Niên hiệu Việt Nam

năm trị vì của một vị quân chủ Việt Nam

Chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, các triều đại Việt Nam cũng đặt niên hiệu (chữ Hán: 年號) khi các vua xưng hoàng đế.[1]

Dưới đây là bảng kê các niên hiệu của vua Việt Nam qua các đời.

Niên hiệu các triều vua, chúa Việt Nam

Niên hiệu[1]Chữ HánDương lịchHoàng đế
Nhà Tiền Lý
Thiên Đức
(hay Đại Đức)
天德
(hay 大德)
544–548Lý Nam Đế
Nhà Đinh
Thái Bình太平970–980Đinh Tiên Hoàng
Đinh Phế Đế
Nhà Tiền Lê
Thiên Phúc天福980–988Lê Đại Hành
Hưng Thống興統989–993
Ứng Thiên應天994–1007Lê Đại Hành
Lê Trung Tông
Lê Ngọa Triều
Cảnh Thụy景瑞1008–1009Lê Ngọa Triều
Nhà Lý
Thuận Thiên順天1010–1028Lý Thái Tổ
Thiên Thành天成1028–1034Lý Thái Tông
Thông Thụy通瑞1034–1039
Càn Phù Hữu Đạo乾符有道1039–1042
Minh Đạo明道1042–1044
Thiên Cảm Thánh Vũ天感聖武1044–1049
Sùng Hưng Đại Bảo崇興大寶1049–1054
Long Thụy Thái Bình龍瑞太平1054–1058Lý Thánh Tông
Chương Thánh Gia Khánh彰聖嘉慶1059–1065
Long Chương Thiên Tự龍彰天嗣1066–1068
Thiên Huống Bảo Tượng天貺寶象1068–1069
Thần Vũ神武1069–1072
Thái Ninh太寧1072–1076Lý Nhân Tông
Anh Vũ Chiêu Thắng英武昭勝1076–1084
Quảng Hựu廣祐1085–1092
Hội Phong會豐1092–1100
Long Phù龍符1101–1109
Hội Tường Đại Khánh會祥大慶1110–1119
Thiên Phù Duệ Vũ天符睿武1120–1126
Thiên Phù Khánh Thọ天符慶壽1127–1127
Thiên Thuận天順1128–1132Lý Thần Tông
Thiên Chương Bảo Tự天彰寶嗣1133–1138
Thiệu Minh紹明1138–1140Lý Anh Tông
Đại Định大定1140–1162
Chính Long Bảo Ứng政龍寶應1163–1174
Thiên Cảm Chí Bảo天感至寶1174–1175
Trinh Phù貞符1176–1186Lý Cao Tông
Thiên Tư Gia Thụy天資嘉瑞1186–1202
Thiên Gia Bảo Hựu天嘉寶祐1202–1205
Trị Bình Long Ứng治平龍應1205–1210
Kiến Gia建嘉1211–1224Lý Huệ Tông
Càn Ninh[2]乾寧1211–1216Lý Nguyên vương
Thiên Chương Hữu Đạo天彰有道1224–1225Lý Chiêu Hoàng
Nhà Trần
Kiến Trung建中1225–1232Trần Thái Tông
Thiên Ứng Chính Bình天應政平1232–1251
Nguyên Phong元豐1251–1258
Thiệu Long紹隆1258–1272Trần Thánh Tông
Bảo Phù寶符1273–1278
Thiệu Bảo紹寶1279–1285Trần Nhân Tông
Trùng Hưng重興1285–1293
Hưng Long興隆1293–1314Trần Anh Tông
Đại Khánh大慶1314–1323Trần Minh Tông
Khai Thái開泰1324–1329
Khai Hựu開祐1329–1341Trần Hiến Tông
Thiệu Phong紹豐1341–1357Trần Dụ Tông
Đại Trị大治1358–1369
Đại Định大定1369–1370Dương Nhật Lễ
Thiệu Khánh紹慶1370–1372Trần Nghệ Tông
Long Khánh隆慶1372–1377Trần Duệ Tông
Xương Phù昌符1377–1388Trần Phế Đế
Quang Thái光泰1388–1398Trần Thuận Tông
Kiến Tân建新1398–1400Trần Thiếu Đế
Nhà Hồ
Thánh Nguyên聖元1400–1400Hồ Quý Ly
Thiệu Thành紹成1401–1402Hồ Hán Thương
Khai Đại開大1403–1407
Nhà Hậu Trần
Hưng Khánh興慶1407–1408Giản Định Đế
Trùng Quang重光1409–1413Trần Quý Khoáng
Thiên Khánh天慶1426–1427Trần Cảo
Nhà Lê sơ
Thuận Thiên順天1428–1433Lê Thái Tổ
Thiệu Bình紹平1434–1439Lê Thái Tông
Đại Bảo
(hay Thái Bảo)
大寶
(hay 太寶)
1440–1442
Đại Hòa
(hay Thái Hòa)
大和
(hay 太和)
1443–1453Lê Nhân Tông
Diên Ninh延寧1454–1459
Thiên Hưng天興1459–1460Lê Nghi Dân
Quang Thuận光順1460–1469Lê Thánh Tông
Hồng Đức洪德1470–1497
Cảnh Thống景統1498–1504Lê Hiến Tông
Thái Trinh太貞1504–1504Lê Túc Tông
Đoan Khánh端慶1505–1509Lê Uy Mục
Hồng Thuận洪順1509–1516Lê Tương Dực
Quang Thiệu光紹1516–1522Lê Chiêu Tông
Thống Nguyên統元1522–1527Lê Cung Hoàng
Nhà Mạc
Minh Đức明德1527–1529Mạc Thái Tổ
Đại Chính大正1530–1540Mạc Thái Tông
Quảng Hòa廣和1540–1546Mạc Hiến Tông
Vĩnh Định永定1547–1547Mạc Tuyên Tông
Cảnh Lịch景曆1548–1553
Quang Bảo光寶1554–1561
Thuần Phúc淳福1562–1565Mạc Mậu Hợp
Sùng Khang崇康1566–1577
Diên Thành延成1578–1585
Đoan Thái端泰1586–1587
Hưng Trị興治1588–1590
Hồng Ninh洪寧1591–1592
Vũ An武安1592–1593Mạc Toàn
Bảo Định寶定1592–1592Mạc Kính Chỉ
Khang Hựu康祐1593–1593
Càn Thống乾統1593–1625Mạc Kính Cung
Long Thái隆泰1623–1638Mạc Kính Khoan
Thuận Đức順德1638–1677Mạc Kính Vũ
Nhà Lê trung hưng
Nguyên Hòa元和1533–1548Lê Trang Tông
Thuận Bình順平1549–1556Lê Trung Tông
Thiên Hựu天祐1556–1557Lê Anh Tông
Chính trị正治1558–1571
Hồng Phúc洪福1572–1573
Gia Thái嘉泰1573–1577Lê Thế Tông
Quang Hưng光興1578–1599
Thận Đức慎德1600–1601Lê Kính Tông
Hoằng Định弘定1601–1619
Vĩnh Tộ永祚1619–1629Lê Thần Tông
(lần 1)
Đức Long德隆1629–1635
Dương Hòa陽和1635–1643
Phúc Thái福泰1643–1649Lê Chân Tông
Khánh Đức慶德1649–1653Lê Thần Tông
(lần 2)
Thịnh Đức盛德1653–1658
Vĩnh Thọ永壽1658–1662
Vạn Khánh萬慶1662–1662
Cảnh Trị景治1663–1671Lê Huyền Tông
Dương Đức陽德1672–1674Lê Gia Tông
Đức Nguyên德元1674–1675
Vĩnh Trị永治1676–1679Lê Hy Tông
Chính Hòa正和1680–1705
Vĩnh Thịnh永盛1705–1720Lê Dụ Tông
Bảo Thái保泰1720–1729
Vĩnh Khánh永慶1729–1732Lê Duy Phường
Long Đức龍德1732–1735Lê Thuần Tông
Vĩnh Hựu永祐1735–1740Lê Ý Tông
Cảnh Hưng景興1740–1786Lê Hiển Tông
Chiêu Thống昭統1786–1788Lê Mẫn Đế
Nhà Tây Sơn
Thái Đức泰德1778–1793Nguyễn Nhạc
Quang Trung光中1788–1792Tây Sơn Thái Tổ
Cảnh Thịnh景盛1793–1801Nguyễn Quang Toản
Bảo Hưng寶興1801–1802
Nhà Nguyễn
Gia Long嘉隆1802–1819Nguyễn Thế Tổ
Minh Mạng明命1820–1840Nguyễn Thánh Tổ
Thiệu Trị紹治1841–1847Nguyễn Hiến Tổ
Tự Đức嗣德1848–1883Nguyễn Dực Tông
Dục Đức育德1883–1883Nguyễn Cung Tông
Hiệp Hòa協和1883–1883Nguyễn Phúc Hồng Dật
Kiến Phúc建福1883–1884Nguyễn Giản Tông
Hàm Nghi咸宜1885–1888Nguyễn Phúc Ưng Lịch
Đồng Khánh同慶1886–1888Nguyễn Cảnh Tông
Thành Thái成泰1889–1907Nguyễn Phúc Bửu Lân
Duy Tân維新1907–1916Nguyễn Phúc Vĩnh San
Khải Định啓定1916–1925Nguyễn Hoằng Tông
Bảo Đại保大1925–1945Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy

Thống kê

  • Các triều đại phong kiến Việt Nam có tất cả 144 niên hiệu.
  • Bảng trên đây chưa bao gồm những niên hiệu của các lực lượng nổi dậy nhanh chóng bị trấn áp và không thành lập được một triều đại, như niên hiệu Thiên Ứng của Trần Cảo thời Lê Sơ.
  • Niên hiệu đầu tiên trong lịch sử Việt Nam là Thiên Đức của Lý Nam Đế
  • Niên hiệu Thuận Thiên được cả hai ông vua đầu triều của nhà Lý (Lý Thái Tổ) và nhà Hậu Lê (Lê Thái Tổ) lấy làm tên cho những năm đầu trị vì của mình (hai lần, nhưng không liên tục và ở 2 triều đại khác nhau).
  • Các giai đoạn lịch sử mà có tới 2 niên hiệu song song cùng tồn tại trên hai phần lãnh thổ nào đó của Việt Nam, là: giai đoạn 1533-1677 (phân tranh giữa nhà Mạcnhà Hậu Lê) và 1778-1789 (chuyển tiếp giữa nhà Hậu Lê và nhà Tây Sơn).
  • Các triều đại có nhiều niên hiệu nhất là:
    • Nhà Hậu Lê, với 43 niên hiệu nhưng chia làm 2 thời kỳ không liên tục là Lê sơ (14 niên hiệu) và Lê trung hưng (29 niên hiệu);
    • Nhà Lý, với 33 niên hiệu liên tục.
  • Hai niên hiệu song song của cùng một triều đại: là thời loạn khi triều đình suy yếu, có những vị vua khác nhau do quyền thần dựng lên:
    • Nhà Lý suy yếu: ngoài niên hiệu Kiến Gia của Lý Huệ Tông (1211–1224) còn có niên hiệu Càn Ninh của Lý Nguyên vương (1214–1216) do Trần Tự Khánh dựng lên. Thời gian có 2 niên hiệu đồng thời là 3 năm (1214–1216).
    • Nhà Lê sơ suy yếu: Ngoài niên hiệu Quang Thiệu của Lê Chiêu Tông (1516–1525) còn niên hiệu Thống Nguyên của Lê Cung Hoàng (1522–1527) do Mạc Đăng Dung dựng lên. Thời gian có 2 niên hiệu đồng thời là 4 năm (1522–1525).
  • Vị hoàng đế có nhiều niên hiệu nhất là Lý Nhân Tông, với 8 niên hiệu.
  • Niên hiệu có thời gian lâu nhất là Cảnh Hưng (1740–1786) của vua Lê Hiển Tông: 47 năm. Ngoài ra niên hiệu này còn được chúa Nguyễn Ánh sử dụng trong các văn bản chính thức cho đến năm 1802, sau khi diệt nhà Tây Sơn lên ngôi hoàng đế mới đổi niên hiệu Gia Long.
  • Niên hiệu nhiều chữ nhất là của các vua nhà Lý (có thể tới 4 chữ Hán).
  • Tất cả các vị vua nhà Nguyễn, đều chỉ dùng một niên hiệu duy nhất trong suốt thời gian trị vì của mình.
  • Các niên hiệu Việt Nam có sự tương đồng với các niên hiệu Trung Quốc trong cùng thời gian:

Xem thêm

Chú thích