Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Opera Việt Nam

Opera Việt Nam

Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: Đề cử thành công. Squirrel (talk) 14:52, ngày 5 tháng 3 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Là một trong số ít những bài viết có tính vĩ mô của tôi. Ban đầu tôi chỉ hướng tới bầu cử BVT nhưng đã được BQV Nguyentrongphu khích lệ ứng cử BVCL. Dù biết là lần đầu ứng cử và cũng còn nhiều thiết sót trong công tác bài vở, nhưng tôi vẫn mong thông qua lần ứng cử này, bài viết được cải thiện phần nào đó, cho dù có lên sao hay không. ⒼⒹⒶⒺThảo luận 13:26, ngày 28 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Đồng ý

  1.  Đồng ý Sau khi đã dành thời gian đọc ngẫu nhiên một số đoạn trong bài, kiểm tra định dạng chú thích trước và sau dấu chấm và kiểm tra sơ lược định dạng chú thích nguồn của bài và cả việc có link chết hay không (có 1 link chết, có archive). Văn phong và nội dung rất rõ ràng, kèm hình ảnh được trình bày một cách hợp lý, và định dạng các hình được sắp xếp một cách đầy kỹ thuật (cụm ảnh cuối). Đối với người đọc không có chuyên môn, bài đem lại một lượng kiến thức bao quát (không bị giới hạn bởi cả không gian địa lý và chính trị), và chi tiết trong chừng mực; phần lịch sử khéo léo dẫn người đọc đi theo dòng lịch sử phát triển của thể loại, đồng thời không sa đà và mắc phải các mâu thuẫn chính trị (rất khó). Chính vì nhiều lý do kể trên, theo quan điểm của tôi, bài viết rất xứng đáng là một bài viết chọn lọc của dự án Wikipedia tiếng Việt. Tôi vẫn thường suy nghĩ những năm gần đây, các bài tự viết trên Wikipedia đã chạm mức luận văn, thậm chí luận án, đem lại rất nhiều lợi ích cho người đọc; sự năng nổ tìm tòi, tổng hợp thông tin từ nhiều phía, nhiều quan điểm đã dẫn đến một bài viết bao quát và không thiên lệch. Theo quan sát từ rất lâu, những sửa đổi chi tiết từ các góp ý bên dưới, đến khi được DPV Nguyenmy đánh giá rằng chỉ còn lấn cấn chút về vấn đề cấu trúc, bài viết đã trở nên rất hoàn thiện; do đó, việc trì hoãn phong sao BVCL cho bài viết thực tế sẽ làm tổn hại đến lợi ích của các độc giả phân mảng âm nhạc nói chung, do các BVCL được giới thiệu ở cuối mỗi bài viết thuộc mảng (theo kinh nghiệm của tôi, trên phiên bản di động). Có những bài viết chất lượng và biết cách giới thiệu chúng [một cách kịp lúc] đến các độc giả, theo tôi, sinh ích lợi cho dự án này. Cảm ơn GDAE về bài viết này. ✠ Tân-Vương  15:33, ngày 26 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Xin cảm ơn và ghi nhận BQV Thiên Đế vì sự khích lệ này, lời động viên này là một động lực giúp tôi tiếp tục cải thiện bài hơn nữa. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 16:12, ngày 26 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Nhờ các góp ý nhiệt tình của bạn Nguyenmy mà bài viết đã được cải thiện rất nhiều! Tôi bỏ phiếu ủng hộ vì có đồng quan điểm với Thiên Đế. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 23:05, ngày 26 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Với sự cải thiện bài viết qua những lời góp ý của bạn Nguyenmy và mình cũng đã đọc bài trong một khoảng thời gian thì thấy bài đã được cải thiện hơn nhiều. Và cũng đồng ý với quan điểm của bạn ThiênĐế98. Pminh141thảo luận 11:26, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Bài viết theo mình đã ổn rồi! Mong bạn GDAE có thể giải quyết nốt phiếu chống phía dưới Hongkytran (thảo luận) 12:09, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Bài viết rất xuất sắc, là chuẩn mực cho các BVCL âm nhạc VN sau này!  Jimmy Blues  08:47, ngày 4 tháng 3 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Mintu Martin Xin lỗi bạn vì phải hủy phiếu, nhưng chiếu theo quy định thì "Không được bỏ phiếu trong thời gian gia hạn". ✠ Tân-Vương  13:41, ngày 4 tháng 3 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Phản đối

  1.  Chưa đồng ý Mình cho phiếu chưa đồng ý vì những vấn đề chưa được giải quyết bên dưới. Rất mong bạn @GDAE: yêu cầu gia hạn để hoàn thiện hết một thể, vì vấn đề giải quyết cũng nhanh thôi. Nguyenmy2302 (thảo luận) 11:32, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Tạm ổn hết rồi, nên mình sẽ gạch phiếu. Nguyenmy2302 (thảo luận) 10:09, ngày 1 tháng 3 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenmy2302 tôi đã phần nào sáp nhập mục hải ngoại vào các mục khác cũng như viết ghi chú tên nguồn ngắn hơn, bạn thấy ổn hơn chưa? Nếu chưa ổn thì tôi  Đồng ý gia hạn để bạn thêm thời gian góp ý – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 12:32, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Ok, bài đã được gia hạn thêm 7 ngày. 2 bạn cứ thong thả mà chỉnh sửa bài tùy ý nhé, chào! SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:35, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Ý kiến

  •  Ý kiến Bài viết dùng 95% tư liệu từ phía chính quyền Việt Nam nên đa số các thông tin trong bài đang bị thiên lệch về lịch sử của một bên. Ví dụ, phần lịch sử opera tại miền Nam sau 1954, vốn thời kỳ đó về mọi mặt văn hóa được hội nhập văn hóa rất đa dạng, lại chỉ có vỏn vẹn một dòng thông tin. Theo như bạn ghi tại bài thì thời Pháp thuộc có thành lập một Nhà hát Lớn ở Sài Gòn, vậy rõ ràng phải có hoạt động âm nhạc opera trong đó chứ? Tại sao lại ít như vậy? Bên cạnh đó, không có bất cứ một thông tin gì về tình trạng của Opera Việt Nam giai đoạn chiến tranh, giai đoạn chuyển tiếp chế độ. Phần mục nghệ sĩ biểu diễn opera đa số chỉ là các nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú tại miền Bắc, tuyệt nhiên không có các nghệ sĩ trong Nam? Phần mục khán giả chỉ tập trung vào tệp khán giả tiếp cận với opera sau thế kỷ 21, thế còn trước thế kỷ 21 thì sao? Bạn cần tự trả lời các câu hỏi này và tìm cách mở rộng bài viết, vì góc nhìn hiện nay của bài quá thiên lệch, không bao quát.
    Tiếp theo, một số thông tin theo mình còn chung chung, mơ hồ. Một vài ví dụ:
Thảo luận được ẩn
    • "Sài Gòn cũng có một trường Âm nhạc được thành lập sau khi đất nước bị chia cắt. Cho đến trước năm 1975, trường nhạc ở Sài Gòn không bắt buộc phải phục vụ mục đích chính trị" Trường này là trường gì? Tên nó là gì? Hoạt động và tác động tới âm nhạc trong Nam ra sao? Ảnh hưởng đến Opera trong đó ntn?
      @Nguyenmy2302:  Đang thảo luận... Theo tôi hiểu thì đó là Trường Âm nhạc và Kịch nghệ Quốc gia, hiện nay là Nhạc Viện TPHCM. Có lẽ Sài Gòn không có nhiều trường nhạc. Còn ảnh hưởng thì khỏi bàn, là trường đầu não về đào tạo âm nhạc trong miền Nam. Nhưng để cho chắc chắn thì tôi sẽ thảo luận thêm về việc đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp thì cũng bao gồm opera? ⒼⒹⒶⒺThảo luận 16:47, ngày 28 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
      @GDAE: Vì bạn có ghi vào bài nên mình mới phải hỏi. Bạn viết chung chung vậy ai biết đó là trường nào? Về khả năng giảng dạy opera trong trường có không thì mình nghĩ khả năng cao, vì trong đống tài liệu mình dẫn bên dưới có những sách tư liệu giảng dạy opera nhạc kịch Ý. Tất nhiên bạn có thể điều tra thêm vì ngõ này mình chỉ mới mở đường, chưa cụt đâu. Nguyenmy2302 (thảo luận) 06:21, ngày 30 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
      YXong cái này đã bổ sung rồi nhé. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 11:01, ngày 30 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    • "Những sáng tác lớn ngang tầm với các vở opera của Đỗ Nhuận, Nhật Lai, Hoàng Việt… hay trường ca của Văn Cao, Nguyễn Đình Thi dường như không có" Vậy không có bất cứ một sáng tác opera gì giai đoạn này? Nếu có, cần phải nêu ra để chứng minh sự hiện diện của nó được cụ thể và rõ ràng hơn.
       Sẽ thực hiện Miền Bắc thì tôi khẳng định là không có, nên tôi sẽ thay đổi chữ "dường như". Vì nếu có thì đều được ghi nhận hết trong nhiều tài liệu thuộc chính quyền hiện nay xuất bản. Còn miền Nam thì có thể là không có, hoặc có nhưng quá khó tìm. Tôi rất khó tìm được những tài liệu cho thấy tình hình sáng tác opera tại Miền Nam. ⒼⒹⒶⒺThảo luận 16:47, ngày 28 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
      Y Đã thực hiện. ⒼⒹⒶⒺThảo luận 05:20, ngày 29 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    • "Tại Việt Nam, opera cũng như các loại hình nghệ thuật bác học khác như ballet đang đứng trước nhiều thách thức và vướng mắc từ biểu diễn, sáng tác đến dàn dựng" Bạn đã nêu một số khó khăn ở phía dưới các mục khác. Tuy nhiên, bạn cần phải nêu tổng quan những khó khăn mà VN phải đối mặt nói chung, chỉ cần vài dòng thôi. Càng tốt nếu phân định được khó khăn của hai miền trước 1975, bởi trình độ văn hóa của hai phía thời đó là một trời một vực luôn.
      Y Đã thực hiện. Còn phân định khó khăn hai miền thì nếu thu lượm được thông tin, tôi sẽ bổ sung nhé. ⒼⒹⒶⒺThảo luận 05:20, ngày 29 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Trên đây là một số góp ý mà mình rút ra sau khi đọc bài. Nhìn chung, vấn đề lớn nhất đối với bài là tính trung lập và độ bao quát của bài viết. Bạn nên tìm thêm nguồn để bổ sung các góc nhìn còn thiếu này. Về việc khó khăn khi tiếp cận nguồn, nếu có, mình hoàn toàn có thể thông cảm với bạn vì việc lục tìm lại những tư liệu của chế độ cũ là rất khó. Nhưng nếu chỉ riêng một phần lịch sử quan trọng của chủ thể mà đã bị bỏ qua một cách nhẹ nhàng như vậy thì nó chưa thể xứng tầm là bài viết toàn diện về opera tại Việt Nam. Nguyenmy2302 (thảo luận) 14:31, ngày 28 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Mình vừa tra ra một số nguồn mới xoay quanh chủ đề, nhưng thông tin rất nhỏ nhặt [1], [2], [3], [4], [5], [6]. Trong này có một số chi tiết quan trọng liên quan đến các hoạt động Opera giai đoạn chiến tranh VN của miền Bắc tại miền Nam và Trung Quốc. Và một thông tin nữa là mối liên hệ giữa tuồng, cải lương, vốn phổ biến ở miền Nam đương thời, với thể loại kinh kịch (Chinese opera) từ Trung Quốc (?) Phải công nhận việc lục tìm thông tin về dòng nhạc này trong Nam là cực kỳ khó, nếu có thời gian mình sẽ giúp bạn tìm thêm để bổ sung vào bài. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 15:24, ngày 28 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Các nguồn nữa: [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18]. Trong đó có thông tin về hoạt động nhạc kịch (có thể có Opera?) và đào tạo nhạc trong Nam trước 75. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 15:41, ngày 28 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Nguyenmy2302 Trước hết, thật sự cảm ơn bạn vì một góp ý chất lượng và thời gian bạn đã dành ra để tìm nguồn. Đầu tiên, có một lưu ý nhỏ là tôi hướng bài viết này chỉ đề cập đến nghệ thuật biểu diễn và tình hình sáng tác opera (tức loại hình nhạc kịch phương Tây) ở VN chứ không đề cập đến tuồng chèo cải lương hay kinh kịch (dù ở góc độ nào đó nó cũng được gọi là "opera"). Vậy theo bạn, tôi còn cần làm gì để phân biệt hai khái niệm này trong bài viết nhỉ? – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 16:12, ngày 28 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Nguyenmy2302 Theo bạn góp ý về mục khán giả, đúng là tôi không đề cập tới tình hình khán giả thế kỷ 20, nhưng trong phần biểu diễn thì cũng có một số câu đề cập đến. Chắc bạn cũng biết là thế kỷ 20, đặc biệt là trước và sau 2 cuộc chiến tranh lớn thì người dân Việt Nam gốc chỉ thực sự quan tâm (một chút) đến opera từ sau khi có vở Cô Sao ra đời. Còn trước đó khán giả của loại hình nghệ thuật này chủ yếu "phục vụ thực dân Pháp và quan lại" như đã đề cập. Vì người dân dân trí thấp, họ lo ăn lo mặc còn chưa xong, thậm chí còn không biết chữ, chiến tranh nạn đói hì đe doạ liên miên, thì e là sao đủ tiền vào những nhà hát Pháp để xem opera. Vì vậy tôi xin phép cố gắng tìm những thông tin liên quan đến khán giả sau 1975, còn trước đó thì gần như là không thể, bạn thấy sao? – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 16:35, ngày 28 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@GDAE Vậy bạn nên lý giải điều mà bạn vừa nói với mình vào bài viết. Nếu trong th người đọc không phải là mình mà là một độc giả khác thì sao? Liệu họ đều có đủ hiểu biết đến mức tự suy luận như vậy? Từ góc nhìn của một người ngoại đạo về âm nhạc, nếu chưa đọc những điều bạn giải thích ở đây, thì rõ ràng là đề mục còn sơ sài và thiếu bao quát. Kể cả đề mục nghệ sĩ cũng tương tự.
Về việc phân biệt khái niệm thì mấy nguồn mình vừa đưa có từ khoá nhắc tới cải lương, tuồng nên mình nghĩ có thể có liên hệ? Còn việc xem xét và đưa nó vào bài là công việc của bạn để cải thiện chất lượng bài viết. Hơn ai hết, chỉ có bạn là người am hiểu nhất về chủ thể để đưa ra quyết định đối với bài. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 16:45, ngày 28 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Mình nghĩ nên tham khảo thêm một số thông tin từ bài Tân nhạc Việt Nam, tuy không có nguồn kiểm chứng, nhưng có thể thu nhận được một số góc nhìn mới về chủ đề. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 16:49, ngày 28 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Phần nghệ sĩ, bạn có bảo tôi chỉ nêu các nghệ sĩ miền Bắc thì thật sự đó là ngẫu nhiên mà chứ không hề chủ ý. Vì các nghệ sĩ opera miền Nam không được báo chí đăng nhiều. Trong số tôi liệt kê có duy nhất Phạm Khánh Ngọc là người Sài Gòn, nhưng cô cũng hay ra Bắc biểu diễn và thi thố. Đơn giản có vẻ vì miền Bắc đào tạo opera nhỉnh hơn miền Nam? Nghệ sĩ tiêu biểu thì có ít thôi, để nói là "nhất nhì" theo như cách hiểu của báo chí thì có thêm Tạ Minh Tâm. Còn miền trung Tây Nguyên thì khả năng cao không có rồi. Có thì họ sẽ ra Bắc hoặc vào Nam để học vì tại đó không có trường nào đào tạo opera chuyên sâu. Còn nghệ sĩ opera miền Nam thời VNCH thì chắc là tôi sẽ dành ra thời gian tìm thêm nếu bạn yêu cầu, nhưng chắc là hơi mò kim đáy bể xíu. ⒼⒹⒶⒺThảo luận 17:12, ngày 28 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Nguyenmy2302 bạn nói rằng "Ví dụ, phần lịch sử opera tại miền Nam sau 1954, vốn thời kỳ đó về mọi mặt văn hóa được hội nhập văn hóa rất đa dạng, lại chỉ có vỏn vẹn một dòng thông tin." có phải chỉ dòng này "Đối với miền Nam Việt Nam, vở Hansel and Gretel đã được biểu diễn tại Sài Gòn vào năm 1970 là vở opera đầu tiên được biểu diễn tại thành phố trong hơn 30 năm." không? Nếu đúng là thế thì tôi cũng không biết giải thích sao. Vì là vở opera đúng theo loại hình nghệ thuật phương Tây thì 30 năm qua mới diễn một vở. Vì vậy đương nhiên là opera không còn được quan tâm trong suốt thời gian đó rồi. Nguồn này hoàn toàn của Mỹ chứ không thiên lệch. Nhưng từ 1970 đến 1975 thì tôi đang huy động cứu trợ, sẽ có thể tìm được. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 05:42, ngày 29 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@GDAE Nếu thế bạn có thể nói thêm về mức độ quan tâm của khán giả miền Nam đối với loại hình nghệ thuật này. Như mình tìm hiểu thì sau 54 có một lượng lớn trí thức miền Bắc di cư vào Nam, tham gia đóng góp và mở rộng nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau. Opera thời đó cũng có khả năng bị hiểu nhầm thành nhạc kịch, ca kịch mặc dù hai thể loại đó khác nhau, ngay cả các nguồn ở miền Bắc cũng sẽ nhầm lẫn khái niệm tương tự (xem). Đó là chưa đề cập đến những nỗ lực ở miền Bắc muốn đem opera vào truyền bá trong Nam (xem [19], [20]) nên nó không chỉ đơn giản chỉ dừng lại ở một thông tin ít ỏi như vậy. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 05:56, ngày 29 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Nguyenmy2302 cảm ơn bạn rất nhiều, tôi đã bổ sung ngay về việc nỗ lực miền Bắc muốn đem vào truyền bá. Về việc nhầm lẫn thì cũng dễ hiểu vì opera là nhạc kịch nhưng nhạc kịch thì không có nghĩa là opera. Nhiều vở nhạc kịch mang tinh thần truyền thống như bội tuồng chèo cải lương thì tôi xin phép không đề cập. Còn những vở nhạc kịch được đề cập đích thực mang tinh thần phương Tây thì gần như được bổ sung hết rồi. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 06:19, ngày 29 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Nguồn số 2 của bạn trên kia có vấn đề. Đoạn bạn trích ra trong nguồn kia là nói về tác phẩm opera do Trung Quốc viết và trình diễn ở Trung Quốc, chứ không phải của Việt Nam. Nội dung của vở opera đó là ủng hộ tinh thần đấu tranh chống Mỹ của Việt Nam. Bên dưới đó cũng có một đoạn đề cập tới việc sinh viên Việt Nam và Trung Quốc ở Nhạc viện Trung ương Bắc Kinh có sáng tác 1 tác phẩm, nhưng mà đó là tổ khúc dành cho dàn nhạc chứ không phải opera.
Nguồn số 3 cũng không dùng được. Nó nói về Cantonese opera chứ không phải là opera phương Tây mà bạn GDAE đang viết.
Nguồn số 4 cũng chỉ nói là dựa theo vở opera Pháp thôi, chứ không nói đó là opera. Đó chỉ là một vở kịch hát đạo thôi.
Nguồn 11, 12, 15 đề cập đến âm nhạc và kịch chứ không phải nhạc kịch (opera).
Nguồn 18 nói về tuồng, không phải opera. – ABAL1412🇻🇳🇸🇺🇷🇺 (talk ☭) 13:19, ngày 30 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
mời bạn tìm thêm nguồn giúp bài, thấy bạn biểu hiện là người có kinh nghiệm nên có bạn tham gia hỗ trợ tác giả thì còn gì bằng, mình xin rút vụ tìm nguồn – Nguyenmy2302 (thảo luận) 13:41, ngày 30 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@GDAE: Bạn đang chỉ nêu tình trạng khán giả những năm đầu thế kỷ 20, vậy còn nửa sau? Nếu tìm được thông tin mới rất mong bạn sẽ bổ sung thêm về vấn đề này. Bạn có thể tìm thêm một số thông tin nữa về hoạt động opera tại Việt Nam trước 1954 trên thư viện báo chí quốc gia (baochi.nlv.gov.vn) hoặc thư viện quốc gia Pháp. Hai nguồn này đều rất hữu dụng nhưng có vẻ chưa được khai thác vô bài. Nguyenmy2302 (thảo luận) 05:34, ngày 29 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Phần mục "Đặc tính" đang dựa trên 100% phân tích các vở opera cách mạng tại miền Bắc. Bạn nên thêm thông tin nghiên cứu các vở opera trong Nam, hoặc tại hải ngoại được dàn dựng để cân bằng góc nhìn giữa các bên. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 05:38, ngày 29 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Nguyenmy2302 tôi chưa thấy một vở opera miền Nam nào xuất hiện. Còn opera hải ngoại thì sẽ bổ sung thêm. Cảm ơn bạn. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 05:42, ngày 29 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@GDAE Bạn nên tìm rộng ra, không phải chỉ bó hẹm ở cụm từ khóa opera Việt Nam vì như mình đã nói người thời đó không phải ai cũng phân biệt rạch ròi được giữa nhạc kịch vs opera, nên tất nhiên sẽ có những thiếu sót nếu chỉ tìm theo một hướng. Ví dụ, bạn có thể tìm cụm từ khóa "nhạc kịch ba màn", "nhạc kịch" + "Sài Gòn" sẽ cho ra rất nhiều kết quả. Có đầy hoạt động của opera trong Nam, như nhạc sĩ Lưu Hữu Phước từng lập Đoàn Nhạc kịch Thiếu Nhi Kháng chiến song song mở Nhạc viện TW ([21]), kế hoạch diễn một vở nhạc kịch của quân giải phóng ([22]), hoạt động truyền bá nhạc kịch tới các thế hệ sinh viên trong Nam 1954-1960 ([23]). Có rất nhiều, chỉ là bạn tìm chưa đủ bao quát và sâu rộng về chủ thể ở giai đoạn này.
P/s: mình vừa tìm được một thông tin đặc biệt quan trọng, đó là trong giai đoạn 1954-1960, Hoài Linh (soạn giả Trương Bình Tỏng) đã sáng tác vở "nhạc kịch dài" (như nguồn nói) có tên "Thỏ chống hùm" ([24]). Điều này có nhiều khả năng khẳng định vở Opera diễn duy nhất ở Sài Gòn ở nguồn Mỹ kia là sai. Có một tư liệu sách khác về hoạt động ca nhạc kịch trong Nam cũng trong giai đoạn trên, bạn có thể xem tại đây. Sách được lưu trữ trong nước chứ không phải nước ngoài đâu. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 09:52, ngày 29 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Nguyenmy2302 nhưng tôi xin nhắc lại vấn đề ở đây là nhạc kịch là opera, có nghĩa là phải có dàn nhạc giao hưởng, hợp xướng, vai diễn, nội dung đồ sộ và phức tạp chia thành màn cảnh lớp. Tìm rộng ra thì đang xa dần với khoảng cách mà bài đề cập tới. Nếu chỉ nói là nhạc kịch không thì rất dễ nhầm lẫn như bạn đã nói. Và hơn hết, opera không nhất thiết là 3 màn. "Đoàn nhạc kịch thiếu nhi" thì không phải là opera. Opera không viết cho thiếu nhi vì ở độ tuổi này không thể hát được kỹ thuật opera. Lưu Hữu Phước có nhiều hoạt động về âm nhạc cho thiếu nhi thì tôi ghi nhận, nhưng đó không phải là opera mà tôi hướng đến (vốn là hình thức đồ sộ và có sự dàn dựng dài hơi). Có thể bạn đang nhầm lẫn sang kiểu này, một loại hình kịch sân khấu vừa diễn vừa hát đơn thuần mà không có yếu tố hàn lâm, nó hoàn toàn khác opera. Khái niệm "nhạc kịch dài" dường như là khái niệm tự phát không chính thức của tác giả viết, cũng không thể khẳng định chắc chắn nó là opera hay không. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 12:06, ngày 29 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@GDAE "như mình đã nói người thời đó không phải ai cũng phân biệt rạch ròi được giữa nhạc kịch vs opera, nên tất nhiên sẽ có những thiếu sót nếu chỉ tìm theo một hướng" mời bạn đọc kỹ trước khi phủ nhận người khác. Bạn cũng chưa thể biết những vở nhạc kịch trên quy mô ntn, nên việc vội vàng kết luận một cách cảm quan như trên là sai lầm và có thể đánh mất những thông tin quan trọng có thể khai thác. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 12:32, ngày 29 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Nguyenmy2302 Tôi không có ý định phủ nhận bạn, nhưng tôi nghĩ người thời đó không phân biệt rạch ròi thì là chuyện của người thời đó. Bản chất của opera thì vẫn là giữ nguyên từ trước đến nay, không thể đánh đồng được. Tôi không thể nào đưa hết tất cả thông tin có chữ "nhạc kịch" hay "ca nhạc kịch" vào chỉ vì họ không phân biệt được hay không nói rõ quy mô? Vì vậy có thể bài sẽ phải đổi tên thành "Nhạc kịch và opera tại Việt Nam".
Những thông tin quan trọng thì cần có sự chọn lọc kĩ càng.
  • Nguồn [21] thì như đã nói là "Đoàn nhạc kịch thiếu nhi" hoàn toàn không liên quan đến opera, nên tôi xin phép không đưa vào bài.
  • Nguồn [22] tôi đã check thì đúng là có phần liên quan đến tình hình opera miền Nam sau 1975, vì opera nằm trong thông tin "âm nhạc bác học" mà sách đã xuất bản, nên đã Y ghi nhận để đưa thông tin vào bài.
  • Nguồn [23] dù không liên quan trực tiếp đến opera nhưng cũng đáng là thông tin cần đưa vào bài Y, vì nó tác động đến hoạt động âm nhạc của sinh viên toàn miền Nam.
  • Nguồn [24] Nếu vở "Thỏ chống hùm" thật sự là của chế độ cũ thì tôi sẽ ghi nhận để đưa vào bài như một thông tin cho thấy ở miền Nam thời này chỉ có ca nhạc kịch hay gì đó tương đương. Còn nếu vở đó là của chế độ XHCN thì không thể nào đưa vào được. Vì chắc chắn nó không phải opera. Nhiều sách vở của Viện Âm nhạc hay báo chí từ trước đến nay đã khẳng định "Cô Sao" là opera đầu tiên (1965) và miền Nam trong thời chiến chỉ có opera "Bông sen" của Hoàng Việt viết năm 1967 (đã đưa vào bài).
– ⒼⒹⒶⒺThảo luận 13:13, ngày 29 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@GDAE Đó là chuyện của người thời họ, nhưng nếu khai thác theo hướng đó để có thể chắt lọc thêm thông tin mới cũng chẳng chết ai cả. Nguồn mình đưa ra chỉ là một hướng nghĩ, bạn có thể dựa vào đó để khai thác thêm. Bạn không nên tư duy mặc định như vậy. Có thể có những ghi nhận còn thiếu sót và việc cần làm là xem xét lại tính chính xác của nó. Việc phủ định sạch trơn như vậy thì bài sẽ chỉ bó hẹp thông tin từ một phía, như mình đã nói rất nhiều lần ở trên. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 13:25, ngày 29 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Nguyenmy2302 tôi cũng đã ghi nhận một số nguồn của bạn có thông tin liên quan đến bài và cần khai thác, chứ không phủ nhận sạch trơn. Tôi cũng đã xem xét, chắt lọc lại những nguồn bạn đưa ra và để triển khai cho phù hợp. Tôi không hề ngại đưa những thông tin mà bạn đã mất công tìm, tôi chỉ đắn đo là liệu đưa hết vào thì có còn đang hướng đến opera thuần túy hay không? – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 13:30, ngày 29 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Cái này bạn nên tự trả lời và cân nhắc những gì nên và không nên đưa vào bài. Mình chỉ đang thảo luận để tìm cách giải quyết các vấn đề trung lập còn trong bài, nhưng sẽ không ép buộc bạn phải cho hết vào. Thực ra mình vốn là gà mù về âm nhạc mà, chỉ giúp trong khả năng thôi chứ không muốn ra gió đâu 😛 – Nguyenmy2302 (thảo luận) 13:39, ngày 29 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Nguyenmy2302 bạn cứ tự nhận là gà mù mà bao nhiêu bài viết chất lượng về các bài hát vẫn lên sao ầm ầm, khiêm tốn quá hehe. Dù sao cũng cảm ơn bạn dành rất nhiều thời gian để góp ý cho tôi về bài viết. Nhưng tôi chưa dừng ám quẻ bạn đâu. Tôi sẽ cố gắng để cân bằng lại độ trung lập trong bài đến hết nước chấm nhất có thể, lúc đó tôi sẽ nhờ bạn check lại. Giờ tôi cố tìm thêm những thông tin liên quan đến opera thời VNCH, chứ XHCN thì Nam Bắc như nhau, bạn nói tôi chỉ thiên vị Bắc mà tôi tự ái quá đi ^^ – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 13:45, ngày 29 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@GDAE Những hoạt động đào tạo và biểu diễn opera của chính quyền VNCH đúng là khó tìm kiếm. Chưa kể những thông tin đó còn ngụp lặn trong thể loại nhạc vàng đa sắc màu hơn thì hơn cả mò kim đáy bể. Nhưng thông tin có một vở nhạc kịch từng được biểu diễn tại Sài Gòn cũng có thể khai thác thêm nhiều thông tin liên quan mà? Ví dụ, tổ chức ở đâu, khách khứa thế nào, ai là người biểu diễn. DHN cũng gợi ý cho bạn một hướng tìm hiểu khác nữa đó. Bởi vậy có rất nhiều cái để khai thác nữa chứ đã cạn đâu mà bạn viết chỉ trong một dòng ngắn cũn cỡn như thế? – Nguyenmy2302 (thảo luận) 14:03, ngày 29 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Nguyenmy2302 bạn đang nói cụ thể đoạn nào nhỉ, để tôi tìm thông tin bổ sung. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 14:15, ngày 29 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@GDAE À mình đang nói đoạn miền Nam sau 54, ở trên mình ý kiến đó. Bạn đã tìm thêm được gì chưa? – Nguyenmy2302 (thảo luận) 06:14, ngày 30 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Nguyenmy2302 tôi bổ sung thêm rồi đó cả thời đổi mới nữa, bạn xem sao? – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 09:08, ngày 30 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@GDAE Bạn có thể tham khảo thêm các nguồn này [25], [26] – Nguyenmy2302 (thảo luận) 09:51, ngày 30 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Nguyenmy2302 Hoàn thành, mời bạn vào kiểm tra. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 10:37, ngày 30 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Bạn cũng không thể khẳng định việc không có vở opera biểu diễn ở Sài Gòn cho tới 1970 = không có sự hiện diện của loại hình nghệ thuật này trong Nam trước đó. Ngoài giai đoạn sau 1970 chưa tìm được thông tin, thì xin lưu ý bên phía miền Bắc khi đó vẫn tổ chức các hoạt động văn nghệ trong Nam, tại nhiều địa điểm khác nhau ở phạm vi quân họ và đồng thời tổ chức một cách không chính thức trong các phong trào biểu tình của sinh viên, trí thức. Như bạn viết trong bài thì một số vở cũng có thể bị hạ mức độ tổ chức xuống, nhưng những nỗ lực để truyền bá opera, các bản thảo tác phẩm, nếu có, cũng cần được ghi nhận. Những điều này có thể xem trong các nguồn mình đưa ra bên trên.
Tương tự, không phải ai thời đó cũng sẽ phân tách rạch ròi được sự khác nhau giữa hai loại hình này, đặc biệt là trong các sách sử chiến tranh không chuyên âm nhạc, rất nhiều. Chỉ một bằng chứng là mình đã dẫn ra nguồn bên trên, mời bạn tự lục lên xem. Do đó, việc bạn tự quy hẹp lại chỉ còn là các buổi tổ chức bởi chính quyền sẽ vô tình làm sót những thông tin cực kỳ quan trọng này, và rõ ràng là bạn đã phải bổ sung những gì mình dẫn ra cho bạn vào bài. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 13:08, ngày 29 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
"Vở opera duy nhất ra đời trong hoàn cảnh này là "Bông sen" của Hoàng Việt" ---> Nguồn không đề cập đến viec đây là sáng tác opera nhạc kịch duy nhất trong miền Nam mà chỉ nói đó là một trong những sáng tác cuối cùng của Hoàng Việt trước khi qua đời. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 13:14, ngày 29 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Nguyenmy2302 tôi đã sửa lại. Nguồn không đề cập là duy nhất, nhưng chỉ có vở đó được ghi nhận là opera cách mạng của chế độ XHCN ra đời tại miền Nam trong hoàn cảnh chiến tranh. Còn opera của chế độ cũ thì tìm lòi mắt vẫn chưa thấy xuất hiện. Bạn thông cảm và đợi tôi ít ngày. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 13:27, ngày 29 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@GDAE Về thông tin Cô Sao là vở opera đầu tiên, không có bất cứ một nguồn độc lập nào với chính quyền khẳng định điều tương tự, mời bạn sửa lại cho chính xác. Việc bạn suy luận vở Bông sen đó là opera cách mạng duy nhất trong Nam là không đủ cơ sở, thậm chí việc nó có được công diễn hay không cũng là một dấu hỏi lớn chưa được giải đáp. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 13:32, ngày 29 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Nguyenmy2302 Cô Sao Y đã sửa.
Còn vở Bông Sen đã được công diễn, trong bài đã đề cập nó được sáng tác với ý định là opera, nhưng về sau chỉ được công diễn dưới hình thức nhỏ hơn. Trong sách Âm nhạc Việt Nam tác giả tác phẩm tập 1 cũng cho biết vở đó được dàn dựng và biểu diễn ở Nhà hát Nhạc Vũ kịch năm 1968 (trang 163, nếu bạn yêu cầu tôi sẽ bổ sung ngay). Còn việc nó là duy nhất thì vì không có thông tin cho thấy vở opera nào khác ra đời trong hoàn cảnh tương tự được đề cập đến. Nhưng để chắc chắn như bạn nói thì tôi đã bỏ chữ "duy nhất". – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 13:40, ngày 29 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Phần mục "Chương trình học" chỉ đề cập tới giai đoạn từ thập niên 2010, vậy không có chương trình đào tạo chính quy nào trước đó? Mình nghĩ có thể dựa vào các nguồn nghiên cứu sẵn có trong bài để khai thác thêm được thông tin, dù chỉ là chút ít, cũng được. Nguyenmy2302 (thảo luận) 06:10, ngày 29 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  1.  Ý kiến mình ko hứng lắm chủ đề này và thật ra cũng không rành. nhưng theo mình được biết ko chỉ lĩnh vực nghệ thuật mà nhiều lĩnh vực khác của đời sống miền Nam, từ sau ngày giải phóng là "tiêu điều" hết. bằng cấp cử nhân đại học ko được công nhận vì do chế độ cũ đào tạo, cử nhân phải đi học lại từ đầu, trước khi học lại phải học 1,5 năm các môn liên quan Đảng, XHCN. vị chi mất gần 10 năm. ai ko học nổi thì nghỉ học. người đã có bằng cấp trước đó và đã đi làm thì bị chèn ép, luật sư ko thể hành nghề, giáo viên nghỉ hưu bị từ chối trả chế độ lương hưu trí. tầng lớp tinh hoa xã hội miền Nam phải bỏ xứ đi, hoặc sống tiếp mà phải đổi nghề, ngoi đầu ko lên nổi. Mọi thành tựu nếu ko liên quan cách mạng sẽ ko được thừa nhận. nói chung cách mạng ngày đó mới giải phóng xong...là mọi người tự hiểu. ko bao giờ có chuyện dễ dàng gom góp được thông tin, kiến thức về lĩnh vực này lĩnh vực nọ đâu. cái gì ko theo Đảng, ko có công với cách mạng là sẽ tự "bốc hơi" - This user is basically just a viwiki editor (Thảo luận) 07:37, ngày 29 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
nhà ông bà mình ở dưới quê còn lưu giữ rất nhiều sách vở, gồm văn chương và tập thơ của tác giả miền Nam in trước 1975, nhiều nội dung chống cộng lồng ghép trong đó. phim ảnh, ca nhạc miền Nam cũng vậy, ko ít chứa nội dung chống cộng, nên cách mạng "dọn" hết rồi. chả trách được. thành tựu rực rỡ thì chắc phải có rồi, làm sao mà ko có hay thua kém miền Bắc được, mà nhiều cái đã bị cách mạng coi là thù địch rồi thì "hẻo hết". người ta có thể ko tìm thấy nổi thông tin, chứ đừng nói tới chuyện chứng minh nổi bật hay rực rỡ - This user is basically just a viwiki editor (Thảo luận) 07:52, ngày 29 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
nói chung, viết mấy bài viết kiểu này, liên quan lịch sử VN nó lòi ra cái này cái nọ, rất khó xử, viết cho trung lập đã khó mà tìm cho đủ dung lượng để viết mờ con mắt luôn á - This user is basically just a viwiki editor (Thảo luận) 07:52, ngày 29 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@TUIBAJAVE thì như lời ứng cử của tôi thôi, lên sao hay không quan trọng. Quan trọng là bài có cải thiện được tí nào không. Chứ tôi chỉ sợ bài ế mốc meo không ai ý kiến, đó mới đáng sợ. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 13:51, ngày 29 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
"ế" là chuyện thường mà. có chủ đề mà kiểu khó qúa thì người ta biết phải làm sao hả bạn. có người thì biết thì lại bận nên ko online wiki được - This user is basically just a viwiki editor (Thảo luận) 03:03, ngày 30 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Tôi tin chắc là mấy ngày nữa thể nào cũng có những ban giám khảo khó tính vào hỏi thăm. Tôi nghĩ là sẽ có phiếu chống. Lẽ đương nhiên như bạn nói, chủ đề khó mà đòi BVCL thì phải khắt khe. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 05:03, ngày 30 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  1.  Ý kiến Cảm ơn những ý kiến của bạn Nguyenmy2302. Về opera thì ở Việt Nam chỉ mới nổi lên gần đây thôi (tất nhiên mới chỉ dừng trong giới học thuật, chứ đại chúng vẫn khá ít quan tâm). Do vậy nên tài liệu về các vở opera dĩ nhiên rất khó kiếm. Dân miền Nam ngày xưa toàn nghe cải lương, chứ hầu như không ai nghe opera cả. Phần là do khác biệt văn hoá, phần là khác biệt về ngôn ngữ. Chưa kể là các kĩ thuật hát opera, khi áp vô tiếng Việt thì nghe xong chả hiểu đang hát cái gì luôn, chẳng hạn như hát nói, bel canto,... Mình nghĩ ngày xưa Pháp xây 2 nhà hát (opera house) chủ yếu để phục vụ cho người Pháp thôi. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng nhà hát không phải chỉ dành riêng cho diễn opera. Ngoài opera (nhạc kịch), nhà hát còn được dùng để diễn Symphony (giao hưởng), Symphonic Poem (Giao hưởng thơ), Ballet, Concerto, Overture,... Vậy nên, nếu chỉ dựa vào việc có nhà hát mà bạn đi đến kết luận có diễn opera thì cũng chưa chắc đúng. Để biết có diễn hay không thì phải dựa vào các nguồn tài liệu. Mà để kiếm được tài liệu này thì đúng là mission impossible luôn.

    Tới giai đoạn Mỹ-Nguỵ, chính phủ Sài Gòn đã đổi chức năng của nhà hát thành nhà quốc hội. Theo mình biết thì trước 1975, miền Nam chỉ có duy nhất 1 cái nhà hát thôi. Giờ nhà hát đổi thành nhà quốc hội thì còn chỗ nào mà diễn opera nữa? Âm nhạc giai đoạn này, theo mình biết thì chủ yếu là nhạc phòng trà (tức thể loại ca khúc, nổi bật nhất là bolero, du nhập từ phương Tây). Âm nhạc hàn lâm thì vẫn là cải lương chứ không phải opera. Giai đoạn này Mỹ cũng du nhập nhạc nhẹ vô miền Nam. Chính vì những điều này, mình suy đoán rằng không có một vở opera nào được diễn trong giai đoạn này cả, hoặc có thì cũng chỉ rất ít, nhỏ giọt thôi.

    Còn về tài liệu, bạn GDAE có nhờ mình tìm. Nhưng thật tình mà nói, tài liệu về Văn Cao mình vào nhạc viện + 7749 nhà sách kiếm lòi mắt còn không thấy. Giờ mà tìm tài liệu về opera miền Nam trước 1975 chắc liệm luôn.
    - ABAL1412🇻🇳🇸🇺🇷🇺 (talk ☭) 08:52, ngày 30 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Không nên đánh đồng xu hướng nghe nhạc đại chúng trong Nam vs sự tồn tại của Opera trong đó. Bằng chứng là có hàng loạt thông tin về các buổi diễn opera, sáng tác đã ra đời trong Nam một cách không chính thức bên phía quân giải phóng miền Bắc. Đó là những thông tin rất quan trọng nhưng đã bị bỏ qua vì tự thu hẹp phạm vi đề cập lại còn là các buổi diễn dưới chính quyền VNCH. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 09:35, ngày 30 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Thảo luận được ẩn
  1. Các tài liệu mình dẫn ra bên trên có ghi nhận việc giảng dạy opera nhạc kịch cho sinh viên trong trường VNCH. Vì vậy sự xuất hiện của dòng nhạc Opera chính quy trong đây là hoàn toàn có khả năng. Còn việc tìm hiểu sâu hơn thì đó là công việc của người viết bài có chuyên môn nên mình sẽ không lạm bàn. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 09:41, ngày 30 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Nguyenmy2302 "thông tin về các buổi diễn opera, sáng tác đã ra đời trong Nam một cách không chính thức bên phía quân giải phóng miền Bắc" -> đề nghị bạn GDAE bỏ thông tin này vào bài. Lược bỏ thông tin quan trọng thì tôi sẽ không tán thành đâu. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:16, ngày 30 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenmy2302 tôi đã bổ sung các thông tin cho thấy có opera trong đào tạo tại VNCH, dù chỉ là thoáng qua. Cảm ơn bạn đã dày công đi tìm. Mời bạn tiếp tục kiểm tra. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 10:55, ngày 30 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Nhìn chung là nguồn cho thấy chương trình học có sự xuất hiện của opera, điều đó là đáng ghi nhận để đưa vào bài. Còn thực tiễn có đào tạo hay không hoặc đào tạo thế nào thì lại là chuyện khác. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 11:06, ngày 30 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @GDAE Mình chỉ đưa nguồn và gợi ý cho bạn tìm hiểu thêm, chứ không phải cầm tay chỉ việc, làm từ A đến Z khoản kiếm nguồn giúp bạn. Việc opera được đưa vào chương trình đào tạo chứng tỏ sẽ có nhiều thông tin hơn liên quan tới opera dưới chính quyền VNCH. Chi tiết hơn mời bạn tự tìm hiểu thêm, mình xin dừng tại đây. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 12:00, ngày 30 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenmy2302 vậy bạn có còn góp ý gì cho bài nữa không? Những chỗ theo bạn là thiếu trung lập đã được cải thiện hơn chưa? – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 12:04, ngày 30 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @GDAE Bạn nên mở rộng mục Nghệ sĩ tiêu biểu và mục Khán giả, đb mục Khán giả thiếu giai đoạn sau 1954. "Nội dung các vở opera Việt Nam chủ yếu đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa to lớn đối với vận mệnh của toàn thể dân tộc như chủ nghĩa anh hùng, yêu nước, cũng như kể lại các cuộc chiến tranh cách mạng với thực dân Pháp và Mỹ... Qua đó nói lên "khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc, hạnh phúc và tình yêu của nhân dân" ---> phân tích nguồn từ 1 bên để quy vào đa số, thiếu trung lập.
    Còn nữa đấy, mà cứ từ từ đi. Bạn cũng phải tự rà soát lại bài nhiều lần trước khi hỏi ý kiến tv khác chứ. Mình kiếm nguồn giúp bạn là nể lắm rồi, chứ làm mất hàng tiếng đồng hồ lận, thứ gì chịu nổi @@ – Nguyenmy2302 (thảo luận) 12:08, ngày 30 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenmy2302 Rất xin lỗi đã làm bạn phật ý. Tôi sẽ cố rà soát lại bài và bổ sung. Khoảng vài ngày nữa sẽ hỏi bạn sau. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 12:10, ngày 30 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Bạn có thể tìm thêm một số thông tin nữa về hoạt động opera tại Việt Nam trước 1954 trên thư viện báo chí quốc gia (baochi.nlv.gov.vn) hoặc thư viện quốc gia Pháp. Hai kho nguồn quan trọng nhưng chưa được dùng một cách hữu dụng. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 12:23, ngày 30 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Bạn GDAE viết sao cũng được, mình ko dám lạm bàn, nhưng đừng để mấy thành phần cuồng Đảng ảnh hưởng ngòi bút nha. mà cũng đừng viết kiểu "cánh tả" quá. ko khéo người ta coi bạn là ngụy thì nguy. khổ lắm - This user is basically just a viwiki editor (Thảo luận) 11:45, ngày 30 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Phải chấp nhận thôi bạn ơi. Nói chung là viết về âm nhạc mà dính líu tới lịch sử thì cũng mệt. Nói chung là phải càng kín càng tốt. Chắc vài năm tới tôi sẽ chuyển tài khoản hoạt động ẩn danh kín đáo hơn nữa, đạt tới một nửa cảnh giới của Nguyên III Pháp là ok. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 11:47, ngày 30 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
bàn tới âm nhạc mà cũng chính trị hóa "ngụy" "sài gòn" này nọ thì thiệt là toxic. ko nhờ internet tui thậm chỉ chả biết "cờ vàng ba que" là cờ gì luôn, chứ nhầm nhò gì thông tin văn nghệ ngày xưa, opera này nọ. bạn viết chơi chơi âm nhạc thôi ai đâu mà bắt bớ đâu nào - This user is basically just a viwiki editor (Thảo luận) 11:51, ngày 30 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ là Nguyenmy2302 cũng không muốn nhắc tới chuyện chính trị, nhưng trong môi trường đề cử BVCL thì bắt buộc phải có cả lịch sử của VNCH bất kể lĩnh vực nào, vì VNCH ai cũng biết là có nền văn hóa chính trị riêng biệt. Yêu cầu của Nguyenmy2302 là đúng và cần thiết. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 11:54, ngày 30 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
haizzz.....chính quyền hai miền đều huy động mọi khả năng chiến tranh tâm lý, họ rất trọng lực lượng văn công và hoạt động văn công. bên cách mạng về văn chương nghệ thuật mà không hướng đến sự nghiệp giải phóng là bị chê. còn bên này VNCH thì cũng ko có vừa gì. cho nên cái khó của bạn là gấp 2 vì phải tìm tài liệu, gấp 3 vì phải viết trung lập. quả là nặng nề - This user is basically just a viwiki editor (Thảo luận) 11:58, ngày 30 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Nếu rảnh, mời bạn ghé đọc sương sương xem những đoạn nào thiếu trung lập thì cứ góp ý để tôi sửa nhé. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 12:02, ngày 30 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
hihi, mình đang viết về NVGP, chắc bị bắt bỏ tù luôn quá, quá trời nguồn từ phía VNCH nhắc đến vụ này ^^ wiki nói chung là môi trường ẩn danh nên mình nghĩ vấn đề chính trị không quá ảnh hưởng tới thành viên ngoài đời thực đâu, bạn cứ thoải mái viết thôi. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 12:05, ngày 30 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Nguyenmy2302 Bạn phải chống cộng cỡ Trương Quốc Huy kìa thì mới bị sờ gáy. Viết bài trung lập thì chả có vấn đề gì lớn cả. Căn bản thì chính quyền VN không có bất kỳ quyền lực nào ở trên Wikipedia cả. Thẩm quyền thuộc về cộng đồng (qua các cuộc đồng thuận lẫn BQ). Bài NVGP của bạn cũng đụng chạm chính trị ngang cỡ bài Nguyễn Văn Thiệu thôi, nói chung là chả sao. P/S: nói chung thì muốn viết nhiều các bài chính trị thì tốt nhất nên dùng tk ẩn danh (không dùng tên thật). Bạn có thể yêu cầu đổi tên tk nếu muốn. Tôi sẽ ủng hộ hoạt động của bạn nếu như bạn muốn hướng tới mảng đó vì tôi thấy bạn viết khá trung lập. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:23, ngày 30 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến @GDAE: Thể theo ý nguyện sửa bài trước Tết của bạn nha, còn nữa mà mình hơi lười, qua Tết đọc tiếp :> Nguyenmy2302 (thảo luận) 07:25, ngày 8 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    "Thế kỷ 20, đặc biệt là trước bối cảnh 2 cuộc chiến tranh lớn mà Việt Nam đối mặt, opera cùng các loại hình nghệ thuật châu Âu xuất hiện tại Việt Nam chủ yếu để phục vụ những quan lại và chính quyền thực dân Pháp cùng một số người Việt giàu có" ---> Mâu thuẫn, vế quan lại Pháp ở sau chỉ đề cập đến thòi thuộc Pháp và Chiến tranh Đông Dương, không có nói đến Chiến tranh Việt Nam sau đó, cũng không đề cập đến bộ phận khán giả trong Nam hay tệp khán giả sau 75.
     Xong, nếu có thông tin khán giả tôi sẽ đề cập sau. ⒼⒹⒶⒺThảo luận 08:54, ngày 8 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    "Trước xu hướng hội nhập toàn cầu của thế kỷ 21, để có một nền âm nhạc mang nhiều bản sắc dân tộc, đủ sức để "sánh vai" với khu vực và quốc tế như nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu, việc phát triển opera Việt Nam cần có cách nhìn mới, có những thay đổi mang tầm chiến lược từ đào tạo, sáng tác, biểu diễn và giáo dục, tuyên truyền" ---> Thiên lệch, cần loại bỏ.
     Xong ⒼⒹⒶⒺThảo luận 08:54, ngày 8 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    "Thời kì chiến tranh Đông Dương, ngoài ca khúc là lĩnh vực chủ yếu [...] ở thời kỳ này" ---> Cả đoạn này, chỉ đề cập đến tình trạng của dòng nhạc này ở miền Bắc và chỉ đến từ duy nhất một nguồn, bạn cần thêm cụm "theo nhận định" và phân rõ giới hạn đề cập của thông tin.
     Xong ⒼⒹⒶⒺThảo luận 08:54, ngày 8 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    "Sự hiện diện của những vở kịch nước ngoài trên sàn diễn Việt Nam và do các nghệ sĩ Việt Nam dàn dựng, biểu diễn chỉ là nhân tố kích thích, trong khi sự rèn luyện kỹ năng, lĩnh hội tri thức nghề nghiệp của nhạc sĩ đối với thể loại này mới mang lại ý nghĩa quan trọng cho sự ra đời của opera Việt Nam" ---> Tiếp tục là nhận định cá nhân, cần thêm tác giả vào sau.
     Xong ⒼⒹⒶⒺThảo luận 08:54, ngày 8 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    "Mở đầu các opera là khúc mở màn của dàn nhạc [...] ba bè, thậm chí là hai bè" ---> Đây là phân tích cá nhân, và chỉ tập trung vào các vở nhạc kịch cách mạng, vậy còn kịch opera hải ngoại?
     Xong tôi đã sửa lại tên đề mục cho phù hợp. Opera hải ngoại có vẻ là chưa có nguồn nhận định riêng lê. ⒼⒹⒶⒺThảo luận 08:54, ngày 8 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến @GDAE: Xin lỗi bạn mình lặn hơi lâu. Hiện tại mình thấy bạn đã bổ sung nhiều thông tin mới, mình chưa thể đọc hết trong hôm nay nhưng ngày mai mình sẽ dành thời gian góp ý thêm. Sau đây là phần ý kiến sơ bộ của mình:
    Sau khi bài được mở rộng, có một điều mình cảm nhận rõ là phần bố cục bài hơi rối? Như mục "Opera của Việt Nam" có nhắc đến lịch sử hình thành của dòng nhạc này tại Việt Nam nhưng nhiều thông tin trong mục có vẻ trùng lặp và sẽ phù hợp hơn nếu nằm ở phần biểu diễn hay sáng tác. Mục "Opera của người Việt hải ngoại" cũng tương tự, và các phân tích về loại hình opera bạn có thể gom chung lại thành một đề mục riêng, thay vì nêu cục bộ tại một số vị trí trong bài?
    Mình nghĩ bạn nên rạch ròi phạm vi đề cập các thông tin trong những đề mục con ở mục "Biểu diễn" vì nó có quá nhiều chi tiết và quá nhiều điểm mâu thuẫn với nhau, như mục "Dàn dựng" chỉ đề cập đến hoạt động dàn dựng opera tại miền Bắc thôi, chứ không bao gồm cả thời thuộc Pháp hay dưới chính quyền VNCH để mà bỏ chung vô một rổ? Mình có gợi ý là bạn nên gom những thông tin liên quan tới "Biểu diễn Opera tại miền Bắc" thành một mục con trong mục Biểu diễn, tương tự với miền Nam và trước năm 54. Nguyenmy2302 (thảo luận) 18:17, ngày 19 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenmy2302 Tôi đã chia lại bố cục trong bài để người đọc dễ hình dung hơn:
    • Tổng quan về opera: mục này nói về tổng quan cả bài, trước và sau khi opera thuần Việt ra đời.
    • Sự xuất hiện của opera tại VN: Lịch sử của opera khi loại hình nghệ thuật du nhập vào VN, hoàn toàn chưa đả động gì đến opera thuần Việt. Được tách ra từ phần biểu diễn cũ.
    • Opera thuần Việt: bắt đầu từ khi opera thuần Việt rục rịch ra vở đầu tiên, và lịch sử qua từng thời kỳ cho đến tận ngày nay. Mục dàn dựng là tôi đã sửa lại cho phù hợp với thời gian, nó nằm trong mục "hiện đại". Và các thành phần con như dàn nhạc, nghệ sĩ, nhà hát, vân vân mây mây nằm ở thời kỳ hiện đại
    • Opera của người Việt hải ngoại: nằm tách biệt hoàn toàn với opera VN, và được chuyển xuống cuối bài để tránh bị loạn thông tin.
    Cách phân chia này có thể sẽ vẫn còn cần cải thiện, lúc nào rảnh mời bạn góp ý thêm nhé. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 04:22, ngày 20 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @GDAE Hi, mấy nay mình đang đọc bài, mà bài dài với nhiều cái khó hiểu với mình quá nên không thể review vội với deadline bq được, có gì bạn thông cảm ạ. Về vấn đề bố cục bài, thực sự mình thấy vẫn còn có chỗ bị cấn? Nhất là mục "Opera thuần Việt". Mình không rõ cách định nghĩa của bạn về Opera thuần Việt là ntn, opera của người Việt dựng tại hải ngoại thì không phải thuần Việt sao? Mình không nghĩ tính thuần Việt phụ thuộc vào vị trí địa lý mà quan trọng hơn là ở đặc điểm, tính chất của một tác phẩm, sự việc kìa. Cái này bạn nên cân nhắc tách bạch ra nhé.
    Tiếp đến, mình cũng thấy khó hiểu khi tự dưng bạn gom vô tất cả các mục dàn dựng, biểu diễn, nhạc ca sĩ vào mục "Opera thuần Việt"? Việc cho những yếu tố rất quan trọng của chủ thể vào mục con của tiêu đề mang tính đại khái, chung chung như vậy vô tình khiến bài bị lộn xộn, thiếu nhất quán. Vậy Opera ở hải ngoại, mà theo bài là nằm ngoài phạm vi thuần Việt, không có các thông tin gì về những yếu tố này sao? Mình không thấy có đề cập đầy đủ.
    Mình nghĩ bạn nên phân loại bài theo từng khía cạnh của nó, không nên phân biệt dựa vào vị trí địa lý hay thể chế chính trị. Nếu là mình, mình sẽ phân loại bài theo Định nghĩa (cái này giống Tổng quan vậy, giúp người đọc hiểu rõ được phạm vi đề cập của bài). Rồi Lịch sử, trong mục này mình phân ra hai mục con Biểu diễn và Sáng tác, trong các mục cũng có thể phân ra tiếp những đề mục cấp 2 để phân tách sự khác biệt về tính chất, giai đoạn lịch sử của các chi tiết nhỏ hơn trong tổng thể. Rồi cuối cùng là mục Di sản. Cách sắp xếp trên theo mình thấy sẽ hệ thống hoá các thông tin trong bài một cách hợp lí và cân đối hơn, tất nhiên do mình không đủ chuyên môn ở mảng này nên sẽ có những điểm trong gợi ý cần được tính chỉnh để phù hợp với ý đồ người viết.
    Mình vẫn đang kiểm tra bài tiếp và có thể sẽ có thêm những góp ý bổ sung nữa, nhưng nhìn chung vấn đề bài chỉ còn nằm ở cách sắp xếp nội dung thôi, về thông tin thì đã đủ trung lập và cân bằng giữa các nguồn với nhau rồi. Cái này mình thấy là một điểm cải thiện rất lớn so với hồi đầu biểu quyết đấy chứ, ghi nhận! Bạn có thể tham khảo những ý kiến trên đây mình nêu để cải thiện hơn chất lượng bài viết, thân mến ~ Nguyenmy2302 (thảo luận) 14:01, ngày 26 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenmy2302 cảm ơn bạn đã góp ý, bạn cứ chill đi vì tôi không quan trọng lên sao hay không. Dựa theo gợi ý của bạn cũng như một số kiến thức cá nhân của tôi về lĩnh vực thì tôi đã tái sắp xếp bố cục bài lại một lần nữa. Lần này, tôi sẽ phân chia lại theo lịch sử, đã bao gồm các nội dung biểu diễn và sáng tác như bạn gợi ý. Mục di sản tôi đã để xuống dưới cuối cùng. Các mục dàn nhạc, nghệ sĩ, nhà hát,... được xếp chung vào nhân tố biểu diễn, là những thành phần quan trọng của opera nhưng không thể cho vào mục lịch sử để tránh dài dòng và không liên quan trực tiếp. Theo bạn, cách phân chia này có hợp lí hơn không? – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 16:32, ngày 26 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @GDAE Bạn vẫn chưa giải quyết vấn đề thuần Việt. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 16:35, ngày 26 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenmy2302 tôi muốn giải thích thuần Việt có tức là "opera của người Việt và viết bằng tiếng Việt". Cái này theo bạn để mục hải ngoại trong lịch sử chung đã hợp lí chưa? Vì opera hải ngoại dù do người gốc Việt sáng tác nhưng nó vẫn không hoàn toàn đạt đến 100% yếu tố thuần Việt, thứ nhất vì một số vở không viết bằng tiếng Việt, thứ hai là bối cảnh dàn dựng ở nước ngoài ít nhiều có sự thay đổi, thứ ba là ít nhiều những vở đó không được báo chí Việt Nam chính thống nghiên cứu nên không có thông tin nhiều như opera thuần Việt được viết ở Việt Nam. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 16:41, ngày 26 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @GDAE Tính thuần Việt không dựa vào vị trí địa lý mà dựa vào tính chất của tác phẩm, tác giả, nên cách phân biệt của bạn là không hợp lý. Nếu bạn suy luận như trên thì tại sao các vở opera nước ngoài biểu diễn tại Việt Nam lại không thể tính là mang yếu tố nước ngoài và tại sao lại xem nó là "thuần Việt", nhất là khi một số vở có ê-kíp nước ngoài tham gia? Bạn không nên tách bạch kiểu này vì nó rất chung chung và không cụ thể, không rõ phạm vi đề cập. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 16:50, ngày 26 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenmy2302 vậy ý bạn là tôi nên giải tán đề mục hải ngoại và sát nhập vào các đề mục khác trong bài? – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 17:52, ngày 26 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @GDAE Bạn nên phân loại theo cách khác hợp lý hơn. Cách làm hiện tại là chưa phù hợp, như mình đã chỉ ra bên trên. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 17:57, ngày 26 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Cá nhân tôi, sau khi đọc lại các đoạn này hai lần, thiên về đồng ý hơn với cách phân chia mục "ở hải ngoại". Nếu được hỏi lý do cho việc phân chia mục này, tôi sẽ trả lời là "độ tiếp cận" của các buổi công diễn và về khả năng xây dựng ý tưởng của nhóm người Việt sống ở ngoại quốc này sẽ khác biệt hơn với những người sống tại quê hương. Tôi đọc qua đoạn này, thấy tác giả bài viết nhấn mạnh về yếu tố "người ngoại quốc gốc Việt", tôi thiết thấy tiêu đề của đề mục có thể đã không truyền tải đủ thông điệp mà GDAE mong muốn. Theo thiển ý của tôi, có thể đổi tên đề mục cho đơn giản hơn. Nếu hỏi tôi đề xuất một tên đề mục bất đắc dĩ, tôi sẽ chọn "Opera qua lăng kính/góc nhìn/của người gốc Việt". Một chút ý kiến nhỏ, mong muốn học hỏi thêm từ hai bạn. ✠ Tân-Vương  01:07, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Luận điểm của bạn My về vụ thuần Việt là đúng. Opera tiếng Việt được sáng tác ở trong nước hay hải ngoại đều là thuần Việt cả. Do đó, tôi đã nghĩ ra cách giải quyết để thuận đôi đường. Tôi ủng hộ giữ mục "Opera Việt Nam ở hải ngoại" vì nhập vô thì sẽ không ăn khớp với các thông tin còn lại. Tuy nhiên, mục đó không thuộc về khía cạnh lịch sử. Nó thuộc khía cạnh địa lý thì đúng hơn. Vì thế, việc nó nằm ở mục con của mục "lịch sử" là chưa hợp lý cho lắm. Tôi đã tách nó ra thành mục đứng riêng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 03:33, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Thảo luận được ẩn
  • Thành viên:GDAE Xin mạn phép đổi tên bài thành opera Việt Namopera tại Việt Nam tôi thấy chưa đúng. Bằng chứng là opera Việt Nam hải ngoại được sáng tác ở nước ngoài chứ không phải được sáng tác "tại Việt Nam". Các bài nghệ thuật khác về Việt Nam cũng đặt tên theo cách tương tự: âm nhạc Việt Nam, văn học Việt Nam, kiến trúc Việt Nam vân vân. Không nên dùng chữ "tại" vì nghệ thuật Việt Nam có thể được sáng tác trên toàn thế giới chứ không riêng gì "tại Việt Nam" vì cộng đồng Việt kiều sống ở rất nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Chưa kể, đôi khi còn có người phương Tây tham gia nhảy múa, ca hát hoặc sáng tác các tác phẩm tiếng Việt. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 03:40, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenmy2302 bạn có đồng thuận các giải pháp trên của BQV Phú là hợp lí không? – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 04:22, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @GDAE Cái này mình vẫn thấy cứ nhập nhằng sao. Nói là Opera tiếng Việt nhưng nếu bạn sắp xếp như bố cục này thì thuần Việt đúng hơn, lại vòng về chỗ ban đầu. Mình đến nay vẫn chưa hiểu lý do tại sao phải tách bạch cái "hải ngoại" kia ra một mục riêng mà không gộp vào lịch sử được. Bộ khác địa lý là không cùng một thể loại, không đồng tính chất, đặc điểm gì luôn hả?
    Bạn lập luận hơi khó hiểu. Lúc đầu, bạn khăng khăng kêu chữ "thuần Việt" là có vấn đề. Tôi xóa và đổi qua cách gọi khác thì bạn lại bảo "thuần Việt đúng hơn"? Mâu thuẫn quá vậy? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:56, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu Mời bạn đọc hiểu kĩ trước khi trả lời. Việc phân loại nội dung ra dựa trên "tính thuần Việt" đã bị mình bị loại ngay từ đầu, và mình vẫn nhất quán với điểm đó. Vấn đề hiện nay với bài là cách sắp xếp thông tin theo kiểu chia vị trí địa lý rất khiên cưỡng và nhập nhằng. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 10:01, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Nguyenmy2302 Đã đọc và đã nhận thấy có sự mâu thuẫn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:14, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu Việc đọc hiểu là vấn đề của bạn. Mình đã nêu ra quan điểm và sẽ chờ chủ bài lẫn cộng đồng giải quyết ra sao về chuyện này. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 10:35, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Nguyenmy2302 Thì đúng rồi. Đó là chuyện của tôi. Tuy nhiên, việc bạn viết khó hiểu và có mâu thuẫn thì tôi có quyền nêu ý kiến. Để tôi xem cộng đồng này có ủng hộ hợp nhất theo ý của bạn không nhé. Trước mắt, chủ bài và Thiên Đế đồng tình với tôi. Cộng đồng luôn luôn là nhất, ok? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:38, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu "Nói là Opera tiếng Việt nhưng nếu bạn sắp xếp như bố cục này thì thuần Việt đúng hơn, lại vòng về chỗ ban đầu." ---> Cái này không hề mang ý nghĩa ủng hộ việc viết trở lại đề mục thành "Opera thuần Việt" mà là chỉ ra sự luẩn quẩn, nhập nhằng trong cách phân loại này. Đọc hiểu không tới lại cứ my own opinion ha :> – Nguyenmy2302 (thảo luận) 10:42, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Nguyenmy2302 Sao, không có ai ủng hộ rồi bắt đầu thảo luận lạc đề? Tôi là người đã sửa lại thành "opera Việt Nam", ok? "Nói là Opera tiếng Việt nhưng nếu bạn sắp xếp như bố cục này thì thuần Việt đúng hơn" -> câu này bạn viết hơi khó hiểu, vấn đề chỉ vậy thôi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:45, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu Mình không cần ai ủng hộ. Đây là khu vực bình bầu bài viết chọn lọc, nơi một ý kiến cá nhân cũng sẽ ảnh hưởng tới cả biểu quyết chứ không phải trò câu phiếu áp đảo. Thay vì sa đà vào bắt bẻ mấy lỗi đọc hiểu này thì chứng minh lập luận của mình không thuyết phục ở điểm nào sẽ hữu dụng cho biểu quyết hơn đấy – Nguyenmy2302 (thảo luận) 10:54, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Nguyenmy2302 Mời bạn bỏ phiếu chống nếu muốn, tôi cũng có thể vô hiệu lá phiếu của bạn nếu được cộng đồng ủng hộ. Tôi đã đưa ra lập luận của mình. Bạn không đồng tình thì nên để cộng đồng phân định. Đó là cách công bằng nhất. Hay ý của bạn là bạn đúng, còn quan điểm của cộng đồng là sai? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:58, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu Bạn cứ việc thách thức, mình lại sợ bạn à? Mình bỏ cả tháng ra cùng tác giả sửa bài, nâng cấp chất lượng bài lên thì ý kiến mình sẽ bỏ thùng rác chỉ bởi một người mới tham gia vào biểu quyết, chưa hiểu vấn đề rồi vu khống người khác á hả? Đơn giản đồng thuận ở đây không phải cách giải quyết vấn đề, bạn cũng không thể kêu gọi cộng đồng nhanh chóng tham gia vào một biểu quyết chỉ còn hai ba tiếng nữa là đáo hạn. Cách làm của bạn chẳng có tác dụng gì hết, ok? – Nguyenmy2302 (thảo luận) 11:02, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Nguyenmy2302 Đáo hạn thì tạch thôi, còn đợt sau mà lo gì? Tôi cũng đâu có sợ bạn? Mời bạn đọc phiếu ok của tôi "Nhờ các góp ý nhiệt tình của bạn Nguyenmy mà bài viết đã được cải thiện rất nhiều" -> tôi đã tuyên dương các góp ý của bạn ở trên rồi đấy thôi. Nhìn chung, các góp ý của bạn là đáng quý. Có mâu thuẫn thì phải tìm đồng thuận, chứ bạn muốn sao? Bỏ thùng rác ý kiến của bạn hồi nào trong khi 95% các ý kiến của bạn tác giả đều đã thực hiện. Chả ai ở đây vu khống cho bạn cả, ok? Bạn đang chụp mũ BQV Thiên Đế và tôi là không hiểu vấn đề? Tôi đã để ý bài này từ lúc nó nằm ở khu vực BVT kia kìa (trước khi nó được đem ra đây). Dĩ nhiên, không thể phủ nhận bạn có nhiều góp ý tốt cho bài này nhiều hơn tôi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:08, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu Bớt cue người khác vào giùm. Vấn đề thảo luận đang nằm ở bố cục bài viết, đừng nâng cao quan điểm nó lên thành một cuộc chiến hai phe. Chính những lời bạn nói bên trên là vo tròn lại ý kiến mà bạn vừa ghi về mình đó. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 11:10, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Nguyenmy2302 Bớt chụp mũ người khác lại giùm. Rõ ràng là BQV Thiên Đế đồng quan điểm với tôi. Chả có cuộc chiến nào ở đây mà chỉ có sự đi tìm đồng thuận trên tinh thần hữu nghị. Cuộc thảo luận này đã vào ngõ cụt. Tôi xin dừng vì thảo luận thêm là khá vô nghĩa. Bài sẽ tạch (tôi sẽ giúp đề cử lại bài sau 1 tháng). Vụ mục "hải ngoại" có thể thảo luận thêm ở trang thảo luận bài viết để tìm đồng thuận. Nếu bài này đạt được sao vàng ở đợt sau thì cũng phải cảm ơn các ý kiến của bạn đã giúp bài viết cải thiện được chất lượng rất nhiều trong cả tháng qua. GDAE sẽ rất biết ơn bạn, và tôi cũng nể các góp ý của bạn mặc dù có chút mâu thuẫn (chuyện bình thường ở môi trường Wikipedia). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:15, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Nguyenmy2302 Nhập vô mới là nhập nhằng đấy bạn. Tôi thấy yếu tố khác biệt địa lý là đủ để tách ra thành mục riêng. Ở đây, có 3 tv đã đồng tình là nên tách ra thành mục riêng: Thiên Đế, GDAE và tôi. Tôi sẽ mời thêm 2 giám khảo siêu khó tính của dự án chúng ta vào để tìm cái đồng thuận nho nhỏ. Mời bạn NXL và bạn Sóc vào để cho ý kiến. Nên giữ mục "opera Việt Nam ở hải ngoại" thành mục riêng hay xóa hẳn mục này rồi hợp nhất thông tin của nó vào mục "lịch sử"? Tôi sẵn sàng đổi quan điểm nếu 1 trong 2 bạn đưa ra được ý kiến thuyết phục có logic mạnh. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:54, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu Thay vì tách riêng thì gộp chung và phân tách các thông tin trong mục ra từng chỗ phù hợp sẽ hợp lý hơn. Bạn đừng chỉ quan trọng tiêu đề mà còn phải đọc nội dung. Rất nhiều nội dung trong đề mục này nên nằm ở các mục sáng tác, biểu diễn và nếu làm như vậy sẽ khiến bài chặt chẽ hơn là việc tách ra một cách khiên cưỡng như vậy. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 09:58, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Nguyenmy2302 Giờ ví dụ tôi là độc giả đang đọc bài này. Tôi tò mò muốn tìm thông tin về opera Việt Nam ở hải ngoại. Nếu nhập thông tin theo ý của bạn thì sẽ rất khó tìm thông tin này. Tìm bằng cách nào? Phải đọc hết nguyên bài để tìm? Ví dụ, bài này cũng chia theo kiểu grand opera trong nước Pháp vs grand opera ngoài nước Pháp. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:37, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu Bạn đang lấy một bài có chất lượng hạng C để so sánh với bài đang ứng cử BVCL đấy, ngộ ghê. Việc chính bạn đổi tên bài từ "Opera tại Việt Nam" thành "Opera Việt Nam" đã chứng minh cách phân loại dựa theo vị trí địa lý là không phù hợp. Opera Việt Nam có thể là các vở opera biểu diễn trong nước và "hải ngoại", nó rất rộng và giống trường hợp thuần Việt bên trên vậy. Nếu thế tại sao không phân nội dung lịch sử tiếp ra thành hai chế độ Việt Nam Cộng hòa và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, vì rõ ràng thời điểm đó giữa hai miền là hai quốc gia độc lập với nhau cơ mà? Sao lại gộp chung vô vậy? – Nguyenmy2302 (thảo luận) 10:50, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Bạn cũng nên loại bớt kiểu dùng từ "theo nguồn tin", "theo một số nguồn tin". Cách viết này mình thấy xuất hiện rất nhiều trong bài và nó đang vi phạm CNBS:WEASEL. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 09:25, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Cách viết "có ý kiến cho rằng", "theo một nhận định" là không phù hợp, đề nghị bạn ghi rõ tác giả và năm của ý kiến đó ra, việc viết chung chung như vậy sẽ khiến người đọc bị mơ hồ. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 09:27, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenmy2302 về vấn đề trên, tôi đã khắc phục rồi nhé, bạn coi có ổn không. Còn về việc thuần Việt dường như là đang có một số ý kiến đối lập nhau nên nếu sửa theo bạn thì một số thành viên khác sẽ có ý kiến, vì vậy mạn phép mong bạn cho thời gian để cộng đồng thống nhất. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 10:21, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Bạn có thể ghi theo kiểu "Lê Thị Minh Xuân (2015)", "Bloodworth (2010)" ở một số đoạn phù hợp để rút ngắn thông tin dư thừa. Còn lại bạn sửa như vậy mình thấy ổn rồi. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 10:40, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Thảo luận được ẩn
Xóa mục "Opera Việt Nam ở hải ngoại" và hợp nhất thông tin vô các mục khác
Giữ mục "Opera Việt Nam ở hải ngoại"
  •  Đồng ý Xin mở cái đồng thuận nho nhỏ ở đây và tìm ý kiến khách quan khác của cộng đồng. Luận điểm của tôi như sau, ví dụ tôi là độc giả đang đọc bài này. Tôi tò mò muốn tìm thông tin về opera Việt Nam ở hải ngoại. Nếu nhập thông tin thì sẽ rất khó tìm thông tin này. Tìm bằng cách nào? Phải đọc hết nguyên bài để tìm? Yếu tố địa lý theo tôi là quan trọng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:54, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Việc chính bạn đổi tên bài từ "Opera tại Việt Nam" thành "Opera Việt Nam" đã chứng minh cách phân loại dựa theo vị trí địa lý là không phù hợp. Opera Việt Nam có thể là các vở opera biểu diễn trong nước và "hải ngoại", nó rất rộng và giống trường hợp thuần Việt bên trên vậy. Nếu thế tại sao không phân nội dung lịch sử tiếp ra thành hai chế độ Việt Nam Cộng hòa và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, vì rõ ràng thời điểm đó giữa hai miền là hai quốc gia độc lập với nhau cơ mà? Sao lại gộp chung vô vậy? – Nguyenmy2302 (thảo luận) 10:55, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Tôi đổi tên để đồng nhất với các bài âm nhạc Việt Nam, văn học Việt Nam, kiến trúc Việt Nam vân vân chứ không liên quan tới vấn đề này. Opera VN bao gồm các vở biểu diễn trong nước và "hải ngoại" -> cái này không có ai bàn cãi. Vấn đề là có nên tách mục "hải ngoại" ra thành mục riêng hay không. Bạn thuyết phục được cộng đồng thì cứ việc. Tôi đã nêu ra quan điểm riêng của tôi. Còn vụ Chiến tranh VN thì tôi xin không bàn tới vì vụ này liên quan tới chính trị rất phức tạp và đau đầu. Theo quan điểm của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì miền Nam đang bị Mỹ xâm lược chứ không phải là một nước độc lập (tôi không nói quan điểm này là đúng hay sai). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:03, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Thay vì tách ra theo kiểu phân biệt vị trí địa lý, thể chế chính trị thì cách hợp lý nhất là gộp chung các thông tin vô với nhau, đừng có phân tách ngoài hay trong theo kiểu tư duy nhị nguyên thế nữa. Việc gộp chung cũng có thể phân tách riêng bằng việc xác định vị trí địa lý ở đầu mỗi đoạn văn, ví dụ như đoạn nói ở hải ngoại thì có thể viết "Tại cộng đồng người Việt ở hải ngoại, từ sau 1975...". Đó, đâu thiếu gì cách mà đâm đầu vô cái chi phức tạp vậy? – Nguyenmy2302 (thảo luận) 11:08, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Cách hợp lý nhất dựa theo quan điểm của bạn. Đề xuất xác định địa lý ở đầu mỗi đoạn văn -> đây là một ý kiến hay và đáng để suy ngẫm. Tôi sẽ suy ngẫm thêm về vấn đề này. Cách bạn đề xuất cũng là một phương án hay để cộng đồng chọn. Đây cũng có thể gọi là phương án "thỏa hiệp". Nếu tác giả thành viên:GDAE đồng tình với phương án mới này của bạn thì tôi xin dẹp cuộc đồng thuận nho nhỏ này vì tôi tôn trọng quyết định của tác giả. Mời tác giả lên tiếng để chốt kèo phút chót. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:31, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Xin rút vụ đồng thuận nho nhỏ này vì tác giả đã đạt được sự đồng thuận với bạn My. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:30, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến @GDAE: Mình tìm được một bài viết để cho bạn tham khảo en:Opera in Ukraine (Bài viết GA về Opera tại Ukraina), bạn có thể bổ sung nhiều hình với caption minh họa ý tưởng ở phần mở đầu giống bài này được không? Squirrel (talk) 03:45, ngày 28 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Với cả mình thấy phần Tổng quan bị thừa, vì phần này lặp lại mục đích phần mở đầu (vốn là nơi để tóm tắt ý chuẩn bị cho người đọc đi sâu vào chi tiết). Bạn có thể đẩy hết nội dung phần Tổng quan xuống các phần dưới và viết tóm tắt lên phần mở đầu được chứ? – Squirrel (talk) 03:50, ngày 28 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @SecretSquirrel1432 về phần tổng quan thì tôi đã sáp nhập vào các mục thông tin khác, còn việc viết lên phần mở đầu thì sợ quá dài vì có quá nhiều thông tin quan trọng, mỗi thứ một tí thì sẽ bôi dài phần mở đầu rất nhiều nên trước hết là tôi cứ giữ nguyên.
    Còn về phần hình thì rất tiếc là opera VN thiếu nghiêm trọng hình tự do và hình hết hạn bản quyền. Opera đầu tiên của VN mới ra đời năm 1965, mà tác giả của vở đầu tiên mới mất năm 1991, nên chúng ta không có ảnh tự do về mặt tác phẩm cũng như chân dung của ông. Tem phiếu thì nhiều loại hình nghệ thuật khác còn đang mòn mỏi chờ được đầu tư chứ huống chi là opera, đơn giản vì opera chưa thực sự mang lại cho VN dấu ấn kinh tế và văn hóa đậm nét như những nước phương Tây (cái này tôi tâm sự hihi). Còn về tại sao tôi để ảnh Đào Tố Loan vì cô này hiện là người khả quan nhất có ảnh tự do và cô đang có nhiều hoạt động nghệ thuật mạnh mẽ, thậm chí báo chí luôn lăng xê là "nổi tiếng nhất", rồi là "số 1 VN",... (tôi hay đi xem cô này hát nên chụp được kha khá). Còn ảnh Nhà hát lớn thì bắt chước bên họ. Còn ảnh Nhạc viện thì tôi cho vào đỡ trống. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 12:05, ngày 28 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @GDAE: Không cần bắt chước y chang bài En, tham khảo phong cách trình bày thôi. Mình đã xem và thấy ok rồi, có hình ở phần đầu bài là được. Tiếc là trong thời gian gia hạn nên mình không bỏ phiếu được. Còn lại thì bạn với bạn My bàn bạc tiếp nhen. – Squirrel (talk) 12:13, ngày 28 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @SecretSquirrel1432 Bạn Nguyenmy2302 thấy biểu quyết được gia hạn thêm 7 ngày nữa nên chắc cũng tranh thủ đi làm việc khác. Những bài dài mà không phải sở trường thì chẳng ai muốn đọc cả nên âu cũng là điều dễ hiểu. Tôi lại đợi chờ thôi. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 13:06, ngày 28 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến @GDAE: Mong bạn có thể check lại 1 số vấn đề còn tồn đọng ở bài viết công phu này. Mình đã hỗ trợ bạn tinh chỉnh lại nhưng lại bị Nguyentrongphu lùi sửa 1 cách vô lý. Mình nghĩ là nếu mình tiếp tục sửa thì bị thành viên này dùng lời lẽ chỉ trích và không tôn trọng mình.
    • Theo nghiên cứu gia Michael McClellan, sự có mặt của opera ở Hà Nội đã cho khiến khoảng cách—trong địa lý, xã hội và văn hóa—giữa thuộc địa và nước Pháp trở nên rõ rệt hơn. cho khiến là gì? Với lại khoảng cách trong nữa!
    Thanks bạn, đã xóa chữ "cho". Bạn có thể google để biết cách sử dụng dấu em dash (—). Ý câu đó có nghĩa là khoảng cách trong 3 yếu tố đó giữa thuộc địa và nước Pháp trở nên... SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:53, ngày 28 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    • Tháng 2 năm 2014, tại thành phố Bloomington, tiểu bang Indiana, vở opera tiếng Anh The Tale of Lady Thị Kính dựa trên vở chèo cổ Quan âm Thị Kính của Việt Nam do nhà soạn nhạc Mỹ gốc Việt Phan Quang Phục đã được trình diễn 4 ngày trên sân khấu hơn 1000 ghế ngồi của Đại học Indiana vậy do nhà soạn nhạc này làm cái gì? Nên ghi rõ ràng ra. Với lại câu trước đó cũng đã đề cập đến Phan Quang Phục nên tránh để lặp từ
    • Năm 1964, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam đã biểu diễn vở Núi rừng hãy lên tiếng của Triều Tiên. Triều Tiên ở đây là Bắc Triều Tiên (tức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên). Liên kết bị sai lệch
    • Mình vẫn thấy có quá nhiều liên kết xanh thừa, ví dụ như chiến tranh Đông Dương, chiến tranh Việt Nam, Hà Nội, Sài Gòn, Đổi Mới, v..v.. Có chỗ thì viết hoa linh tinh, tùy tiện. Mong bạn kiểm tra lại toàn bài nha, vẫn còn nhiều liên kết xanh thừa lắm luôn! Hongkytran (thảo luận) 12:48, ngày 28 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
      @Hongkytran cảm ơn bạn đã góp ý, tôi đã sửa rồi nhé. Việc liên kết xanh tôi đã bỏ bớt, nhưng bạn không cần quá ám ảnh vì bài dài mà, người đọc cần tra cứu liên kết nào thì sẽ có luôn tại đó, đỡ phải lộn lại tìm chỗ khác. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 13:04, ngày 28 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
      @GDAE: Có vẻ như bạn ấy đang cố tuân theo CNBS:QNLK. Mình thì thoáng vụ liên kết lắm trừ phi liên kết tào lao như [[trà]] [[sữa]] thôi ^^ – Squirrel (talk) 13:11, ngày 28 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
      Công nhận là vụ viết hoa tôi thấy hơi lộn xộn nên đã sửa, còn vụ liên kết xanh thì tôi thấy bạn Hongkytran đang bị khá là ám ảnh về nó. Nói chung là thi thoảng lặp 1 2 lần cũng không sao đâu, vì lâu lâu nó mới xuất hiện lại. Còn trong cùng 1 đoạn văn mà 2 lần liên kết lặp thì mới cần bớt. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 13:14, ngày 28 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
      Bạn tự ý xóa hàng loạt các liên kết và tự cho chúng là thừa thãi. Tôi sẽ để tác giả quyết định cái nào là thừa thãi. Tôi chỉ trích bạn ở bài Kẻ hủy diệt không đồng nghĩa là tôi không tôn trọng bạn. Bạn trách tôi trong khi có 4 tv khác + IP cũng chỉ trích bạn? Bạn nên hiểu đúng vấn đề thay vì phát ngôn theo cảm xúc. Công nhận một số góp ý của bạn cho bài này cũng có lý, thế nhé. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 13:09, ngày 28 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến @GDAE: Câu Một số mẫu hình kịch hát cổ điển châu Âu đã được phổ biến cuối những năm 1950 và 1960 qua các vở Evgeny Onegin của Nga và Núi rừng hãy lên tiếng của Triều Tiên ở đề mục Sự ra đời của opera Việt Nam lại sai liên kết xanh Triều Tiên rồi! Hongkytran (thảo luận) 13:37, ngày 28 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Hongkytran Y – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 14:53, ngày 28 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến @GDAE: Mình đã tinh chỉnh lại bố cục và sắp xếp một số đoạn văn trong bài, bạn xem qua giúp có ổn hơn chưa [27]. Mình chỉ còn ý kiến ở mục Di sản. Với lượng thông tin đồ sộ về chủ thể như vậy nhưng mục này chỉ có một đoạn văn ngắn và một câu hỏi lửng ở chốt thì có vẻ còn nhiều cái chưa được khai thác hoặc do cách sắp xếp nội dung không hợp lý nên những đoạn văn có liên quan hơn đến chủ đề di sản bị trộn vào mấy mục khác. Cái này xin nhờ bạn kiểm tra, sắp xếp mục nội dung để trông tươm tất đầy đủ hơn, tất nhiên là trong khả năng có thể và số lượng thông tin đang có. Sớm hồi âm ~ Nguyenmy2302 (thảo luận) 17:17, ngày 28 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @GDAE Đoạn "Trong những năm 1940, một nỗ lực đã được thực hiện để thành lập Nhạc viện Quốc gia đầu tiên." mình không rõ đây là nỗ lực từ phía nào? "Chính quyền Việt Nam" ở đây là Pháp hay VNDCCH? Bạn cần làm rõ cái này hơn. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 17:19, ngày 28 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Bạn có thể chuyển một số thông tin về dàn dựng opera tại hải ngoại xuống phần sáng tác. Hiện nay mục này mới chỉ bao quát ở Việt Nam. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 17:26, ngày 28 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Mục "di sản" tôi thấy có 3 nguồn khác nhau. Bạn GDAE có thể lấy thêm vài câu từ những nguồn đó để chép vô bài hoặc khai thác thêm thông tin từ những nguồn khác. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 23:18, ngày 28 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Tôi nghĩ nên đổi tên mục "di sản" thành "ảnh hưởng". Di sản chỉ dành cho các vĩ nhân. Sau khi họ chết thì họ đã để lại những gì cho hậu thế? Opera VN vẫn đang phát triển nên khái niệm di sản là chưa phù hợp. Tôi tham khảo mấy bài khác thuộc mảng nghệ thuật thì không thấy bài nào có mục "di sản" hết. Mục "ảnh hưởng" sẽ tập trung viết về ảnh hưởng của opera VN tới nền âm nhạc VN và ảnh hưởng của opera nước ngoài lên opera VN. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 01:13, ngày 29 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu đã đổi lại nhen. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 13:45, ngày 29 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenmy2302 Tôi đã bổ sung thêm phần nhận định về mục ảnh hưởng, đổi tên lại từ mục di sản do BQV Phú góp ý, bạn xem ổn không nhé.
    Vụ nỗ lực thì tôi thử tìm lại nguồn sách thì bí là không truy cập được (không hiểu sao hồi xây dựng bài lại truy cập được?) Nhưng sách đó có nhắc vụ nỗ lực này liên quan đến một tổ chức là "Hội khuyến nhạc", và tôi đã tìm được một số thông tin khác liên quan đến Hội khuyến nhạc. Nó do Nguyễn Xuân Khoát và các nhạc sĩ trong phong trào Tân nhạc (tức là yêu nước chống Pháp) thành lập nên, và đã ngừng hoạt động khi Pháp tái chiếm VN.
    Về việc hải ngoại thì tôi cũng bổ sung thêm đôi ba dòng liên quan đến hoạt động sáng tác opera ở nước ngoài, bạn xem ổn không. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 13:45, ngày 29 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @GDAE Cái Hội khuyến nhạc bạn bổ sung nốt vô bài nhé. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 10:08, ngày 1 tháng 3 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenmy2302 tôi bổ sung hôm qua rồi đó bạn – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 10:12, ngày 1 tháng 3 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @GDAE Bạn xem giúp cách sửa của mình ở đoạn văn hội khuyến nhạc kia có ổn không, mình muốn nhấn rõ tên tổ chức có nỗ lực thành lập nhạc viện này. Còn lại thì ổn hết rồi, mình thấy tạm thời chưa có gì để bình luận thêm. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 10:19, ngày 1 tháng 3 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Tôi thấy ổn đó bạn, không có vấn đề gì để lăn tăn. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 11:15, ngày 1 tháng 3 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến @GDAE: "Việt Nam giành được thống nhất năm 1975", "miền Bắc Việt Nam giành được độc lập vào năm 1954", "miền Nam giành được độc lập năm 1975", "Sau năm 1954, miền Bắc Việt Nam giành được hoà bình" → thiếu nhất quán, dùng một số khái niệm hiếm thấy trong sử sách. NHD (thảo luận) 23:50, ngày 28 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @DHN đã đồng bộ. Một số đoạn tôi xin đổi lại thành "trải qua 2 cuộc chiến tranh lớn" để giữ trung lập. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 12:28, ngày 29 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến @GDAE: Tiếp tục nè bạn, vẫn còn lỗi:
    • Trong các opera thuần Việt, các tiết mục múa chủ yếu có màu sắc dân gian như các vũ điệu Tây Nguyên trong Bên bờ K’rông Pa, múa theo điệu Xòe của dân tộc Thái trong Cô Sao. (đề mục Đặc tính opera cách mạng miền Bắc): Không rõ từ Xòe này có gì đặc biệt mà lại viết hoa ở giữa câu!
    • Trong thời điểm giữa hai cuộc thế chiến, chính quyền Đông Dương đã không còn tài trợ biểu diễn như trước nữa và cũng ít có mối quan tâm hơn, nhưng opera vẫn tiếp tục được biểu diễn cho đến sự kiện Nhật đảo chính. (đề mục Thời Pháp thuộc): Vậy Nhật đảo chính ai? Nên ghi rõ ràng ra! Hongkytran (thảo luận) 06:43, ngày 29 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Hongkytran Y – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 12:30, ngày 29 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!