Bước tới nội dung

Hổ mới châu Á

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hổ mới châu Á (màu vàng) bao gồm 5 nước: Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái LanViệt Nam. Hổ châu Á (màu đỏ) bao gồm: Hàn Quốc, Hồng Kông, SingaporeĐài Loan.

Hổ mới châu Á hay Hổ bé châu Á (tiếng Trung: 亞洲小虎, Á châu tiểu hổ; tiếng Anh: Tiger Cub Economies) là nền kinh tế của các quốc gia công nghiệp mới có nền kinh tế lớn và giàu tiềm năng phát triển ở khu vực Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, Thái Lan, MalaysiaPhilippines.[1][2][3][4] Thuật ngữ này sau đó bổ sung thêm Việt Nam,[5] mặc dù Việt Nam chưa phải là quốc gia công nghiệp mới nhưng có tỉ lệ tăng trưởng hàng năm khá cao.[6][7][8]

Thuật ngữ Hổ mới châu Á được đặt dựa theo bốn con hổ châu Á, do các quốc gia này cố gắng tuân theo cùng một mô hình phát triển kinh tế và công nghệ hướng vào xuất khẩu đã đạt được bởi các quốc gia giàu có, công nghệ cao, công nghiệp hóa và phát triển, cũng như các nền kinh tế đang phát triển này được kỳ vọng sẽ kế thừa, tiếp nối di sản thành công của các quốc giavùng lãnh thổ phát triển, đi tiên phong của châu Á như Hàn Quốc, Hồng Kông, SingaporeĐài Loan. "Những con hổ con" ở đây dùng để ám chỉ rằng: khu vực Đông Nam Á tuy nền công nghiệp còn non trẻ, trình độ phát triển mỗi nơi còn có sự chênh lệch nhất định nhưng với lợi thế về dân số trẻ, giàu tiềm năng, sẽ phát triển, dần hoàn thiện để trở thành "hổ trưởng thành".[9] Theo dự báo của HSBCGoldman Sachs, đến năm 2050, những quốc gia này sẽ nằm trong danh sách 50 nước dẫn đầu thế giới theo quy mô nền kinh tế. Trong đó, Việt Nam và Philippines thậm chí còn lọt vào top 10 nền kinh tế lớn nhất trên thế giới.[9]

Các doanh nhân Trung Quốc ở nước ngoài đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của khu vực tư nhân trong khu vực. Các doanh nghiệp này là một phần của mạng lưới tre lớn hơn, một mạng lưới các doanh nghiệp Hoa kiều hoạt động tại thị trường các nước đang phát triển như Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Philippines có chung mối quan hệ gia đình và văn hóa. Việc Trung Quốc chuyển mình thành một cường quốc kinh tế lớn trong thế kỷ 21 đã dẫn đến việc tăng cường đầu tư vào các nước Đông Nam Á nơi có mạng lưới tre.

Dữ liệu năm 2020sửa mã nguồn

Số liệu GDP và GDP bình quân đầu người theo số liệu tháng 7 năm 2020 của Ngân hàng Thế giới.

Thứ hạngQuốc gia
Dân số(hàng triệu)
GDP danh nghĩa

hàng triệu

đô la Mỹ

GDP danh nghĩa

bình quân đầu người

đô la Mỹ

GDP (PPP)

hàng triệu

đô la Mỹ

GDP (PPP)

bình quân đầu người

đô la Mỹ

 ASEAN654.3063.173.1414.8498.454.65112.921
1 Indonesia266.9981.119.1914.1363.329.16912.302
2 Thái Lan67.913543.6507.8081.338.78119.228
3 Philippines108.307376.7963.4851.003.0389.277
4 Malaysia32.801338.28011.415978.78029.340
5 Việt Nam95.494354.8003.7581.142.17711.677

Các nền kinh tế châu Á nổi bậtsửa mã nguồn

Nền kinh tế đi tiên phongsửa mã nguồn

Hổ châu Á/Rồng châu Ásửa mã nguồn

Hổ mới châu Ásửa mã nguồn

Siêu cường tiềm năngsửa mã nguồn

Hình ảnhsửa mã nguồn

Xem thêmsửa mã nguồn

Chú thíchsửa mã nguồn

🔥 Top keywords: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhGiỗ Tổ Hùng VươngTrương Mỹ LanĐặc biệt:Tìm kiếmHùng VươngVương Đình HuệUEFA Champions LeagueKuwaitChiến dịch Điện Biên PhủFacebookĐài Truyền hình Việt NamTrần Cẩm TúĐội tuyển bóng đá quốc gia KuwaitGoogle DịchViệt NamCúp bóng đá U-23 châu ÁCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Real Madrid CFBảng xếp hạng bóng đá nam FIFACleopatra VIITô LâmTim CookNguyễn Phú TrọngHồ Chí MinhHai Bà TrưngManchester City F.C.VnExpressChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNguyễn Ngọc ThắngĐền HùngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Võ Văn ThưởngOne PieceLịch sử Việt NamCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Phạm Minh ChínhTikTokĐinh Tiên Hoàng