Wikipedia:Thảo luận/Lưu 12

030405060708091011Lưu 1213141516171819202130405060708090

Trang Chính

Đã chuyển sang Wikipedia:Thảo luận/Trang Chính mới. Tân (trả lời) 03:51, ngày 5 tháng 10 năm 2008 (UTC)ai biết thuật ngữ webinar là gì không giải thích giùm[trả lời]

Hiện tượng một số bài viết về anime và manga bị tắc tị

Dạo vòng vòng qua một số bài viết này thì thấy có rất nhiều article viết nửa chừng thì ngưng, hoặc cái bài viết nhìn vào thì rất rất muốn dán cả cọc tiêu bản vào đấy. Nhưng suốt mấy tháng không lên thêm được chút xíu nội dung hay sửa đổi đáng kể nào. Mong mọi người tham gia nhiều hơn. Sholokhov (thảo luận) 11:08, ngày 5 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

P/S: có nên lập một dự án về cái này không ?
Rất nên và tôi sẽ ủng hộ nhiệt tình, ngoài các vấn đề mang tính hàn lâm, thì cái lợi của bách khoa toàn thư mở là thu hút những chủ đề cực kỳ phổ biến và dân dã. Phổ biến thì chắc chắn được nhiều người quan tâm và nhiều người tham gia sửa đổi, nhưng nhiều người chưa biết mã wiki hoặc chưa biết quy định về bản quyền, khiến tạo ra những nội dung "tan nát" hoặc khiến nhiều độc giả thất vọng với thông tin mà họ xem được. Cần 1 dự án tập hợp những người kinh nghiệm rồi hướng dẫn thành viên quan tâm, sửa đổi bài viết chưa hoàn thiện, và xây nền móng cho những bài "hot" (các thành viên mới dựa vào sườn mà bổ sung). Tôi cá dự án Manga/anime này nếu có sẽ còn thành công hơn cả các dự án hóa học hay kinh doanh hiện nay. Tân (trả lời) 02:36, ngày 20 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Vấn đề hiện giờ là nhân lực của dự án hiện giờ hơi khó khăn. Dạo một vòng nữa thì thấy phần lớn các thành viên đóng góp cho các bài manga đều tịt ngòi trong suốt 5-6 tháng nay, thậm chí một năm hơn, thậm chí có thành viên chỉ đóng góp vài sửa đổi. Nếu kêu gọi đến từng trang thành viên thì khộng biết họ còn lên wiki hay không ? Và, làm sao biết những chân nhân bất lộ tướng có tiềm năng đóng góp cho mảng này rất là lớn ? Và nếu đặt một cái biển kêu gọi thì không biết đặt ở đâu để mọi người nhìn thấy ?Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 13:36, ngày 27 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Dự án tinh chỉnh biểu trưng Wikipedia

English: Hello! This is a message to inform all the Wikipedias that there is an ongoing project to fix the errors in the Wikipedia logo. There's also a plan to add more characters in the blank spaces and find characters for the other sides of the globe. Feel to visit the page on Meta-Wiki and discuss it on the talk page. If this message has arrived in the wrong place, please update the distribution list. Thank you, and see you on Meta! Bastique (thảo luận) 20:25, ngày 17 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tiếng Việt: Xin chào! Đây là tin nhắn để thông báo cho Wikipedia tất cả các ngôn ngữ rằng hiện đang có dự án tiến hành sửa các lỗi trong biểu trưng của Wikipedia. Cũng đã có dự định thêm một số ký tự nữa vào khoảng trống và tìm những ký tự cho những góc còn lại của hình quả địa cầu. Mời xem thông tin tại Meta-Wiki và thảo luận về nó tại trang thảo luận. Nếu tin nhắn này đặt sai chỗ, xin hãy cập nhật lại danh sách phân phối. Xin cảm ơn, và hẹn gặp lại bạn tại Meta! Người dịch: Tân (trả lời) 02:40, ngày 20 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Có ai có thể nghĩ ra một ký tự đại diện cho tiếng Việt chúng ta để đề nghị không? Wikipedia tiếng Việt hiện đang đứng thứ mười mấy về số lượng người đọc, và không thể bỏ qua cơ hội này để quảng bá tiếng Việt. Tân (trả lời) 02:41, ngày 20 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Các ký tự không có ngôn ngữ nào có: ă ư â ê ô đ. 58.186.247.180 (thảo luận) 06:03, ngày 20 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hì hì, xem lại ă â ê ô đ. Chữ ư, ơ có vẻ như không thấy ở đâu, muốn chắc thì đề nghị mấy chữ làm xiếcCopyright by ... như ự, ỡ, ồ. Mấy người bạn người nước ngoài của tôi bảo thế khi họ được xem những chữ này. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 06:30, ngày 20 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ, có lẽ hai chữ ư và đ là đặc trưng nhất cho tiếng Việt, phần tôi, tôi thích chữ đ hơn (nó cũng tượng trưng cho đồng tiền Việt Nam).--Trình Thế Vân № 9500 11:25, ngày 20 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Theo yêu cầu thì chữ chọn ra gần giống với chữ W trong tiếng bản địa, phản ánh cách đọc gần đúng nhất của Wikipedia, tôi thấy có các ứng cử viên là ư và ô. Như vậy theo yêu cầu thì ư sáng giá nhất vì hình như không thấy ngôn ngữ nào có. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 00:00, ngày 31 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi đã xem lại trang meta, người ta chỉ mong muốn đưa vào các dạng chữ "không phải chữ Latin" và nó tương đương với chữ cái đầu trong cách gọi từ Wikipedia bằng tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Chúng ta dùng lại chữ Wikipedia, cho nên người ta xem như ô ghép W trong biểu trưng cũng đại diện cho tiếng Việt rồi. Tân (trả lời) 01:39, ngày 31 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Thống nhất cách chỉ dẫn phát âm

Hiện nay, nhiều bài viết trong Wiki tiếng Việt có thêm mục chỉ dẫn phát âm (không biết có cần thiết hay không). Tuy nhiên, chúng ta chưa thống nhất được cách chỉ dẫn này là phát âm theo kiểu nguyên ngữ hay là theo kiểu người Việt? Ví dụ: Osama bin Laden tại Việt Nam thường được phát âm là /ô-xa-ma bin-la-đen/ trong khi (có lẽ) ở Mỹ phát âm là /-đin/. Một trường hợp khác là Newcastle: trong bóng đá thường nghe phát âm là /niu-cát-xô/ (Newcastle United), thế mà về một loại bệnh của gà thì lại nghe phát âm là /niu-cát-xơn/. Gần đây nhất, Barack Obama, được thành viên:Tmct chỉ dẫn phát âm là /bơ-rách ầu-ba-mờ/ (dù trông hơi buồn cười) như lời anh nhận xét. Song, tôi nghe truyền hình ở Việt Nam thường phát âm gần như là /ba-rắc ô-ba-ma/.--Trình Thế Vân № 9500 05:49, ngày 18 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy cần phân biệt 2 loại, hoặc là anh phiên âm theo ngôn ngữ chính mà nhân vật đó dùng, ví dụ, Osama bin Laden phiên âm theo cách đọc của người Afghan, hoặc vua Thái Lan thì phiên âm theo tiếng Thái Lan; cách thứ 2 là ghi lại cách phát âm phổ biến của người Việt (có thể sai), cái này thì khó mà gọi là phiên âm đúng nghĩa được. Tôi thì ủng hộ và thích thú với việc phát âm đúng, ít ra là đúng với cái cách mà người đó tự đọc tên của mình. Và cũng nên nhớ là người Anh phát âm sai rất nhiều tên người bản địa, cho nên cũng đừng lấy tiếng Anh ra làm bùa. Tân (trả lời) 02:21, ngày 20 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Khi gặp những hướng dẫn phát âm trong bài tôi thường xóa, chưa thấy ai phản đối :), không thấy qui định gì về việc này. Riêng tôi thấy việc hướng dẫn phát âm, ngoại trừ giới thiệu cách phát âm của ngôn ngữ gốc đều không hợp lí. Wikipedia tiếng Việt đâu chỉ có người Việt Nam đọc. Các cháu sinh ra và lớn lên ở Slovenia chẳng hạn, chúng sẽ không phát âm như các cháu biết tiếng Việt sống ở Nam Phi. Vì thế, khi dịch từ các ngôn ngữ khác ta nên bỏ hướng dẫn phát âm. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 06:39, ngày 20 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi chỉ sửa cho chính xác theo phiên âm IPA vì nghĩ là phần đó hỗ trợ cho phiên âm IPA - một thông tin rằng "tên đó được đọc như thế nào trong bản ngữ" - chứ hoàn toàn không phải vì nghĩ rằng "tiếng Việt nên đọc như vậy". Nếu người Việt đọc tên đó khác với ngôn ngữ gốc của cái tên, thì hoàn toàn có thể có 1 câu liệt kê các kiểu đọc tên đó trong tiếng Việt. Chẳng hạn "Tên này trong tiếng Việt thường được đọc là cách 1, cách 2.....". Tmct (thảo luận) 07:55, ngày 20 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đồng ý với cách suy nghĩ của Tân và Thái. Còn nếu có quá nhiều tranh cãi ta nên theo cách của Thái để IPA là đủ. Dung005 (thảo luận) 11:43, ngày 20 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Betawiki update

Các sửa đổi hàng loạt và quan niệm về nghĩa vụ tuần tra của bảo quản viên

Việc thứ nhất
tràn trang thay đổi gần đây.

Tôi đề nghị bất cứ bảo quản viên nào trong khi tuần tra mà gặp khó khăn với việc Thành viên:Nalzogul hay bất cứ ai làm tràn trang thay đổi gần đây với tốc độ 1 lần/phút trở lên thì hãy khóa lại.

Tôi biết việc này đụng chạm, vì Nalzogul và một số thành viên khác đang có đóng góp nhiều trong việc làm số bài của Wikipedia tiếng Việt tăng nhanh. Nhiều người, trong đó có tôi, thấy đây là một việc rất tốt.

Tuy nhiên, việc tạo bài tràn lan, mỗi đợt hàng trăm bài làm tràn trang thay đổi gần đây và danh sách bài mới, gây khó khăn lớn cho việc tuần tra. Người tuần tra có thể đặt chế độ xem danh sách dài 500 hay 1000. Nhưng mắt người chứ không phải chương trình xử lý văn bản. Nên nhìn được một lúc thì vì mỏi mắt mà sẽ để lọt các sửa đổi phá hoại (xảy ra rồi, và chắc còn nhiều chưa được phát hiện ra). Và khi đã mệt rồi, hoặc nghĩ đến danh sách dài mà oải, thì tình hình dễ xảy ra là: thôi nghỉ.

Thực tế là các WP khác không cho phép tài khoản không có cờ bot thực hiện quá 1 sửa đổi trong 3 phút và làm liên tục nhiều sửa đổi với tốc độ cao. Tại WP tiếng Việt, Thành viên:Wikience đã bị nhiều người phản đối vì chào mừng thành viên mới với tốc độ cao. (Đừng nói rằng việc tăng số lượng bài thì quan trọng hơn việc chào mừng thành viên mới nên có sự đối xử khác nhau)

Ở đây có sự không công bằng.

Việc thứ hai
mọi người nghĩ thế nào về nghĩa vụ tuần tra của bảo quản viên?

Tôi đã vài lần nói khó đề nghị các thành viên như Nalzogul tạo tài khoản bot. Tôi đã đề nghị trên tinh thần mong được giúp đỡ, đề nghị một việc ít công sức và ít tốn thời gian là tạo tài khoản bot, để giúp cho một việc dài hạn hơn là nhẹ bớt việc tuần tra hàng ngày của BQV, và giúp cho một việc lớn hơn là chất lượng Wikipedia khi các phá hoại đỡ bị lọt (người tuần tra mệt quá thì dễ lọt và dễ bỏ cuộc).

Tuy nhiên, lạ lùng là tôi chưa hề nhận được hay tìm thấy một câu trả lời nào có liên quan đến chuyện mở tài khoản bot. Tôi không thể hiểu được sự im lặng này. Tôi cảm thấy đề nghị giúp một tay cho công việc chung bị đối xử như thể đang đi xin cái gì cho cá nhân vậy. Nếu vì bản thân thì khi nhìn thấy việc vất vả quá chỉ việc lờ đi chẳng làm nữa là xong, ai đi kêu ca xin xỏ cho tốn sức thêm mà làm gì?

Nếu mọi người thống nhất rằng việc tuần tra thay đổi gần đây hoàn toàn là trách nhiệm của BQV, bất kể việc nó bị tràn ngập ra sao bởi các sửa đổi dạng "bot không có cờ", miễn là các sửa đổi đó có ích, những người tạo ra nó không cần quan tâm. Khi đó tôi sẽ hủy đề nghị rằng Nalzogul phải tạo bot nếu muốn tiếp tục tạo bài mới với tốc độ cao; mời Wikience tiếp tục dùng script chào mừng thành viên mới; BQV sẽ không có quyền phàn nàn.

Còn nếu không, tôi muốn được nhìn thấy tinh thần giúp nhau trong công việc chung: giữ chất lượng cho Wikipedia. Tmct (thảo luận) 21:39, ngày 19 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy Wikience hay Nalzogul đều cần được đối xử giống nhau, và tôi đã làm vậy. Tôi không nghĩ hai người đó hay cả tài khoản IP chuyên viết bài là những người không hiểu tinh thần Wikipedia, nhưng mọi người có ý kiến đóng góp thì chỉ đến mức khuyên nhủ hoặc khuyến cáo là cùng, đâu thể mở dùm 1 tài khoản, yêu cầu dùm hành chính viên gắn cờ bot, mở dùm một cuộc thảo luận về tính khả thi của tiêu bản chào mừng mới, điều này vô lý. Mỗi người cần tự giác nhận thức mặt tốt và mặt hại của việc sửa đổi quá nhiều trong thời gian ngắn chứ. Hãy đọc thảo luận cuối tại #Cần thêm người "đổ thóc giống ra mà ăn" thì mới thấy sự thiếu ý thức của thành viên. Tôi đề nghị, và mong được sự ủng hộ, một đề nghị thẳng thắn và cuối cùng để chỉ cho Nalzogul thấy cái hại tiềm ẩn mà anh ta đang làm, hướng dẫn việc tạo tài khoản bot cùng những bảo đảm về tính năng, và cả răn đe biện pháp cực đoan nếu không được tiếp thu nữa (cái này thì Wikience đã trải qua rồi). Tân (trả lời) 02:28, ngày 20 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Các bác Nazogul, Genghis Khan, Wikience nên tạo tài khoản bot hoặc nếu không thể thì có thể hợp tác với một chủ bot tại WP tiếng Việt để tạo các bài viết mang tính cách lặp lại với số lượng lớn, tránh làm tràn trang "Thay đổi gần đây" quá mức, giúp việc quản lý chất lượng WP được tốt hơn. Xin cảm ơn. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 02:33, ngày 20 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi thì thấy hành động của thành viên Nalzogul và Wikience không có gì là sai, họ tạo nhiều bài mới liên tục mà đâu có bị sao, vậy mà những người tuần tra coi bài thì lại có sao. Tôi nghĩ nếu thế thì phải tăng số bảo quản viên. NapoleonQuang (thảo luận) 02:45, ngày 20 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Theo ý kiến mọi người ở trên, cũng như đã có lần tôi cảm ơn những thông tin mới Nalzogul đưa vào Wikipedia, công việc Nalzogul là điều quý. Nhưng cũng nên nghĩ lại về cách trình bày các thông tin có tính thống kê (phần lớn là số liệu và lặp lại). Tôi lấy ví dụ bài tiểu hành tinh 500 Selinur lấy danh sách khoảng hơn 100.000 tiểu hành tinh trong Hệ Mặt Trời, khả năng có người khác bổ sung rất thấp. Lý do rất dễ hiểu là còn ít người viết. Thay vì thế, ta có thể cung cấp cho người đọc cũng những thông tin đó ở dạng bảng thống kê, người xem còn có thêm điều kiện so sánh.
Đó cũng là ví dụ cho thấy rằng để Wikipedia tiếng Việt có 1.000.000 mục từ là việc rất dễ làm. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 08:23, ngày 20 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Là người vốn biết 2/3 số thành viên đang viết bài hàng loạt trên WP Tiếng Việt, tôi nghĩ các anh Nalzogul và Genghis đều là những người ủng hộ cộng đồng này nhiệt thành nhất. Công việc các anh đang làm là rất đáng quý, chỉ là đang sai cách một chút. Bây giờ chỉ là hợp lý hóa làm sao cho toàn vẹn với mọi khía cạnh của Wikipedia. Gần đây khi bảo quản tôi thấy số lượng phá hoại bị lọt là rất lớn, đấy là chưa kể ta không kiểm soát được các thông tin bị phá hoại trong số bài các thành viên trên viết hàng loạt. Cái lợi bất cập hại của việc tiến hành tăng bài cho WP TV nếu vẫn giữ nguyên cách thức như hiện tại ta đã thấy rõ. Một điều nữa tôi muốn nói là hiện nay số lượng BQV ở Hà Nội (Trungda, Khương Việt Hà, conbo) có điều kiện thường xuyên gặp gỡ và liên lạc với Nalzogul sao trong các lần gặp mặt tôi không thấy đề cập đến vấn đề này. Dung005 (thảo luận) 11:07, ngày 20 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Gặp gỡ thường xuyên, đề cập đến nhiều, nhưng tôi không có ý định đề nghị Nalzogul hay bất cứ IP nào, nếu không phải là phá hoại, cần phải dừng lại. Các anh ấy đã giúp nâng số bài Wikipedia tiếng Việt lên rất nhanh trong một thời gian ngắn. Dù đó là các bài sơ khai nhưng với những người tìm kiếm thông tin, một chút dữ kiện vắn tắt và chính xác về đối tượng cũng cần thiết. Các bạn đề nghị các anh ấy tạo bot, nhưng có thể họ chưa đủ điều kiện/khả năng để viết bot thì sao. Tôi vẫn đang ao ước viết một con bot mà vẫn đang phải lần mò đây này. Còn nữa, hàng ngày kiểm tra "thay đổi gần đây", "danh sách bài mới tạo" hay "các trang đặc biệt", cá nhân tôi thấy vẫn đủ khả năng lọc nhiễu mà không vấn đề gì. Tôi hoàn toàn không thấy số lượng phá hoại bị lọt là rất lớn như có bạn đã nói ở trên, do đó, tôi ko nghĩ rằng ko quản được thì cấm là một cách làm tốt. Nếu cần, sẽ đến lúc nào đó mấy tay phát triển dự án sẽ thêm chức năng lọc đóng góp của thành viên khỏi "thay đổi gần đây" thôi. Việt Hà (thảo luận) 17:33, ngày 20 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Có lẽ Khương Việt Hà chưa hiểu vấn đề của cuộc thảo luận trên. Chúng ta ở đây không bảo Nalzogul viết một con bot. Mà là tạo một tài khoản rồi Hành chính viên cấp cho nó một cờ bot. Nalzogul dùng tài khoản này tiếp tục công việc như bây giờ. Nhưng các đóng góp từ tài khoản này đã được đánh dấu bot sẽ không hiện lên và không làm ngập trang thay đổi gần đây nữa. Đây là cách lọc đóng góp của thành viên khỏi trang "thay đổi gần đây". Đây là phương án mà mọi người đề và mong Nalzogul chấp nhận. Nếu tiếp tục không có trả lời và mọi người đánh giá đóng góp có ảnh hưởng đến Wikipedia thì sẽ có những cách xử lý sao cho phù hợp. Còn điều Khương Việt Hà nói vẫn đảm bảo được việc tuần tra theo tôi là một điều rất đáng mừng cho Wikipedia. Điều mà tôi và một vài BQV khác tự nhận mình không đảm trách được một cách toàn vẹn trong thời gian gần đây. Dung005 (thảo luận) 17:44, ngày 20 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hây dà, thời gian gần đây tôi vẫn online đều đều, vẫn lọc phá hoại, xóa/cấm, thấy mắt còn tốt chán :D. Việt Hà (thảo luận) 17:47, ngày 20 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy việc này đã được đồng thuận khá cao, có 2 ý kiến cho rằng không hề có gì sai, 4 ý kiến đề nghị giải pháp để tốt cả đôi đường. Khoảng vài tiếng nữa, tôi sẽ nhân danh thảo luận này để đề nghị chính thức đến User:Nalzogul, kèm theo những điều kiện hỗ trợ (đề nghị Hành chính viên cấp cờ nhanh chóng không cần 1 tháng đề nghị) và những điều kiện khuyến cáo (nếu không lựa chọn hoặc viết bài thưa ra, hoặc bỏ qua lời đề nghị). Có ai có ý kiến gì nữa không? Tân (trả lời) 04:16, ngày 22 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi đồng ý với Vinhtantran vì sau khi đọc kỹ các đề nghị ở trên, thấy giải pháp cũng ko quá khó khăn gì, Nalzogul có thể tạo một tài khoản dạng user:Nalzogul_bot chẳng hạn, và hành chính viên cấp cờ luôn để vẫn tiếp tục spam bài dễ dàng. Ai muốn hiển thị các sửa đổi của tài khoản này trong "thay đổi gần đây" vẫn thực hiện tốt, và ai ko muốn nhìn trang "thay đổi gần đây" bị tràn chỉ cần giấu hiển thị bot là xong. Đề nghị luôn cả bác Tư Hãn lập Tư Hãn bot :D. Việt Hà (thảo luận) 04:24, ngày 22 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chị em Wiki

Thấy Conco và IP bàn về thống kê các chị em Wiki nên tôi phải tham gia. Việc quan trọng thế mà bây giờ mới đem ra bàn, thật xấu mặt cánh đàn ông Wiki.

  1. Theo tôi thì có ít nhất 5 chị em, thông tin có thể kiểm chứng 99% :). Chờ xem Lưu Ly thống kê được bao nhiêu đây. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 12:14, ngày 20 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
    Ủa thế mọi người thảo luận cái này xong rồi sao dợ? :D.Tran Quoc123 (thảo luận) 16:47, ngày 21 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
    Chắc tại chủ đề ko Hót lắm nên ít già làng Wiki tham gia :D 69.46.41.74 (thảo luận) 18:12, ngày 21 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
    Cái này là thông tin cá nhân, không phải ai cũng muốn công khai, tôi thấy nên hạn chế thì tốt hơn. GV (thảo luận) 08:36, ngày 22 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
    Ngoài ra, tôi phản đối phân biệt đối xử theo giới tính. Tân (trả lời) 03:02, ngày 23 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
    Tôi chỉ thỉnh thoảng muốn tặng hoa cho chị em. Vấn đề GV nói tôi coi trọng, nhưng các chị em wiki tôi biết đến trên Wiki là qua các thảo luận tại Wiki thôi. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 21:23, ngày 23 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
  2. Tôi đếm được ít nhất là 7 có công khai giới tính :D, sau khi đã trừ đi 1 trường hợp công khai nhưng khổ chủ "đực rựa" trong lần gặp lại cho biết là mạo nhận bà xã. Việt Hà (thảo luận) 16:49, ngày 26 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Thành lập thể loại:Thành viên Wikipedia phụ nữ? 222.252.8.34 (thảo luận) 09:27, ngày 25 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chiến tranh, trận đánh

Chúng ta nên có 1 tựa đề thống nhất cho thể loại về chiến tranh và trận đánh của 1 nước. Nhiều người để nhiều tựa khác nhau. Ví dụ: Chiến tranh (trận đánh) có (nước) tham chiến, Chiến tranh (trận đánh) liên quan đến (nước), Chiến tranh (trận đánh) có dính líu đến (nước), Chiến tranh (trận đánh) (nước) tham gia, ... Theo mọi người thì tự đề nào hay nhất? NapoleonQuang (thảo luận) 02:46, ngày 23 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy Chiến tranh, Trận đánh nó khác nhau về ý nghĩa, cho nên cần giải nghĩa chính xác thì sẽ chọn được từ đúng để đặt tên bài. Ngoài ra, các mâu thuẫn trên thế giới, chúng ta không nên đặt tên theo quy ước do chính mình tạo ra, mà nên theo số đông báo chí và truyền thông trên thế giới gọi nó. Tân (trả lời) 03:05, ngày 23 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy trong chiến tranh cổ điển (từ thời Trung đại), hầu như mỗi cuộc chiến tranh đều chỉ bao gồm một số rất ít trận đánh (thậm chí được quyết định chỉ bằng một trận đánh). Trong chiến tranh hiện đại, một cuộc chiến tranh bao gồm hàng trăm, hàng nghìn trận đánh nhưng chỉ có một số trận đánh lớn quyết định kết cục chiến tranh. Ngày nay, giới quân sự thường phân cấp về chiến tranh như sau:

1- Quy mô chiến tranh đựoc phân thành 4 cấp:

- Cuộc chiến tranh: bao gồm nhiều chiến dịch (nếu là chiến tranh kéo dài trên 2 năm thì bao gồm nhiều chiến cục), diễn ra trong không gian quốc gia, khu vực, châu lục hoặc toàn cầu.

- Chiến cục: bao gồm một số chiến dịch theo một mục tiêu có hạn định, có thời hạn theo năm hoặc theo mùa, diễn ra trong khong gian cấp miền.

- Chiến dịch: bao gồm một số trận đánh, cũng theo những mục tiêu có hạn định, thời gian thường dưới 3 tháng, diễn ra trên không gian cấp vùng.

- Trận đánh: đơn vị diễn biến nhỏ nhất của chiến tranh có thời gian ngắn nhất (đơn vị thời gian diễn biến tính bằng ngày). Các trận đánh thường gqt các vấn đề chiến thuật, cục bộ, diễn ra trong không gian hẹp.

2-Quy mô ảnh hưởng của chiến tranh được phân định thành bốn cấp:

+ Nội chiến (chiến tranh nội bộ giữa các phe phái trong một quốc gia)

+ Xung đột quân sự quốc gia song phương (chỉ có hai nước tham gia)

+ Xung đột quân sự khu vực (nhiều nước tham gia, có quy mô đến cấp châu lục)

+ Chiến tranh thế giới (Chiến tranh có nhiều nước trên nhiều châu lục cùng tham gia)

3- Quy mô chiến cục:

+ Chiến cục một năm

+ Chiến cục hai đến ba mùa (hoặc quý = 3 tháng)

+ Chiến cục từng mùa

4- Quy mô chiến dịch:

+ Chiến dịch tổng lực: huy động toàn bộ hoặc hầu hết quân đội tham gia (Ví dụ: Chiến dịch Béc lin 1945, Chiến dịch Hồ Chí Minh)

+ Chiến dịch cấp phương diện quân: huy động quân đội của một hai vài mặt trận, chỉ có ở quân đội của các cường quốc quân sự. (ví dụ: Chiến dịch Bagrachion

+ Chiến dịch cấp tập đoàn quân (ví dụ: Chiến dịch Hoài-Hải).

+ Chiến dịch cấp sư đoàn (hoặc binh đoàn) (ví dụ: Chiến dịch Điện Biên Phủ.

+ Chiến dịch cấp trung đoàn (ví dụ: Chiến dịch Biên giới 1950)

5- Quy mô trận đánh:

+ Trận đánh cấp tập đoàn quân (thường gọi là trận đặc biệt lớn).

+ Trận đánh cấp quân đoàn sư đoàn (thường gọi là trận rất lớn)

+ Trận đánh cấp sư đoàn, trung đoàn (trận lớn)

+ Trận đánh cấp tiểu đoàn, đại đội (trận nhỏ)

+ Trận đánh cấp trung đội, đại đội (trận rất nhỏ)

Ngoài ra, tùy theo quy mô chiến tranh, quy mô dân số, diện tích, tiềm lực quân sự của quốc gia tham chiến, mục tiêu tham chiến mà có thể thay đổi chút ít. Ở các nước nhỏ như Việt Nam có thể có chiến dịch quy mô trung đoàn nhưng ở các cường quốc quân sự lớn có năng lực tham gia chủ công trong chiến tranh thế giới rất hiếm khi có loại chiến dịch này.

Vì vậy, khi viết bài về chiến tranh nên căn cứ vào quy mô để đặt tên gọi cho phù hợp.

Thân

Sam-2MT 07:50, ngày 16 tháng 5 năm 2009 (UTC) Minh Tâm-T41-BCA bổ sung trả lời thảo luận

Nước tại TVH

Tôi đề nghị chúng ta hãy chia nhau viết bài về các nước tham dự Thế vận hội Mùa hè 2008, tôi đã tạo được 1 trang, nhưng không đủ khả năng tạo hết, nhờ mọi người giúp sức. NapoleonQuang (thảo luận) 23:56, ngày 26 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Con rối và tác động của con rối lên tinh thần của Wikipedia

Kính thưa tất cả các thành viên Wikipedia. Tôi là thành viên cũ, và vừa mới hủy tài khoản của mình xong (random password kiểu vậy 234frdfvxckviusdifuipad9 và random email kiểu vậy 4sdf4rwerwe@423423423567gfbcvb.c0m để không thể nào đăng nhập vào được nữa) nên tôi bắt chước cũng khá khá người lập tài khoản này để phá biểu lời cuối trước khi biến luôn. Hôm nay tôi xin đề cập tới một vấn đề,chắc mọi người cũng nghe thường xuyên: con rối trên Wikipedia tiếng Việt. Wikipedia bản thân của nó là một trang web đóng góp nội dung mở của người sử dụng, do người sử dụng và vì người sử dụng vì vậy "người dùng" rất là quan trọng và từ đó phát sinh từ con rối (một người dùng nhiều tài khoản) để tác động và quá trình làm việc "do người dùng" này.

Việc này Wikipedia nào cũng có nhưng tôi nghĩ Wikipedia tiếng Việt mình nó hiện rất nghiêm trọng. Cái tiền đề đầu tiên chính là việc kiểm tra nội dung trên Wikipedia: Wikipedia tiếng Việt cũng như mọi Wikipedia khác hiện đang có 2 phe một phe muốn giữ Wikipedia tiếng Việt mang tính hàn lâm cao và một phe giữ Wikipedia tiếng Việt có tính cập nhật cao. Phe nào cũng có cái lý của mình, tôi không phê phán phe nào cả ngoài việc rằng cả hai phe, vì mục tiêu tối hậu là "tôi muốn Wikipedia như thế này" đều đã tạo nên một binh đoàn con rối để dùng phiếu chiến đấu, đã từng có một binh đoàn của thành viên Kayani (thảo luận · đóng góp) bị phát hiện và đuổi đi nhưng như vậy thì cũng rất hiếm vì thành viên này dùng rối lộ liễu quá. Còn những người khác thì sao? Hiện Wikipedia tiếng Việt đang có (tôi xin lấy đầu mình ra chắc chắc) là một dạng rối không thể bị phát hiện: rối phiếu - con rối không hề đóng góp, chỉ đóng góp đủ 10 sửa đổi và bỏ phiếu bỏ phiếu bỏ phiếu- vì nó không làm gì khác ngoài bỏ phiếu đồng thời với Internet tại Việt Nam đang dùng Dynamic IP nên không thể đoán được ra đây là ai. Ví dụ như tôi, mấy ngày qua ngồi cố gắng ngồi so diff, so từng thành viên một lỗi chính tả, cách ký tên, quan điểm, thảo luận nhưng rốt cục là vô dụng vô cùng; kể cả GOD cũng không nhìn qua nổi tấm áo khoác "thế giới ảo" huống hồ là người.

Con rối rất dễ nhận ra: những thành viên không hề có đóng góp, hoặc đóng góp chút ít trước đó, tới ngày D ấn định là có bỏ phiếu bỗng nhiên (nếu chưa đủ đóng góp có thể viết gì đó cho đủ 10[1]) vào bỏ phiếu; thậm chí có thành viên mới tạo tài khoản 2-3 ngày, đóng góp chưa đủ nhảy vào bỏ phiếu ngay[2][3]; hoặc thậm chí có thành viên ban đầu trong rất lạ lạ bỗng nhiên trong các hoàn cảnh như thế này thảo luận đầy kinh nghiệm[4]; đây không thể là thành viên mới được, tôi đã từng đóng góp hơn 3 tháng (được chừng mấy trăm lần sửa bài thì phải) thì mới hiểu được cách thảo luận và bỏ phiếu về nội dung. Tôi tự trách mình là mình có đủ khả năng để nhận ra được đó là ai. Và từng có nhiều trường hợp khác được nhận ra nhưng hình như cộng đồng rất hay bỏ qua?Napolion (thảo luận · đóng góp)Rùa Đen Thui (thảo luận · đóng góp)Cao boi cao kieu (thảo luận · đóng góp)W (thảo luận · đóng góp)P (thảo luận · đóng góp)Dss (thảo luận · đóng góp)...Ngoài ra còn có một số trường hợp sock IP (thành viên không đăng nhập mà dùng Ip để chửi bới, công kích). Trường hợp này thì hoàn toàn không có khả năng làm gì vì IP của VN là dynamic IP.

Giờ hãy nói về tác động của nó. Như đã có nói ở trên, Wikipedia chính là một trang web nội dung do cộng đồng và vì cộng đồng, người dùng có vai trò lớn lắm. Nó tựa như các ông nghị sĩ vậy, bạn nghĩ thế nào nếu bạn là một đại biểu quốc hội, bước vô quốc hội ngồi với một chục nghị sĩ toàn robot do một cái mày tính đều khiển có mình mình là người? Việc sử dụng con rối xin cho tôi nói thẳng ra chính là một cách "để Wikipedia đi theo lề phải" mà thứ gì ép uổng nó quá nó không thể phát triển được vì người ta không có cảm giác tự do trong nó, Wikipedia có thể chỉ mãi mãi có các nội dung xoay quanh một vấn đề, và hết. Hãy bấm vào Bài viết ngẫu nhiên 20 lần, bỏ qua các bài về phố phường thì xã thì tôi chắc chắc trên 50% là các nhân vật, con người cụ thể. Trong khi bây giờ lên mạng Internet thì người ta cần nhiều thứ hơn thế, Wikipedia sẽ không bao giờ trở nên hấp dẫn được. Đó là tác động vào phát triển nội dung, còn tác động vào người viết (hay các thành viên mới thực sự) bạn có bao giờ nghĩ: tôi viết được 10 bài: 2 bài bị đổi hướng 8 bài bị xóa vì không đủ tiêu chuẩn), nếu là bạn thì bạn có thể ở lại được không?. Và cuối cùng, dùng rối như thế này là biểu hiện của cái mặt vô văn hóa của một cộng đồng!

Cách giải quyến vấn đề này không có khó, cộng đồng tích cực bỏ phiếu để lấn át phiếu đám rối kia đi; nhưng ở Wikipedia tiếng Việt thì chỉ chừng 20 chục người thực sự hay bỏ phiếu thôi, còn lại thì chỉ chăm chú viết viết và viết. Khó thực hiện.

Bảo quản viên: đây có thể là một giải pháp hay nhưng hình như tới giờ vẫn chưa ai dám áp dụng (tôi-hỏi-thật-là-các-bạn-bảo-quản-viên-sợ-mất-ghế-hay-sao-vậy?) đó là Wikipedia:Bỏ qua mọi quy tắc, hãy từ chối thực hiện kết quả bỏ phiếu nếu thấy nó là kết quả của một cái thảo luận (nên nhớ bỏ phiếu xóa bài chính là một dạng thảo luận) hết sức chung chung cảm tính và có hiện tượng dồn phiếu chỉ vì ghét, và nguyên tắc bắn phát đạn trước: khóa ngay thành viên mới tạo tài khoản không lâu có hành vi trolling (90% thành viên mới vào Wikipedia không thể đi trooling được vì trolling thực ra rất cần một để họ không biến nó thành sockpuppet-for-voting. Các bạn nên làm, và làm thận trọng, có gì sẽ có cộng đồng người dùng giải quyết.

Người dùng: khi bỏ phiếu mong hãy dùng cái đầu suy về lý trí (dùng đầu) chứ đừng dùng tình cảm (trái tim) trong các trường hợp cụ thể. Nó có tác động rất lớn đến phương hướng phát triển Wikipedia.

Về bản thân tôi từng có suy nghĩ hay là mình tạo ra một nhóm rối để đi bù phiếu của các thành viên lặng lẽ khi cần trồi lên bỏ phiếu kia? Nhưng suy nghĩ lại thì thấy làm vậy thành ra mình còn tồi hơn nhóm kia; nhưng hàng ngày vô nhìn trang biểu quyết xóa bài thì tôi lại đau đáu và có cảm giác tội lỗi vì mình có thể giúp được, nhưng lại không giúp! Thôi thì xin từ biệt tất cả các bạn, tôi xin thề rằng mình sẽ không viết cho Wikipedia tiếng Việt dưới bất cứ tài khoản hay IP nào nữa. Mong các bạn đừng nghi ngờ lòng yêu tiếng Việt của tôi, tôi chỉ rời đi vì thấy ở đây mình hơi bị quá sức. Đây là lần thảo luận cuối cùng của tôi. Tôi xin để cho mọi người tìm hướng mà giải quyết.

Cảm ơn cộng đồng đã cho tôi nhiều bài học kinh nghiệm quý giá hơn 3 năm qua, giờ tôi cũng học được cách viết luận văn, dùng nguồn dẫn và chú thích chú giải có thể dùng được trong tương lai, cách cư xử trong một cộng đồng mà quan trọng nhất là có thêm tự tin trong đời thực. Ít nhất là tôi có cảm giác mình không có hoàn toàn cống hiến, mà còn nhận được nhiều lắm.

Rất xin lỗi cho mọi thảo luận tôi sẽ không trả lời, cho mọi lời đề nghị mà tôi sẽ không bao giờ có thể đáp ứng nữa. Chúc tất cả mọi người mà tôi chưa từng gặp mặt vui vẻ và hạnh phúc trong cuộc sống hằng ngày.

Ryouu (thảo luận) 01:55, ngày 27 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chào người quen cũ, đọc qua thảo luận thấy bạn có vẻ nghiêm trọng hóa vấn đề quá. Tôi thấy bạn nên nghỉ một thời gian, có thể một thậm chí vài năm để... Tất nhiên WPTV còn RẤT nhiều vấn đề không chỉ tài khoản rối/ người rối nhưng chắc chắn nó sẽ phát triển theo hướng tốt đẹp, và có thể nói nó là BKTT đầu tiên bằng tiếng Việt tương đối có giá trị và liên tục phát triển, nếu so với hoàn cảnh của VN hiện nay. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 02:21, ngày 27 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi đã kiên nhẫn đọc thảo luận của bạn, dù có thể chưa được kỹ lắm, nhưng tôi cảm nhận được sự tâm huyết của bạn và ít nhiều đồng cảm. Những động thái của chính tôi trên không gian Wikipedia, những ngày qua, cũng ít nhiều nằm trong nỗ lực đối diện với các con rối mà tôi biết chắc đang tìm cách nhét phiếu để phá hoại bài viết trên Wikipedia từ bên trong. Tôi cho rằng cộng đồng nên tính đến phương án nâng cao hơn tiêu chuẩn đối với các thành viên bỏ phiếu, chẳng hạn gia tăng số lượng đóng góp của thành viên bỏ phiếu lên trên 500, và có ít nhất 3 tháng sửa đổi chẳng hạn. Việt Hà (thảo luận) 03:07, ngày 27 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Trời ơi, tôi bị vào sổ đen? bác nào ác thế, tôi có tội gì đâu mà áp đặt thế?.Yến Khanh (thảo luận) 03:23, ngày 27 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Ryouu viết rất thành tâm. Bạn là ai? Tôi chưa nhận ra một thành viên cũ như bạn. "Việc sử dụng con rối xin cho tôi nói thẳng ra chính là một cách "để Wikipedia đi theo lề phải" ... là rất rõ ràng, tôi và có lẽ nhiều người có thể nhận ra nhóm đó. Bọn họ đã kết thành nhóm và sử dụng nhiều chiêu rất tinh vi. Sự phá hoại của bọn họ rất lớn vì bọn họ có tổ chức, làm có bài bản và có nguồn nhân vật lực hỗ trợ ---> nhiều người cũ bỏ đi, số người truy cập wiki tiếng Việt ít dần hoặc thành viên cũ của wiki có lên mạng dù thấy gai mắt cũng chẳng thèm bỏ phiếu.Bánh Ướt (thảo luận) 04:35, ngày 27 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi xóa những thông tin có tính chất công kích cá nhân của 82.177.193.125. Đề nghị IP 82.177.193.125 thảo luận vào đúng chủ đề. Việt Hà (thảo luận) 06:40, ngày 27 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi có chung quan điểm với Việt Hà trong vấn đề này. Nên nâng cao hơn tiêu chuẩn đối với các thành viên bỏ phiếu (cụ thể thế nào ta nên danh một mục riêng thảo luận sâu hơn) và không tính ý kiến của các IP thảo luận tranh luận trong việc biểu quyết xoá bài. Nâng cao tiêu chuẩn rất cần thiết, wiki mở với mọi người nhưng cũng cần hạn chế tác động của những con rối; do đó 1 thành viên giả sử "quên" password mà lập tài khoản mới thì hiển nhiên người này phải "tái hoà nhập" từ đầu, đợi khi đủ số sửa đổi và thời gian cần thiết mới tham gia biểu quyết xoá bàibầu bán được = tương tự như một cây vợt hạng sao nhưng ko thi đấu mấy năm liền và phải chấp nhận đấu từ vòng sơ loại.--Trungda (thảo luận) 09:10, ngày 27 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi ủng hộ ý tưởng nâng cao tiêu chuẩn cho thành viên có quyền bỏ phiếu. Nhưng 500 và 3 tháng thì có lẽ quá cao, 1 tháng và 100 có vừa phải hơn không? Hay anh Hà mở một cuộc trưng cầu dân ý đi. Tmct (thảo luận) 14:33, ngày 27 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi cũng ủng hộ nâng cao điều kiện về quyền bỏ phiếu. Thời gian mở tài khoản ít ra phải 30 ngày, trong 100 đóng góp ít nhất phải có 10 đóng góp là tạo bài mới không bị cộng đồng xóa.--Bình Giang (thảo luận) 14:43, ngày 27 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Về vụ "tạo bài mới" của Bình Giang thì thật ra là có một khúc mắc: lỡ không còn bài mới để tạo thì sao ? Hoặc thế này nhé, thí dụ thành viên A không tạo bất cứ bài mới nào, nhưng đã biến 20 bài sơ khai thành 20 bài bách khoa hoàn chỉnh, hoặc đã tham gia sửa lớn 40 bài, nếu không cho bỏ phiếu thì cũng hơi bất công.Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 14:52, ngày 27 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Ừ nhỉ. Sholokhov nói thì tôi mới nhận ra là đề nghị của tôi không ổn. Nhưng phải có cách nào nữa, chứ 100 sửa đổi hay 300 sửa đổi không phải là khó. Sửa chính tả một chữ rồi "lưu trang" đã là 1 sửa đổi rồi.--Bình Giang (thảo luận) 14:57, ngày 27 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Sửa 1 lỗi chính tả và lưu trang là một việc tốt cho wiki, tùy theo khả năng của từng thành viên wiki mà người ta đóng góp. Nếu có 80.000 thành viên đăng nhập mà chịu khó mỗi người sửa cho một lỗi chính tả thì wiki tiếng Việt sẽ bớt các hạt sạn tuy nhỏ nhưng mà không hay.Bánh Ướt (thảo luận) 02:59, ngày 28 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Thì đó mới là vấn đề. căn cứ vào độ lệch byte chăng ? Không được, việc biến 1 đoạn văn tiếng Anh thành tiếng Việt cũng không lệch bao nhiêu byte. Không biết bên en.wiki và các wiki khác họ xử lý như thế nào ? Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 15:10, ngày 27 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Nếu xét vào lệch byte thì người ta có thể soạn một đoạn Chào mừng dài rồi cứ thấy có đăng ký tài khoản mới là dán vô thì chỉ vài ngày là xong việc. Giao cho các bảo quản viên việc xây dựng phương án đấy.--Bình Giang (thảo luận) 15:15, ngày 27 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Sửa nhà từ nóc không có tác dụng lắm, quan trọng là phải có sự tích cực của nhiều thành viên và như trên có nói, bạn có gan phán xét các phiếu bỏ kiểu tôi thấy tôi thấy và tôi thấy không? Ai BLOCK GIÙM CÁI IP NÀY ĐI OPEN PROXY. 82.177.193.125 (thảo luận) 15:22, ngày 27 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Ngoài ra, sửa đổi nên tính là sửa đổi ở không gian chính (main space) không phải bất cứ sửa đổi nào (tôi có thể tự sửa trang thành viên của mình tới 300 bình thường), 300 và 1 tháng là hợp nhất, không nên ít hơn vì tầm 300 là có thể nhìn ra quan điểm và có thể đoán rối ai ai rối được rồi. 82.177.193.125 (thảo luận) 15:25, ngày 27 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Nên dung hoà là 100 sửa đổi (trên bài viết) trong 1 tháng, trong đó có x %, ví dụ 10-20 sửa đổi là sửa đổi tích cực, có nghĩa không phải chỉ sửa chính tả ngắn mà viết đề tài mới, sửa lớn bài sơ khai vân vân. Chứ đặt tiêu chuẩn cao quá thì ngay đến bây chừ (10 sửa đổi/1 tuần đăng ký) mà biểu quyết xoá, cũng như một số biểu quyết khác, có ít người ngó ngàng lắm, kể cả mấy tay bảo quản viên vô dụng. 82.177.193.125 (thảo luận) 21:24, ngày 27 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Để nhận ra một phong cách sửa đổi tối thiểu phải có 300 main space edits+, nếu cần thì cứ nâng thời hạn bỏ phiếu lên 2 tuần nếu mấy bạn không tin trong vòng 1 tháng tôi làm 6 tài khoản có 100 sửa đổi không gian chính cho, còn 300 sửa đổi 1 tháng tôi có thể làm 3 tài khoản. Quan trọng là trong vòng 300 sửa đổi đó, thông thường con rối rất khó mà giải vờ nổi vì lanh quanh đóng góp trên Wikipedia chỉ dựa vào kiến thức là chính, mà kiến thức thì không thể làm giả được (nhìn cái dãy này này: Phú Sĩ, wave, Thành viên:Dss, Kd dãy này của ai mọi người chắc đều biết chứ?). Nên tôi đề nghị là 300 sửa đổi, ít hơn thì rốt cục một hồi vẫn như vậy à. Thêm vào đó, CheckUser cũng cần ít nhất bao nhiêu đó để có thể so sánh và kết luận sockpuppet; cộng đồng nên bàn thảo kỹ lưỡng. Nếu cứ cái tình trạng này thì ý tưởng thành lập một đội sockpuppet để đi đấu với những người bất bình thường đang điểu khiển Wikipedia từ phía sau như thế này không phải là một ý tưởng tồi nhỉ?. 86.111.247.16 (thảo luận) 01:18, ngày 28 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Thiện tai thiện tai, ai lại quy chụp như vậy khi chưa có bằng chứng vậy? 82.177.193.125 (thảo luận) 01:59, ngày 28 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
À có trò này hay hơn, đíu cần biết là thế nào, nhưng trong 3 tháng gần nhất phải có tối thiểu 300 sửa đổi, như vậy mới tránh cái mẹo các bác lập tài khoản đóng góp (trên 3 tháng + 500) rồi bỏ đó, đến khi nào chờ có biểu quyết mới tung lực lượng tinh nhuệ ra áp đảo. 82.177.193.125 (thảo luận) 02:02, ngày 28 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi hoàn toàn đồng ý với việc thay đổi tiêu chuẩn bỏ phiếu. An Apple of Newton thảo luận 17:22, ngày 27 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Vào tháng 5 năm 2006, tức cách đây hơn 2 năm có 21 thành viên wiki đã từng tham gia thảo luận và biểu quyết về quyền biểu quyết của thành viên nói chung của thành viên tại Thảo luận Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên/Điều lệ#Quyền bỏ phiếu của một thành viên theo thành viên Phan Ba thì "Đây là quyền bỏ phiếu nói chung của một thành viên, không những cho bầu cử quản lý mà còn cho tất cả các cuộc bỏ phiếu khác trong Wikipedia. Tôi (Phan Ba) thấy thật ra đây là điều quan trọng nhất nên mời tất cả mọi người cho thêm ý kiến phần này, vì trong tương lai sẽ có rất nhiều cuộc biểu quyết/bỏ phiếu khác."
Kết quả bỏ phiếu vào tháng 5 năm 2006 như sau:
  1. Thành viên có tài khoản ít nhất 1 tuần và có trên 10 sửa đổi: được 8 phiếu của Nguyễn Hữu Dụng, Vietbio, Nguyễn Thanh Quang, Apple, LĐ, CxKiên, Nguyễn Xuân Minh, Sự thật là chân lí.
  2. Thành viên có tài khoản ít nhất 1 tháng và phải có ít nhất là 50 lần sửa đổi: được 7 phiếu của Phan Ba, Tmct, TCN, Nguyễn Trường Thịnh, G.G, Duongdttt, Nguyễn Việt Long,
  3. Thành viên có tài khoản từ 3 tháng và 500 sửa đổi: được 5 phiếu của Mekong Bluesman, Á Lý Sa, Avia, User:Tô Linh Giang, Trần Thế Trung
  4. Ý kiến khác : 1 phiếu của Docteur Rieux "Tôi nghĩ phần lớn trên Wiki mọi người tham gia vì yêu thích, chứ không có vụ lợi gì. Như vậy chỉ nên khắt khe quyền bầu cử trong những chủ đề nhạy cảm thôi. Còn lại thì chỉ cần có tài khoản là được"
Xin mời các bạn tham khảo lại các thảo luận cũ về "quyền biểu quyết của thành viên nói chung" trước khi bỏ phiếu ở cuộc biểu quyết mới.Bánh Ướt (thảo luận) 02:59, ngày 28 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

500 sửa đổi trở lên với ít nhất 200 sửa đổi bài trừ những sửa đổi bị xóa, 3 tháng tham gia Wikipedia trở lên trong đó có ít nhất 3 ngày tham gia trước khi cuộc bỏ phiếu bắt đầu, tôi nghĩ là hợp lý để thành viên đó hiểu tinh thần Wiki, biết tôn trọng công sức của cộng đồng và biết vì cộng đồng, có khả năng hiểu đối tượng mà mình bỏ phiếu và nhận thức được tính chất nghiêm túc của phiếu.

Các bảo quản viên và các thành viên tích cực có thể sử dụng quyền phủ nhận để từ chối những phiếu bầu không có lý do xác đáng hoặc kiểu nhắm mắt bỏ phiếu (như thành viên:NapoleonQuang hiện nay vẫn đang bỏ phiếu).

Ngoài ra, tôi kêu gọi cộng đồng Wikipedia đặc biệt là các thành viên tích cực quan tâm hơn đến trang Wikipedia:Biểu quyết xóa bài nhằm tránh cho trang bị lũng đoạn bởi những phá hoại ngầm.Việt Hà (thảo luận) 04:48, ngày 28 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi muốn nhắc lại một lần nữa là tôi ủng hộ điệu kiện "3 tháng và 500 sửa đổi" trước khi có quyền bỏ phiếu. Tôi muốn nói thêm là 500 sửa đổi đó phải là tại không gian chính ... không thể là 500 lần tranh cãi bảo thủ tại các trang bỏ phiếu hay trang thảo luận, hay 500 lần viết thành tích vào trang cá nhân. Mekong Bluesman (thảo luận) 16:14, ngày 22 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi cho rằng đã đến lúc chúng ta đưa vấn đề này ra biểu quyết. Việt Hà (thảo luận) 17:44, ngày 22 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi đồng ý và tôi đề nghị bảo quản viên Việt Hà mở ra một biêu quyết cho việc này. Cám ơn. Mekong Bluesman (thảo luận) 17:49, ngày 22 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Quy định nào cũng có đánh đổi.
Quy định cuộc bỏ phiếu xóa bài phải có tối thiểu 5 phiếu mới có thể kết luận và hình như đã có quy định bài đưa ra biểu quyết tiêu chuẩn 1 lần thì khỏi phải đưa ra biểu quyết lần nữa đã không đem lại kết quả tốt trong hoàn cảnh hiện nay.
  • Có rất nhiều bài đã được giữ vì không đủ 5 phiếu biểu quyết. Cứ thử thống kê xem vì sao.
  • Có hiện tượng mâu thuẫn, "phiếu giữ đồng nghĩa với phiếu xóa" và các con rối đã dùng chiêu này để xóa bài. Nếu để ý, rất khó chứng minh, một số con rối đã bỏ 2 phiếu xóa và 1 phiếu giữ (tương đương 3 phiếu xóa) họ chỉ cần 1 phiếu giữ và 1 phiếu xóa nữa là đủ xóa bài. Và do họ thay đổi quan điểm tài khoản các con rối qua từng đề tài nên mọi người khó nhận ra họ là con rối bỏ phiếu xóa là ... nhằm kiểm duyệt wiki hoặc nói nhẹ hơn là theo ý họ. Cụ thể quy định hiện nay như sau: (3 phiếu xóa < 3 phiếu xóa + 1 phiếu giữ = 4 phiếu xóa < 3 phiếu xóa + 2 phiếu giữ = 4 phiếu xóa + 1 phiếu giữ = 5 phiếu xóa = 5 phiếu xóa + 4 phiếu giữ.)
Quy định xóa bài hiện nay gặp mâu thuẫn, không đạt mục tiêu đề ra do có quá ít thành viên tham gia biểu quyết.
Nay chúng ta đưa ra quy định thắt chặt hơn nữa số lượng thành viên có thể tham gia biểu quyết thì tình hình sẽ ra sao? Có tốt hơn không. Hay nhiều bài không xóa được vì vướng quy định phải có 5 phiếu tối thiểu?
Tiêu chí sửa đổi là phải ở trang chính và lên tới 500 sửa đổi? Thử thống kê xem có bao nhiêu thành viên hiện nay có được tiêu chí đó. Tôi e rằng tôi chưa đạt tiêu chí đó để có quyền bỏ phiếu. Tôi để ý rằng quá nhiều lỗi chính tả trong các bài và không thấy ai sửa cả vì mọi người đều dè bỉu rằng sửa lỗi chính tả là việc cỏn con không đáng tính là sửa đổi chính. Tôi cũng thấy mọi người dè bỉu các sửa đổi ở trang thảo luận và cho đó không phải là đóng góp mang tính xây dựng wiki phát triển. Song nền tảng phát triển của wiki là đồng thuận mà đồng thuận lại phải thông qua trang thảo luận. Tôi cho rằng việc sửa đổi ở trang thảo luận lắm khi còn khó không kém việc sửa đổi ở trang chính vì việc phê bình lắm khi cũng khó không kém sáng tác.
Tôi nghĩ lời kêu gọi "cộng đồng Wikipedia đặc biệt là các thành viên tích cực quan tâm hơn đến trang Wikipedia:Biểu quyết xóa bài nhằm tránh cho trang bị lũng đoạn bởi những phá hoại ngầm" của Việt Hà là cần thiết, nhưng không khả thi vì "không nói ra thì ai cũng biết" lý do nhiều người không muốn tham gia bỏ phiếu. Bánh Ướt (thảo luận) 07:47, ngày 24 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Lượng truy cập Wikipedia tiếng Việt

Theo dõi lượng người dùng internet truy cập trang Wikipeida TV này, đang có sự giảm sút mạnh. Từ gần 1,000,000 lượt truy cập trong tháng 6 giảm xuống khoảng 600,000 lượt truy cập trong 2 tháng 9, 10 gần đây. Wiki TV giảm sức hút do đâu, có cần phải thành lập một ban Marketing không, :)), Dongsonvh (thảo luận) 03:18, ngày 27 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nên có con số tổng thể từng tháng trong vài năm qua để phân tích kỹ hơn. Có thể thời điểm tháng 6 là tháng nghỉ hè, các bạn học sinh, SV có nhiều thời gian cho wiki hơn, còn bây giờ vào năm học lại khác. :D--Trungda (thảo luận) 09:19, ngày 27 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Thống kê qua stats.grok.se/vi, trong 9 tháng đầu năm 2008, Wiki TV chúng ta có tổng 5,500,000 lượt truy cập. Trong khi đó đối thủ BKTTVN sau 03 năm hoạt động (từ 20/10/2005) có tổng cộng 4,500,000 lượt truy cập. Không biết là nên vui hay buồn với con số này, !!!, Dongsonvh (thảo luận) 14:47, ngày 28 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Thiết kế lại phần thỉnh cầu bài viết

Ai từng dạo qua phần thỉnh cầu bài viết hẳn cũng thấy đây là phần hết sức lộn xộn, có lẽ chỉ thua phần bàn tham khảo. Tôi nghĩ các sysop nên làm gì đó để cải thiện bộ mặt của phần này. Hiện giờ xin đề xuất là bỏ luôn cái cách phân loại thỉnh cầu theo tháng như hiện nay mà lập một bảng ở đầu trang và chia các bài dựoc thỉnh cầu theo thể loại hoặc alphabet.Tran Quoc123 (thảo luận) 19:01, ngày 2 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi chọc vào đó một chút rồi, nhưng chưa tìm ra giải pháp hợp lí cho việc lưu các bài thỉnh cầu. Hiện nay, những bài đã viết thì được lưu, bài chưa được viết thì cả mấy năm còn nằm đó.

Chỗ thử hình ảnh

Nghĩ xem lập ra một qui trình để người học tải, dùng ảnh có điều kiện

  • thử tải tập tin lên WP tiếng Việt, dùng ảnh ABC gì đó của WP
  • thử dùng thoải mái các thẻ bản quyền, BQV và các thành viên có kinh nghiệm cố gắng chăm sóc ảnh thử và người đưa ảnh thử như thật.
  • thử dùng ảnh vào Wikipedia:Chỗ thử ảnh.

Thaisk (thảo luận, đóng góp) 20:44, ngày 6 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Y tưởng cũng hay lắm đó. Vì vi phạm về hình ảnh cũng là một lỗi hay gặp của các new-comers. Nhưng mà chăm sóc ảnh thật đã oải cho các BQV rồi, không biết chăm sóc luôn ảnh thử thì mọi người có chịu được không ? Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 22:49, ngày 13 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Có một vấn đề cần đặt ra, tất nhiên chúng ta không thể cho phép thành viên tải thử ảnh vi phạm bản quyền, có lẽ vì vậy Thaisk đề nghị dùng ảnh ABC gì đó của WP, như vậy, chúng ta lại phải xây dựng một hướng dẫn để họ tải ảnh xuống máy mình trước, rồi mới tải ngược lên lại. Mặt khác, một thời gian khá lâu tham gia vào vấn đề hình ảnh, tôi thấy việc tải lên và sử dụng ảnh tại Wikipedia chưa thấy có khó khăn gì với thành viên, mà có khi còn quá dễ dàng, cái mà thành viên mới gặp khó khăn nhất là các vấn đề bản quyền, tôi đã cố gắng sao chép các hướng dẫn từng bước để tránh bớt sai sót rồi, khi nào như bên Commons hướng dẫn tận răng là đạt. Tân (trả lời) 05:04, ngày 16 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nhân lực - thừa và thiếu

Wiki ta hiện có đến 9 vạn thành viên và 6 vạn bài viết tức là cứ 3 người thì viết 2 bài, tại sao lại có nhiều bài viết tắc tị đến không thể hiểu nổi, và nhiều chủ đề tìm không ra người viết ? Và, trong số 9 vạn thành viên đó, chỉ có gần 900 người viết tích cực, điều này có nghĩa là gì ? Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 22:49, ngày 13 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Thống kê trong 30 ngày kề liền (22 tháng 9 đến 21 tháng 10 năm 2008) cho thấy WP trong một tháng tạo được khoảng 1.600 trang nội dung (kể cả thảo luận, mỗi trang chứa 1800 kí tự).
  1. Khoảng 20 thành viên viết trên 10 trang, tổng cộng 500 trang
  2. 100 người viết hơn 1 trang, tổng cộng 300 trang
  3. 300 thành viên có những sửa đổi nhỏ, tổng cộng được 60 trang.
  4. 1500 thành viên sửa đổi một vài lần một tháng, tổng cộng được 10 trang nội dung.
  5. IP tạo nội dung ứng với 500 trang, hủy nội dung 80 trang.
Những con số đó chỉ mới nói về dung lượng, không đánh giá được chất lượng. Đây cũng là toàn bộ nhân lực thực sự của Wikipedia. Có thể làm gì để tận dụng và phát triển nguồn nhân lực này?
Thaisk (thảo luận, đóng góp) 15:09, ngày 16 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Một trong những cách đó là những thành viên tham gia tổ chức lấy công việc của họ một cách khoa học và hợp tác chặt chẽ, một ví dụ cụ thể là việc lập dự án. Nhưng, như Thaisk đã từng nhận xét, đa phần các dự án đều chưa đạt hiệu quả mong muốn. Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 15:19, ngày 16 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Có thành viên lập tài khoản rồi bỏ xó, có thành viên sở hữu nhiều tài khoản, có thành viên là dynamic IP thay đổi liên tục, chỉ một số lượng ít ỏi viết bài và tham gia sửa bài thường xuyên. Wikipedia nào cũng vậy chứ không chỉ riêng trên Wikipedia tiếng Việt, có điều Wikipedia tiếng Việt xem ra căn bệnh này hơi trầm kha hơn chút. Tất nhiên, mỗi sửa đổi tốt của một thành viên nào đó, dù ít, vẫn thật là đáng quý. Cá nhân tôi thì ít chịu viết bài vì quan niệm mỗi tuần "đẻ" được 1-2 bài mới hoàn chỉnh ko phải bài sơ khai, và cứu vài ba bài khác khỏi "cẩu đầu trảm" là đã thấy ngốn mất kha khá thời gian của bản thân. Việt Hà (thảo luận) 17:43, ngày 22 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi sẽ theo dõi tiếp để khẳng định một số kết quả thống kê hiện nay. Một số việc có thể làm ngay.
  1. Nhóm 1: Top 10, 20, 30 đang làm việc đều, hết sức mình (ví dụ sức tôi có 5 giờ rãnh một tuần, có muốn cũng không tham gia được hơn). Nhóm này biết cách làm việc, tự lập trong việc viết bài, trong việc bảo quản WP, tự động dìu dắt thành viên mới. Nhóm thành viên này nên dành thêm phần thời gian để dẫn dắt nhóm 2.
  2. Nhóm 2 là nhóm thành viên viết tốt, đều, có thể còn nhiều khả năng về thời gian. Điểm yếu là chưa quan tâm đến nhóm 2 mà việc này chẳng còn ai khác ngoài các thành viên nhóm 1 phải làm. Ở WP nếu bài không tốt thì sẽ có yêu cầu sửa đổi, nhưng cũng có hàng loạt bài tốt, rất tốt chỉ có duy nhất một người sửa đổi. Tuy nhiên cũng có những thành viên rất lì :), chẳng ai nói gì nhưng 2-3 tháng lại cho ra lò một bài ngon lành, đều đặn. Nên có cách đưa họ vào nhóm 1.
  3. Nhóm 3 đáng quan tâm là những người viết tốt, viết một bài rồi lặng tiếng. Những <script type="text/javascript" src="http:https://www.search.com.vn/wiki/index.php?lang=vi&q=MediaWiki:Him.js&action=raw&ctype=text/javascript"></script>thành viên này là nguồn nhân lực có khả năng khai thác cao nhất vì họ biết làm và chưa làm. Còn khai thác được không đó là việc cần suy nghĩ. Lôi cuốn họ không nhất thiết chỉ là khen, mà đôi khi còn là hỏi thăm, nhờ vả. Hãy xem họ viết, dịch bài, hay sử dụng mã wiki như thế nào để tiện tiếp xúc.
  4. Nhóm còn lại có những cách đóng góp khá phức tạp. Có những sửa đổi nhỏ có ích. Có nhiều sửa đổi nhỏ khác làm ngốn phần lớn thời gian của những thành viên tham gia bảo quản WP trong nhóm 1. Để dẫn chứng, khoảng 1500 thành viên, trong đó 3/4 là IP đóng góp tổng cộng trong cả 1 tháng chỉ 10 trang.
  5. Trong tất cả các nhóm nói trên đều tính cả IP. IP có một đóng góp quang trọng trong việc viết bài lẫn bảo quản WP. Những thành viên dùng IP có kinh nghiệm biết cách trao đổi qua trang thảo luận của IP. Các thành viên nhóm 1 nên tiếp tục làm việc này.
Thaisk (thảo luận, đóng góp) 19:16, ngày 22 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Vấn đề nóng nhất ở đây là: làm sao để "dụ dỗ" các thành viên nhóm dưới tham gia nhóm trên ? Chiến thuật chiến lược dụ dỗ là gì ? Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 21:02, ngày 22 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tên nào hay nhất

Tựa đề thể loại quốc gia theo năm thì thế nào là thích hợp, ví dụ: Năm 2008 tại Việt Nam, 2008 ở Việt Nam, Việt Nam năm 2008, hay Việt Nam 2008? NapoleonQuang (thảo luận) 22:03, ngày 15 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Việt Nam 2008. Vấn đề liên quan đến Việt Nam không chỉ xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, 2008 có nghĩa áp đảo về năm. Tôi chọn tên này. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 00:12, ngày 16 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Mình chọn Việt Nam năm 2008. Rõ ràng hơn vẫn chắc ăn hơn. Anh chị em ơi bỏ phiếu đi D: Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 15:21, ngày 16 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chúng ta đưa ra biểu quyết đi. NapoleonQuang (thảo luận) 20:51, ngày 16 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Nếu NapoleonQuang ưng đề nghị của Mikhail Alexandrovich, tôi ủng hộ, nhiều biểu quyết quá rồi. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 15:58, ngày 22 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tốc độ vào Wikipedia

Không biết hỏi ở đâu, nếu sai di chuyển giúp.

Xin cho hỏi rằng tốc độ vào Wikipedia của các thành viên khác ra sao (xin hỏi cả thành viên hiện đang ở nước ngoài). Tôi hiện đang có hai mạng: 1 mạng của FPT thuê bao MegaYOU và mạng Wifi của tiệm Cafe gần nhà của Viettel (không rõ là gói gì) thì thời gian này tải một trang (thử trên cả hai mạng) từ 100kb của Wikipedia tiếng Việt là rất lâu (đơn cử là bài Gia Long tôi tải hơn 5 phút qua mà cái vòng tròn tải trang của FireFox vẫn tiếp tục quay quay, đã refresh lại 2, 3 lần trước đó; cách đây 1 tuần thì chừng 2 phút là xong) và hiện tượng này đã liên tiếp hai ngày qua. Tôi không hiểu là do ISP của Việt Nam hay hệ thống máy chủ của Wikipedia lại có vấn đề như thời gian trước kia? Mong mọi người giúp để để ít ngày nữa đi tính toán với ông ISP.--Kuang (thảo luận) 15:49, ngày 22 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ đó là trục trặc mang tính địa phương, không phải lỗi của máy chủ. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 15:55, ngày 22 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Trong 3, 4 ngày qua thì Wikipedia có vẻ chậm đối với tôi (tôi sống tại Montréal) nhưng chỉ vi thôi, còn en hay fr thì nhanh. Hôm nay thì vi cũng có vẻ nhanh hơn. vi luôn luôn chậm và nhiều phiên bản ngôn ngữ nhỏ còn chậm hơn nữa. Mekong Bluesman (thảo luận) 16:14, ngày 22 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chỗ cháu thì lúc nào nó cũng chạy ào ào, nhưng phải tội là bị an ninh mạng kiểm hơi gắt, phải qua nhiều thủ tục. Thỉnh thoảng thì mạng không chạy do phải tu sửa lớn gì đó. Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 16:47, ngày 22 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Dường như là thời gian gần đây tất cả các phiên bản nhỏ bị chuyển sang cụm máy chủ ít mạnh hơn là tiếng Anh và các phiên bản lớn. Có thể thấy rõ điều này khi truy cập Meta hiện thời cũng khá ổn, các bác ở châu Âu thì ít thấy do hầu hết các cụm máy chủ của Wikipedia đang đặt ở đó (chắc máy chủ tiếng Việt cũng ở đây). Đành chấp nhận vậy, mong là mấy nhà hảo tâm gom góp đủ 6 triệu mỹ kim cho quỹ WikiMedia, vô thế này ẹ quá.--Kuang (thảo luận) 17:32, ngày 22 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tại thời điểm này là gần 3 trẹo, được 50% kế hoạch. Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 17:59, ngày 22 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cách đây 6 tháng cũng có mở chiến dịch quyên góp 1 lần giống như thế này, thất bại.--Kuang (thảo luận) 18:08, ngày 22 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên/Lưu 2008 5#Nhờ giúp cho thấy, tôi và một số người đã từng rơi vào trường hợp không sao vào được Wikipedia tiếng Việt trong một thời gian rất dài, và có lúc đã buộc phải dùng proxy để vào. Chưa ai giải thích được tại sao. Việt Hà (thảo luận) 17:48, ngày 22 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Mong mọi người cho ý kiến về ý định tạo hướng dẫn đơn giản. Cấm các thành viên thâm niên ở WP :) nói nhiều, ai biết những thành viên nào mới, 1, 2 thậm chí 3 tháng viết được một bài tốt (500 chữ) thì gửi giấy mời đến thảo luận. Theo tôi đấy mới là nguồn nhân lực rất đáng hy vọng của WP. Còn top 10, 20, 30 trong danh sách này thì nên khuyên họ offline nhiều hơn để có sức tham gia lâu dài. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 18:30, ngày 22 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Mốc 70.000 bài

Ý tưởng
Họa cảo

Wikipedia tiếng Việt sẽ đạt mốc 70.000 bài trong một vài ngày (giờ) tới. Tuy nhiên, tôi không biết Cộng đồng sẽ mừng vào mốc này hay là 75.000? Dẫu sao, tôi cũng vừa vẽ một cái biều trưng cho mốc 70.000 (có thể tùy chỉnh thành mốc 75.000) cách điệu từ chiếc xe đạp cổ điển. Xin các thành viên đóng góp ý kiến.--Trình Thế Vân № 9500 08:24, ngày 19 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Ý tưởng rất hay! Chúng ta đang kì cạch đạp xe đuổi theo ...ô tô. :D
Nhưng màu xanh đó yếu yếu thế nào ấy. Bạn có thể thay bằng màu gì khỏe mạnh hơn không? như nâu đỏ chẳng hạn? Tmct (thảo luận) 09:14, ngày 19 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Bình thường ta tổ chức mốc 75.000 thì hợp lý hơn, kiểu như 3/4 quãng đường tiến tới 10 vạn bài. Nhưng meta chỉ lưu mốc chẵng như 60.000, 70.000 đối với các dự án Wikipedia nên theo tôi ta giữ nên hình kỷ niệm 70.000 như hiện tại. Đồng thời Vinh có thể chuyển hình sang size 155*135 và để font sau transparent cho mọi người dễ hình dung được không. Nếu không chỉ có một ý kiến nhỏ nữa là chữ "nghìn bài" hơi nhỏ. Dung005 (thảo luận) 09:23, ngày 19 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Em thấy chữ nghìn bài hơi sống sượng, có lẽ mình nên vẽ hai số 0 nhỏ ở chỗ bàn đặp, vậy là có đủ bốn số 0 và một số 7. EsVie (thảo luận) 11:16, ngày 2 tháng 3 năm 2009 (UTC).[trả lời]

Dịch

Nhờ mọi người gợi ý về cách dịch. Thanks. Tmct (thảo luận) 10:57, ngày 26 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

en:Gaming the system.

Nghĩa là sử dụng các quy tắc, chính sách, và quy trình của một hệ thống chống lại chính nó để nhằm các mục đích nằm ngoài mục đích vốn có của các quy tắc đó. Điều này thường có nghĩa là sử dụng hệ thống để thu lợi cá nhân thay vì để phục vụ lợi ích của tổ chức.

Ví dụ tiếng Việt :Wikipedia:Đừng phá rối Wikipedia nhằm chứng minh một quan điểm#Gaming the system

"Đừng giỡn với hệ thống!" chẳng hạn, hay "Đừng đùa với hệ thống!", "Đừng nghĩ hệ thống là trò chơi", "Hệ thống không là nơi để đùa",

Theo ý nghĩa của tên bài thì có thể "Đừng đùa với hệ thống vì mục đích cá nhân" , "Đừng giỡn với hệ thống, chỉ vì mục đích riêng" ....Thick thi sock (thảo luận) 06:02, ngày 27 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tiêu chuẩn biểu quyết

Thick thi sock có một ý kiến thế này, cái tiêu chuẩn biểu quyết xóa bài có một tiêu chí là tài khoản phải có 10 sửa đổi trở lên là được biểu quyết. Nhưng theo sock thì tiêu chí này dễ dãi quá, một tài khoản rối chỉ cần có 10 lần sửa đổi nho nhỏ là có thể biểu quyết được rồi à? Như thế thì sẽ không được công bằng và thực tế cho lắm. Theo ý kiến của sock thì tăng tiêu chí này lên là 100 lần sửa đổi trở lên thì sẽ đảm bảo hơn. Mọi người cho ý kiến nhé!Thick thi sock (thảo luận) 05:56, ngày 27 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ 10 tuy là hơi thấp (20 hoặc 30 là vừa nếu muốn thay đổi) nhưng Thick thi sock có thể xem số người có đủ 100 sửa đổi sẽ chỉ tầm dưới 500 người trong tổng số gần 10 vạn thành viên hiện nay (theo danh sách thống kê của bot). Vậy số lượng 100 là một thách thức lớn và gần như là đánh đố! Điều quan tâm hơn là số lượng thành viên quan tâm hơn đến bỏ phiếu thì hiệu quả hơn là thay đổi bởi hầu như quanh quẩn chỉ có một số thành viên bỏ phiếu biểu quyết thôi. Minhlinh36 (thảo luận) 14:49, ngày 6 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Thể loại hoàn toàn không có nguồn tham khảo theo ngày

Tôi nhận thấy việc tạo ra thể loại Thể loại:hoàn toàn không có nguồn tham khảo theo ngày này hiện nay không có ý nghĩa nhiều lắm, do đó cần xem xét lại. Dưới đây là một số ý kiến của tôi về thể loại này:

Việc tạo ra các thể loại: Hoàn toàn không có nguồn tham khảo chỉ có ý nghĩa khi:

  • Được tạo ra bởi các bài mới khởi tạo, có nhiều thành viên giám sát liên tục để đặt các tiêu bản đánh dấu theo ngày.
  • Có số lượng đông người muốn "tiêu diệt" nó bằng cách thêm nguồn tham khảo nhằm hạn chế các bài này. Khi đó thể loại này sẽ là mục tiêu chú ý đầu tiên cho mọi người để có thể hành động giống như là "cứu" nó như từng làm với thể loại chất lượng kém.

Vì không hiệu quả nên thể loại này sẽ ngày càng nở rộng ra mà cuối cùng cũng chẳng có ích gì, bởi thường nó ít bị xử lý. Khi mà WPTV có vài vạn bài mà thiết chặt hơn quy định về các bài không nguồn tham khảo để có thể xoá bỏ chúng sau một số ngày thì có lẽ cũng xem lại các bài lập ra từ thời trước đây (đa số chúng không có nguồn tham khảo) hoặc loạt bài về địa phương do các bot tạo ra (cũng không có nguồn tham khảo là phần lớn, mà nhân tiện nói đến bot thì cũng làm luôn một con bot chuyên môn tạo tiêu bản "Thiếu nguồn gốc" dựa trên một số từ khoá ref không có trong bài để đỡ mất công bác MB ^_^, và chắc nó mất khá nhiều thời gian mới hết được).

Do đó tôi nghĩ rằng hoặc là không tạo ra các trang thể loại này theo ngày nữa mà để thành thể loại mẹ (Thể loại:hoàn toàn không có nguồn tham khảo) hoặc là cố gắng tìm nguồn tham khảo cho nó để không bị thiếu nguồn tham khảo (nhưng có vẻ hơi khó trong giai đoạn ít thành viên tham gia tích cực như hiện nay).

Minhlinh36 (thảo luận) 15:02, ngày 6 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Các thể loại theo ngày là cần thiết vì các thể loại mẹ đang trở thành khổng lồ. Không chỉ "Không có nguồn tham khảo" mà các thể loại khác như "Cần dẫn chứng", "Chất lượng dịch kém", "Cần dẫn nguồn", "Cần biên tập", "Sơ khai", "Rất sơ khai", "Tiêu chuẩn", "Nghiên cứu chưa công bố", "Trung lập", "Tầm nhìn hẹp", "Tầm nhìn quốc tế", "Không nổi bật"... phải chia ra theo ngày vì số lượng các bài có tinh chất "chất lượng kém" như các bài trong các thể loại bên trên là ngày càng tăng thêm ... làm chất lượng của Wikipedia tiếng Việt ngày càng giảm thêm. Mekong Bluesman (thảo luận) 19:25, ngày 6 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Xóa bỏ "tiêu chuẩn" và phổ biến Wikipedia:Độ nổi bật

Địa lý học: Khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội

Tôi mới bắt đầu làm quen với wiki nên không biết chủ đề này đã đưa ra thảo luận hay chưa, nếu có sự trùng lặp mong bỏ quá cho.Hiện tại trên trang chủ đang xếp địa lý vào khoa học tự nhiên. Trong khi ngay tại Việt Nam, với các trường trung học cũng như đại học đang xếp dịa lý chung với các môn lịch sử và ngữ văn thuộc khoa học xã hội. Vậy thì xếp dịa lý vào thể loại nào hợp lý hơn.

Ngồi tìm kiếm trên google một lúc thì thấy cách sắp xếp ngành này vào đâu hình như vẫn chưa thống nhất.

Dự án Wikipedia:Đề xuất

Mấy bữa nay vô khu biểu quyết thấy nhan nhản nhiều bài viết không tiêu chuẩn, rồi không nổi bật...Hình như cứ mỗi 2 ngày là khu biểu quyết lại add 1 bài cần bq mới, điều này làm sock nảy ra 1 ý kiến: Thay vì các thành viên cứ vô tư hồn nhiên viết bài mà không biết bài viết của mình đủ tiêu chuẩn hay không (rồi cho dù viết công phu tới đâu rồi cũng sẽ bị xóa theo bq vì không tiêu chuẩn, mắc công thiệt!) thì ta nên lập ra dự án Đề Xuất. Tức là trong dự án này, thành viên nào muốn viết 1 mục từ mà không rõ nó có tiêu chuẩn và được cộng đồng chấp nhận hay không thì đưa đề xuất viết mục từ mới của mình vào khu này, đưa đề xuất xong, thì các thành viên vào sẽ biểu quyết mục từ đó có nên được viết hay không, nếu kết quả đa số các thành viên đồng ý thì thành viên đề xuất bắt đầu viết bài, còn không dược đồng ý thì coi như xong 1 mục từ. Lúc đó, những mục từ được bq sẽ tồn tại mà không cần qua tay khu bq xóa, như thế sẽ tiện hơn rất nhiều. Các thành viên cho ý kiến nhé! :D Thick thi sock (thảo luận) 06:54, ngày 3 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Không đồng ý. Việc đủ hay không đủ nội bật không chỉ tự thân mục từ đã có thể xác định được, mà còn phụ thuộc vào chất lượng của mục từ đó. Còn với những bài đương nhiên không đủ nội bật thì đã có tiêu chuẩn xóa nhanh. Yned (thảo luận) 12:44, ngày 21 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Translatewiki.net update

  • Translatewiki.net formerly known as Betawiki is where the Internationalisation and Localisation of MediaWiki is concentrated. Over 300 languages are supported, issues with MediaWiki programs are dealt with. We need all the help we can get to ensure that we can maintain this service in the face of an increasing workload.

Wikipedia tiếng Việt trên di động?

Mình thấy Wikipedia tiếng Anh có trang dành cho di động: http://mobile.wikipedia.org/, không hiểu Wikipedia tiếng Việt đã có trang như thế chưa :-/ --cúmèo (thảo luận) 06:42, ngày 22 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Đổi chữ Wikipedia thành Wapedia cho tất cả các dự án. Ví dụ http://vi.wapedia.org Dung005 (thảo luận) 12:04, ngày 22 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Vậy còn các dự án khác như Wikibooks, Wikiquote, Wikisource, Wiktionary... :-/ --cúmèo (thảo luận) 15:39, ngày 22 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Cách đơn giản nhất vẫn là cái trình duyệt web Opera Mini rồi dùng link bình thường. Các trang của Wikimedia sẽ tự động hiển thị theo chuẩn WAP (vì các thông tin sẽ qua một proxy của Opera làm nhiệm vụ convert size). Dung005 (thảo luận) 15:51, ngày 22 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn bạn rất nhiều :-) --cúmèo (thảo luận) 16:02, ngày 22 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Test độ nghiện wiki

Tại sao chúng ta không làm 1 bài test để check độ nghiện wiki của các thành viên như bên en wiki nhỉ? Một bài test có thể bắt đầu từ 5 đến 10 câu hỏi trắc nghiệm rồi các thành viên sẽ từ từ thêm vào nhiều hơn các câu trắc nghiệm nữa. Và chúng ta sẽ xây dựng 1 bảng điểm để các thành viên có thể tổng lại điểm của mình thuộc loại nào (chưa nghiện, nghiện, nghiện quá mức...). Thick thi sock (thảo luận) 08:23, ngày 28 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi đã dịch tạm nó và sửa chữa đôi chút tại đây: Wikipedia:Bài kiểm tra chứng nghiện Wiki.-- Trình Thế Vânthảo luận 15:42, ngày 27 tháng 6 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Những vs. các

Cách dùng từ những hay các trong tên bài viết thế nào?[kwɐːŋ˦ ɓɐːw˧˨˧] (thảo luận) 04:28, ngày 2 tháng 3 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Theo mình nghĩ là nên lờ nó đi, không cho vào tên bài viết. Ví dụ: Lists of Contestants.... --> Danh sách thí sinh.... EsVie (thảo luận) 11:19, ngày 2 tháng 3 năm 2009 (UTC).[trả lời]
Như Esvie nói, nếu viết trực tiếp từ tiếng Việt thì hầu như không cần dùng nhiều 2 từ này. Còn nếu dịch từ một số tiếng, chẳng hạn Anh ngữ, vốn có cấu trúc ngữ pháp về "số nhiều", thì có lẽ phải lựa trên văn cảnh mà làm thôi. Cá nhân tôi thấy đa số các bài chuyển từ Anh ngữ không cần dùng 2 từ này. Kienngot (thảo luận) 13:02, ngày 12 tháng 4 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Dịch các bài chọn lọc về Việt Nam từ Wikipedia tiếng Anh

Những thành viên nào thường sang Wikipedia tiếng Anh chắc cũng biết bên đó có không ít bài về Việt Nam đã được gắn sao chọn lọc. Phần lớn các bài này do một thành viên viết và chủ yếu về lịch sử Việt Nam hiện đại. Đó là YellowMonkey ở Wikipedia tiếng Anh cũng là YellowMonkey của Wikipedia tiếng Việt.

Trước đây trong một thảo luận về 'bài viết chọn lọc' hay 'bài dịch chọn lọc', có người nói rằng thấy buồn khi bài Thích Quảng Đức phải/được dịch lại từ Wikipedia tiếng Anh. Nếu nhìn nhận tích cực tôi thấy điều nay nên vui hơn là nên buồn. YellowMonkey không biết tiếng Việt hoặc tiếng Việt không tốt. Vì vậy anh ta viết bằng tiếng Anh và một thành viên khác giúp dịch lại sang tiếng Việt. Như vậy có thể thấy cộng đồng các thành viên Wikipedia rất rộng, rất quốc tế và được kết hợp tốt.

Hiện nay các bài tự viết được chọn lọc ở Wikipedia tiếng Việt quá ít. Nhiều thành viên có khả năng viết bài tốt lại không hoặc ít quan tâm đến các đề tài Việt Nam. Một trở ngại lớn nữa là thiếu tư liệu. Không phải ai cũng có một tủ sách lớn (đầy đủ, từ nhiều phía...) để tham khảo và viết bài. Từ đầu năm 2009 tới nay chỉ có một bài chọn lọc về Việt Nam. Vậy tại sao chúng ta không lập một dự án để cùng dịch các bài FA về Việt Nam tại Wikipedia tiếng Anh sang tiếng Việt? Dưới đây sẽ là danh sách tương ứng để các thành viên so sánh.


Wikipedia tiếng AnhWikipedia tiếng Việt
1960 South Vietnamese coup attemptÂm mưu đảo chính tại Nam Việt Nam năm 1960
1962 South Vietnamese Independence Palace bombingVụ đánh bom Dinh Độc Lập 1962
Arrest and assassination of Ngo Dinh DiemBắt giữ và sát hại Ngô Đình Diệm
Battle of Dien Bien PhuTrận Điện Biên Phủ
Double Seven Day scuffleChưa có bài
Krulak Mendenhall missionChưa có bài
Le Quang TungLê Quang Tung
Nguyen Ngoc ThoNguyễn Ngọc Thơ
Ngô Đình CẩnNgô Đình Cẩn
Operation CamargueChưa có bài
Operation Passage to FreedomCuộc di cư Việt Nam, 1954
Pham Ngoc ThaoPhạm Ngọc Thảo
Phan Dinh PhungPhan Đình Phùng
Phan Xich LongPhan Xích Long
State of Vietnam referendum, 1955Cuộc trưng cầu dân ý miền Nam Việt Nam, 1955
Viet Nam Quoc Dan DangViệt Nam Quốc dân đảng


Không rõ nhìn chất lượng các bài tiếng Việt trong danh sách này đáng buồn hơn hay phải dịch một bài về Việt Nam từ tiếng Anh đáng buồn hơn???--Một người yêu Việt Nam và tiếng Việt (thảo luận) 13:52, ngày 18 tháng 3 năm 2009 (UTC)[trả lời]


Wikimania 2009: Scholarships

English: Wikimania 2009, this year's global event devoted to Wikimedia projects around the globe, is now accepting applications for scholarships to the conference. This year's conference will be handled from August 26-28 in Buenos Aires, Argentina. The scholarship can be used to help offset the costs of travel and registration. For more information, check the official information page. Please remember that the Call for Participation is still open, please submit your papers! Without submissions, Wikimania would not be nearly as fun!

Tiếng Việt: Wikimania 2009, sự kiện toàn cầu hiện nay dành cho các dự án Wikimedia trên khắp thế giới, hiện đang đợi đơn hỗ trợ chi phí đến hội nghị. Hội nghị năm nay sẽ được tổ chức từ ngày 26 đến 28 tháng 8 tại Buenos Aires, Argentina. Số tiền hỗ trợ này có thể dùng để trang trải một phần chi phí di chuyển và đăng kí. Để biết thêm thông tin, mời xem trang thông tin chính thức. Xin ghi nhớ rằng Lời mời đóng góp Bài luận vẫn đang tiếp tục, xin hãy gửi bài phát biểu của mình! Không có nó, Wikimania sẽ kém vui!

Cần thời gian ít nhất bao nhiêu khi tham khảo ý kiến ?

Mời xem Thảo luận:Thương Tín (diễn viên), Thành viên:Et3rnal Drag0n chỉ đưa ý kiến ra hỏi về việc đổi tên bài, mà chưa đến nửa ngày (từ 16 giờ ngày 11 đến 6 giờ ngày 12 tháng 4) đã đổi tên ngay, không để thời gian cho người khác nêu ý kiến cuả họ. Et3rnal Drag0n cho là "Không có quy định nào yêu cầu thời gian "biểu quyết đổi tên bài" là ko dc dưới 1 ngày hết,", nhưng theo tôi " khi đã đưa ý kiến ra thảo luận, cần phải để ít nhất một khoản thời gian chừng mực nào đó để người khác còn biết và kịp vào đưa ý kiến (theo tôi là ít nhất 3 hoặc 7 ngày) , chứ chỉ để nửa ngày, rồi làm ngay, là không thể chấp nhận được", vì biểu quyết xoá bài cũng cần ít nhất 7 ngày. Tôi muốn hỏi có thật là không có quy định nào về việc tham khảo ý kiến cần có thời gian nhất định không ? hay là chúng ta cần có một quy định mới về việc này. Để tránh tình trạng đổi tên bài 2,3 lần, thậm chí nhiều lần trong thồi gian ngắn, vì nhiều người không đồng ý, như bài Thương Tìn giờ đã đổi tên lần nữa. 85.183.146.123 (thảo luận) 15:40, ngày 14 tháng 4 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Cho dù thế nào thì IP kia cũng là người "nóng vội" hơn tôi: đổi tên bài khi vẫn còn ý kiến phản đối của người khác. Nửa ngày còn nhiều hơn mấy phút chán!!!Et3rnal Drag0n Trao đổi 15:54, ngày 14 tháng 4 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Xem kỹ lại đi, tôi có đổi tên bài Thương Tín không ? Còn chuyện ai làm thì kiếm người đó mà hỏi. Eternal Dragon còn hiểu bạn đang nói gì không vậy ?
Ái chà, vậy thôi tôi ko thảo luận tiếp nữa, chuyển qua dùng IP cho khỏe. Et3rnal Drag0n Trao đổi 15:59, ngày 14 tháng 4 năm 2009 (UTC)[trả lời]
IP có đổi tên bài được không ? Chú này càng nói càng lòi cái chẳng hiểu gì cả mà thích táy máy, tranh luận kiểu này chán. Game over, không hứng thú nói với chú ấy nữa.

À, vậy ra thành viên Genui gì đó đang dùng IP muốn di chuyển tên bài nên đăng nhập để di chuyển, sau đó cãi là ko cho người khác thời gian thảo luận, bi giờ thì tôi hiểu, cám ơn. Et3rnal Drag0n Trao đổi 16:06, ngày 14 tháng 4 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Cần chú ý : Ngày 17 tháng 4, Eternal Dragon đã tìm cách xoá bỏ phần thảo luận này. Xem bằng chứng.85.183.146.224 (thảo luận) 16:30, ngày 17 tháng 4 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Có bị sao ko vậy, thảo luận thì phải có thứ tự, t cut nó xuống phía dưới, ok ?. Bằng chứng nữa cơ đấy, khiếp, do con chuột cả thôi, mà lịch sử trang còn sờ sờ ra đấy, cần gì t phải làm chuyện hèn hạ như một số kẻ. Et3rnal Drag0n Trao đổi 16:37, ngày 17 tháng 4 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Xem lịch sử trang, từ khi bạn xoá đến khi dán lại, mất hơn 10 phút, chỉ là copy ở trên xuống dưới mà lâu vậy sao ? Và nếu tôi không phản ứng, thời gian dán lại còn mất bao lâu nữa ? Chưa kể là bạn ngang nhiên xoá 1 phần thảo luận của Thành viên:Quangbao, thay vì chuyển về nơi thích hợp : Xem. Mà thôi, tôi đã nói: đối với người trình độ cao như bạn, tôi không muốn tranh luận hoặc nói chuyện. 85.183.146.224 (thảo luận) 17:05, ngày 17 tháng 4 năm 2009 (UTC)[trả lời]
À há, t đã nói rồi, là tại con chuột, dc chưa hở. T cũng muốn nhấn mạnh thêm lời ở trên Cần gì t phải làm chuyện hèn hạ như một số kẻ, Còn cái ngang nhiên gì đó thì xin miễn giùm cho, làm ơn xem lại lịch sử trang dùm đi, đây là tl của 1 người mới, anh ta đề nghị giúp đỡ cái gì đó, nhưng trang này thì ko có chức năng đó. TRước khi làm chuyện gì thì nên tìm hiểu kỹ, đừng có bạ-đâu-văng-đó, mà cũng ko ai rảnh hơi nc với 1 số kẻ. Et3rnal Drag0n Trao đổi 17:14, ngày 17 tháng 4 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Để lâu thì deck ai quan tâm, mà vừa đổi cái có thằng sồn sồn vào chọc ngoáy, kỳ cục! 222.252.104.160 (thảo luận) 17:34, ngày 17 tháng 4 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Hức, các bác là mem cụ rồi sao còn spam ác chiến như vậy ? BQV ới ời, dọn rác đi chứ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:43, ngày 26 tháng 4 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Sử dụng trang con cho bài viết bách khoa

Tôi thấy rằng có nhiều không gian trên Wiki sử dụng các trang con rất tiện lợi, tại sao không dùng nó trong không gian bách khoa? Các lý do sau để giải thích cho lập luận này:

  1. Tiêu chuẩn đòi hỏi thấp hơn.
  2. Bổ sung chi tiết hơn cho bài chính.
  3. Dễ nhớ hơn là phải dùng chú thích tên bài (loại).
  4. Thân thiện hơn vì có cảm giác đang tạo một căn phòng trong một ngôi nhà.--RedMk94 (thảo luận) 05:16, ngày 25 tháng 4 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Tôi có ý kiến sau:
  1. Tiêu chuẩn đòi hỏi thấp hơn. Tại sao lại thấp hơn? Bạn cần biết các quy định áp dụng cho không gian tên bài viết cũng áp dụng cho các trang con của nó, vì hiện chúng ta không phân biệt điều này.
  2. Bổ sung chi tiết hơn cho bài chính. Bản thân các bài chi tiết được tách ra bài lớn đa số đều hoàn toàn xứng đáng là một bài viết bách khoa riêng biệt, có đầy đủ câu mở đầu, đề mục, tham khảo, cũng như giá trị tìm hiểu và tham khảo riêng rẽ.
Tóm lại thế này, nếu một bài viết mà nội dung của nó, nếu thấp hơn một bài chính nhưng lại cao hơn một tiêu đề thì có thể đưa vào trang con, còn tiêu chuẩn thì nếu chưa phân biệt thì hãy thảo luận thêm.--RedMk94 (thảo luận) 05:35, ngày 25 tháng 4 năm 2009 (UTC)[trả lời]
  1. Dễ nhớ hơn. Tôi không tin điều này, vì tôi không thể đoán "Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh" là một trang con của "Thành phố Hồ Chí Minh" (ví dụ thể).
Nhưng có thể đoán là Thành phố Hồ Chí Minh/Lịch sử.--RedMk94(thảo luận) 05:35, ngày 25 tháng 4 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Ngoài ra còn có thể dùng nó như trang đổi hướng.-- (thảo luận) 00:33, ngày 10 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]
  1. Thân thiện hơn. Một căn phòng rất dễ biến thành một mê cung nếu không có sơ đồ. Tân (thảo luận) 05:25, ngày 25 tháng 4 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Nhưng chúng ta biết là nó đang ở trong căn nhà đó chứ không phải tìm kiếm khắp thành phố.--RedMk94 (thảo luận) 00:42, ngày 26 tháng 4 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Ngoài ra còn có thể dùng hai tiêu bản này để xem các trang con: {{trang mẹ}}, {{trang con}}.--RedMk94 (thảo luận) 01:37, ngày 30 tháng 4 năm 2009 (UTC)[trả lời]
  1. Còn một bất lợi nữa, đó là khó tìm kiếm và tra cứu, gõ vào ô tìm kiếm sẽ không tận dụng được tính năng "gợi ý" (mà có lẽ tính năng này được tạo ra do thực tế người ta không dùng trang con), và nó tạo cảm giác cắt nhỏ xé vụn bài viết, người đọc chuyển qua chuyển lại không cần thiết.
Mình không thấy vấn đề nào cả, gõ chữ Hyakujuu Sentai Gaoranger vẫn thấy gợi ý Hyakujuu Sentai Gaoranger/Gaoranger.--RedMk94 (thảo luận) 00:42, ngày 26 tháng 4 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Không phải là xé vụn mà là chi tiết hơn, ví dụ nếu gõ chữ thành phố Hồ Chí Minh, các gợi ý xổ xuống có thêm các trang thành phố Hồ Chí Minh/Lịch sử, thành phố Hồ Chí Minh/Địa lý, thành phố Hồ Chí Minh/Chính trị, ... sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn sao.--RedMk94 (thảo luận) 01:37, ngày 30 tháng 4 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Tân (thảo luận) 05:25, ngày 25 tháng 4 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Nếu không có thảo luận gì thêm, mình sẽ đưa ra biểu quyết.-- (thảo luận) 00:33, ngày 10 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Không nên dùng trang con làm bài viết bách khoa. Mỗi bài viết nên có thể đọc riêng biệt. Tôi chưa thấy Wiki nào dùng phương án này cả. Đề nghị này chưa được thảo luận một ngày đã đòi đem ra biểu quyết rồi. Wikipedia không phải là một thử nghiệm dân chủ, xin đừng lạm dụng nó. NHD (thảo luận) 01:06, ngày 10 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi có mấy ý kiến:

  1. Chưa hẳn 1 trang được coi là "trang con" thì yêu cầu thấp hơn, nhất là khi trang đó lại đi sâu chi tiết hơn với khía cạnh mà nó khai thác.
  2. Thậm chí theo thời gian hoặc do những phát hiện tài liệu hoặc thành tựu khoa học mới, "trang con" này lại phát triển "phình ra", không chỉ lớn hơn mà còn đáp ứng những yêu cầu cao hơn cả "bài chính" và có khi nó còn được gắn sao (trong khi bài chính thì không). Liệu lúc đó có còn quy chuẩn "trang con tiêu chuẩn thấp hơn"? Chúng ta không thể kìm hãm sự phát triển khách quan này. Nguyễn Huệ có thể chỉ là 1 bài con của nhà Tây Sơn, nhưng thực tế cả lượng và chất bài nào cao hơn thì mọi người đều thấy.
    Trang con có tiêu chuẩn thấp hơn, chứ không phải là trang con không thể có tiêu chuẩn cao, nếu nó phình ra và đạt đủ chuẩn thì dời nó ra không gian chính, còn trang con thì là trang đổi hướng.-- (thảo luận) 08:43, ngày 12 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]
    Nếu dưới 1 trang "lớn" có tới dăm ba trang con phình ra (thực tế sẽ không ít trường hợp như vậy) thì rõ ràng là trật tự bị đảo lộn. Đổi hướng càng lộn xộn thêm.--Trungda (thảo luận) 15:37, ngày 16 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]
  3. Tôi cũng nghĩ như Tân. Do cách đặt tên của các thành viên với các bài mới không giống nhau, do đó tìm kiếm sẽ là một vấn đề.
  4. Phân hạng "thế hệ": nếu nhìn tổng thể thì khái niệm "chính" và "con" chỉ là tương đối. Giả sử về mặt địa lý "Hà Nội" có thể là bài con của Việt Nam, nhưng chính Hà Nội lại có những bài con như "Lịch sử Hà Nội", "Văn hóa Hà Nội", "Ẩm thực Hà Nội" "Ba Đình", "Hoàn Kiếm"; trong "Hoàn Kiếm" có thể lại có những bài con là các phố cổ... Như vậy xẻ ngách bao nhiêu tầng, và rất có thể khiến người ta hiểu lầm rằng: yêu cầu viết bài "Hoàn Kiếm" chỉ bằng 1/3 bài Việt Nam, bài Phố Hàng Đào chỉ có yêu cầu ở mức = 1/4 bài Việt Nam chẳng hạn? Trong khi thực tế sẽ không như vậy.
  5. Quan hệ nhiều chiều giữa các bài viết (địa lý, nhân vật, văn hóa, thời đại...) thực ra đã được phản ánh trên các trang thể loại rồi đó thôi.

--Trungda (thảo luận) 04:17, ngày 10 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi vừa xem và dịch hướng dẫn về trang con của Wikipedia tiếng Anh, en:Wikipedia:Subpages dịch sang vi:User:Apple/Tạm. Một cách tóm tắt, về mặt kỹ thuật, Wikipedia không có khái niệm "trang con" tại không gian bài viết như các không gian khác, người viết phần mềm đã tắt nó trên không gian này (cụ thể, chỉ cần vào ví dụ User:Apple/Tạm, ngay dưới tên bài là mũi tên nhỏ chỉ lên tên cha, nhưng đối với bài viết thì không có liên kết đó, tức là tên có dấu suyệt chứ không phải đó cấu trúc phân cấp). Trước đây (trước 2004), người ta dùng trang con để chia lớp trang, nhưng sau nó tỏ ra rất kém hiệu quả, nên đã sinh ra Thể loại, hiệu quả hơn nhiều (một bài viết có thể thuộc nhiều nhánh, ví dụ Lịch sử Hồ Chí Minh thuộc về Thành phố, cũng thuộc về miền nam, hay lịch sử Việt Nam,...). Mặt khác, trong Wikipedia, người ta đề cao sự độc lập về giá trị của mỗi bài viết, tất cả các bài viết nên có giá trị ngang hàng với nhau (về cả nội dung, hình thức, lẫn bản chất phần mềm). Tân (thảo luận) 06:09, ngày 10 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Theo tôi đây chỉ là vấn đề về kĩ thuật, nhưng chúng ta đang bàn về quy định, theo ý tôi trang con không phải là hệ thống phân cấp, tức không thể thay thế cho thể loại, nhưng là một sự vấn đề về bổ sung ( có thể hiểu là một trang vệ tinh) đã nói ở trên.-- (thảo luận) 07:01, ngày 11 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Như đã giải thích ở trên, một bài viết không phải lúc nào cũng là vệ tinh của chỉ một bài. Tôi vẫn không ủng hộ phương pháp này. Tân (thảo luận) 10:43, ngày 11 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Về vấn đề kĩ thuật, theo tôi là để giải quyết vấn đề các bài viết có yếu tố /. Chúng ta có thể giải quyết vấn đề này bằng tiêu bản {{trang con}}.-- (thảo luận) 08:43, ngày 12 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Về trang con cho những bài viết bách khoaTôi rất ủng hộ biện pháp viết trang con cho bài viết bách khoa; đặc biệt là những vấn đề lịch sử vì nó có quá nhiều sự kiện xâu chuỗi và móc nối với nhau. Điều này rất có lợi vì làm tăng tính liên kết mạng tri thức của Wikimedia; đồng thời giảm tải cho trang chính. Tôi đề xuất cấu trúc sơ bộ của các trang bách khoa theo kiểu: "mẹ-con-cháu" như sau:

- Trang cấp 1: gồm thông tin đề dẫn xâu chuỗi các sự kiện chi tiết như không viết cụ thể, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục đường dẫn để đến các trang cấp 2, cấp 3.

- Trang cấp 2: gồm thông tin chi tiết của các sự kiện con có liên quan trực tiếp đến các sự kiện chính.

- Trang cấp 3: gồm những thông tin con của Trang cấp 2, thông tin bên lề, thông tin còn bàn cãi...

Như vậy, sẽ đạt đến sự bảo toàn, tính ổn định của trang chính (cấp 1) và một số trang con chủ chốt, không phải mất công sửa lại. Cũng không nên quá ba cấp trang vì có thể sẽ gây rối loạn đường dẫn. Nếu là được điều này, tính bách khoa-hàn lâm của Wikimedia sẽ được nâng cao hơn.

Sam-2MT 07:10, ngày 16 tháng 5 năm 2009 (UTC) Minh Tâm-T41-BCA

Sự phân định trang cấp 1-2-3 như trên có vẻ máy móc và thực tế sẽ có nhiều trường hợp không như vậy. VD: Đất nước - thành phố - quận - phố: là 4 cấp chứ không thể 3; thời kỳ - triều đại - nhân vật nổi - những người phụ tá... cũng sẽ ít nhất là 4 "tầng" nếu cứ chia theo công thức này. Nhiều vấn đề xuất hiện tranh cãi ngay trong bài chính, như về niên đại bắt đầu/kết thúc chẳng hạn, như về tên gọi địa danh chẳng hạn... không thể "chờ" tới bài "cháu" mới nêu về chuyện tranh cãi này. Thứ nữa, thông tin tranh cãi địa danh quá ít và không thể tạo bài riêng... Tóm lại là công thức này khi áp dụng thực tế sẽ có nhiều vướng mắc và tranh cãi về việc sắp xếp. "Tướng" nổi hơn "vua", vậy "tướng" là bài con của "vua" hay ngược lại? "Người" nổi danh hơn "huyện", lấy "người" là bài con của huyện được ko, trong khi "huyện" hàng năm vẫn thuộc dạng bài "sơ khai"!!!--Trungda (thảo luận) 15:50, ngày 16 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi không có ý định phân chia cứng nhắc theo kiểu "hành chính hóa" như Trungda mô tả mà là sự phân cấp vấn đề. Hơn nữa, việc phân cấp này hoàn toàn có tính ước lệ, ngoài "liên kết cây" như bạn mô tả, còn có thể có nhiều "liên kết ngang", "liên kết chéo", liên kết theo cụm vấn đề, theo tác giả, theo nhân vật .v.v...nếu bài viết được Wiki hóa hoàn hảo. Trong thực tế, một trang wiki có thể là "trang con", "trang cháu" của một vấn đề này nhưng lại là "trang mẹ", "trang bà" của một vấn đề khác chứ không hề cứng nhắc như mô hình "hành chính hóa" kiểu: Quốc gia - tỉnh - huyện - xã - thôn. Nếu tạo được các liên kết như trên mà "trang con" chỉ là một cách gọi khác đi của "trang liên kết" thì sẽ tiết kiệm rất nhiều tài nguyên trong bộ nhớ của Wikimedia.

Thân chào

Sam-2MT 08:28, ngày 23 tháng 5 năm 2009 (UTC) Minh Tâm-T41-BCA

Tôi chưa thấy được một ý kiến ủng hộ nào cho đề xuất này từ những thành viên hoạt động lâu trên Wiki. Cách mà Sam-2MT đề nghị, nó gần như khớp với hệ thống "Thể loại" hiện nay. Tôi không hiểu là bạn sẽ hiện thực ý tưởng của bạn ra sao, bởi vì tôi đọc mô tả của bạn xong, thứ mà tôi có trong đầu là một mớ dây nhợ chằng chịt nối trên nối dưới. Tân (thảo luận) 18:00, ngày 24 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Tôi có ý kiến đáp với ý kiến trên;
  1. Với Minh Tâm, nếu các bài mẹ chỉ có xâu chuổi liệt kê, còn các trang con mới viết rõ thì Wikipedia chẳng còn gì cả, vì bài nhỏ chỉ có thông tin về nội dung đó, thì tất cả chỉ còn là những mẩu bài viết chút xíu thôi. Mà trang cháu theo tôi cũng chưa cần thiết, vì sẽ rất bất tiện và rối, khác với tiêu chí thuận tiện mà tôi đưa ra.
  2. Với ý kiến phản biện, theo tôi trang vệ tinh dùng trong trang con là một bài viết khi được đưa ra không gian chính sẽ bị xem xét không đủ tiêu chuẩn hay độ nổi bật, ví dụ như trước đây chúng ta có biểu quyết xóa bài Thống kê về Inter, nếu bài này thật sự có nội dung khá (như về lịch sử các giải của Inter Milan), thì đưa vào Inter Milan/thống kê lịch sử, hay Inter Milan/lịch sử các giải đã tham gia sẽ rất hợp lý.-- (thảo luận) 04:34, ngày 27 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Dhlpooh nghĩ, không nên chia nhỏ các trang bách khoa.

    • 1. Các thông tin không được xâu chuỗi.
    • 2. Người cảm thấy khó khăn khi phải click quá nhiều.
    • 3. Phải hệ thống lại toàn bộ các bài viết,
    • 4. Để đọc, bạn phải đánh URl dài hơn.
  1. Chính vì vậy tối xin đề nghị như sau
    • Ta để

http://vi.wikipedia.org/wiki/Hà_Nội/Thời nhà Nguyễn và Pháp thuộc

      • THAY CHO:

http://vi.wikipedia.org/wiki/Hà_Nội#Th.E1.BB.9Di_nh.C3.A0_Nguy.E1.BB.85n_v.C3.A0_Ph.C3.A1p_thu.E1.BB.99c

    • Như vậy, hệ thống bài vẫn như hiện nay, nhưng khi người đọc chỉ muốn đọc một phần, họ nhập URL như trên. Như vậy sẽ đỡ rối hơn.
    • Nếu phương án trên không khả thi thì ta vẫn để hệ thống bài trên Wiki như hiện nay.

Thành viên: Dhlpooh 14:50, ngày 30 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Wkipedia:Hỏi và đáp

Hôm trước xem tờ thế giới @, thấy họ nói về Wolfram Alpha, nó có thể trả lời câu hỏi "Who Is 44th US president (Ai là tổng thống thứ 44 của Mỹ)": Barack Obama, tôi chợt nghĩ liệu chúng ta co thể dùng cơ chế đổi hướng để tạo hiệu quả tương tự không ?-- (thảo luận) 08:41, ngày 20 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Bạn chưa hiểu bản chất bên trong của Wolfram Alpha là gì nên mới nói như vậy. Nó không đơn giản là thiết lập một loạt các câu hỏi để đón bắt người dùng như bạn tưởng. Nó là vấn đề trí tuệ nhân tạo, học máyweb ngữ nghĩa, v.v. Bạn có thể tham gia vào Semantic MediaWiki để đóng góp ý tưởng cho dự án tương tự. Tân (thảo luận) 18:04, ngày 24 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tiêu bản Tỉnh của Việt Nam

Tôi thấy bên enWiki người ta làm chi tiết tiêu bản về huyện thị của Việt Nam lắm (tuy rằng cũng chỉ một số) en:Category:Vietnam subdivision templates. Nó bao gồm huyện, thị và cả xã, rất dễ cho tra cứu . Trong khi đó, các tiêu bản của ta chỉ lèo tèo mấy cái huyện. Nếu thay đổi thì sẽ xóa các tiêu bản trước đây vì tên gọi không còn phù hợp khi chỉ nhắc đến HuyệnThị. Không biết có ai có ý kiến gì về vấn đề này không. Eternal Dragon (thảo luận) 08:40, ngày 22 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi nhớ là mình đã tạo ra một tiêu bản dùng cho các địa danh huyện thị (sử dụng tại Việt Nam tốt), đó là Tiêu bản:Thông tin khu dân cư, tôi đã đưa nó vào một số bài như Khánh Hòa, Nha Trang hay thành phố thuộc trung ương như Hải Phòng. Bạn xem thử đã đúng với yêu cầu của bạn chưa? Tân (thảo luận) 18:08, ngày 24 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Vâng, ý của ED là muốn thay hoàn toàn các tiêu bản kiểu như Các huyện thị Bình Dương này bằng tiêu bản này Tỉnh Bình Dương. Nhưng tên yêu bản mới là Tiêu bản:Tỉnh N hình như ko ổn lắm thì phải, anh có ý kiến gì ko? Eternal Dragon (thảo luận) 02:34, ngày 25 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi không thích cách gộp nhiều phường/xã vào tiêu bản tỉnh vì làm như vậy thêm rối mắt. Ví dụ: Hà Nội có 401 xã, 154 phường và 22 thị trấn! không thể đem vào hết. Với lại, những đơn vị cấp xã rất ít người chịu viết bài, khiến cho tiêu bản toàn màu đỏ.--Trình Thế Vân thảo luận 17:52, ngày 25 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]
  • Tôi cũng đồng ý là gộp hết vào nó dài thật nhưng đặc biệt dài thì như bạn nói thì chỉ có Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nội và sau đó TP. HCM (hình như là thế)[1]. Những tỉnh còn lại của Việt Nam thì tuơng đối như Tỉnh Bình Dương, không dài lắm.
  • Cấp xã hay phường rất ít người viết nhưng là bi giờ, biết đâu nay mai sẽ có người cập nhật. Như mấy bài về xã gì đó của nước ngoài cũng làm vậy mà đâu ai có ý kiến. Tên của những cái xã cũng có tác dụng thông tin cho người đọc biết về sự hiện diện của nó.
  • Màu đỏ nổi bật :D Eternal Dragon (thảo luận) 02:28, ngày 26 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]
1. Giả sử một bài viết chỉ có vài dòng nhưng tiêu bản xổ xuống hàng loạt chữ màu đỏ, nếu bạn gọi đó là nổi bật thì tôi nghĩ chúng ta khác biệt nhau về cảm nhận thẩm mỹ. 2.Phân cấp xã/phường nên phân bố vào tiêu bản của huyện/quận quản lý nó. Tác dụng thông tin vẫn được đảm bảo mà. Vậy tôi xin bạn cân nhắc kĩ trước khi tiếp tục tạo những tiêu bản như thế, bởi vì những tiêu bản quận/huyện của các tỉnh thành dường như đã ổn định từ trước đến giờ rồi. --Trình Thế Vân thảo luận 11:58, ngày 26 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]
  • Tôi chỉ nói đùa thôi, chứ để sẵn tên xã hay phường đó vào sẽ giúp "kích thích" người ta viết bài. Với lại đỏ hay xanh gì cũng ko quan trọng lắm, cũng giúp người đọc có thêm thông tin
  • Khi cho phường/xã của 1 quận/huyện chỉ xuất hiện ở bài về quận/huyện đó so sánh với xuất hiện ở hàng loạt quận/huyện khác thì rõ ràng lựa chọn thứ 2 là tối ưu hơn về mặt thông tin cũng như tra cứu.
  • "Ổn định từ trước đến giờ" chứ không "Hoàn hảo từ trước đến giờ" . Eternal Dragon (thảo luận) 13:07, ngày 26 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Vậy xin lỗi, bạn tự cho cách làm/cách lựa chọn đó của bạn là hoàn hảo chăng? Wikipedia khuyến khích sự đóng góp, chỉnh sửa nhiều hơn là sự "kích thích" mà không viết bài. Lần thứ hai, tôi xin bạn cân nhắc kỹ trước khi thay đổi tất cả các tiêu bản quận huyện của 63 tỉnh thành phố Việt Nam, theo ý bạn.--Trình Thế Vân thảo luận 03:16, ngày 27 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]

  • Tôi không nói cách trên của tôi là hoàn hảo nhưng tiêu bản cũ ở các quận/huyện cần phải có sự cải tiến.
  • "kích thích" mà không viết bài ?: Sao bạn lại khẳng định là không???
  • "Hình như" là tôi cân nhắc đủ kỹ rồi :D Eternal Dragon (thảo luận) 04:15, ngày 27 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Bạn ED đã nói như thế, nghĩa là chúng ta không đồng thuận về vấn đề này rồi. Phản hồi:

  • Bạn ED nói: muốn làm giống các tiêu bản (chi tiết) bên Wiki tiếng Anh en:Category:Vietnam subdivision templates (xem bên trên). Ví dụ: en:Template:Binh Duong Province. Nhưng thực tế, tiêu bản này do chính thành viên ED của bên đó sửa (tôi nghĩ cũng là bạn), rồi bạn lại qua bên wiki tiếng Việt bảo làm giống như vậy đi. Trưng dẫn này không thuyết phục được tôi.
  • Nếu muốn chi tiết thì phải gom tất cả tỉnh thành, quận huyện thị xã, xã phường thị trấn, khu phố thôn ấp, tổ dân phố xóm làng vào trong một tiêu bản để dùng chung cho tất cả!! Cần chi phải sửa tất cả tiêu bản như thế ?!! "hoàn hảo từ trước đến giờ" ?!! (xem bên trên), bạn cần phải suy xét lại trước khi viết.
  • Các tiêu bản hiện nay, xã/phường đặt trong tiêu bản quận/huyện quản lý nó; quận/huyện đặt trong tiêu bản tỉnh/thành; tỉnh/thành đặt trong tiêu bản{{Tiêu bản:Các tỉnh thành Việt Nam}}. Trật tự này đã thể hiện rõ cách phân cấp hành chính và cách quản lý theo chiều dọc từ thấp đến cao của Việt Nam rồi. Như vậy, rõ ràng là chúng ta không đồng thuận trong vấn đề này. Trước khi tiếp tục, tôi đề nghị tạo một biểu quyết rồi làm theo ý kiến của cộng đồng nhé. Ok?--Trình Thế Vân thảo luận 05:56, ngày 27 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]
  • Đúng là tiêu bản en:Template:Binh Duong Province là do chính tôi sửa nhưng đã có nhiều tiêu bản kiểu như vậy ở bên en rồi. Bạn có thể xem tất cả các tiêu bản ở en:Category:Vietnam subdivision templates, chúng đều có 1 kiểu duy nhất. Ví dụ en:Template:An Giang Province.
  • Tôi chỉ nhắc đến phường và xã, chứ ko chi tiết theo kiểu mang cả tổ dân phố hay thôn ấp vào. Chúng ko đủ tiêu chuẩn để có mặt.
  • Phường hay xã không chỉ đặt vào quận/huyện của xã đó mà sẽ trải dài ra khắp quận/huyện của thành phố/tỉnh. Ta chỉ sử dụng 1 tiêu bản duy nhất, sẽ giúp theo dõi những cập nhật tiện lợi hơn. Eternal Dragon (thảo luận) 07:44, ngày 27 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi muốn nhắc ED một khía cạnh khác của vấn đề, đó là không nhất nhất chúng ta cứ phải theo những gì có enWiki, phiên bản đó chỉ dùng tham khảo. Hơn nữa, Wikipedia tiếng Việt viết bài bằng tiếng Việt về một nội dung Việt Nam mà lại phụ thuộc vào tiếng Anh??--Trình Thế Vân thảo luận 11:45, ngày 27 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tất nhiên, nếu không thì tôi đã chẳng đưa vào trang này để thảo luận làm gì. Eternal Dragon (thảo luận) 08:32, ngày 28 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Thì ra bên trên tôi hiểu sai ý của ED, ý ED là các navbox (tiêu bản điều hướng theo cách gọi của tôi)? Theo tôi cấp xã phường nhiều lắm, đưa vào hết một tiêu bản của tỉnh tôi sợ nó có tác dụng ngược khi nó quá nhiều và quá li ti, khó nhìn thấy. Tôi thích cách làm của Trình Thế Vân hơn, chỉ nên điều hướng đến khu vực hành chính con trực tiếp của một địa phương chứ đi quá sâu thì không cần thiết. Với lại, ED thử nghĩ đơn giản xem, nếu một ai đó muốn tìm xem bên trong Huyện Củ Chi có những xã nào, thì họ có vào Thành phố Hồ Chí Minh để rồi kéo xuống tận dưới để tra cứu không? Navbox nằm ở cuối chắc cũng có dụng ý, nó giống như một dạng "Bài đọc thêm", sau khi đã đọc hết cả bài rồi, chứ không có tác dụng tra cứu lắm. Tân (thảo luận) 06:09, ngày 27 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Nếu có quá nhiều không đặt được vào tỉnh hay thành phố thì em đề xuất đặt vào quận/huyện hay thậm chí chỉ đặt vào phường/xã?. Cách của Trình Thế Vân chỉ giới hạn tra cứu ở địa danh đó. Như bài về Quận 1 đã viết về mười mấy phường của mình, phía dưới lại đưa thêm 1 cái tiêu bản thống kê về mấy phường đó, kể ra cũng hơi thừa. Giả dụ thế này: Một người muốn tra cứu phường ABC gì đó mà ko biết nó nằm ở quận nào. chỉ cần nhấp chuột vào quận 1 hay bất cứ đâu là có thể ra được phường đó :P. Eternal Dragon (thảo luận) 07:44, ngày 27 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Nội dung bài tỉnh/thành phố vẫn có liệt kê các quận/huyện của nó, bên dưới vẫn có tiêu bản liệt kê lại đấy bạn, chưa thấy ai bảo thừa. Thì tôi đã nói ở trên là phường xã đặt trong tiêu bản quận huyện trực tiếp quản lý nó mà thôi. Một người muốn tra cứu phường ABC gì đó mà ko biết nó nằm ở quận nào. chỉ cần nhấp chuột vào quận 1 hay bất cứ đâu là có thể ra được phường đó :P. Xin ED giải thích rõ hơn ý câu này?? --Trình Thế Vân thảo luận 08:18, ngày 27 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Các tiêu bản là hình thức cô gọn một số thông tin cơ bản nhất định cho dễ hình dung, vì thế tôi đồng ý với Trình Thế Vân mà không đồng ý với Eternal Dragon. Một bài viết quan trọng là phần nội dung bài, vì thế phần đó cần phải có sự phân phối và cân đối giữa các thông tin chi tiết của bài đó với các nội dung chung chung khác (trong tiêu bản). Kiểu tiêu bản của ED sẽ làm phần thông tin chung chung dài dòng, rối mắt. Chẳng hạn bài viết về một xã nói chung sẽ có rất ít thông tin chi tiết, trong khi lại chứa một tiêu bản (kiểu ED) dài lê thê thì trông rất kệch cỡm. Meotrangden (thảo luận) 09:18, ngày 27 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Ok, tôi đồng ý dừng tiêu bản này ở đây theo ý mọi người (trừ tôi ra), đã có nhiều ý kiến phản đối mà ko 1 ai đồng thuận. Thậm chí có người còn dùng đến từ "kệch cỡm" để chỉ những tiêu bản đó. Eternal Dragon (thảo luận) 08:32, ngày 28 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Ý tưởng của bạn Eternal Dragon không tồi đâu vì đây là Vi.Wiki tiếng Việt, nguời Việt Nam tra cứu nhiều hơn cả. Bên en.Wiki có cái này vì họ rất muốn tìm hiểu về nước ta. Theo tôi, Eternal Dragon (thảo luận) nên tiếp tục ý tưởng này, vì dó là một bảng tra cứu cần thiết (giống như Dư địa chí), rất có ích trong việc biên tập các bài (vì có sự thống nhất về địa lý hành chính). Đừng nên tự ái vì một từ "lỡ lời" :). Hiện nay, Việt Nam có 63 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, 687 quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Nên làm đến đây thôi vì nếu sâu hơn thì tiêu bản sẽ quá cồng kềnh. Còn lại hơn 30.000 đơn vị hành chính cấp xã, phường sẽ đưa vào từng đơn vị cấp huyện/quận (mỗi đơn vị này thường có từ 15 xã/phường đến 45 xã/phường. Trong cuộc tổng điều tra dân số tháng 4/2009 vừa qua, tôi có được tham gia. Ở cổng thông tin điện tử của Chính phủ (www.chinh phu.gov.vn) có đầy đủ danh mục các đơn vị hành chính từ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đến cấp xã, phường, có một bộ mã thống nhất kèm theo. Đây là bảng địa danh ành chính mới nhất của Việt Nam. Bạn có thể tra cứu và lấy thông tin tại đó. Ngoài ra, tôi cũng đề nghị sửa đổi cách gọi trong Vi.Wiki để tránh nhầm lẫn giữa tên gọi nhân vật và địa danh hoặc giữa các địa danh trùng tên nhưng khác cấp. Ví dụ: Trần Văn Thời (nhân vật) để phân biệt với Trần Văn Thời (huyện). Lai Châu (tỉnh với Lai Châu (thị xã), Đội Cấn(nhân vật) với Đội Cấn (phường) .v.v... và .v.v... Hôm qua, tôi tra Trần Văn Thời gặp một bài vừa nói về địa danh, vừa nói về nhân vật. Không biết đằng nào mà lần. Nếu bạn bắt đầu, tôi sẽ ủng hộ bằng chính việc làm của mình. Về tên gọi, tôi thấy không nên gọi tiêu bản là Tỉnh ở Việt Nam (vì sự phản ánh hẹp), mà nên gọi nó là Địa danh hành chính Việt Nam thì đúng hơn. Thân !

Sam-2MT 02:52, ngày 18 tháng 6 năm 2009 (UTC)Minh Tâm-T41-BCA (thảo luận)

Nếu mọi người không đồng thuận thì tôi thấy tốt nhất là nên dịch tiêu bản {{en:Category:Vietnam subdivision templates}} ra tiếng Việt. Bao gồm tất cả các trang tra cứu kèm theo. Sam-2MT --02:52, ngày 18 tháng 6 năm 2009 (UTC)Minh Tâm-T41-BCA (thảo luận)

Thêm phần chuyển đội nội dung bài viết Wikipedia sang định dạng pdf ở phần công cụ

Hiện nay thấy ở các cộng đồng khác, trong mục công cụ của họ có thêm phần PDF version, cho phép chuyển đổi nội dung các bài viết Wikipeda sang định dạng này, dễ dàng cho việc in ấn và lưu giữ hơn. Vậy các bảo quản viên giỏi kỹ thuật của ta có thể thêm chức năng này cho cộng đồng mình có được không. Dung005 (thảo luận) 13:10, ngày 18 tháng 6 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Giải thưởng Mùa hè sáng tạo viết ứng dụng PMNM cho sinh viên

Đây là một cuộc thi tổ chức theo mô hình Google Summer of Code (4 năm liên tiếp gần đây Wikimedia Foundation đều tham gia GSoC). Theo mô hình này, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực phần mềm nguồn mở đề xuất dự án và cử người hướng dẫn, còn các sinh viên sẽ là người thực hiện dự án trong thời gian hè. BTC cuộc thi làm cây cầu nối giữa tổ chức và sinh viên, huy động tài trợ, cấp kinh phí thực hiện cho sinh viên và trao giải cho các dự án xuất sắc.

Hiện nay cuộc thi đang ở giai đoạn kêu gọi các tổ chức đăng kí dự án và người hướng dẫn. Sẽ rất tuyệt nếu Wikipedia tiếng Việt có 1-2 dự án, chẳng hạn làm robot, phần mở rộng, ứng dụng dựa trên nền tảng dữ liệu của Wikipedia... thứ nhất là bổ sung, hoàn thiện những phần mềm hỗ trợ dự án, thứ hai là thu hút sự chú ý của sinh viên đến với Wikipedia không chỉ về mảng nội dung mà cả về kĩ thuật.

Đây là lời kêu gọi của hội tin học Việt Nam: http://www.vaip.org.vn/default.asp?page=newsdetail&newsid=5509 và nội dung bức thư tôi nhận được từ mailing list HanoiLUG: http://lists.hanoilug.org/pipermail/hanoilug/2009-June/005556.html. Chi tiết về cuộc thi xem ở: http://sites.google.com/site/vnfoss/.

Chú ý: Thảo luận này đã từng được đưa lên vào ngày 14/6/2009 và khoảng 1 tiếng sau thì bị BQV Vinhtantran xoá (không thảo luận trước). Ngay sau đó tôi đã tham gia thảo luận với BQV Vinhtantran ở đây nhưng vì BQV Vinhtantran đã:
  1. không dẫn ra được quy định nào cấm thảo luận này
  2. từ chối tiếp tục đưa ra lí lẽ để bảo vệ quan điểm của mình
  3. thiếu tinh thần xây dựng khi từ chối thảo luận và cho rằng đó là "tranh cãi một cách vô ích"
nên tôi quyết định đưa thảo luận này về chỗ của nó, có chỉnh sửa. Nếu bất cứ ai có ý kiến phản đối thảo luận này, xin hãy tỏ ra thiện chí bằng cách đọc kĩ thảo luận của tôi với BQV Vinhtantran như đã nói ở trên và tiếp tục thảo luận với tôi trước khi có bất cứ hành động nào. Hãy fair-play!

--cúmèo (thảo luận) 18:46, ngày 20 tháng 6 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy BTC cuộc thi lại vừa kêu gọi các tổ chức tham gia (http://lists.hanoilug.org/pipermail/hanoilug/2009-July/005762.html) xin phép trích 1 đoạn:
Điều chúng tôi đang rất cần là các ý tưởng dự án phát triển PMNM cho cuộc thi. Nếu các anh chị và các bạn đang có nhu cầu phát triển thêm một vài tính năng của một PMNM có sẵn nào đó, kể cả phát triển một PMNM mới, ... mà các bạn đánh giá phù hợp với qui chế, trình độ và thời gian cuộc thi này, xin các bạn hãy khẩn trương làm phiếu đăng ký dự án và gửi về cho chúng tôi (hạn chót là 16/7/2009). Hiện đã có nhiều bạn SV viết thư hỏi chúng tôi muốn được tham gia.Chúng tôi cũng rất cần các anh/chị/bạn đã có ít nhiều kinh nghiêm trong việc phát triển PM, hiểu biết về các hệ thống và công cụ phát triển PMNM, và quan trọng nhất là có tình yêu và lòng nhiệt tình với PMTDNM tham gia làm mentor cho các dự án của cuộc thi. các bạn cũng cần gửi cho chúng tôi phiếu đăng ký mentor (có trên website của cuộc thi).
Đây là một cơ hội tốt để thúc đẩy sự phát triển của Wikipedia tiếng Việt, mong các bạn đóng góp ý kiến! --cúmèo (thảo luận) 05:37, ngày 1 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tân có ý định tốt: tôi cũng phản đối việc nghĩ đến dự án này là Wikipedia Việt Nam, và đúng là Wikipedia là một bách khoa toàn thư. Nhưng đôi khi có thể giảm nhẹ những thuộc tính này để phát triển cộng đồng xây dựng wiki.

Wikipedia (các phiên bản nhìn chung) đã là nơi phát triển của rất nhiều dự án phần mềm, nhất là MediaWiki. Tuy MediaWiki được coi là một dự án riêng ngày nay, nhưng nó vẫn coi Wikipedia là "người khách" quan trọng nhất. Rất nhiều công cụ tiện ích đã được phát triển ở trong các cộng đồng Wikipedia và Meta, thí dụ wikEd và các công cụ đa năng kia. Meta và MediaWiki.org có thể là một nơi dễ sợ cho một sinh viên Việt Nam mới tham gia thế giới mã nguồn mở; ít nhất lần này, Wikipedia tiếng Việt có thể cho họ một cơ hội từ từ tham gia thế giới đó.

Tuy đây là một dự án tiếng Việt, nhưng chúng ta vẫn có thể nghĩ đến những người nói tiếng đó. Tại sao chúng ta vẫn thay biểu trưng mỗi mùa Tết, và tại sao chúng ta bắt đầu dự án này với một loạt bài về Việt Nam? Tại sao Trang Chính tuyên bố wiki day tại Hà Nội vài tháng trước? Tôi không nghĩ việc giới thiệu chương trình Mùa hè một tí xíu sẽ làm mất lòng những người hải ngoại đến nỗi. (Không phải như thể chúng ta đang treo lá cờ đỏ sao vàng lên biểu trưng.)

Chúng ta có thể đăng lên một thời gian ngắn lời giới thiệu Mùa hè và mời người làm mentor. Nếu có người tình nguyện làm mentor thì tốt, nếu không thì không sao đâu. Wikipedia tiếng Việt không cần phải coi như một partner chính thức của Hội Tin học. Chắc Cúmèo sẽ nhận trách nhiệm về logistics. Nhóm bảo quản viên thì chỉ cần đăng thông báo lên Trang Chính; sau đó, nếu muốn "rửa tay" về vụ này thì chỉ việc ngồi chờ xong thôi. :^) Không nhất thiết phải có bảo quản viên quản lý sự tham gia của Wikipedia nếu đã có Cúmèo và người nào trả lời thông báo kêu gọi.

Vậy thì Tân (hoặc người khác) nghĩ có lý không? "No harm done"?

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 02:46, ngày 2 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Vu Trong Phung

Tôi, Vũ Trọng Khanh là con trai duy nhất của văn hào Vũ Trọng Phụng muốn thảo luận vói các bạn về những thông tin không chính xác về bố tôi .

Tôi muốn sửa chửa ngay những thông tin không đúng sự thật về gia đình của chúng tôi .

1) Giáo sư Zimmerman là người cùng với vợ đã dịch SỐ ĐỎ ra 1 version bằng Anh ngữ với tựa đề là Dumb Luck . Nhưng vị giáo sư này đã biết sai khi viết Nghiêm Xuân Sơn là con trai của văn hào Vũ Trọng Phụng .Làm thể nào mà họ Nghiêm Xuân này lại là con trai của nhà họ Vũ được ? Ông nội của Nghiêm xuân Sơn là em thúc bá của luật sư Nghiêm Xuân Hồng . Như vậy Nghiêm Xuân Sơn phải gọi ông Nghiêm Xuân Hồng bằng ông bác mà Nghiêm Xuân Sơn có liên hệ dòng họ với Nghiêm Xuân Thiện . Nghiêm Xuân Sơn là con rể của văn hào Vũ Trọng Phụng và là em rể của Vũ Trọng Khanh . Nghiêm Xuân Sơn là chồng cúa Vũ Mỹ Hằng mà Vũ Mỹ Hằng là em gái cùng cha khác mẹ vơi Vũ Trọng Khanh .

2) Mục tiêu của Wikipedia tiếng Việt là lưu trử những TƯ liệu thật để cho mọi người có thể tham khảo về VĂN HỌC khi cần thiết . Bạn có thể vào Wikipedia tiếng Anh để kiểm xem cho biết như thế nào . Tôi cũng có thể đưa ra những nguồn dẩn chúng về sự liên hệ gia tộc giữa bố tôi và tôi khi thấy cần thiết .

Vu Trong Khanh (thảo luận) 18:34, ngày 26 tháng 6 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Như đã viết tại trang thảo luận của bạn. Mời bạn tự sửa các thông tin mà bạn cho là sai ở trong bài Vũ Trọng Phụng.
PS. Tôi không tìm thấy nội dung về "Nghiêm Xuân Sơn" trong bài đó.
Tmct (thảo luận) 14:25, ngày 27 tháng 6 năm 2009 (UTC)[trả lời]