Yên Sơn, Tam Điệp

xã thuộc Tam Điệp

Yên Sơn là một xã thuộc thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.

Yên Sơn
Xã Yên Sơn
Nông trường dứa Đồng Giao
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhNinh Bình
Thành phốTam Điệp
Trụ sở UBNDThôn Yên Đồng
Địa lý
Tọa độ: 20°11′36″B 105°53′36″Đ / 20,19333°B 105,89333°Đ / 20.19333; 105.89333
Yên Sơn trên bản đồ Việt Nam
Yên Sơn
Yên Sơn
Vị trí xã Yên Sơn trên bản đồ Việt Nam
Diện tích13,52 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng5.806 người[1]
Mật độ429 người/km²
Khác
Mã hành chính14371[2]

Địa lý

Xã Yên Sơn nằm ở phía đông bắc thành phố Tam Điệp, cách trung tâm thành phố Ninh Bình là 20 km, có vị trí địa lý:

Xã Yên Sơn có diện tích là 13,52 km², dân số năm 2019 là 5.806 người[1], mật độ dân số đạt 429 người/km².

Xã này nằm trên Quốc lộ 12B nối thành phố Tam Điệp với thị trấn Nho Quan đi các tỉnh Hòa Bình, Sơn La. Quần thể danh thắng Tràng An có một phần diện tích nằm trên xã này.

Lịch sử

Ngày 17 tháng 12 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 200-HĐBT[3] về việc:

  • Chuyển xã Yên Sơn thuộc huyện Tam Điệp về thị xã Tam Điệp mới thành lập quản lý
  • Điều chỉnh một phần diện tích và nhân khẩu của xã Yên Sơn thành lập các phường Bắc Sơn, Nam Sơn, Trung Sơn và xã Đông Sơn, Quang Sơn.

Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội ban hành Nghị quyết[4] về việc tái lập tỉnh Ninh Bình từ tỉnh Hà Nam Ninh cũ và xã Yên Sơn thuộc thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.

Ngày 10 tháng 4 năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 904/NQ-UBTVQH13[5][6] về việc thành lập thành phố Tam Điệp thuộc tỉnh Ninh Bình và xã Yên Sơn trực thuộc thành phố Tam Điệp.

Danh thắng Tràng An

Nhóm di tích phía Tây Nam của Quần thể danh thắng Tràng An trên địa bàn Tam Điệp có các di tích; Núi ốc; Núi ốp; Đồi Ông Cẩm (xã Yên Sơn) thuộc giai đoạn Văn hóa Đông Sơn cách ngày nay khoảng 2.000 năm xa hơn nữa về phía Tây Nam có di tích Núi Một; di tích Núi Hai (phường Bắc Sơn, thành phố Tam Điệp), thuộc giai đoạn trước Văn hóa Đông Sơn có niên đại cách ngày nay khoảng 3.000 năm cho thấy nhóm cư dân cổ ở Tràng An có quan hệ qua lại với nhóm cư dân ở khu vực đồi núi đá vôi Tam Điệp.

Chú thích

Tham khảo