Bước tới nội dung

Taegeuk

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Taegeuk
Taegeuk trên Quốc kỳ Đại Hàn Dân Quốc
Tên tiếng Triều Tiên
Hangul
태극
Hanja
太極
Romaja quốc ngữTaegeuk
McCune–ReischauerT'aegŭk
Hán-ViệtThái cực

Taegeuk (Tiếng Hàn태극; Hanja太極, phát âm tiếng Hàn: [tʰɛgɯk̚], Hán-Việt: Thái cực) đề cập đến vũ trụ nơi mà tất cả mọi thứ và giá trị của vạn vật bắt nguồn từ đó.[1][2] Đây còn là biểu tượng nằm ở vị trí trung tâm của Quốc kỳ Đại Hàn Dân Quốc và có tên gọi gốc là Taegeukgi (Hangul: 태극기, "Thái cực Kì").[3] Taegeuk thường được kết hợp với Đạo giáo trong các giá trị triết học Triều Tiên cũng như Shaman giáo Hàn Quốc.[4][5]

Lịch sửsửa mã nguồn

The Pal Gwae (Bát quái) từ Đạo giáo
(palgwae = "tám thái cực", Hangul: 팔괘, Hanja: 八卦)

Nguồn gốc của thiết kế thái cực ở bán đảo Triều Tiên được cho rằng có niên đại từ thế kỉ thứ 7,[3] nhưng trong những cuộc khai quật gần đây cho thấy sự tồn tại của nó còn lâu hơn nữa. Một thanh kiếm quý giá với thiết kế này, nó niên đại từ thế kỉ thứ năm 5 và thứ 6 trong suốt thời kỳ Tân La.[6][7] Trong khu tổ hợp Gameunsa,[3] một ngôi chùa được xây dựng vào năm 628 triều đại vua Chân Bình Vương của Tân La, một tảng đá, có lẽ là nền tảng của ngôi chùa, được khắc thái cực.[8] Dấu vết thái cực còn được tìm thấy trong các di tích của các nền văn hóa cổ đại Triều Tiên ở lăng mộ Cao Câu Ly và trong tàn tích Tân La.

Vào năm 2008, một tạo tác 1400 năm tuổi với hình thái cực được tìm thấy ở lăng mộ của Bách Tế tại Naju, Jeolla Nam, nó được xem là thái cực lâu nhất được tìm thấy ở Triều Tiên[9][10]

Thái cực được sử dụng trong phần lớn các văn bản lịch sử[11] và cũng trong các tôn giáo bản địa ở Triều Tiên.[4]Cao LyNhà Triều Tiên, thiết kế này sau đó được sử dụng để đại diện cho đạo Lão ở Triều Tiên và nhanh chóng hy vọng cho sự hòa hợp của âm dương[3][12] Các hình bán nguyệt màu xanh và đỏ đã từng xuất hiện trong thời cổ đại.[11]

Cờ Hàn Quốcsửa mã nguồn

Biểu tượng thái cực xuất hiện rõ nhất trên quốc kỳ Đại Hàn Dân Quốc, được gọi là taegeukgi (cùng với bốn trong tám bát quái được sử dụng trong bói toán). Nó thường được sử dụng như một biểu tượng yêu nước, với màu đỏ, xanh dương và đen. “Càn” bát quái (☰) đại diện cho bầu trời, mùa xuân, đông, và công bằng. “Khôn” bát quái (☷) biểu tượng cho trời đất, hè, tây, và sức sống, “khảm” bát quái (☵) đại diện cho mặt trăng, mùa đông, hướng bắc, và sự khôn ngoan, và “ly” bát quái (☲) đại diện cho mặt trời, mùa thu, hướng nam, và hiện thực. Bốn bát quái được di chuyển theo một chu kỳ vô hạn từ “càn” đến “ly” đến “khôn” đến “khảm” và quay trở lại “càn” trong việc theo đuổi sự hoàn hảo.[13] Nền màu trắng biểu tượng cho sự đồng nhất, tính toàn vẹn và hòa bình tự nhiên của người dân Hàn Quốc. Theo truyền thống, người Hàn Quốc thường mặc đồ trắng.[11][13]

Hình ảnhsửa mã nguồn

Xem thêmsửa mã nguồn

Tham khảosửa mã nguồn

Liên kếtsửa mã nguồn

🔥 Top keywords: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhGiỗ Tổ Hùng VươngTrương Mỹ LanĐặc biệt:Tìm kiếmHùng VươngVương Đình HuệUEFA Champions LeagueKuwaitChiến dịch Điện Biên PhủFacebookĐài Truyền hình Việt NamTrần Cẩm TúĐội tuyển bóng đá quốc gia KuwaitGoogle DịchViệt NamCúp bóng đá U-23 châu ÁCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Real Madrid CFBảng xếp hạng bóng đá nam FIFACleopatra VIITô LâmTim CookNguyễn Phú TrọngHồ Chí MinhHai Bà TrưngManchester City F.C.VnExpressChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNguyễn Ngọc ThắngĐền HùngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Võ Văn ThưởngOne PieceLịch sử Việt NamCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Phạm Minh ChínhTikTokĐinh Tiên Hoàng