Bước tới nội dung

Mưa sao băng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thời gian trôi đi mất bốn giờ của bầu trời
Mưa sao băng Leonids từ không gian

Một trận mưa sao băng là một sự kiện thiên thể, trong đó con người quan sát được một số thiên thạch tỏa sáng, hoặc bắt nguồn từ cùng một điểm trên bầu trời đêm. Những thiên thạch này là do các dòng bụi vũ trụ đi vào bầu khí quyển Trái Đất với tốc độ rất cao trên quỹ đạo song song. Các bụi thiên thạch này nhỏ hơn một hạt cát, vì vậy hầu hết chúng đều tan rã và không bao giờ chạm vào bề mặt Trái Đất. Những trận mưa sao băng dữ dội hoặc bất thường được biết đến như những cơn bão sao băng và bão thiên thạch, có thể tạo ra hơn 1.000 thiên thạch mỗi giờ.[1] Trung tâm Dữ liệu Sao băng liệt kê khoảng 600 mưa sao băng còn đang nghi ngờ trong đó khoảng 100 mưa sao băng được khẳng định chính thức.[2]

Mưa sao băng hầu như xuất hiện vào những thời điểm giống nhau trong một năm. Nguyên nhân do các hạt bụi vũ trụ phân bố theo quỹ đạo hình elip và quay quanh Mặt Trời theo chu kì nhất định. Nếu quỹ đạo của Trái Đất cắt ngang quỹ đạo của một đám bụi vũ trụ nào đó thì it nhất mỗi năm vào đúng thời điểm nhất định, Trái Đất sẽ một lần xuyên qua lớp bụi vũ trụ đó và xảy ra hiện tượng mưa sao băng trong thời gian đó.

Khi Trái Đất bay vào vùng có nhiều thiên thạch thì sẽ thường xuyên xảy ra hiện tượng mưa sao băng hơn.

Kho hình ảnhsửa mã nguồn

Các trận mưa sao băng điển hình trong năm 2020sửa mã nguồn

Tên chính thức của chúng được International Astronomical Union đặt ra.[3]

Mưa sao băngThời gianVật thể gốc
QuadrantidsĐầu tháng 1The same as the parent object of minor planet 2003 EH1,[4] and perhaps comets C/1490 Y1 và C/1385 U1 [5]
LyridsCuối tháng 4Sao chổi Thatcher
Pi Puppids (periodic)Cuối tháng 4Sao chổi 26P/Grigg-Skjellerup
Eta AquariidsĐầu tháng 5Sao chổi 1P/Halley
ArietidsGiữa tháng 6Sao chổi 96P/Machholz, Marsden và nhóm sao chổi Kracht comet groups complex [1][6]
June Bootids (periodic)Cuối tháng 6Sao chổi 7P/Pons-Winnecke
Southern Delta AquariidsCuối tháng 7Sao chổi 96P/Machholz, Marsden và Kracht comet groups complex [1][6]
Alpha CapricornidsCuối tháng 7Sao chổi 169P/NEAT[7]
PerseidsGiữa tháng 8Sao chổi 109P/Swift-Tuttle
Kappa CygnidsGiữa tháng 8Minor planet 2008 ED69[8]
Aurigids (periodic)Đầu tháng 9Sao chổi C/1911 N1 (Kiess)[9]
Giacobinids (periodic)Đầu tháng 10Sao chổi 21P/Giacobini-Zinner
OrionidsCuối tháng 10Sao chổi 1P/Halley
Southern TauridsĐầu tháng 11Sao chổi 2P/Encke
Northern TauridsGiữa tháng 11Minor planet 2004 TG10 and others [1][10]
Andromedids (periodic)Giữa tháng 11Sao chổi 3D/Biela[11]
Alpha Monocerotids (periodic)Giữa tháng 11unknown [12]
LeonidsGiữa tháng 11Sao chổi 55P/Tempel-Tuttle
Phoenicids (periodic)Đầu tháng 12Sao chổi D/1819 W1 (Blanpain)[13]
GeminidsGiữa tháng 12Minor planet 3200 Phaethon[14]
UrsidsCuối tháng 12Sao chổi 8P/Tuttle[15]

Mưa sao băng trong âm nhạcsửa mã nguồn

Bài hát Mưa sao băng do Minh Khang sáng tác và Ngô Kiến Huy trình bày.

Tham khảosửa mã nguồn

Liên kết ngoàisửa mã nguồn

🔥 Top keywords: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhGiỗ Tổ Hùng VươngTrương Mỹ LanĐặc biệt:Tìm kiếmHùng VươngVương Đình HuệUEFA Champions LeagueKuwaitChiến dịch Điện Biên PhủFacebookĐài Truyền hình Việt NamTrần Cẩm TúĐội tuyển bóng đá quốc gia KuwaitGoogle DịchViệt NamCúp bóng đá U-23 châu ÁCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Real Madrid CFBảng xếp hạng bóng đá nam FIFACleopatra VIITô LâmTim CookNguyễn Phú TrọngHồ Chí MinhHai Bà TrưngManchester City F.C.VnExpressChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNguyễn Ngọc ThắngĐền HùngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Võ Văn ThưởngOne PieceLịch sử Việt NamCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Phạm Minh ChínhTikTokĐinh Tiên Hoàng