Bước tới nội dung

Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chương trình Phát triển
Liên Hợp Quốc
Loại hìnhChương trình
Tên gọi tắtUNDP
Lãnh đạoAchim Steiner
Hiện trạngActive
Thành lập1965
Trụ sởNew York, Hoa Kỳ
Trang webwww.undp.org
Trực thuộcECOSOC[1]

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (tiếng Anh: United Nations Development Programme, viết tắt UNDP) có trụ sở tại Thành phố New York.

UNDP có mạng lưới phát triển toàn cầu, có mặt tại hơn 166 quốc gia với nhiệm vụ chính là tuyên truyền vận động cho sự đổi mới và là cầu nối giữa các nước với tri thức, kinh nghiệm và nguồn lực để giúp người dân xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chi phí hoạt động của UNDP được bảo trợ thông qua các khoản viện trợ không bắt buộc từ các cá nhân và các tổ chức trên thế giới.

Lịch sửsửa mã nguồn

UNDP được thành lập ngày 22 tháng 11 năm 1965, là sự hợp nhất của Chương trình mở rộng hỗ trợ kỹ thuật EPTA (Expanded Programme of Technical Assistance) vốn được thành lập năm 1949, và Quỹ đặc biệt của Liên Hợp Quốc (UN Special Fund) thành lập năm 1956.[2].

Sự hợp nhất nhằm tránh trùng lặp hoạt động. EPTA hỗ trợ các khía cạnh kinh tế và chính trị của các nước kém phát triển, trong khi Quỹ đặc biệt là để mở rộng phạm vi hỗ trợ kỹ thuật của Liên Hợp Quốc.[3]

Năm 1971, UNDP tích hợp đầy đủ của hai tổ chức này.

Năm 1995, Văn phòng Dịch vụ Dự án của Liên Hợp Quốc UNOPS (UN Office for Project Services), tách ra thành một tổ chức dịch vụ độc lập với UNDP. UNOPS tiếp quản việc quản lý và thực hiện các chương trình.

UNDP tại Việt Namsửa mã nguồn

Trọng tâm của UNDP tại Việt Nam là giúp Việt Nam xây dựng và chia sẻ giải pháp cho các thách thức sau đây:

  1. Quản lý theo nguyên tắc dân chủ
  2. Xoá đói giảm nghèo
  3. Ngăn chặn khủng hoảng và phục hồi sau khủng hoảng
  4. Năng lượngmôi trường
  5. Công nghệ thông tin và viễn thông
  6. Phòng chống HIV/AIDS
  7. Khuyến khích bảo vệ quyền con người và vị thế người phụ nữ trong xã hội.

Các giám đốcsửa mã nguồn

TtGiám đốcTừ nướcNhiệm kỳ
9Achim SteinerBrazil / Đức2017-Hiện nay
8Helen Clark New Zealand2009-2017
7Kemal Derviş Thổ Nhĩ Kỳ2005–2009
6Mark Malloch Brown Anh1999–2005
5James Gustave Speth Hoa Kỳ1993–1999
4William Henry Draper Hoa Kỳ1986–1993
3F. Bradford Morse Hoa Kỳ1976–1986
2Rudolph A. Peterson Hoa Kỳ1972–1976
1Paul G. Hoffman Hoa Kỳ1966–1972

Đại sứ thiện chísửa mã nguồn

UNDP cùng với các cơ quan khác của LHQ, đã từ lâu tranh thủ các dịch vụ và hỗ trợ của các cá nhân nổi bật làm Đại sứ thiện chí. Sự nổi tiếng của họ sẽ giúp khuếch trương các thông báo cấp thiết và phổ quát của phát triển con người và hợp tác quốc tế, giúp tăng tốc độ đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Họ nói lên chương trình UNDP về các cơ hội tự lực phát triển và thúc đẩy mọi người hành động vì lợi ích của việc cải thiện cuộc sống của mình và những người đồng bào của họ.[4]

Tham khảosửa mã nguồn

Liên kết ngoàisửa mã nguồn

🔥 Top keywords: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhGiỗ Tổ Hùng VươngTrương Mỹ LanĐặc biệt:Tìm kiếmHùng VươngVương Đình HuệUEFA Champions LeagueKuwaitChiến dịch Điện Biên PhủFacebookĐài Truyền hình Việt NamTrần Cẩm TúĐội tuyển bóng đá quốc gia KuwaitGoogle DịchViệt NamCúp bóng đá U-23 châu ÁCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Real Madrid CFBảng xếp hạng bóng đá nam FIFACleopatra VIITô LâmTim CookNguyễn Phú TrọngHồ Chí MinhHai Bà TrưngManchester City F.C.VnExpressChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNguyễn Ngọc ThắngĐền HùngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Võ Văn ThưởngOne PieceLịch sử Việt NamCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Phạm Minh ChínhTikTokĐinh Tiên Hoàng