Chính sách thị thực của Úc

Chính sách thị thực Úc liên quan tới những yêu cầu mà một người nước ngoài muốn vào Úc phải đạt được để xin thị thực, đó là giấy phép để du lịch, nhập cảnh và ở lại quốc gia này.[1] Quy tắc thị thực được đưa ra trong Luật Di cư 1958Luật nhập cư, được đưa ra bởi Cục Nhập cư và Bảo vệ Biên giới.

Dấu nhập và xuất cảnh.

Bản đồ chính sách thị thực

  Úc
  Thị thực loại đặc biệt
  eVisitor
  Giấy phép du hành điện tử
  Cần xin thị thực

Thị thực điện tử

eVisitor và giấy phép du hành điện tử (ETA) là hai cách nhập cảnh Úc áp dụng với người sở hữu những loại hộ chiếu khác nhau. Được ra mặt năm 1996 nhằm thay thế việc xin thị thực, thị thực có thể xin được trực tuyến, hoặc (đối với ETA) qua các đại lý du lịch, hãng hàng không, chuyên gia cung cấp dịch vụ hoặc cơ quan thị thực Úc. Thị thực du lịch điện tử (loại 600) được xử lý bởi cơ quan và lãnh sự quán Úc ở ngoài Úc, và công dân của hầu hết các quốc gia trên thế giới có thể xin trực tuyến. Thị thực có thể được cấp trong vòng vài phút nếu quãng thời gian ở lại là 3 tháng hoặc ít hơn và không cần thêm thông tin hay kiểm tra gì. Trong các trường hợp khác, đơn xin sẽ được xử lý bởi nhân viên.[2]

Từ chối nhập cảnh

Nhập cảnh và quá cảnh bị từ chối với công dân của  Somalia, kể cả nếu họ không rời máy bay và sẽ bay tiếp bằng máy bay đó.

SmartGate

SmartGate là một hệ thống xử lý tự động tại biên giới được đưa ra bởi Dịch vụ Hải quan và Bảo vệ Biên giới Úc và Dịch vụ Hải quan New Zealand. SmartGate được áp dụng với người sở hữu hộ chiếu điện tử được cấp bởi những quốc gia và vùng lãnh thổ sau nếu họ từ 16 tuổi trở lên:[3]

  • Úc (bao gồm những người từ 10 đến 15 tuổi miễn là họ đi cùng ít nhất 2 người lớn)
  • Canada
  • Trung Quốc
  • Pháp
  • Hồng Kông
  • Ireland
  • Nhật Bản
  • Hàn Quốc
  • Ma Cao
  • New Zealand
  • Singapore
  • Thụy Điển
  • Thụy Sĩ
  • Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất[4]
  • Vương quốc Anh
  • Hoa Kỳ

Thẻ đi lại doanh nhân APEC

Người sở hữu hộ chiếu được cấp bởi các quốc gia sau mà có Thẻ đi lại doanh nhân APEC (ABTC) có mã "AUS" ở mặt sau có thể đi công tác tại Úc không cần thị thực lên đến 90 ngày.[5]

ABTC được cấp cho công dân của:[6]

Ở lại khi thị thực quá hạn

Người không phải công dân Úc mà ở lại Úc khi thị thực của họ đã hết hạn được nguồn chính thức của chính phủ Úc là khoảng 50.000. đây là số lượng nhập cư không giấy tờ chính thức trong khoảng 25 năm và được đánh giá là thấp. Các nguồn khác tính là lên đến 100.000, nhưng không có nghiên cứu chi tiết nào được thực hiện để đánh giá con số rất cao này.

Chính phủ tính "Tỉ lệ không xuất cảnh" của người nhập cảnh bằng thị thực du lịch được cấp bên ngoài Úc, nhưng không xuất cảnh trước ngày thị thực hết hạn.[7]

1 - có thể dùng eVisitor
2 - có thể xin ETA trực tuyến
3 - chính thức được đánh giá là nguy cơ thấp[8]
4 - N/A nghĩa là không có lượt nhật cảnh nào được ghi lại đối với công dân nước này trong khoảng thời ian này

Trong tương lai

Năm 2014 Úc thông báo các quốc gia sẽ được đưa ra bàn bạc để mở rộng miễn thị thực gồm có các quốc gia Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh countries.[9]

Thống kê du khách

Hầu hết du khách đến Úc đều đến từ các quốc gia sau:[10]

Quốc gia/Vùng lãnh thổ2016201520142013
 New Zealand1.347.4001.309.9001.241.4001,192,800
 Trung Quốc1.199.1001.023.600839.500708.900
 Vương quốc Anh716.700688.400652.100657.600
 Hoa Kỳ711.400609.900553.000501.100
 Singapore439.600395.800372.100339.800
 Nhật Bản413.800335.500326.500324.400
 Malaysia387.700338.800324.500278.100
 Hàn Quốc284.600230.100204.100197.500
 Ấn Độ259.900233.100196.600168.600
 Hồng Kông249.300219.700201.600183.500
Tổng8.262.9007.428.6006.868.0006.382.300

Bộ sưu tập con dấu trong lịch sử

Xem thêm

  • Yêu cầu thị thực đối với công dân Úc
  • Du lịch tại Úc

Tham khảo

Liên kết ngoài