Thế vận hội Trẻ Mùa hè 2014

Thế vận hội Trẻ Mùa hè 2014 (tên gọi chính thức là Thế vận hội Trẻ Mùa hè lần thứ II) là Thế vận hội Trẻ Mùa hè lần thứ hai, một lễ hội văn hóa, giáo dục và thể thao quốc tế quốc tế dành cho thanh thiếu niên, được tổ chức từ ngày 16 tới 28 tháng 8 năm 2014 tại Nam Kinh, Trung Quốc.

Thế vận hội Trẻ Mùa hè lần thứ II
Biểu trưng chính thức của Thế vận hội Trẻ Nam Kinh 2014
Thành phố chủ nhàNam Kinh, Trung Quốc
Khẩu hiệuShare the Games, Share our dreams
(分享青春, 共筑未来)
(Fēnxiǎng qīngchūn, gòng zhù wèilái)
Quốc gia tham dự203
Vận động viên tham dự3.579
Các sự kiện222 thuộc 28 môn thể thao
Lễ khai mạc16 tháng 8 năm 2014 (2014-08-16)
Lễ bế mạc28 tháng 8 năm 2014 (2014-08-28)
Tuyên bố khai mạc bởiTập Cận Bình
Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Tuyên bố bế mạc bởiThomas Bach
Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế
Vận động viên tuyên thệFan Zhendong
Trọng tài tuyên thệZhou Qiurui
Huấn luyện viên tuyên thệLi Rongxiang
Thắp đuốcChen Ruolin
Địa điểm chínhTrung tâm thể thao Olympic Nam Kinh
Singapore 2010 Buenos Aires 2018  >

Quá trình vận động đăng cai

Ủy ban Olympic quốc tế khởi xướng Thế vận hội Trẻ vào tháng 7 năm 2007.[1] Thành phố chủ nhà của kỳ năm 2014 đựa lựa chọn vào ngày 10 tháng 2 năm 2010, trong Phiên họp IOC 2010 tại Vancouver. Đây là kỳ Thế vận hội Trẻ đầu tiên được lựa chọn bởi một Phiên họp IOC. Lựa chọn chủ nhà cho Thế vận hội Trẻ Mùa hè 2010 và Thế vận hội Trẻ Mùa đông 2012 được thông qua việc gửi phiếu bầu của các thành viên IOC.

Kết quả vận động đăng cai Thế vận hội Trẻ 2014
Thành phốTên NOCPhiếu
Nam Kinh  Trung Quốc47
Poznań  Ba Lan42
  • Tháng Tư 2009 – NOCs thông báo cho IOC tên các Thành phố Ứng cử viên YOG. (Được chuyển từ tháng 2 năm 2009 sau khi một vài NOCs yêu cầu thêm thời gian chuẩn bị)[2]
  • Tháng Chín 2009 – Gửi các Tài liệu Ứng cử, Tài liệu đảm bảo, tài liệu hình ảnh và thi công
  • Tháng Mười hai 2009 – Danh sách thành phố ứng cử rút gọn được đưa ra bởi Ban chấp hành IOC
  • Tháng Hai 2010 – Bầu và thông báo thành phố chủ nhà của Thế vận hội Trẻ Mùa hè lần thứ 2 tại Phiên họp IOC thứ 122 tại Vancouver (trước Thế vận hội Mùa đông 2010)[3]
Lele, linh vật chính thức.

Biểu trưng

Giống như các sự kiện Olympic khác, Thế vận hội Trẻ Mùa hè 2014 cũng có biểu trưng riêng.[4] Biểu trưng bao gồm ba phần. Chữ "NANJING" nhiều màu mô phỏng hình ảnh cổng của Nam Kinh và đặc trưng của một vài ngôi nhà Giang Nam. Những màu sắc khác nhau cũng tượng trưng cho tinh thần tràn đầy năng lượng thanh niên.

Địa điểm thi đấu

Tất cả các địa điểm thi đấu nằm trong bốn khu vực thuộc Nam Kinh.[5] Tất cả các địa điểm trừ đường đua xe đạp, thuyền buồm và địa điểm ba môn phối hợp, đều là tạm thời.[6]

Trung tâm thể thao Olympic Nam Kinh là nơi diễn ra lễ khai mạc và bế mạc.

QuậnĐịa điểm thi đấuHìnhMônSức chứa
Cổ LâuNhà thi đấu Long GiangJudo, Vật
Trung tâm thể thao Ngũ Đài sơn Bóng rổ, Bóng đá, Bóng bàn
Giang NinhCơ sở đào tạo thể thao Phòng SơnBắn cung, Bắn súng
Trung tâm thể thao Giang NinhBóng đá, Bóng ném
Địa điểm thuyền buồm hồ Kim NgưuThuyền buồm
Kiến NghiệpTrung tâm Expo quốc tế Nam Kinh Quyền Anh, Đấu kiếm, Năm môn phối hợp hiện đại, Taekwondo, Cử tạ
Trung tâm thể thao Olympic Nam Kinh Thể thao dưới nước, Điền kinh, Thể dục dụng cụ, Năm môn phối hợp hiện đại60,000
Phổ KhấuCông viên rừng quốc gia Lao SơnXe đạp
Công viên thể thao Olympic trẻBóng chuyền bãi biển, Xe đạp, Khúc côn cầu trên cỏ, Bóng bầu dục bảy người
Huyền VũHọc viện thể thao Nam Kinh Cầu lông, Quần vợt
Địa điểm cưỡi ngựa Tân Trang, thường được gọi là Trung tâm triển lãm quốc tế Nam KinhCưỡi ngựa
Công viên hồ Huyền Vũ Ba môn phối hợp
Địa điểm đua thuyền Rowing-Canoeing hồ Huyền VũCanoeing, Rowing
Câu lạc bộ golf quốc tế Trung SơnGolf

Lễ rước đuốc

Ngọn đuốc Thế vận hội Trẻ được thiết kế bởi Vatti Corporation Ltd. Ngọn đuốc được gọi là "Cánh cổng hạnh phúc". Một cấu trúc giống như một cổng thành ở trên phần đỉnh của ngọn đuốc và màu xanh của ngọn đuốc tượng trưng cho sự yên tĩnh thanh bình của Nam Kinh. Trường Giang chảy bên cạnh Nam Kinh được tượng trưng bởi các đường sọc bên tay cầm ngọn đuốc. Ngọn đuốc được cho là có khả năng chống lại tốc độ gió 11 m/s, lượng mưa rơi 50mm/h, độ cao lên tới 4500m và mức nhiệt độ từ -15˚C tới 45˚C.[7]

Sau lễ thắp đuốc Olympic truyền thống tại Athens, Hy Lạp ngày 30 tháng 4 năm 2014 ở Sân vận động Panathenaic nơi diễn ra Thế vận hội đầu tiên. Bốn vận động viên trẻ của Hy Lạp và Trung Quốc tham gia vào một lễ rước nhỏ.

Lễ rước đuốc được chia làm hai phần. Phần thứ nhất là một lễ rước đuốc kỹ thuật số nơi mọi người tải về một ứng dụng để tham gia vào lễ rước đuốc thông qua một tương tác gọi là "Give Me Fire". Khi sử dụng tính năng này người dùng có thể truyền ngọn lửa Thế vận hội Trẻ tới bạn bè bằng việc chạm các thiết bị của họ với nhau. Lễ rước đuốc đi qua 258 địa điểm trực tuyến khác nhau từ 204 NOCs tham dự trong 98 ngày.[8]

Sau lễ rước đuốc kỹ thuật số là bắt đầu lễ rước đuốc thật ở Nam Kinh trong 10 ngày.[9] 104 người cầm đuốc, chủ yếu tập trung vào người trẻ bao gồm các cá nhân từ thể thao, văn hóa, truyền thông, tình nguyện viên và Ủy ban Olympic quốc tế. Những người cầm đuốc đáng chú ý bao gồm người hai lần vô địch Olympic Lâm Đan, huy chương vàng đấu kiếm Olympic 2008 Zhong Man, giám đốc Chen Weiya và nhạc sĩ Bian Liunian.[10]

Môn thi đấu

Đây là danh sách dự kiến của chương trình thi đấu được lấy từ giới thiệu chung của Thế vận hội Trẻ Mùa hè lần thứ 2 năm 2014.[11] Golf và bóng bầu dục bảy người được đưa vào lần đầu tiên. Bóng chuyền bãi biển thay thế bóng chuyền trong nhà và thay đổi thể thức các môn khác như khúc côn cầu trên cỏ giới thiệu phiên bản 5 người. Cácc nội dung mới được giới thiệu như việc thêm nội dung đôi nam nữ vào.[12]

Môn biểu diễn

Các môn biểu diễn tại đại hội:[13]

  • Leo núi thể thao (chi tiết)
  • Trượt tốc độ inline (chi tiết)
  • Trượt ván (chi tiết)
  • Wushu (chi tiết)

Bảng tổng sắp huy chương

NYOGOC không đưa ra bảng tổng sắp chính thức. Việc xếp hạng dưới đây dựa trên thông tin cung cấp bởi IOC và quy ước mà IOC sử dụng khi công bố bảng tổng sắp huy chương. Đối với bản đầy đủ, xem ở phần xem thêm.

Huy chương được giành bởi một đội có các vận động viên đến từ hơn một Ủy ban Olympic quốc gia sẽ được tính vào đội hỗn hợp. Có tám nội dung có sự tham dự của các đội hỗn hợp và có tất cả 25 huy chương ở các nội dung đó bao gồm hai huy chương đồng judo được giành bởi các đội hỗn hợp. Các huy chương khác được giành trong các nội dung có sự góp mặt của các đội hỗn hợp và các đội đại diện bởi một NOC. Đội hỗn hợp không xếp hạng

Bên cạnh đội hỗn hợp, dưới đây là mười NOC dẫn đầu. Trung Quốc (đánh dấu), là nước chủ nhà, cũng tính trong bảng.

  Đoàn chủ nhà (  Trung Quốc)
HạngNOCVàngBạcĐồngTổng số
1  Trung Quốc38131465
2  Nga27191157
 Các NOC kết hợp13121439
3  Hoa Kỳ105722
4  Pháp83920
5  Nhật Bản79521
6  Ukraina78823
7  Ý78621
8  Hungary661123
9  Brasil66113
10  Azerbaijan56112
11–87Các nước còn lại90125153368
Tổng số (87 đơn vị)224220240684
Nguồn: IOC

Lịch thi đấu

Tất cả theo giờ BJT (UTC+8)

222 nội dung được diễn ra tại Thế vận hội Trẻ 2014.[14]

 ● Lễ khai mạc ● Vòng loại các nội dung ● Vòng chung kết các nội dung ● Lễ bế mạc
Tháng 814
Năm
15
Sáu
16
Bảy
17
CN
18
Hai
19
Ba
20
21
Năm
22
Sáu
23
Bảy
24
CN
25
Hai
26
Ba
27
28
Năm
Nội dung
Nghi lễ
Thể thao dưới nước (Nhảy cầu)111115
Thể thao dưới nước (Bơi)38574936
Bắn cung1113
Điền kinh131211137
Cầu lông33
Bóng rổ224
Bóng chuyền bãi biển112
Quyền Anh31013
Canoeing448
Xe đạp213
Cưỡi ngựa112
Đấu kiếm22217
Khúc côn cầu trên cỏ112
Bóng đá112
Golf213
Thể dục dụng cụ111155216
Bóng ném22
Judo33219
Năm môn phối hợp hiện đại1113
Rowing44
Bóng bầu dục bảy người22
Thuyền buồm44
Bắn súng1111116
Bóng bàn213
Taekwondo2222210
Quần vợt235
Ba môn phối hợp1113
Cử tạ22222111
Vật54514
Huy chương vàng theo ngày1419152116182829201725222
Tổng số huy chương vàng1433486985103131160180197222
Tháng 814
Năm
15
Sáu
16
Bảy
17
CN
18
Hai
19
Ba
20
21
Năm
22
Sáu
23
Bảy
24
CN
25
Hai
26
Ba
27
28
Năm
Nội dung

Các quốc gia tham dự

203 trên tổng số 204 quốc gia tham dự. Cả Sierra LeoneNigeria đều dự kiến tham dự, nhưng ngày 13 tháng 8 năm 2014 cả hai quốc gia rút lui do ấp lực từ chính phủ Trung Quốc trong việc ngăn chặn Ebola từ Tây Phi xâm nhập vào nước họ.[15] Ngày 15 tháng 8 năm 2014 Liberia cũng rút lui cùng với hai vận động viên Guinea bị cấm bởi Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) do những môn họ tham gia (judo và bơi) có thể gây nguy hiểm cho các vận động viên khác.[16] Một vận động viên đến từ Nam Sudan tranh tài dưới là cờ Olympic do họ chưa có một Ủy ban Olympic quốc gia.[17] Mười quốc gia tham dự đông nhất là Trung Quốc (với 123), Brasil (97), Hoa Kỳ (92), Úc (89), Nga (88), Đức (85), Ai Cập (83), Pháp (82), Nhật Bản (78), và Mexico (78).

  •  Afghanistan (1)
  •  Albania (5)
  •  Algérie (33)
  •  Samoa thuộc Mỹ (5)
  •  Andorra (10)
  •  Angola (15)
  •  Antigua và Barbuda (5)
  •  Argentina (60)
  •  Armenia (14)
  •  Aruba (4)
  •  Úc (89)
  •  Áo (33)
  •  Azerbaijan (21)
  •  Bahamas (14)
  •  Bahrain (5)
  •  Bangladesh (13)
  •  Barbados (8)
  •  Belarus (35)
  •  Bỉ (33)
  •  Belize (3)
  •  Bénin (5)
  •  Bermuda (7)
  •  Bhutan (2)
  •  Bolivia (7)
  •  Bosna và Hercegovina (6)
  •  Botswana (8)
  •  Brasil (97)
  •  Quần đảo Virgin thuộc Anh (8)
  •  Brunei (3)
  •  Bulgaria (27)
  •  Burkina Faso (3)
  •  Burundi (8)
  •  Campuchia (3)
  •  Cameroon (3)
  •  Canada (72)
  •  Cabo Verde (20)
  •  Quần đảo Cayman (5)
  •  Trung Phi (2)
  •  Tchad (2)
  •  Chile (15)
  •  Trung Quốc (chủ nhà) (123)
  •  Colombia (34)
  •  Comoros (4)
  •  Cộng hòa Congo (8)
  •  Cộng hòa Dân chủ Congo (4)
  •  Quần đảo Cook (4)
  •  Costa Rica (3)
  •  Croatia (24)
  •  Cuba (12)
  •  Síp (6)
  •  Cộng hòa Séc (37)
  •  Đan Mạch (15)
  •  Djibouti (5)
  •  Dominica (2)
  •  Cộng hòa Dominica (10)
  •  Ecuador (19)
  •  Ai Cập (83)
  •  El Salvador (8)
  •  Guinea Xích Đạo (2)
  •  Eritrea (3)
  •  Estonia (17)
  •  Ethiopia (15)
  •  Micronesia (4)
  •  Fiji (26)
  •  Phần Lan (14)
  •  Pháp (82)
  •  Gabon (3)
  •  Gambia (2)
  •  Gruzia (12)
  •  Đức (85)
  •  Ghana (10)
  •  Anh Quốc (33)
  •  Hy Lạp (22)
  •  Grenada (4)
  •  Guam (8)
  •  Guatemala (20)
  •  Guinée (4)
  •  Guiné-Bissau (2)
  •  Guyana (4)
  •  Haiti (3)
  •  Honduras (21)
  •  Hồng Kông (18)
  •  Hungary (57)
  •  Iceland (20)
  •  Ấn Độ (32)
  •  Indonesia (27)
  •  Vận động viên Olympic độc lập (1)
  •  Iran (16)
  •  Iraq (5)
  •  Ireland (16)
  •  Israel (14)
  •  Ý (68)
  •  Bờ Biển Ngà (4)
  •  Jamaica (20)
  •  Nhật Bản (78)
  •  Jordan (6)
  •  Kazakhstan (51)
  •  Kenya (24)
  •  Kiribati (3)
  •  CHDCND Triều Tiên (6)
  •  Hàn Quốc (74)
  •  Kuwait (5)
  •  Kyrgyzstan (7)
  •  Lào (2)
  •  Latvia (13)
  •  Liban (4)
  •  Lesotho (7)
  •  Libya (3)
  •  Liechtenstein (1)
  •  Litva (21)
  •  Luxembourg (4)
  •  Macedonia (5)
  •  Madagascar (3)
  •  Malawi (5)
  •  Malaysia (20)
  •  Maldives (3)
  •  Mali (4)
  •  Malta (4)
  •  Quần đảo Marshall (4)
  •  Mauritanie (3)
  •  Mauritius (4)
  •  México (78)
  •  Moldova (11)
  •  Monaco (1)
  •  Mông Cổ (5)
  •  Montenegro (5)
  •  Maroc (15)
  •  Mozambique (3)
  •  Myanmar (4)
  •  Namibia (30)
  •  Nauru (2)
  •  Nepal (2)
  •  Hà Lan (41)
  •  New Zealand (50)
  •  Nicaragua (4)
  •  Niger (4)
  •  Na Uy (31)
  •  Oman (3)
  •  Pakistan (12)
  •  Palau (3)
  •  Palestine (4)
  •  Panama (8)
  •  Papua New Guinea (24)
  •  Paraguay (10)
  •  Peru (40)
  •  Philippines (7)
  •  Ba Lan (59)
  •  Bồ Đào Nha (21)
  •  Puerto Rico (23)
  •  Qatar (21)
  •  România (41)
  •  Nga (88)
  •  Rwanda (11)
  •  Saint Kitts và Nevis (3)
  •  Saint Lucia (6)
  •  Saint Vincent và Grenadines (4)
  •  Samoa (2)
  •  San Marino (3)
  •  São Tomé và Príncipe (4)
  •  Ả Rập Xê Út (5)
  •  Sénégal (6)
  •  Serbia (24)
  •  Seychelles (3)
  •  Singapore (18)
  •  Slovakia (38)
  •  Slovenia (48)
  •  Somalia (2)
  •  Quần đảo Solomon (3)
  •  Nam Phi (55)
  •  Tây Ban Nha (66)
  •  Sri Lanka (9)
  •  Sudan (5)
  •  Suriname (6)
  •  Eswatini (4)
  •  Thụy Điển (33)
  •  Thụy Sĩ (19)
  •  Syria (9)
  •  Đài Bắc Trung Hoa (47)
  •  Tajikistan (8)
  •  Tanzania (4)
  •  Thái Lan (37)
  •  Đông Timor (2)
  •  Togo (3)
  •  Tonga (3)
  •  Trinidad và Tobago (11)
  •  Tunisia (50)
  •  Thổ Nhĩ Kỳ (41)
  •  Turkmenistan (3)
  •  Tuvalu (3)
  •  Uganda (6)
  •  Ukraina (58)
  •  UAE (4)
  •  Hoa Kỳ (92)
  •  Uruguay (22)
  •  Uzbekistan (28)
  •  Vanuatu (21)
  •  Venezuela (59)
  •  Việt Nam (13)
  •  Quần đảo Virgin thuộc Mỹ (5)
  •  Yemen (3)
  •  Zambia (24)
  •  Zimbabwe (10)

Chương trình văn hóa và giáo dục

Thế vận hội Trẻ kết hợp một Chương trình Văn hóa và Giáo dục, bao gồm một loạt các hoạt động văn hóa và giáo dục cho giới trẻ. Thế vận hội Trẻ gồm kinh nghiệm giáo dục dựa trên các giá trị Olympic thúc đẩy lối sống lành mạnh và cho phép các vận động viên trẻ trở thành người làm tròn bổn phận với "tinh thần thật thể thao đích thực"."[1] Các vận động viên nổi tiếng và "các chuyên gia quốc tế" hương dẫn những người trẻ tham gia. Chương trình kết hợp "các truyền thống Olympic (như lễ rước đuốc) với các nền tảng đa văn hóa để truyền tải tinh thần Olympic."[1]

Vận động viên kiểu mẫu

Ngày 17 tháng 3 năm 2014 có 37 vận động viên từ 28 môn Olympic được IOC lựa chọn để làm hình mẫu tại Thế vận hội Trẻ 2014. Các vận động viên sẽ hỗ trợ, cố vấn và đưa ra những lời tư vấn cho các vận động viên Olympic trẻ. Là một vận động viên kiểu mẫu họ sẽ tham gia vào các hoạt động và hội thảo "trò chuyện cùng nhà vô địch".[18][19] Ngày 9 tháng 4 năm 2014 và 22 tháng 4 năm 2014 cầu thủ bóng đá Simone Farina và vận động viên bơi Patrick Murphy được bổ nhiệm là người thứ 38 và 39.[20][21]

  • a Khatuna Lorig thi đấu cho Đội tuyển Thống nhất năm 1992 và Georgia năm 1996 và 2000.
  • b Heather Moyse tham dự môn Xe trượt lòng chảo tại Thế vận hội Mùa đông 2006, 2010 và 2014.

Đại sứ trẻ

Tổng cộng 104 người được lựa chọn bởi Ủy ban Olympic quốc gia của họ để làm đại sứ trẻ. Đại sứ trẻ là những người có độ tuổi từ 18 tới 25 và là vận động viên, huấn luyện viên, sinh viên hoặc những chuyên gia trẻ chứng minh giá trị của Olympic và truyền cảm hứng cũng như trao quyền cho những người trẻ tuổi làm điều tương tự.[22]

Vai trò chính của Đại sứ trẻ là thúc đẩy Thế vận hội Trẻ trên quốc gia họ và khuyến khích các vận động viên của quốc gia họ với những người từ các nền văn hóa thể thao khác nhau và tham gia vào các hoạt động và hội thảo.[23]

Một buổi hội thảo từ ngày 25–28 tháng 3 năm 2014 để chuẩn bị cho đại sứ cho Thế vận hội Trẻ bằng cách giới thiệu cho họ về văn hóa và các hoạt động ở Nam Kinh.[24]

Nhà báo trẻ

Có 30 nhà báo được thông báo là thành viên của chương trình Nhà bóa trẻ. Các nhà báo tuổi từ 18 đến 24 được lựa chọn bởi Hiệp hội các Ủy ban Olympic quốc gia châu lục (ANOC). Có 4 nhà báo đại diện cho mỗi châu lục, 8 từ Trung Quốc và 1 từ các đại hội tiếp theo Thế vận hội Trẻ Mùa đông và Mùa hè.[25]

Như một sáng kiến để khuyến khích mọi người trên toàn thế giới tham gia của tinh thần Thế vận hội Trẻ chương trình này cung cấp cho các phóng viên trẻ một chương trình đào tạo qua nhiều nền tảng nền tảng và cơ hội về kinh nghiệm qua quá trình làm việc tại Thế vận hội Trẻ. Các nhà báo sẽ có thể làm việc với các chuyên gia có trình độ cao và nổi tiếng trong các lĩnh vực phát thanh, báo in, phương tiện truyền thông xã hội và nhiếp ảnh.[26]

Cách ly và loại bỏ các vận động viên Nigeria tại Đại hội

Sau khi bùng phát dịch bệnh Ebola tại châu Phi năm 2014, các quan chức Trung Quốc kiểm dịch và cách ly tất cả các vận động viên người Nigeria tại mọi địa điểm thi đấu mặc dù tất cả đều âm tính với Ebola tới trước đại hội. Ủy ban Olympic Nigeria đã phản ứng với sự phân biệt bằng việc rút tất cả các vận động viên về nước.[27][28][29]

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tiền nhiệm
Singapore
Thế vận hội Trẻ Mùa hè
Nam Kinh

Thế vận hội Trẻ II (2014)
Kế nhiệm
Buenos Aires

Bản mẫu:Events at the 2014 Summer Youth OlympicsBản mẫu:NOCin2014SummerYouthOlympics