh Bật Đạt, Phường 15, Quận Tân Bình), do Công ty TNHH Kinh doanh Bất động sản Tân Bình làm chủ đầu tư, sau khi Ủy ban nhân dân Thành phố ra quyết định xử phạt hành chính hơn 1,6 tỷ đồng và buộc tháo dỡ khắc phục sai phạm, ông Hoan đã phủ định việc nêu trên bằng cách có văn bản đồng ý cho tồn tại một số hạng mục, với lý do nếu tháo dỡ ảnh hưởng đến kết cấu công trình.[176] Tháng 4 năm 2020, ông Hoan chấp thuận ý kiến đề xuất của Sở Xây dựng và Thanh tra Thành phố không tháo dỡ phần diện tích vi phạm tại dự án Tân Bình Apartment theo chủ trương phải bảo toàn cân đối các chỉ tiêu quy hoạch chung của toàn dự án theo quy định[177] để kịp bàn giao trước tháng 4 năm 2021[178].

Đến cuối tháng 3 năm 2021, Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Tân Bình vẫn không thể thực hiện được cam kết hoàn tất dự án Tổ hợp nhà ở – Nhà ở xã hội Tân Bình (Tân Bình Apartment) theo sự chỉ đạo của ông Hoan. Cụ thể là, Công ty đã hoàn thiện tum mái che theo đúng quy định về độ cao quy chuẩn kỹ thuật của thang máy để lắp đặt tại hệ thống, phòng điều khiển vận hành thang máy toà nhà. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng tum mái che thang máy, các khách hàng tiếp tục khiếu kiện công ty về sai phạm khác liên quan kiến trúc khi tầng mái của công trình được phê duyệt cao 5,4 m nhưng trước đây công ty thực hiện chỉ 3m.

Trong thông báo gửi khách hàng, Công ty cho biết nguyên nhân có phần do việc khách hàng khiếu nại, khiếu kiện đến chính quyền Thành phố khiến dự án chậm tiến độ.

Đầu năm 2021, hàng chục khách hàng là người mua nhà tại dự án đã tiếp tục tập trung căng băng rôn đỏ rực tại các lối ra vào công trường của dự án nhằm yêu cầu chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ, và kêu gọi ông Hoan cũng như chính quyền Thành phố phải vào cuộc quyết liệt hơn.[179]

Chung cư nhà ở xã hội Nam Lý

Về dự án chung cư nhà ở xã hội Nam Lý (Quận 9) của Công ty Cổ phần Địa ốc Thảo Điền đang trong tình trạng không thể triển khai gần 10 năm và doanh nghiệp này đề nghị ông Hoan xem xét giao đất. Trong trường hợp không giải quyết được, Công ty đề nghị ông Hoan trả lời bằng văn bản để công ty tiếp tục hoặc ngừng triển khai dự án.[180]

Tháng 3 năm 2021, Công ty cổ phần Địa ốc Thảo Điền tiếp tục cầu cứu ông Hoan giải cứu cho dự án chung cư nhà ở xã hội Nam Lý (phường Phước Bình, quận 9 cũ, nay là Thành phố Thủ Đức) bị treo 10 năm, bởi những vướng mắc kéo dài.Dự án đã được Thủ tướng quyết định giao đất cho Công ty Xây dựng và Dịch vụ Nhà đất quận 10, nay là Công ty cổ phần Địa ốc 10. Do có những sai phạm trong quá trình đầu tư xây dựng, nên Công ty cổ phần Địa ốc 10 và dự án đã bị thanh tra và toàn bộ hồ sơ đang được Cơ quan Cảnh sát điều tra thụ lý. Cơ quan Cảnh sát điều tra đã có kết luận điều tra gửi Ủy ban nhân dân Thành phố.Chung cư nhà ở xã hội Nam Lý có diện tích 4.557,2 m2 tiếp giáp mặt tiền đường Đỗ Xuân Hợp, quận 9 với chiều dài gần 100 m, có tính độc lập với toàn bộ phần còn lại của dự án khu dân cư Bắc Rạch Chiếc; có thể xây dựng hệ thống hạ tầng đường giao thông, thoát nước, cấp nước, cấp điện, chiếu sáng công cộng đấu nối trực tiếp vào đường Đỗ Xuân Hợp.Dự án có 26 tầng và 1 tầng hầm, tổng số 291 căn hộ nhà ở xã hội, là dự án nhóm B, loại công trình cấp 1. Dự án này đã được chấp thuận đầu tư, công nhận chủ đầu tư, thẩm định thiết kế cơ sở theo quy định của pháp luật. Hiện tại, dự án chỉ còn thiếu thủ tục được giao đất.Do đó, để đảm bảo cho doanh nghiệp được thuận lợi tiếp tục triển khai dự án, Hiệp hội bất động sản Thành phố (HoREA) kiến nghị ông Hoan xem xét chấp thuận giao đất cho Công ty cổ phần Địa ốc Thảo Điền, để có thêm nguồn cung 291 căn hộ phục vụ các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội của thành phố.[181]

Các dự án của Tập đoàn Novaland

Ông Hoan đã chỉ đạo Thanh tra thành phố, Sở Xây dựng xử lý sai phạm về xây dựng tại dự án Khu nhà ở Phước Kiển (tên gọi khác là dự án Sunrise Riverside) thuộc Tập đoàn Novaland cũng có liên quan đến Khu nhà ở Tân An Huy. Dự án Sunrise Riverside gồm 8 khối tháp, cao từ 20 – 25 tầng với khoảng 2.200 căn hộ. Các căn hộ Sunrise Riverside có diện tích từ 69m2 – 99m2, từ 2 – 3 phòng ngủ và đều có ban công. Dự án nằm ngay trục đường Nguyễn Hữu Thọ, thuộc Khu dân cư Trần Thái, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh, liền kề 3 mặt sông Rạch Đĩa.[182]

Tháng 02 năm 2021, Bộ Công an có quyết định khởi tố vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, theo Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015 xảy ra tại Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn - TNHH Một Thành Viên (CNS), liên quan đến khu phức hợp Golden Mansion số 119 Phổ Quang do Novaland làm chủ đầu tư. Lô đất rộng hơn 1,5ha ngay trung tâm quận Phú Nhuận gần với Sân bay Tân Sơn Nhất, được ước tính trị giá hơn 3.000 tỷ đồng tại thời điểm 2017. Dự án đã được bán 100% và bàn giao cho khách hàng vào ở nhưng chưa thể cấp sổ vì vướng mắc các thủ tục về pháp lý nêu trên.Novaland còn vướng mắc về mặt pháp lý với một loạt dự án khác cũng ở tình trạng tương tự: xây dựng và bán xong nhưng đều có nguồn gốc đất công và chưa thể ra sổ cho khách hàng. Cụ thể là:

Khu đất 17-19-21 Nguyễn Văn Trỗi do Công ty cổ phần dược phẩm trung ương Vidipha quản lý, chủ đầu tư của dự án là Công ty cổ phần The Prince Residence (do Novaland liên doanh với Công ty cổ phần dược phẩm trung ương Vidipha). Ủy ban nhân dân Thành phố thu hồi đất của Vidipha và giao cho Công ty cổ phần The Prince Residence năm 2012.Một dự án khác là Garden Gate (số 8 Hoàng Minh Giám) do Công ty cổ phần Nova Festival làm chủ đầu tư. Nova Festival là pháp nhân được thành lập giữa Công ty TNHH MTV du lịch Thanh niên Việt Nam (quản lý và sử dụng lô đất) và Novaland.Một loạt các dự ấn khác như: Newton Residence (38 Trương Quốc Dung), Orchard Park View (130-132 Hồng Hà), Orchard Garden (128 Hồng Hà) và dự án Kingston Residence (146 Nguyễn Văn Trỗi) đều có nguồn gốc đất công và từng bị Ủy ban nhân dân Thành phố đình chỉ để xác minh, điều tra.[183] Tổng cộng có khoảng 11 dự án của Novaland chậm giải quyết sổ hồng.[184]

Một dự án khác cũng chờ được Bộ Xây dựng giải cứu là dự án khu dân cư tại khu đất 30,224ha phường Bình Khánh, Quận 2 – tức dự án The Water Bay (do Công ty TNHHH Phát triển Quốc tế Thế kỷ 21 – công ty thành viên của Novaland làm chủ đầu tư) bị ách tắc kéo dài.[185] Ông Hoan bị cho là đã tiếp tay để phù phép hơn 60,3 ha đất từ quỹ đất tái định cư của Thủ Thiêm nhanh chóng về tay Novaland, để rồi sau đó doanh nghiệp này tiếp tục xuất hiện trong vai trò đơn vị phát triển dự án.[145]

Chung cư Ngọc Đông Dương

Về dự án Chung cư Ngọc Đông Dương ở số 119 Bình Long (phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân), do Công ty TNHH Đầu Tư và Phát triển nhà Ngọc Đông Dương làm Chủ đầu tư, ngày 31 tháng 3 năm 2010, Công ty Ngọc Đông Dương đã có văn bản gửi ông Hoan trình bày diễn tiến từ khi được duyệt dự án xây nhà cao tầng, cho đến khi chung cư được nghiệm thu hoàn thành và đưa vào sử dụng theo đúng quy định pháp luật vào cuối năm 2017. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được xem xét hồ sơ để chủ đầu tư hoàn tất việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với dự án chung cư Ngọc Đông Dương. Việc chậm trễ hoàn tất nghĩa vụ tài chính sẽ kéo theo việc chậm hoàn tất thủ tục cấp sổ hồng cho người dân, điều này không những ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp cũng như gây thiệt thòi cho người dân khi đã vào ở nhưng chưa được cấp sổ hồng. Việc người dân chậm nhận được sổ hồng cũng có thể dẫn đến việc gửi đơn khắp nơi để khiếu kiện chủ đầu tư và có thể gây mất an ninh trật tự… Ngày 09 tháng 6 năm 2020, Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành văn bản 4714/VP-ĐT gửi Sở Tài Nguyên và Môi trường để truyền đạt ý kiến chỉ đạo của ông Hoan: “Giao Sở Tài Nguyên và Môi trường khẩn trương chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan rà soát hồ sơ pháp lý dự án nêu trên và các dự án tương tự, tổng hợp báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, giải quyết theo đúng quy định pháp luật hiện hành”. Tuy nhiên, đến cuối năm 2020 mọi việc vẫn chưa có tiến triển.[186]

Chung cư Khang Gia

Về việc chuyển nhượng bất hợp pháp tại chung cư Khang Gia tại số 377 đường Tân Hương, phường Tân Quý, quận Tân Phú, có quy mô 338 căn hộ, xây dựng từ năm 2008 và hoàn thành, khai thác năm 2014: trong quá trình xây dựng, chủ đầu tư đã vi phạm quy định về xây dựng như xây không đúng thiết kế, thay đổi cấu trúc nhiều căn hộ thành 71 kiốt ảnh hưởng đến công năng sử dụng và kiến trúc mặt ngoài. Ông Hoan đã thống nhất với đề xuất của Sở Xây dựng Thành phố giao Công an Thành phố điều tra, xác minh việc ngăn chia tầng thương mại thành các căn hộ, chuyển nhượng bất hợp pháp; tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm về phòng cháy chữa cháy và có giải pháp bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy tại chung cư này. Ông Hoan giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, hợp với Sở Tài chính, Cục thuế và Ủy ban nhân dân quận Tân Phú kiểm tra, đề xuất việc thu tiền liên quan đến nghĩa vụ tài chính đối với Công ty Khang Gia; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các hộ dân sinh sống hợp pháp tại chung cư Khang Gia. Ủy ban nhân dân quận Tân Phú được giao chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức thực hiện tháo dỡ các hạng mục vi phạm xây dựng, tổ chức cưỡng chế thu hồi phí bảo trì 2% đối với Công ty Khang Gia.[187]

Chung cư Nguyễn Quyền

Tháng 12 năm 2020, ông Hoan phải cho lập tổ công tác riêng để kiểm tra, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý, sử dụng nhà chung cư tại chung cư Nguyễn Quyền, quận Bình Tân do Công ty TNHH Nguyễn Quyền làm chủ đầu tư. Tổ công tác sẽ yêu cầu chủ đầu tư bổ sung và hoàn thiện đầy đủ hồ sơ pháp lý liên quan đến công tác quản lý dự án; công tác phòng cháy chữa cháy; thi công hoàn thiện công trình theo đúng thiết kế được duyệt; có biện pháp đảm bảo điều kiện an toàn về tài sản và tính mạng của người dân tại chung cư. Đồng thời, yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ thuế; hoàn tất các thủ tục về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các hộ dân; chấp hành nghiêm các quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền... Lý do là vì từ năm 2014, qua thanh tra, Sở Xây dựng đã phát hiện trong quá trình đầu tư xây dựng chung cư Nguyễn Quyền đã có nhiều sai phạm nhưng chủ đầu tư vẫn chưa hợp tác để chấp hành đầy đủ, mặc dù các cơ quan chức năng liên quan nhiều lần kiểm tra, làm việc, hướng dẫn khắc phục các vấn đề liên quan còn vướng mắc tại dự án.[188]

Khu dân cư Tân Hải Minh

Về khu dân cư Tân Hải Minh ở Phường Linh Tây, Quận Thủ Đức do Công ty TNHH sản xuất - thương mại - xây dựng - khách sạn Tân Hải Minh làm Chủ đầu tư, bị người dân tố cáo chây ỳ, hàng chục năm qua vẫn chưa làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhiều khu đất trong dự án bị sử dụng sai công năng, mục đích. Ngoài làm giả bản đồ quy hoạch để hợp thức hoá việc di dời trụ sở Ban điều hành khu phố 1 vào công viên, Chủ đầu tư còn “quên” trả Nhà nước hơn 600m2 đất tái định cư hoán đổi tại dự án.[189]Ngày 11 tháng 6 năm 2020, ông Hoan đã ký Văn bản 2155/UBND-NCPC giao Thanh tra thành phố phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức xác minh quá trình thực hiện dự án của công ty Tân Hải Minh, làm rõ các nội dung trong đơn tố cáo và gửi báo cáo lên Ủy ban nhân dân Thành phố chậm nhất là ngày 11 tháng 7 năm 2020.[190] Hiện Công an Thành phố đang điều tra vụ việc.

Dự án Green Star Sky Garden

Về dự án Green Star Sky Garden xây dựng trái phép 110 căn biệt thự, ngày 16 tháng 6 năm 2015 Ủy ban nhân dân Thành phố đã có văn bản công nhận Công ty Hưng Lộc Phát làm chủ đầu tư dự án Khu nhà ở cao tầng tại phường Phú Mỹ, quận 7; sau đó tiếp tục có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, công nhận công ty làm chủ đầu tư và chấp thuận đầu tư dự án Khu nhà ở cao tầng tại phường Phú Mỹ.Căn cứ Điểm e, Khoản 1, Điều 89 Luật Xây dựng “Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt” thì dự án thuộc trường hợp được miễn phép xây dựng. Nhưng chủ đầu tư muốn thi công xây dựng công trình này thì phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp.Ngày 04 tháng 6 năm 2018, Công ty Hưng Lộc Phát đã nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất tại Sở Tài nguyên và Môi trường để thực hiện đầu tư xây dựng dự án theo quy định.Ngày 08 tháng 4 năm 2019, Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản trình ông Hoan xem xét, chấp thuận cho Công ty Hưng Lộc Phát được sử dụng đất để thực hiện đầu tư dự án Khu nhà ở cao tầng phường Phú Mỹ và tháng 6 năm 2019, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục văn bản báo cáo ông Hoan các số liệu liên quan đến dự án của Công ty Hưng Lộc Phát. Đã hơn 1 năm từ ngày nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất nhưng ông Hoan vẫn để đó, ký quyết định phê duyệt sử dụng đất.Thời gian thực hiện thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất kéo dài của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ hoàn thành dự án, cũng như ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội kinh doanh của Công ty Hưng Lộc Phát.

Ông Hoan trả lời báo chí rằng dự án của Công ty Hưng Lộc Phát chưa được ông giao đất vì vấn đề pháp lý liên quan đến nguồn gốc đất. Có sự chồng lấn về nguồn gốc đất đai gồm đất của doanh nghiệp đã có giấy chứng nhận, đất của doanh nghiệp mua của người dân nhưng chưa có giấy tờ pháp lý và một phần nhỏ đất rạch, đường là đất công.

Ông Hoan cho rằng Luật Đất đai chưa quy định rõ tình huống đất công xen cài, phân tán trong quỹ đất của chủ đầu tư thực hiện dự án sẽ được giải quyết thế nào nên thành phố phải xin hướng dẫn của Tổng cục Quản lý Đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường).Tổng cục đã hướng dẫn ông Hoan có thể xem xét giao đất luôn cho chủ đầu tư chứ không cần phải đấu giá phần đất công xen cài trong dự án. Tuy trong quá trình thành phố hoàn tất các thủ tục pháp lý thì ông Hoan có sự chậm trễ, nhưng việc doanh nghiệp triển khai xây dựng khi ông Hoan chưa có quyết định giao đất là sai.[191]

Xây dựng không phép ở huyện Nhà Bè

Ngày 20 tháng 11 năm 2019, ông Hoan có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị sớm hoàn thành việc xử lý các công trình sai phạm tại khu ẩm thực câu cá Tháp Ngà tại ấp 3, xã Phước Kiển và khu nghỉ dưỡng thể thao, giải trí Vườn Thiên Thanh, xã Hiệp Phước và các địa điểm khác trên địa bàn huyện Nhà Bè. Trường hợp chủ đầu tư của các công trình sai phạm, vi phạm thời hạn cam kết tự tháo dỡ thì kiên quyết tổ chức cưỡng chế thi hành. Các đơn vị báo cáo kết quả cho ông Hoan trước ngày 15 tháng 12 năm 2019.Tại những khu đất nằm trong vùng quy hoạch mở rộng Khu công nghiệp Hiệp Phước trên đường Nguyễn Văn Tạo (xã Long Thới, huyện Nhà Bè), nhiều nhà xưởng không phép, nhiều trụ sở công ty bề thế mọc dọc hai bên đường.Thanh tra Thành phố chỉ đích danh xã Long Thới có 14 công trình, xã Phước Kiển có 19 công trình dù có quyết định cưỡng chế nhưng không bắt buộc tháo dỡ, để tồn tại nhiều năm. Đặc biệt, mức phạt nhiều công trình xây dựng không phép tại 2 xã nói trên không thống nhất. Từ đó, xảy ra hiện tượng khiếu nại, tố cáo và so bì trong nhân dân. Các cơ quan trực thuộc huyện Nhà Bè chưa có biện pháp phối hợp để theo dõi, quản lý chặt chẽ nhà, đất... do nhà nước quản lý trên địa bàn.Chánh Thanh tra Thành phố đã kiến nghị chủ tịch huyện Nhà Bè giao các chủ tịch xã khẩn trương xử lý các công trình xây dựng không phép này; kiểm điểm làm rõ trách nhiệm đối với người đứng đầu, tập thể, cá nhân liên quan đến các sai phạm.[192]

Dự án Dragon Riverside City

Dragon Riverside City là dự án khu phức hợp cao ốc văn phòng – thương mại – khách sạn và chung cư tọa lạc tại số 628-630 Võ Văn Kiệt (Phường 1, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh), nguyên là nhà đèn Chợ Quán, do Tập đoàn Điện lực Việt Nam quản lý và giao cho Tổng Công ty Điện lực Thành phố (EVN HCM) làm chủ đầu tư dự án bao gồm các dự án thành phần: trạm cao thế, khu cao ốc văn phòng, khu chung cư cao tầng, cây xanh, giao thông… Tháng 11 năm 2010, Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận chủ trương cho EVN HCM thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu phức hợp cao ốc – văn phòng – thương mại – khách sạn và chung cư tại số số 8 – 8bis Hàm Tử (số mới là 628 – 630 Võ Văn Kiệt).

Ngày 31 tháng 7 năm 2014, Bộ Tài chính có ý kiến rằng khu phức hợp tại số 628 – 630 Võ Văn Kiệt là dự án đầu tư không thuộc ngành nghề kinh doanh chính của Tổng Công ty EVN HCM. “Thống nhất chủ trương với EVN về việc EVN HCM không tiếp tục làm chủ dự án, chuyển giao dự án cho đơn vị khác thực hiện để tập trung nguồn lực cho các ngành nghề kinh doanh chính theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ…”, Bộ Tài chính có ý kiến.Bộ Tài chính còn đề nghị EVN báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét năng lực của Land Sài Gòn; xem xét quá trình hình thành Land Sài Gòn từ các cổ đông là EVN, các đơn vị thành viên của EVN và cán bộ công nhân viên toàn tập đoàn để triển khai dự án theo quy định.[193]

Sau đó EVN HCM thoái vốn không làm chủ đầu tư để tập trung vào ngành nghề chuyên môn theo chủ trương của Chính phủ và chuyển cho Công ty Sài Gòn Vina làm Chủ đầu tư.[194] Ngày 30 tháng 12 năm 2014, Ủy ban nhân dân Thành phố đã có công văn số 7048/UBND-ĐTMT chấp thuận cho Công ty cổ phần Bất động sản Sài Gòn Vina (Land Saigon, mã: LSG) làm chủ đầu tư dự án.[195]Công ty Cổ phần Địa ốc Phú Long là đơn vị phát triển dự án theo hợp đồng hợp tác với công ty Sài Gòn Vina số 36/2016/PL-LSG ký ngày 13 tháng 01 năm 2016.

Tại thời điểm tháng 5 năm 2014, giá thoái vốn bình quân của EVN tại Land Sài Gòn là 10.320 đồng/cổ phần (cao hơn 10 đồng/cổ phần so với khởi điểm chỉ 10.310 đồng/cổ phần mệnh giá 10.000 đồng).[196] Nhóm cổ đông Sovico (do ông Nguyễn Thanh Hùng, biệt danh Hùng “Sói Nga”, là chủ của Sovico Holdings[197], chồng của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo[198] dẫn đầu)- Đại Á-Chứng khoán Phú Gia đã bỏ ra khoảng 260 tỷ đồng (vào năm 2014) để nắm 48,63% vốn Land Saigon, qua đó sở hữu dự án 8-8bis Hàm Tử. Như vậy, bằng cách “sắp xếp lại” doanh nghiệp của EVN, dự án bất động sản đã lọt vào tay Land Saigon, để sau đó EVN thoái hết vốn cho tổ chức, cá nhân sở hữu với mức giá rẻ “bất ngờ”.[195]

Dự án được giới thiệu mang tầm vóc của một thành phố 5 sao trong lòng thành phố. Với diện tích hơn 3,1ha, dự án gồm có Tháp cao ốc thương mại dịch vụ Dragon Tower 53 tầng, khu căn hộ cao cấp Dragon Residence 40 tầng và khu thương mại Dragon Mall.[199] Dự án được khởi công xây dựng vào tháng 8 năm 2017 theo giấy phép số 66/GPXD ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Sở Xây dựng cấp cho công ty Sài Gòn Vina. Trong giai đoạn này, dự án được phép xây dựng phần ngầm bao gồm cọc và tường vây với số lượng 594 cọc và 517,63m tường vây có chiều sâu (tính từ cốt -1m) là -28m.

Tuy nhiên, do Chủ đầu tư đã vi phạm trật tự xây dựng nên ngày 13 tháng 9 năm 2018, chính quyền phường 1, Quận 5 đã lập biên bản vi phạm hành chính số 01/BB-VPHC. Sau đó, ngày 20 tháng 9 năm 2018, Ủy ban nhân dân Quận 5 ra Quyết định xử phạt hành chính số 4040/QĐ-XPVPHC đối với công ty Sài Gòn Vina với số tiền 40 triệu đồng. Nội dung của Quyết định xử phạt được nêu rõ: “Chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng (đang thi công đào đất tại vị trí trục X1-X15/XA-XD và trục Z8-ZA/Z26-Z38)”.Sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, công ty Sài Gòn Vina không xuất trình được giấy phép xây dựng sẽ bị áp dụng biện pháp buộc khôi phục tình trạng ban đầu theo quy định. Nếu được cấp giấy phép xây dựng thì công ty Sài Gòn Vina phải khôi phục lại tình trạng ban đầu không phù hợp với nội dung giấy phép xây dựng được cấp thì mới được thi công xây dựng theo quy định.

Sau đó, công ty Sài Gòn Vina tiếp tục bị ông Trần Vĩnh Tuyến xử phạt vi phạm hành chính theo Quyết định số 795/QĐ-XPVPHC ngày 05 tháng 3 năm 2019 số tiền 325 triệu đồng; và yêu cầu chủ đầu tư phải dừng thi công, buộc tháo dỡ phần công trình vi phạm do đã quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm số 01/BB-VPHC ngày 13 tháng 9 năm 2018. Công ty Sài Gòn phải tháo dỡ phần vi phạm cụ thể là: Toàn bộ tầng hầm B1, B2, tổng diện tích 25.049,8m2. Tháo dỡ toàn bộ diện tích vi phạm tại tầng trệt của các tháp A, B, C, D và nắp hầm mở rộng, tổng diện tích: 9.700m2. Thời hạn cho việc tháo dỡ này là 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định này, nếu không tự giác chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định. Liên tiếp các quyết định xử phạt hành chính, buộc khôi hiện trạng từ Ủy ban nhân dân Quận 5 và Ủy ban nhân dân Thành phố đối với công trình vi phạm trật tự xây dựng tại dự án Dragon Riverside City, tuy nhiên, phía công ty Sài Gòn Vina vẫn không nghiêm chỉnh chấp hành.[200]

Đến ngày 03 tháng 10 năm 2019, ông Hoan tiếp tục ra Quyết định số 4220/QĐ-CCXP về việc cưỡng chế thi hành biện pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động đầu tư xây dựng. Công ty Sài Gòn Vina phải hoàn tất việc tháo dỡ các sai phạm trật tự xây dựng này trong tháng 10 năm 2019. Nếu quá thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận quyết định mà chưa nộp phạt sẽ bị cưỡng chế và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì phải nộp 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Sở Xây dựng dự thảo trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Nguyễn Thành Phong một số nội dung liên quan đến dự án, trong đó đề xuất 2 phương án để tiếp tục triển khai dự án.

Phương án 1: Thực hiện đấu thầu lựa chọn Chủ đầu tư dự án theo quy định pháp luật hiện hành. Do dự án đã được Ủy ban nhân dân Thành phố công nhận chủ đầu tư, được cấp phép xây dựng phần ngầm, chủ đầu tư đã thi công cọc, tường vây, sàn và vách tầng hầm nên thực hiện phương án này cần phải xác định đủ các giá trị đã đầu tư dở dang và chi phí khác có liên quan của dự án để hoàn trả cho chủ đầu tư trước khi tổ chức đấu thầu. Theo Sở Xây dựng, việc này sẽ rất khó khăn thực hiện và có thể sẽ phát sinh khiếu nại của chủ đầu tư.Phương án 2: Chấp thuận cho Công ty Sài Gòn Vina tiếp tục thực hiện dự án. Ủy ban nhân dân Thành phố sẽ xác định giá trị quyền sử dụng đất theo giá thị trường trên cơ sở 2-3 chứng thư thẩm định giá của đơn vị độc lập, có tham khảo giá trị quyền sử dụng đất tại các mặt bằng đã được đấu giá trong khu vực lân cận dự án, đảm bảo thu đủ tiền sử dụng đất theo giá thị trường.

Đến tháng 3 năm 2020, những sai phạm trật tự xây dựng tại dự án Dragon Riverside City vẫn chưa được công ty Sài Gòn Vina chấp hành. Bên cạnh đó, việc cưỡng chế thi hành biện pháp khắc phục hậu quả cũng chưa được thực hiện.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Phước Thắng đã ký Thông báo số 894/TB-VP thông báo kết luận của tập thể Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố (bao gồm ông Hoan), cơ bản đồng ý chọn “phương án 2” theo đề xuất của Sở Xây dựng tại dự thảo báo cáo ngày 03 tháng 12 năm 2019 về rà soát pháp lý nhà đất số 628-630 đường Võ Văn Kiệt, phường 1, quận 5.[201]

Nếu như ý kiến của ông Hoan và tập thể Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố được thông qua, có thể nói, từ một dự án với nhiều sai phạm, đã bị yêu cầu tháo dỡ, nhưng sau thời gian ngâm hồ sơ không xử lý triệt để, đến nay, vi phạm tại dự án Dragon Riverside City tiếp tục tồn tại và không bị xử lý. Dư luận vẫn không ngừng thắc mắc liệu có hay không nhóm lợi ích của bà tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo[202] đang tồn tại tại dự án này, và việc ông Hoan cùng các cộng sự của mình đem “đất công” biến trở thành “đất tư”, làm lợi cho doanh nghiệp.[203]

Vai trò Chủ tịch Hội đồng Thẩm định giá đất Thành phố

Trong vai trò Chủ tịch Hội đồng Thẩm định giá đất Thành phố từ ngày 08 tháng 12 năm 2020, ông Hoan được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh việc định giá đất đã trì trệ kéo dài, “giải cứu” hàng vạn căn hộ bị treo sổ hồng. Điển hình là trường hợp Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại Thuận Việt “bán lụi” hơn 1.000 căn hộ New City ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm).[204] Tại kỳ họp chuyên đề của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa IX ngày 22 tháng 4 năm 2021, ông Hoan đã đọc tờ trình của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc đề nghị giữ nguyên hệ số điều chỉnh giá đất năm 2021 như Quyết định 03/2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố, đồng thời cập nhật, bổ sung một số điều mới cho phù hợp.[205] Theo ông Hoan, dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố và cuộc sống người dân, nếu điều chỉnh tăng giá đất sẽ gây khó khăn thêm cho người sử dụng đất và tình hình an sinh xã hội.

10. Khu công nghệ cao

Liên quan đến Khu công nghệ cao ở Quận 9, chiều ngày 06 tháng 8 năm 2019, ông Hoan, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố chủ trì họp báo về tiến độ, kết quả thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ và kết luận của Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình. Ông Hoan thừa nhận có sai phạm trong quá trình thực hiện dự án chưa đúng trình tự, thu hồi bổ sung nhưng không xin ý kiến trước, sau đó Thành phố tự khắc phục, sửa sai đến nay đã hoàn chỉnh diện tích khu Công nghệ cao là 913 ha đã được Thủ tướng Chính phủ chấp nhận, coi đó là tính pháp lý để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng. Còn việc xử lý kỷ luật cán bộ thì Sở Nội vụ đang tiến hành, nhưng tìm người kỷ luật cũng khó vì có người đã nghỉ hưu, có người không còn trên đời này nữa, trong khi sai phạm này mang chỉ tính kỹ thuật xử lý văn bản.

Ông Hoan cũng cho rằng không nên so sánh dự án này với dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, vì mỗi dự án có mục đích và tính chất khác nhau. Dự án Khu Công nghệ cao có 40,9 ha thực hiện nằm trong ranh mà chúng ta làm không đúng quy trình, thủ tục nên đòi hỏi mình phải có chính sách hỗ trợ cho người dân; còn 4,3 ha Thủ Thiêm là nằm ngoài ranh nên chính sách hoàn toàn khác là phải bồi thường.[206]

Ông Hoan cho biết trong 913 ha dự án Khu công nghệ cao, Thành phố thu hồi của dân khoảng 800ha, còn lại khoảng 113ha là đất đường giao thông, kênh rạch, đường công cộng bên trong. Sai sót của Thành phố, theo kết luận Thanh tra Chính phủ và Thủ tướng, là thực hiện trình tự thu hồi chưa đúng. Cụ thể, Thành phố ra quyết định thu hồi bổ sung lần 2 và lần 3 nhưng không xin ý kiến Thủ tướng trước.[207]

11. Xây dựng, quản lý đất đai tại Quận 12

Picity High Park

Tại dự án Picity High Park (Khu nhà ở Gò Sao), Quận 12, ông Hoan được ca ngợi là người hùng, đã giải quyết rất nhanh thủ tục hành chính, trong bối cảnh nhiều dự án, nhiều doanh nghiệp bị đình trệ thủ tục. Cụ thể là, ngày 25 tháng 11 năm 2019, ông Hoan đã ký Quyết định Chấp thuận đầu tư Dự án Khu nhà ở Gò Sao, do Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Gia Cư làm chủ đầu tư. Quyết định này đã đập tan mọi nghi vấn về khả năng dự án Picity High Park phải tiếp tục loay hoay với các thủ tục pháp lý. Trước đó, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Trần Vĩnh Tuyến ký Công văn số 3788/UBND-ĐT ngày 27 tháng 8 năm 2018 chấp thuận chủ trương đầu tư và công nhận chủ đầu tư dự án Khu nhà ở Gò Sao, phường Thạnh Xuân, Quận 12. “Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư và công nhận Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Gia Cư làm chủ đầu tư dự án nêu trên, nếu chủ đầu tư không thực hiện hoàn tất thủ tục chấp thuận đầu tư dự án, theo quy định tại Nghị định số 11/2013/NĐ-CP, ngày 14 tháng 01 năm 2013, của Chính phủ, về quản lý đầu tư và phát triển đô thị, cùng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, thì văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và công nhận chủ đầu tư này sẽ hết hiệu lực thực hiện”. Như vậy, việc ông Hoan ưu ái giải quyết cho dự án nêu trên là có thật; dẫn đến nhiều doanh nghiệp khác cũng mong chờ ông Hoan “giải cứu”.[208]

Dự án này được xây trên lô đất có diện tích 5,1 ha với tổng mức đầu tư là 1.140 tỷ đồng; trong đó, hạ tầng kỹ thuật chiếm 40 tỷ đồng và xây dựng nhà ở 1.020 tỷ đồng, còn lại 80,5 tỷ đồng còn lại để thanh toán tiền sử dựng đất. Công ty Hodeco góp 65% vốn và Tổng cục Cảnh sát góp 35% vốn còn lại. Hai bên cũng đã hoàn tất việc thanh toán chuyển nhượng quyền sử dụng lô đất với tổng giá trị 80,5 tỷ đồng, dự kiến vào năm 2010 sẽ khởi công. Không rõ lý do vì sao trong thời gian này dự án Khu nhà ở Gò Sao không được Chủ đầu tư triển khai. Đến tháng 10 năm 2017, công ty Hodeco hoàn tất việc thoái vốn khỏi dự án Khu nhà ở Gò Sao bằng việc chuyển nhượng 100% phần góp vốn của công ty tại công ty Gia Cư. Cũng từ việc chuyển nhượng này, công ty Hodeco đã thu về khoảng 120 tỷ đồng.

Theo quảng cáo từ nhiều website cùng các trang mạng xã hội khác, dự án Khu nhà ở Gò Sao do Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Gia Cư (gọi tắt công ty Gia Cư thuộc Tập đoàn Pi Group) làm chủ đầu tư. Dự án có tổng diện tích 8,6 ha, được quy hoạch thành 6 block cao từ 15-18 tầng, gồm 2.577 căn hộ.

Dự án hợp tác đầu tư giữa Tổng cục Cảnh sát và công ty Hodeco, có sự “chung tay” với Công ty cổ phần thế kỷ 21 (gọi tắt công ty C21). Cụ thể, vào tháng 7 năm 2014, công ty C21 hợp tác với công ty Gia Cư cùng khai thác 3,43ha đất, trong đó công ty C21 góp 1,7ha để xây dựng dự án này. Rồi sau đó chuyển nhượng vào cho công ty Gia Cư có phải đất công hay không vẫn chưa được trả lời, chứa đựng nhiều điều “bí ẩn” trong quá trình hợp tác đầu tư, thoái vốn, chuyển nhượng và có sự liên quan đến Tổng cục Cảnh sát (thuộc Bộ Công an).[209]

Trồng rau trên đất mộ

Về vụ trồng rau trên đất mộ tại Quận 12 do cụ Đinh Thị Ý, Trưởng đoàn Hội Phật Tử Đại Từ Bi, đại diện cho các thành viên của Hội đứng ra mua từ chùa Vĩnh Nghiêm để làm nghĩa trang, chôn cất những người chết của Hội; ông Phạm Văn Đồng (quê Nam Định) vào khu đất này cư trú bất hợp pháp và trồng hoa màu thu lợi; còn xuất hiện hai căn nhà tạm không số.Ông Lê Trương Hải Hiếu, Chủ tịch Quận 12, (con trai ông Lê Thanh Hải), chỉ đạo, giao cơ quan chức năng yêu cầu ông Đồng di dời nơi cư trú và ngưng canh tác trên khu đất nghĩa trang. Sau đó ông Đồng chấp hành việc không cư trú tại khu đất, còn việc canh tác rau màu thì vẫn tiếp tục diễn ra. Tháng 6 năm 2020, Ủy ban nhân dân Quận 12 khẳng định, không có căn cứ để buộc ông Đồng ngừng trồng hoa màu tại khu đất.Việc trồng hoa màu trên khu đất nghĩa trang là không đúng mục đích, gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến sự trang nghiêm với người đã khuất, xâm phạm quyền lợi chính đáng của những người thừa kế hợp pháp; nhưng lại không được chính quyền bảo vệ.Xét báo cáo số 268 ngày 28 tháng 10 năm 2020 của Thanh tra Thành phố xử lý đơn tố cáo liên quan đến khu đất nghĩa trang Đại Từ Bi tại phường Hiệp Thành; ông Hoan đã chỉ đạo giao Ủy ban nhân dân Quận 12 thực hiện công tác kiểm tra, quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng tại khu đất, đồng thời xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và Thanh tra Thành phố kết quả thực hiện.[210]

Chậm xử lý sai phạm

Về việc chậm xử lý sai phạm xây dựng sai phép và lừa đảo bán đất qua vi bằng của bà Tô Cẩm Thúy tại Phường Thạnh Xuân, Quận 12; một dãy nhà được ngang nhiên xây dựng sai phép gần Ủy ban nhân dân Phường Thạnh Xuân trong suốt một thời gian dài từ năm 2017. Đến khi Chủ đầu tư lừa đảo bán xong cho các hộ dân nghèo rồi bỏ trốn, thì ông Hoan và chính quyền Quận 12 mới vào cuộc đòi cưỡng chế, khiến dư luận bức xúc.Ngày 28 tháng 10 năm 2019, cán bộ địa chính phường đến dán quyết định số 3959 do ông Hoan ký, nội dung xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng đối với bà Tô Cẩm Thúy. Ngày 08 tháng 12 năm 2020, Phòng quản lý đô thị Quận gửi thư mời đến các hộ dân họp bàn về quyết định cưỡng chế công trình vi phạm. Theo đó, từ ngày 11 tháng 01 đến ngày 22 tháng 01 năm 2021, Ủy ban nhân dân Quận 12 sẽ tiến hành cưỡng chế tháo dỡ phần công trình xây dựng vi phạm.Bên cạnh đó, mặc dù đã bán hết các thửa đất 514 tờ bản đồ 34 và nhà, bà Tô Cẩm Thúy vẫn tiếp tục bán lại thửa đất trên cho người khác, được hợp thức hóa sang tên chỉ trong vòng một ngày. Sự việc bị nghi ngờ là màn kịch lừa đảo của Thúy và đồng bọn, cùng sự tiếp tay của những cán bộ chuyên trách về quản lý xây dựng đô thị của Ủy ban nhân dân Quận 12. Hiện cơ quan điều tra đang chờ kết quả định giá tài sản của thửa đất.Nếu như công trình xây dựng sai phép của bà Thúy bị ông Hoan và chính quyền địa phương nhắc nhở, xử lý ngay từ đầu thì sẽ không gây ra hoang mang và thiệt hại đến mức phải cưỡng chế tháo dỡ thế này.[211]

12. Kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước

Năm 2021, ông Hoan cho rằng chính quyền các cấp ở Thành phố Hồ Chí Minh cần tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các hoạt động thực hiện chủ đề Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong hoạt động quản lý nhà nước và cung cấp dịch công trực tuyến mức độ 3, 4; tổ chức đối thoại định kỳ giữa chính quyền các cấp với các tổ chức doanh nghiệp theo lĩnh vực chuyên ngành.[212]

Vướng mắc tại nhà máy giết mổ công nghiệp hiện đại

Về việc kêu gọi đầu tư rồi đẩy doanh nghiệp tới bờ vực phá sản, do tin theo lời kêu gọi của ông Hoan và chính quyền Thành phố, cam kết sẽ tạo điều kiện xây dựng nhà máy giết mổ công nghiệp hiện đại để cung cấp nguồn thịt an toàn cho người dân, Công ty TNHH Dịch vụ An Hạ đã huy động vốn cá nhân và của người thân làm dự án.

Đến cuối năm 2013, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu tất cả các cơ sở giết mổ gia súc thủ công hiện hữu phải chấm dứt hoạt động và kêu gọi đầu tư giết mổ công nghiệp tập trung vì an toàn sức khỏe người dân. Với 4 đời làm nghề giết mổ gia súc, nhưng chỉ ở quy mô cơ sở, theo quy hoạch này, bà Nguyễn Hồng Thắm, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ An Hạ (Công ty An Hạ) cùng họ hàng quyết định dùng hết tiền của để làm nhà máy giết mổ công nghiệp hiện đại.Sau khi tiến hành kiểm định, Sở Tài nguyên và Môi trường cho rằng, trong hơn 30.000 m2 dự án Nhà máy giết mổ gia súc An Hạ được doanh nghiệp mua bằng tiền của mình và cấp sổ đỏ, có hơn 387 m2 là đất công xen kẹt (gồm 179,8 m2 mương với chiều ngang chỉ hơn 1 m và 207,3 m2 đường bờ với chiều ngang hơn 2 m), nên buộc phải… đem đấu giá.

Mất gần 23 tháng, vào tháng 6 năm 2020, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Nguyễn Thành Phong mới chấp thuận chủ trương giao phần diện tích hơn 387 m2 đất cho Công ty An Hạ thực hiện Dự án Nhà máy giết mổ gia súc An Hạ. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục ra Quyết định số 2930/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2020 điều chỉnh chủ trương đầu tư, cho phép doanh nghiệp được sử dụng trọn vẹn hơn 30.000 m2 đất, bao gồm 387 m2 đất đường mương xen kẹt để triển khai Dự án. Tưởng chừng kết thúc sự đình trệ suốt 3 năm qua, vì thủ tục giải quyết đất công xen kẹt, Dự án không triển khai, tức là doanh nghiệp không có doanh thu, trong khi mỗi tháng phải trả hơn 1 tỷ đồng tiền lãi; thì ngay sau đó, ngày 14 tháng 10 năm 2020, ông Hoan ký Quyết định số 3845/QĐ-UBND cho doanh nghiệp thuê đất với hình thức “đóng tiền thuê đất hàng năm”. Điều này trái với quy định tại Luật Đất đai (năm 2013) cùng các Nghị định, Thông tư hướng dẫn liên quan, cho phép doanh nghiệp được quyền lựa chọn một trong 2 hình thức đóng tiền thuê đất hàng năm hoặc một lần cho cả thời gian thuê. Việc được lựa chọn hình thức sử dụng đất tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất được tiếp cận đất đai, chủ động hơn trong quá trình sử dụng, chọn hình thức sử dụng đất phù hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng đất và khả năng tài chính. Với hình thức thuê đất trả tiền một lần, giá doanh nghiệp thuê của Nhà nước sẽ còn cao hơn trả tiền hàng năm; nhưng ông Hoan vẫn quyết định tước bỏ quyền lựa chọn của doanh nghiệp, như đòn cuối cùng với Công ty An Hạ, bởi ngân hàng không chấp nhận thế chấp đối với dự án thuê đất trả tiền một năm.[213]Trước đây, ông Hoan từng tuyên bố chính quyền Thành phố sẽ tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động, nhưng nếu doanh nghiệp làm ăn gian dối sẽ bị xử lý nghiêm.[214]

Đến ngày 23 tháng 02 năm 2021, Công ty nhận được thông báo yêu cầu nộp tiền thuê đất hàng năm, chậm nhất 30 ngày kể từ ngày ký thông báo. Ngày 24 tháng 02 năm 2021, Công ty An Hạ đã nộp đủ số tiền trên vào ngân sách nhà nước. Sau đó, Công ty lên “xin” Sở Tài nguyên và Môi trường ký hợp đồng cho thuê đất, bởi theo quy định, phải có hợp đồng này, Công ty mới có thể thực hiện các thủ tục tiếp theo để xây dựng nhà máy, đồng thời có thể lấy lại tiền đã ký quỹ để đầu tư.Tuy nhiên đến cuối tháng 3 năm 2021, Sở Tài nguyên và Môi trường vẫn chưa ký hợp đồng cho doanh nghiệp thuê đất của mình. Bà Thắm cầu khẩn ông Hoan và các cộng sự trong cơn uất nghẹn rằng mình đã đổ hết vốn liếng, tài sản vào dự án, đồng thời phải vay mượn hàng trăm tỷ đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị và làm trước hạ tầng để đảm bảo đúng tiến độ Ủy ban nhân dân Thành phố đề ra. Bà Thắm cho biết gần như không còn tinh thần nữa vì công ty đã kiệt quệ đến bờ vực phá sản và thiết tha xin các cấp, ngành trung ương, địa phương cứu giúp.[215]

Vạn Phúc City

Ngày 23 tháng 7 năm 2018, Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố có Văn bản 7990/VB-ĐT truyền đạt chỉ đạo của ông Trần Vĩnh Tuyến với nội dung giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, Sở Giao thông - Vận tải, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức (nay là Thành phố Thủ Đức) và các đơn vị liên quan “khẩn trương tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư” thực hiện dự án Công viên nước, đồng thời hướng dẫn Vạn Phúc Group tham gia đấu thầu theo quy định. Sau thời gian dài, Vạn Phúc Group vẫn chưa hề nhận được hướng dẫn đấu thầu nào.Trước các kiến nghị liên quan đến trách nhiệm quản lý công trình công cộng tại các dự án xây dựng nhà ở, chung cư, Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố có Văn bản 855/TB-VP ngày 25 tháng 11 năm 2020 truyền đạt kết luận và chỉ đạo của ônh Hoan khuyến khích chủ đầu tư dự án tham gia đầu tư và khai thác hoặc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định đối với nhóm đất xây dựng công trình công cộng là công viên cây xanh, bệnh viện, trường học, thể dục - thể thao.Chỉ đạo trên đã phần nào gỡ khó cho doanh nghiệp, nhưng tới giờ, Công viên nước kỳ vọng lớn nhất của Vạn Phúc Group ở Vạn Phúc City vẫn phải chờ… hướng dẫn. Không chỉ công trình này, tại Vạn Phúc City, hàng loạt hạng mục tiện ích trường học khác với diện tích khoảng 5 ha cần được triển khai theo phê duyệt quy hoạch cũng bị tê liệt vì chờ hướng dẫn đấu thầu, đấu giá. Việc xác định giá để ra mức đấu giá lại rất… bất cập, bởi đây là đất do chủ đầu tư bỏ tiền túi bồi hoàn từng m2 đất và được dùng vào mục đích quy hoạch công viên phục vụ cộng đồng, không phải đất công. Vạn Phúc Group cũng là doanh nghiệp tư nhân, không phải doanh nghiệp nhà nước hoặc có vốn nhà nước. Hiệp hội Bất động sản Thành phố (HoREA) nhận thấy, điểm bất cập trong chỉ đạo của ông Hoan là quỹ đất dự án, trong đó có công viên chuyên đề do Vạn Phúc Group tự bỏ vốn tạo lập, tự đầu tư kết cấu hạ tầng, không phải là đất công, thì tại sao ‘Nhà nước lập thủ tục quản lý’ và ông Hoan chỉ ‘khuyến khích’, chứ không ‘ưu tiên’ cho chủ đầu tư dự án thực hiện đầu tư công trình này.[216]

Ông Hoan đã khuyến khích dự án, bất chấp cảnh báo rằng Vạn Phúc City xây dựng lấn sông Sài Gòn sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của các phương tiện đường thủy. Thêm vào đó, việc lấn chiếm bằng kè cố định sẽ làm thu hẹp lòng sông, ảnh hưởng đến việc thoát nước, tưới tiêu của toàn thành phố. Sông Sài Gòn là con sông huyết mạch của Thành phố, việc lấn sông thể hiện hành vi coi thường pháp luật, phá hủy môi trường, tài nguyên, để lại hậu quả khôn lường cho tương lai. Bài học từ các dự án tương tự như ở Thái Lan, dự án lấn sông chảy qua Bangkok đã phải trả giá cực kỳ đắt cho thiệt hại lũ lụt. Nhiều nơi lấp sông, lấp kênh ở Hàn Quốc, nay phải bỏ ra hàng triệu đô la để trả lại dòng chảy như cũ.[217]

Thủ tục làm dự án có sử dụng đất phức tạp

Liên quan đến thủ tục làm dự án đầu tư xây dựng dự án, có doanh nghiệp mất 15 năm để làm thủ tục cho dự án, có đơn vị đóng thuế đầy đủ nhưng vẫn không làm được sổ hồng cho cư dân... là những khó khăn mà doanh nghiệp chỉ biết kêu trời, là cơn ác mộng với doanh nghiệp bất động sản. Đơn cử như bước cuối cùng cấp sổ hồng cho người dân rất khó khăn dù doanh nghiệp đã hoàn thành hết thủ tục kể cả nghĩa vụ tài chính nhưng chỉ cần có điều chỉnh về công năng (vẫn đủ điều kiện cấp sổ hồng) thì tất cả các bộ đều e dè khi cấp sổ cho cư dân. Doanh nghiệp đi tới đâu cũng bị hỏi là đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính hay chưa. Những quy định pháp luật rõ ràng, mà ông Hoan và các cộng sự của mình không giải quyết cho doanh nghiệp, để doanh nghiệp phải tự đi hỏi ở rất nhiều nơi.[218]

Ngày 16 tháng 12 năm 2019, ông Hoan kết luận tại cuộc họp về dự thảo Quyết định ban hành phối hợp giải quyết thủ tục trong lĩnh vực đất đai đối với tổ chức sử dụng đất: giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan xây dựng quy trình giải quyết thủ tục đối với các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh có sử dụng đất, dự án đầu tư xây dựng nhà ở, báo cáo trình Ủy ban nhân dân Thành phố (ông Hoan không nhắc đến Sở Tài nguyên và Môi trường).

Tháng 02 năm 2021, Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết trong các thủ tục tại dự thảo của bản quy định có 4 thủ tục về sử dụng đất cần "lồng ghép":

1/ Thẩm định nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

2/ Giao đất, cho thuê đất đã giải phóng mặt bằng đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu thức đấu giá quyền sử dụng đất.

3/ Giao đất, cho thuê đất đã giải phóng mặt bằng đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất.

4/ Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan có thẩm quyền.

Đây là 4 thủ tục đất đai nhưng gắn với thủ tục đầu tư dự án (sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư) nên Sở Tài nguyên và Môi trường đã có công văn ngày 14 tháng 8 năm 2020 kiến nghị ông Hoan xem xét, chấp thuận "lồng ghép” 4 thủ tục trên vào thủ tục đầu tư dự án. Ông Hoan vẫn chưa có phản hồi gì thêm với các đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng thông tin đối với 6 thủ tục còn lại về việc sử dụng đất; có thủ tục là thủ tục nội bộ thực hiện ở Sở Tài nguyên và Môi trường, có thủ tục đề nghị thực hiện theo quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố nên Sở Tài nguyên và Môi trường xin ý kiến Ủy ban nhân dân Thành phố không cần thiết ban hành bản quyết định của 6 thủ tục này, bao gồm:

1/ Hủy Quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá.

2/ Thẩm định điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở và công trình đã xây dựng của chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở.

3/ Gia hạn sử dụng đất đối với dự án đầu tư chậm tiến độ sử dụng đất.

4/ Thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai.

5/ Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật - tự nguyện trả lại đất.

6/ Thu hồi đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người - đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người.[219]

Không thu hút được nhà đầu tư nước ngoài

Trong báo cáo ngày 11 tháng 01 năm 2021 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các dự án quốc gia kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài đến năm 2020, ông Hoan cho biết 10/11 dự án trong danh mục không thu hút được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, nghiên cứu tham gia đầu tư. Trong đó, một dự án đã thực hiện nhưng nhà đầu tư là các bệnh viện công lập, sử dụng nguồn ngân sách thành phố và một phần vốn vay từ chương trình kích cầu tham gia, còn 9 dự án chưa triển khai thực hiện. Các dự án có quy mô vốn đầu tư lớn, đòi hỏi đơn vị đầu tư phải có tiềm lực tài chính và năng lực phù hợp; nhưng nguồn vốn vay ODA cho đầu tư hạ tầng, giao thông đô thị bị thắt chặt trong khi quy định về đầu tư đối tác công tư (PPP) còn nhiều bất cập cũng là điểm nghẽn đối với các dự án giao thông.[220] Ông Hoan phân bua rằng còn tồn tại nhiều nội dung chồng chéo, vướng mắc giữa Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư với các Luật khác như Luật Đất đai, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Tuy biết khó có thể kêu gọi đầu tư nước ngoài, ông Hoan vẫn tiếp tục đề xuất đưa 07 dự án vào Danh mục quốc gia các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 - 2025, gồm: Tuyến đường sắt đô thị số 2 - giai đoạn 2, tuyến số 3a, tuyến số 4 và tuyến số 5 - giai đoạn 1; Dự án Trung tâm tài chính tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm; Dự án Khu Liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc; Khu phức hợp Trung tâm Hội nghị triển lãm, Khách sạn và Thương mại dịch vụ tại Khu chức năng số 1 trong khu đô thị mới Thủ Thiêm.[221]

Kêu gọi đầu tư cải tạo chung cư cũ

Từ năm 2016, ông Hoan đang tích cực kêu gọi nhà đầu tư tham gia cải tạo chung cư cũ, vì trước đây Thành phố đã triển khai thí điểm cải tạo một vài chung cư cũ nhưng gặp nhiều trở ngại, như chung cư Nguyễn Kim, Quận 10. Thành phố đang thực hiện điều chỉnh một số chỉ tiêu quy hoạch ngay tại vị trí cải tạo, quy hoạch lại dân cư, hệ số sử dụng đất, tầng cao công trình... nhằm đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chỉ có như vậy mới thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư. Song song đó, ông Hoan cho biết chính quyền và doanh nghiệp là chủ đầu tư cũng rất cần sự chia sẻ của người dân.[222]

13. Các vấn đề về tài nguyên và môi trường

Ủng hộ khai thác cát lậu

Trưa ngày 30 tháng 10 năm 2017, tại buổi họp báo thường kỳ thông tin về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội và quốc phòng - an ninh, ông Hoan cho biết Lãnh đạo Thành phố nhận thức được việc khai thác và sử dụng tài nguyên nói chung, trong đó có tài nguyên cát là có ý nghĩa quan trọng với Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Hoan cũng nhìn nhận, việc khai thác cát không có kế hoạch, không theo quy hoạch sẽ dễ dẫn đến những vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển của Thành phố như lún sụt nền đất; sạt lở bờ sông, kênh rạch… Nhưng Thành phố cũng cho chủ trương là đối với những dự án trọng điểm phục vụ cho các chương trình mục tiêu của Thành phố thì có thể xem xét khai thác; với lý do của ông Hoan là để phục vụ các chương trình trọng điểm, vì lợi ích chung của Thành phố. Hiện nay, nguồn cát đang khan hiếm và thị trường cát đang có nhiều biến động. Do đó, ông Hoan khẳng định có một số cá nhân, tổ chức lợi dụng vị trí giáp ranh giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu để khai thác cát lậu nên đòi hỏi các cơ quan chức năng phải vào cuộc. Vì vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường cần phối hợp với các sở, ngành như Sở Giao thông vận tải, Bộ đội Biên phòng Thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc này; có những chốt chặn ở khu vực trọng điểm; Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ kiểm soát chặt chẽ các bến bãi tập kết cát.[223]

Tuy ông Hoan với vai trò là Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố đã từng tuyên bố như trên vào năm 2017, nhưng ông Hoan với vai trò là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố bị cho là đã ủng hộ việc khai thác cát lậu ở luồng sông Đồng Tranh và tuyến luồng Tắt Ông Cu – Tắt Bài đến sông Gò Gia. Tháng 3 năm 2020, ông Hoan đã có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải và Cục Hàng Hải Việt Nam đề nghị cho Công ty Hải Hưng Thịnh tiếp tục triển khai nạo vét tận thu[224], dù Bộ đội Biên phòng Thành phố đã có văn bản ngăn cản.[225]

Tháng 3 năm 2021, ông Hoan và tập thể Ủy ban nhân dân Thành phố đưa ra nhiều biện pháp chống cát tặc, như sẽ xử phạt các bến thuỷ nội địa không phép, lập chốt kiểm soát trên biển, kiến nghị xử lý hình sự hành vi mua bán tài nguyên trái phép... Ông Hoan cũng sẽ kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung vào Luật Hình sự theo hướng "giảm định lượng cụ thể" để xác định yếu tố cấu thành tội, đối với hành vi khai thác tài nguyên trái phép. Ngoài ra, cần thêm quy định chế tài với hành vi mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không rõ nguồn gốc; cho phép dùng phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ (ghi hình) làm bằng chứng để xử lý vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản, giao thông thuỷ; bắt buộc tất cả phương tiện thuỷ khi tham gia vận chuyển khoáng sản phải gắn thiết bị định vị và camera giám sát hành trình...[226] Tuy nhiên, biện pháp để tự xử lý bản thân và khắc phục hậu quả của việc công khai ủng hộ khai thác cát lậu ở luồng sông Đồng Tranh và tuyến luồng Tắt Ông Cu – Tắt Bài đến sông Gò Gia thì không thấy ông Hoan nêu ra.

Xử lý rác

Dự án Khu công nghệ môi trường xanh do Công ty cổ phần Xử lý chất thải Việt Nam - Long An (LA-VWS) làm chủ đầu tư, xuất phát từ nhu cầu cần địa điểm để đầu tư xây dựng khu xử lý rác tập trung cho Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận vào giai đoạn những năm 2000-2001. Đến tháng 6 năm 2003, sau khi có công văn của Chính phủ, tỉnh Long An đã thu hồi 1.760ha đất tại xã Tân Lập, huyện Thủ Thừa, với ngân sách hơn 197 tỉ đồng do Thành phố Hồ Chí Minh chi trả.Do tỉnh Long An đề xuất xin lại khu đất của dự án, vào tháng 12 năm 2019, ông Hoan được giao để gặp lãnh đạo tỉnh Long An để bàn bạc, vì từ khi được Thủ tướng quyết định làm khu xử lý chất thải liên vùng thì Khu công nghệ môi trường xanh đóng một vai trò rất quan trọng, mang tính chất là lời giải cho các bài toán và biến động về phát sinh rác của Thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai. Dự kiến đến năm 2025, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phát sinh khoảng 13.000 tấn rác mỗi ngày; đến năm 2030, sẽ phát sinh mỗi ngày khoảng 4.500 tấn chất thải rắn công nghiệp nguy hại, 85 tấn chất thải y tế, 3.000 tấn chất thải xây dựng. Dự án Khu công nghệ môi trường xanh có vai trò xử lý rác thải cho cả vùng, đóng vai trò liên kết vùng nên để đi vào hoạt động, cần phải có quy chế phối hợp quản lý cụ thể giữa Thành phố Hồ Chí Minh - Long An và các khu vực lân cận nhằm xử lý những vấn đề có thể phát sinh. Ông Hoan cho hay vì tính chất quan trọng của dự án, quan điểm của ông là phải giữ dự án đúng như tính chất liên kết vùng để có thể đảm bảo được việc xử lý rác của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và toàn vùng nói chung trong tương lai. Việc quản lý giống như nhà đầu tư đầu tư dự án ở địa phương khác nhưng là phục vụ xử lý rác cho vùng...Tuy nhiên, ông Hoan cũng sẽ họp bàn về đề xuất xin nhận lại dự án của tỉnh Long An. Sau khi có phương án thống nhất giữa hai bên về dự án này sẽ báo cáo Thủ tướng xem xét.[227]

Trước sức ép xử lý rác, ông Hoan đã chấp thuận cho Công ty cổ phần đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa và Công ty cổ phần Vietstar khởi công các nhà máy đốt rác phát điện vào cuối năm 2019 thay thế cho công nghệ đốt rác, tái chế, chôn lấp cũ. Dự kiến các nhà máy này hoạt động vào cuối năm 2020, hứa hẹn giải quyết đáng kể lượng rác phải chôn lấp. Nhưng đến năm 2021 việc chuyển đổi vẫn "đứng hình" chờ thủ tục, trong khi lượng rác vẫn tăng lên mỗi năm và vượt quá công suất.Lãnh đạo 02 công ty Vietstar và Tâm Sinh Nghĩa đều cho biết sau khi khởi công vẫn chưa được ông Hoan hỗ trợ các thủ tục pháp lý để tiếp tục hoàn thành công trình. Hiện tại các nhà máy đốt rác phát điện từng khởi công rầm rộ đều phải nằm chờ. Thủ tục của phía Thành phố Hồ Chí Minh quá chậm nên công ty không thể xây dựng nhà máy theo tiến độ đặt ra. Ông Hoan khuyến khích nhà đầu tư nhưng giấy tờ không xong thì nhà đầu tư không thể tiếp tục xây dựng dù họ đã chuẩn bị hạ tầng để chuyển đổi.[228]

Kêu gọi toàn dân không xả rác ra đường và kênh, rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước

Ông Hoan cho biết sẽ có kế hoạch kiểm tra việc xử lý các điểm đen về rác thải, những trường hợp lấn chiếm kênh, rạch, miệng cống, cửa xả; nghiên cứu, điều chỉnh tăng mức xử phạt vi phạm môi trường; đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giảm rác thải nhựa.Tinh thần Chỉ thị 19 của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện cuộc vận động người dân Thành phố không xả rác ra đường và kênh, rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước; là cuộc vận động, đòi hỏi thực hiện kiên trì, bền bỉ, lâu dài, tạo sự chuyển biến từ nhận thức cho đến hành động của người dân. Khi thực hiện các hoạt động, chương trình về môi trường cần tiếp tục duy trì bằng nhiều hình thức.

Đặc biệt, ông Hoan cho rằng ngoài tiến hành triển khai nhanh dự án rạch Xuyên Tâm cũng phải tập trung triển khai nhanh một số dự án, công trình trọng điểm như kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, do những con kênh này quá ô nhiễm.[229]

Rạch Xuyên Tâm

Dự án nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm trước đây ông Hoan dự tính đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao),[78] tuy nhiên đã không thực hiện được, khiến ông Hoan và các cộng sự buộc phải chuyển sang sử dụng hơn 9.300 tỷ đồng từ ngân sách thành phố.[80] Sự thiếu quyết đoán của ông Hoan và các cộng sự khiến một dự án dự kiến chỉ 4.000 tỷ đồng [79] tăng lên hơn 9.300 tỷ đồng.[230] Ngoài ra, ông Hoan vẫn chưa trả lời cho những người dân Thành phố Hồ Chí Minh đã hơn 20 năm chờ đợi rằng khi nào thì rạch Xuyên Tâm sẽ hồi sinh sạch đẹp?[231]

Rạch Xuyên Tâm xuất phát từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (quận Bình Thạnh) chảy đến sông Vàm Thuật (quận Gò Vấp), có chiều dài 6,2km, tiếp nhận 40% lượng nước thải sinh hoạt của người dân quận Bình Thạnh, với khoảng 40.000m3/ngày chưa qua xử lý. Đặc biệt, tuyến rạch này còn bị ô nhiễm nghiêm trọng do rác thải của hàng ngàn hộ dân sinh sống tại hai bên rạch thải xuống, nhiều đoạn tắc nghẽn dòng chảy.

Dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm bao gồm việc cải tạo môi trường, xây dựng cơ sở hạ tầng và khai thác quỹ đất ven rạch được phê duyệt từ năm 2002, nhưng đến nay chưa thực hiện, trong khi môi trường xung quanh ngày càng ô nhiễm. Tổng mức đầu tư dự án dự kiến vào năm 2021 là 9.352 tỉ đồng. Trong đó phần bồi thường quận Bình Thạnh là 4.859 tỉ đồng và phần bồi thường quận Gò Vấp là 468,9 tỉ đồng, vốn xây lắp là 4.492 tỉ đồng. Con số này tăng gần 75 lần so với tổng mức đầu tư dự án ban đầu 123 tỷ đồng hồi năm 2002.[232]

Từ năm 2015, Công ty Cổ phần Hà Nội Nghìn Năm đề xuất với ông Hoan được triển khai dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm với vốn đầu tư ban đầu khoảng 5.000 tỷ đồng.Tại cuộc họp, ông Hoan cho biết: Nhằm tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ, ông Hoan đã thống nhất với phương án tách Dự án làm 2 dự án riêng biệt. Dự án thứ nhất sẽ thực hiện khâu đền bù, giải phóng mặt bằng; dự án thứ 2 là cải tạo và xây dựng hạ tầng phía trên và 2 bên dòng nước. Hiện cả 2 dự án đang trong quá trình nghiên cứu, sau khi Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua, dự án mới đủ cơ sở để lựa chọn nhà đầu tư.

Ngày 09 tháng 8 năm 2016, ông Đinh La Thăng đã cùng ông Hoan lội sình để khảo sát rạch Xuyên Tâm. Ông Hoan định dùng quỹ đất dọc hai bên tuyến thực hiện dự án bố trí tái định cư, còn dư sẽ bán để ông Hoan thực hiện riêng những dự án khác.[233]

Ngày 30 tháng 8 năm 2019, ông Hoan khẳng định quyết liệt chỉ đạo đẩy nhanh các thủ tục để sớm triển khai thực hiện Dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm và kênh Tham Lương - Bến Cát.[234]

Về việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm, Công ty Cổ phần Hà Nội Nghìn Năm đã theo đuổi dự án từ khi nghiên cứu tiền khả thi nên ông Hoan và các Lãnh đạo Thành phố đồng ý để đơn vị này tiếp tục nghiên cứu khả thi theo hình thức BT. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu hoàn tất, dự án sẽ được đấu thầu công khai. Theo ông Hoan, Công ty Cổ phần Hà Nội Nghìn Năm hay bất kỳ một doanh nghiệp nào đáp ứng được các tiêu chí đưa ra thì đều có khả năng được làm chủ đầu tư của dự án, do đó không có gì khuất tất hay tiêu cực cả.[234]

Cải tạo tuyến kênh Tham Lương - Bến Cát

Sông Vàm Thuật – Bến Cát – Trường Đai – Kênh Tham Lương – Rạch Nước Lên là một tuyến sông dài hơn 30 km tại Thành phố Hồ Chí Minh; kết nối sông Sài Gòn với sông Bến Lức, chảy qua 8 quận huyện: Bình Thạnh, Gò Vấp, Quận 12, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Quận 8, tạo thành một đường vành đai bao bọc phía bắc và phía tây nội ô Thành phố.[235]

Tại cuộc họp ngày 30 tháng 8 năm 2019, ông Hoan cho biết: Bên cạnh việc khẩn trương để sớm triển khai dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm, Thành phố cũng sẽ sớm triển khai cải tạo tuyến kênh Tham Lương - Bến Cát.Dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát đã được nghiên cứu từ nhiều năm. Trước đây, dự án được Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, nhưng do bất đồng về chính sách bồi thường nên WB đã rút lại nguồn vốn. Năm 2019, công tác đền bù giải phóng mặt bằng toàn tuyến kênh đã hoàn tất, và theo ông Hoan, cần sớm lên phương án lựa chọn nhà đầu tư nhằm tránh tình trạng tái lấn chiếm của một số người dân địa phương.[234]

Không kích cầu dự án ô nhiễm

Ông Hoan cho rằng, kích cầu đầu tư là nhằm thúc đẩy kinh tế Thành phố phát triển đúng định hướng, tập trung phát triển chiều sâu, nhất là những lĩnh vực có hàm lượng khoa học, công nghệ, giá trị gia tăng cao, dựa trên nền tảng công nghiệp công nghệ cao và kinh tế số, làm cơ sở phát triển các ngành công nghiệp khác. Đầu tư phải dựa trên cơ sở đổi mới, nâng cấp máy móc, trang thiết bị và công nghệ nhằm khắc phục hạn chế của công nghệ cũ. Môi trường là yếu tố được quan tâm trong ý nghĩa kích cầu. Chúng ta không thể cung cấp tiền cho các dự án làm ra sản phẩm gây ô nhiễm. Phải tiếp tục nhắm vào nhiều yêu cầu như công nghệ cao, sử dụng lao động ít, giảm ô nhiễm môi trường, giá trị gia tăng cao, đó mới là các tiêu chí ưu tiên để chọn các dự án trong gói kích cầu. Nếu ngành da giày, may mặc hay lĩnh vực y tế có các dự án đầu tư nâng cấp thiết bị, công nghệ đạt được trình độ cao, hạn chế gây ô nhiễm, vẫn có thể tham gia trong danh mục kích cầu; còn nếu chỉ đầu tư thuần túy để mở rộng sản xuất và gây ô nhiễm thêm thì không được.[236]

14. Công tác cán bộ và thi đua khen thưởng, phê bình kỷ luật cán bộ

Liên quan đến ông Đoàn Ngọc Hải

Tại cuộc họp báo về tình hình kinh tế - xã hội ngày 27 tháng 02 năm 2017, ông Hoan khẳng định ủng hộ Phó chủ tịch quận 1 Đoàn Ngọc Hải yêu cầu đập bỏ, tháo dỡ các công trình lấn chiếm vỉa hè là "đúng pháp lý" vì trước đó đã nhắc nhở nhiều lần. Ông Hoan tin quận 1 làm đúng. Có điều quận làm rất quyết liệt, nhanh như cơn lốc, liên tục... tạo cho chúng ta cảm giác nghi ngại về quy trình. Khâu quản lý là khâu quan trọng nhất, bao nhiêu năm nay chúng ta xử lý không hiệu quả, như bèo dạt mây trôi... là do công tác quản lý.[237]

Đơn xin thôi việc ngày 04 tháng 6 năm 2019 của ông Hải nộp sau vài tiếng được bổ nhiệm chức Phó tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn TNHH MTV. Cựu Phó chủ tịch quận 1 cho rằng không phù hợp với vị trí này vì không có trình độ chuyên môn về ngành xây dựng, nếu miễn cưỡng nhận nhiệm vụ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, "làm tổn thương đến uy tín của Đảng, tiền bạc, tài sản của nhân dân". Trong khi chờ quy trình giải quyết chế độ thôi việc sớm 10 năm, ông Hải xin nghỉ việc hai tháng không hưởng lương.[238]

Ngày 04 tháng 9 năm 2019, ông Hoan đã ký quyết định cho ông Đoàn Ngọc Hải thôi giữ chức vụ Phó tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn theo nguyện vọng cá nhân.[239]

Ông Đoàn Ngọc Hải bị cho là có liên quan sai phạm cấp phép xây khách sạn, cao ốc; phải nhận trách nhiệm về điều hành và xin rút kinh nghiệm; 8 cán bộ cấp dưới của ông Hải bị kỷ luật.[240]

Khen thưởng nhiều và chưa xứng đáng

Bên hành lang kỳ họp thứ 17 Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ CHí Minh khóa IX vào ngày 08 tháng 12 năm 2019, ông Hoan trả lời báo chí rằng tỷ lệ 50% tập thể lãnh đạo của thành phố được đánh giá “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” vào năm 2019 là quá cao, không đánh giá đúng thực tiễn, năng lực của nhiều thủ trưởng các đơn vị, cơ quan của Thành phố.[241] Ngay ở dưới cơ sở, lính bầu sếp đều đạt mức 100% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Có nhiều cơ quan, đơn vị không hoàn thành đầu việc được giao, xảy ra nhiều vấn đề bức xúc… nhưng vẫn đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Điều này phản ánh việc đánh giá không sát thực tế, chưa phản ánh đúng năng lực của lãnh đạo…[242]

Xử lý sai phạm còn chậm

Ông Hoan cho biết hiện nay khi cán bộ mắc sai phạm thì Ủy ban nhân dân Thành phố sẽ xử theo đúng quy trình. Tuy nhiên nếu chúng ta làm vậy chắc chắn rất chậm, lâu và không có tính nhắc nhở, không tạo ra động lực để cán bộ hành động tốt hơn.[243]

Khen thưởng và kỷ luật ông Lê Minh Tấn trong cùng tháng 3 năm 2021

Ủy ban nhân dân Thành phố có Kết luận tố cáo số 4474-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2020 và Thanh tra Thành phố cũng đã ban hành Thông báo Kết luận Thanh tra số 46/TB-TTTP-P2 ngày 08 tháng 5 năm 2020 về các nội dung tố cáo liên quan đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và một số đơn vị trực thuộc, chỉ ra các tồn tại, thiếu sót thuộc trách nhiệm của Giám đốc Lê Minh Tấn, Ban Thường vụ Đảng ủy của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Giữa những “lùm xùm” về xe công, văn bằng, chứng chỉ, vụ chia chác 760 triệu đồng dưới dạng gạo, mì tôm[244] và tiêu hủy gần 10 tấn gạo hư hỏng để ngoài sổ sách ở Trung tâm Bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè[245], ông Tấn, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lại được vinh dự đón nhận Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Nguyễn Thành Phong vì đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 2 năm liên tục (2019-2020), góp phần tích cực trong phong trào thi đua của Thành phố. Quyết định do ông Hoan ký (Chủ tịch Nguyễn Thành Phong không trực tiếp ký) vào ngày 10 tháng 3 năm 2021 thì chỉ sau đó có 20 ngày, ngày 30 tháng 3 năm 2021 cũng chính ông Hoan lại ký quyết định phê bình rút kinh nghiệm đối với ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. [246][247]

15. Ứng phó với đại dịch Covid-19

Tuy bản thân ông Hoan cũng đã đề ra nhiều khuyến nghị để người dân cảnh giác về nguy cơ dịch bệnh, do lúc cuối tháng 01 năm 2021 dịch bệnh đã diễn biến phức tạp ở một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam; nhưng ông Hoan vẫn bị chỉ trích vì chưa quyết liệt thực hiện kịp thời các biện pháp mang tính bắt buộc để ngăn dịch bệnh trước khi bùng phát ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong thời gian Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XIII được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 25 tháng 01 đến hết ngày 02 tháng 2 năm 2021, ông Hoan chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động chung của chính quyền Thành phố trong vòng 09 ngày để ông Nguyễn Thành Phong và 03 Phó Chủ tịch khác là ông Lê Hòa Bình, ông Ngô Minh Châu và ông Dương Anh Đức đi dự đại hội.[248]

Tình hình dịch bệnh Covid-19 thời điểm cuối tháng 01 năm 2021 tại tỉnh Hải Dương, tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh phía Bắc diễn biến hết sức phức tạp, đến mức Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng đội ngũ lãnh đạo các tỉnh có dịch buộc phải tạm dừng tham dự Đại hội Đảng toàn quốc để tập trung cho công tác dập dịch, hết mình vì sự an toàn của Nhân dân.[249] Trong bối cảnh đó, thay vì đưa ra những yêu cầu mạnh mẽ để người dân Thành phố Hồ Chí Minh hạn chế di chuyển về quê trong dịp Tết Nguyên đán để tận dụng thời cơ vàng ngăn ngừa dịch; ông Hoan lại khẳng định Thành phố Hồ Chí Minh chưa phát sinh dịch bệnh từ cộng đồng mà chỉ có nguy cơ dịch bệnh phát sinh từ bên ngoài xâm nhập vào.[250] Cụ thể là, ông Hoan đề nghị các địa phương, ban ngành tiếp tục thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương và thành phố, hướng dẫn hơn nữa cho người dân về quê ăn Tết an toàn, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh. Ông Hoan chỉ khuyên người dân đừng về quê ở những nơi đang là tâm điểm dịch. Còn nếu lỡ về quê không có dịch nhưng sau đó ở đó trở thành vùng dịch thì bắt buộc phải cách ly đủ 21 ngày.[251] Ông Hoan cho rằng không làm quá khiến người dân hoang mang, song cũng không thể lơ là được nữa, phải nghiêm túc thực hiện các quy tắc phòng chống dịch.[252]

Tại Thông báo số 67/TB-VP ngày 28 tháng 01 năm 2021, ông Hoan đã chỉ đạo tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Thành phố về phòng, chống dịch Covid-19 như sau:Các sự kiện đã được phê duyệt chủ trương tổ chức trong thời gian tới, nhất là các hoạt động chào mừng ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chào đón Tết cổ truyền Tân Sửu, được tổ chức bình thường nhưng phải thực hiện nghiêm biện pháp 5K - "Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế" trong phòng, chống dịch bệnh như khuyến cáo của Bộ Y tế. Trong trường hợp cần thiết có thể xem xét về quy mô và hình thức tổ chức phù hợp để giảm số lượng người tham dự, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch,[253] hạn chế tập trung đông người, những hoạt động trong không gian kín.[254] Những hoạt động chưa được phê duyệt kế hoạch, tạm thời dừng không triển khai.[255]

Ông Hoan khuyến khích người dân tự nguyện khai báo y tế, nhất là những trường hợp đã đi qua các địa phương có dịch, tiếp xúc gần – xa với các ca nhiễm bệnh để được theo dõi sức khỏe, xét nghiệm theo đúng quy định. Ông Hoan đề nghị các đơn vị cần thông tin rộng rãi, tuyên truyền đầy đủ, chính xác về tình hình diễn biến của dịch bệnh trên địa bàn Thành phố, không để người dân hoang mang. Đồng thời, không được phép chủ quan, lơ là với dịch bệnh, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành Y tế.[256]

Đến ngày 30 tháng 01 năm 2021, ông Hoan vẫn khẳng định Thành phố Hồ Chí Minh chưa có dịch bệnh mà chỉ có nguy cơ dịch bệnh phát sinh từ bên ngoài xâm nhập vào[257]; do đó chưa cần phải thực hiện các biện pháp phức tạp, căng thẳng.[258][252]

Tối ngày 30 tháng 01 năm 2021, ông Hoan đến dự khai mạc nhạc hội Đờn ca tài tử Nam Bộ - Báu vật đất phương Nam, tôn vinh các giá trị văn hóa của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ trước Nhà hát Thành phố.[259] Cùng với ông Hoan còn có đông đảo đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể, nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, dân tộc, lực lượng vũ trang, tổng công ty, doanh nghiệp, các quận, huyện, các nghệ sĩ và thu hút nhiều người dân đứng theo dõi. Đặc biệt có thành viên của hơn 90 Câu lạc bộ Đờn ca tài tử tiêu biểu trên địa bàn Thành phố tham gia biểu diễn.[260]Khi lên sân khấu tặng hoa cho các soạn giả, nghệ nhân, nghệ sĩ, nhà nghiên cứu có những đóng góp đáng kể cho phong trào Đờn ca Tài tử trên địa bàn Thành phố, ông Hoan không đeo khẩu trang.[261][262]

Tại cuộc họp chiều ngày 02 tháng 02 năm 2021, Ông Hoan cho rằng cần phải thảo luận kỹ, làm gì thì làm nhưng sẽ không ngăn sông cấm chợ. Ông Hoan nhìn nhận Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có nguy cơ lây nhiễm cao do mật độ giao thương, đi lại những ngày cận tết rất đông, phải vừa chống dịch nhưng cũng phải đảm bảo giao thương đi lại, sản xuất của người dân với mục tiêu an toàn là trên hết.[263] Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Trần Lưu Quang nhấn mạnh lại rằng Thành phố Hồ Chí Minh không ngăn sông cấm chợ. Trước nguy cơ mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài đặc biệt trong thời điểm cận Tết Nguyên đán 2021, ông Hoan lưu ý mọi công tác phòng chống dịch bệnh cần sẵn sàng theo nhiều kịch bản, để đảm bảo nguyên tắc an toàn là trên hết.[254]

Ông Hoan giao nhiệm vụ chung cho các sở, ngành phải chung tay đạt "mục tiêu kép + 1": Chủ động khống chế dịch, phát triển kinh tế thành phố và để người dân vui xuân, đón Tết.[264] Không đầy 10 ngày sau dịch Covid-19 bùng phát ở Thành phố Hồ Chí Minh ngay cận Tết cổ truyền.Chiều ngày 06 tháng 02 năm 2021, ông Hoan thông báo không tổ chức bắn pháo hoa nhân dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu.[265]

Ngày 09 tháng 02 năm 2021, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Nguyễn Thành Phong khẳng định tình hình dịch bệnh COVID-19 ở Thành phố Hồ Chí Minh đang ở nguy cơ rất cao và đề nghị các đơn vị luôn trong tư thế sẵn sàng chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra.[266]

Chiều ngày 10 tháng 02 năm 2021, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam lo ngại có ổ dịch khác tại Thành phố Hồ Chí Minh chưa được phát hiện, chỉ bằng biện pháp tầm soát, giám sát trọng điểm mới có thể phát hiện. Ông Đam yêu cầu phải rút kinh nghiệm từ các ổ dịch trước đây, ngành y tế phải tổ chức tầm soát ở những nơi có nguy cơ dịch cao để đánh giá được mức độ dịch trong cộng đồng.[267]

Chiều mùng 4 Tết Tân Sửu (ngày 15 tháng 02 năm 2021), ông Hoan đã bất ngờ đề nghị Saigontourist kéo dài thời gian mở cửa đường hoa Nguyễn Huệ thêm 01 ngày, đến hết ngày mùng 5 Tết Âm lịch, mặc dù tình hình dịch bệnh ở tỉnh Hải Dương[268] và thủ đô Hà Nội[269] vẫn diễn biến phức tạp. Điều này làm dấy lên lo ngại không chỉ nguy cơ dịch bệnh mà còn tốn kém thêm cho Saigontourist. Trước đó, lễ khai mạc đường hoa cũng đã phải hoãn lại, việc tổ chức cho khách tham quan đường hoa cũng có nhiều thay đổi.[270]

Tại hội nghị chiều ngày 18 tháng 02 năm 2021, ông Hoan cho biết, đến nay tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã được kiểm soát với 36 ca bệnh nhân được ghi nhận (trong đó có 35 ca lây nhiễm trong cộng đồng từ ổ dịch khu bốc xếp của nhân viên công ty VIAGS tại sân bay Tân Sơn Nhất); tuy nhiên, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong đã nhắc nhở ông Hoan không được phép chủ quan, lơ là và tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh.[271] Ông Phong yêu cầu các cấp, ngành sẵn sàng đảm bảo kế hoạch điều trị trong trường hợp có 50 - 100 hoặc 200 người nhiễm COVID-19.[272]

Tết Nguyên tiêu của người Hoa ở Quận 5 với phần lễ, hội đa dạng, đặc sắc và phong phú tại các Hội quán, gia đình đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Việt Nam đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2020.[273] Đến chiều ngày 26 tháng 02 năm 2021, tức đúng ngày tổ chức Rằm Tháng Giêng, ông Hoan mới vội vàng ký văn bản số 553/UBND–VX[274] gửi các đơn vị liên quan đề nghị không tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật đêm Nguyên tiêu năm 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid-19.[275] Do chỉ đạo của ông Hoan quá gấp và để tránh lãng phí, nên các hoạt động diễu hành xe hoa đăng đã có kế hoạch vẫn được diễn ra và Trung tâm Văn hóa Quận 5 vẫn mở cửa để đón tiếp Nhân dân vào tham quan và chụp ảnh lưu niệm, nhưng yêu cầu phải tuân thủ các biện pháp phòng dịch: đeo khẩu trang, đo nhiệt độ và sát khuẩn.[276]

Tại phiên họp thường kỳ ngày 02 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ với các tỉnh, thành do ông Nguyễn Xuân Phúc chủ trì[277]; ông Hoan tự hào báo cáo Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức chu đáo tết Tân Sửu đảm bảo an toàn, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh.[278] Trong 02 tháng đầu năm 2021, tuy Covid-19 gây thiệt hại nhiều lĩnh vực, điển hình như dịch vụ du lịch; nhưng tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 74.482,075 tỷ đồng, đạt 20,41% dự toán, tăng 10,51% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 9.533,161 tỷ đồng, đạt 9,83% dự toán.[279] Thành phố đang có mức thu đạt 2.900 tỷ đồng/ngày (gần gấp đôi mức trung bình phải thu là 1.500 tỷ đồng/ngày).[280] Ông Hoan tuyên bố chính quyền Thành phố không chủ quan nhưng cũng không hoang mang trong phòng chống dịch Covid-19, luôn chủ động để đáp ứng mọi yêu cầu trong mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra.[281] Tính từ ngày 11 tháng 02 năm 2021, Thành phố đã có 20 ngày yên bình không phát hiện trường hợp mắc Covid-19 trong cộng đồng. Một số loại hình dịch vụ đang từng bước hoạt động trở lại, học sinh cũng đã trở lại trường.[282]

Ngày 04 tháng 3 năm 2021, ông Hoan tiếp tục chỉ đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tạo điều kiện hỗ trợ chuyên gia nước ngoài vào Thành phố Hồ Chí Minh làm việc một cách thuận lợi, cải tiến theo hướng xét duyệt nhanh nhưng vẫn đảm bảo an toàn trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn nhiều tác động phức tạp; quan tâm hơn tới đào tạo nghề cho công nhân và tăng kết nối, cung cấp, giới thiệu lao động có chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu về lao động chất lượng cao của các doanh nghiệp.[283]

Ngày 23 tháng 3 năm 2021, tại kỳ họp chuyên đề thứ 24 của Hội đồng nhân dân Thành phố khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021; để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất trong giai đoạn 2021-2025 và hồi phục sau đại dịch Covid-19, thực hiện tốt chủ đề năm 2021 là Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư gắn với mục tiêu tập trung kiểm soát tốt dịch bệnh và hồi phục kinh tế, ông Hoan cho rằng cần tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ lãi vay kích cầu, xét duyệt sớm, giao đất nhanh giúp doanh nghiệp có cơ hội phát triển, mở rộng đầu tư; nhưng không kích cầu các dự án gây thêm ô nhiễm.[236]

Ngày 13 tháng 4 năm 2021, tại Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Ðảng bộ Thành phố, ông Hoan đã trình bày Tờ trình của Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân Thành phố, đề xuất 11 giải pháp để thực hiện mục tiêu kẹp ứng phó với dịch Covid-19 mà vẫn phát triển.Trong đó, cùng với tập trung cho công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 sẽ triển khai đồng bộ, hiệu quả các hoạt động thực hiện chủ đề năm 2021 “Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”; thúc đẩy mạnh mẽ hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Tái cấu trúc các chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo.Bên cạnh đó là quản lý chặt chẽ bất động sản; rà soát xử lý các dự án chậm tiến độ triển khai, bảo đảm các quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phù hợp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi phát triển sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục thực hiện các biện pháp đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi xã hội…[284]

Trong quý I năm 2021, ông Hoan tự hào cho biết dù dịch bệnh vẫn còn tác động không nhỏ nhưng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Thành phố ước đạt 329.636 tỉ đồng, tăng 4,58% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó khu vực dịch vụ tăng 3,96%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,35%, khu vực nông nghiệp tăng 1,33% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nước thực hiện ước đạt 104.072 tỉ đồng, đạt 28,52% dự toán, tăng 15,43% so với cùng kỳ năm ngoái.[212]

Hậu quả Covid-19 ở Thành phố Hồ Chí Minh

Bên cạnh các số liệu rất tươi sáng, khả quan về tình hình thu chi ngân sách Thành phố, ông Hoan cho biết ngành dịch vụ của Thành phố vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19. Trong hai tháng đầu năm 2021, du lịch lữ hành giảm sâu 70%, dịch vụ lưu trú giảm 14%, không có khách quốc tế nào đến Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.[278]

Ban Quản lý đường sắt đô thị (MAUR) cho biết một số công tác thiết kế, thi công các hạng mục phức tạp, đặc thù thuộc Tuyến số 1 (Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh) Bến Thành - Suối Tiên cần phải được các chuyên gia nước ngoài của các tổng thầu thực hiện nhằm đảm bảo tối đa chất lượng thi công cũng như tuân thủ các tiêu chuẩn, tiêu chí nước ngoài áp dụng cho dự án. Các chuyên gia Nhật Bản và các nước khác không thể nhập cảnh vào Việt Nam, nhân sự trong nước cũng bị hạn chế đi lại do dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ thực hiện các gói thấy, cụ thể là ảnh hưởng gói thầu CP1b (đoạn ngầm từ ga Nhà hát Thành phố đến ga Ba Son) và CP2 (đoạn trên cao và Depot).

Đối với tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương, MAUR cho biết do ảnh hưởng dịch COVID-19, việc thương thảo về phụ lục hợp đồng số 13 đã làm chậm việc quyết định duy trì tư vấn IC do không thể tổ chức thương thảo trực tiếp, phải trao đổi thông tin qua văn bản (Liên danh tư vấn IC bên Đức, Thụy Sĩ làm việc tại nhà do giãn cách xã hội).[285]

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết dịch bệnh Covid-19 làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân, trong khi lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng ở mức thấp, không hấp dẫn người gửi tiền; góp phần dẫn đến sốt đất ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.[286]

Ghi chú

Tham khảo

Liên kết ngoài