Bước tới nội dung

Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Công an Khu XII năm 1948

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Công an Khu XII năm 1948 (ngày nay còn được biết đến với tên gọi Sáu điều chủ tịch Hồ Chí Minh dạy Công an nhân dân Việt Nam) nêu lên về tư cách người Công an Cách mệnh. Trên cơ sở này, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) đã ban hành năm lời thề danh dự của Công an nhân dân Việt Nam được tuyên thệ trong lễ chào cờ của Công an nhân dân Việt Nam.

Lịch sửsửa mã nguồn

Năm 1946 đến năm 1958, Công an Khu XII (nay là các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh) tại Bắc Giang. Công an Khu XII chủ yếu đóng quân tại Chùa Tứ Giáp (còn gọi là chùa Đại Phúc) nằm trong thôn Chùa Nguộn, xã Nhã Nam, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

Cùng với tờ nội san Rèn luyện của Nha Công an Trung ương, nhiều khu, sở, ty Công an cũng ra nội san nhằm tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng, huấn luyện nghiệp vụ và hướng dẫn công tác cho cán bộ chiến sĩ Công an như: Công an Nam Định ra tờ Luyện tiến, Công an Tuyên Quang ra tờ Trau dồi… trong đó tờ nội san Bạn dân của Công an Khu XII là một trong những nội san tiêu biểu trong công tác tuyên truyền về phong trào “Rèn cán bộ, lập chiến công”.

Năm 1948, nội san Bạn dân ra số Tết Nguyên đán Mậu Tý. Giám đốc Công an Khu XII lúc đó là đồng chí Hoàng Mai đã viết thư kính lên Chủ tịch Hồ Chí Minh và biếu tờ Nội san “Bạn dân” số Tết Mậu Tý.[1]

Ngày 11 tháng 3 năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng chí Hoàng Mai, trong thư có 6 nội dung nói về “Tư cách người Công an cách mệnh”. Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau đó in trên nội san Bạn dân và đã được lan tỏa trong toàn bộ cán bộ, chiến sỹ của lực lượng Công an nhân dân.[2][3]

Nội dungsửa mã nguồn

Khu lưu niệmsửa mã nguồn

Ngày 15 tháng 8 năm 2017, tại thôn Chùa Nguộn, xã Nhã Nam, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, Bộ Công an đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng công trình Khu lưu niệm. Công trình có tổng mức đầu tư khoảng 89 tỷ đồng từ nguồn vốn xã hội hoá do cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân đóng góp. Với diện tích đất khoảng 2,6 ha bao gồm các hạng mục: Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh (Kích thước tượng cao 6,5m, đế tượng cao 0,5m, bệ tượng cao 1,2m); phù điêu (mang kiểu dáng chín ngọn núi cách điệu, tạo sự liên tưởng về một căn cứ địa cách mạng Việt Bắc)[4]; sân hành lễ; nhà đón tiếp, quản lí; hồ nước; bãi đỗ xe, sân đường nội bộ, hệ thống điện, cấp thoát nước.[5]

Ngày 11 tháng 3 năm 2018, Bộ Công an phối hợp tỉnh Bắc Giang tổ chức khánh thành Khu lưu niệm Sáu điều chủ tịch Hồ Chí Minh dạy Công an nhân dân Việt Nam.[6]

Năm lời thề danh dự của Công an nhân dân Việt Namsửa mã nguồn

Trên cơ sở Sáu điều chủ tịch Hồ Chí Minh dạy Công an nhân dân Việt Nam. Ngày 01 tháng 1 năm 1997, Thượng tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) Lê Minh Hương ký Quyết định số 01/QĐ-BNV về ban hành 5 lời thề danh dự của Công an nhân dân Việt Nam, 10 điều kỷ luật. Ngày 3 tháng 1 năm 2008, Đại tướng Lê Hồng AnhBộ trưởng Bộ Công an ký Quyết định số 09/QĐ-BCA(X11) ban hành 5 lời thề, 10 điều kỷ luật của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam thay thế 5 lời thề, 10 điều kỷ luật ban hành năm 1997 cho phù hợp với tình hình hiện nay.[7]

Nội dung

Tham khảosửa mã nguồn

🔥 Top keywords: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhGiỗ Tổ Hùng VươngTrương Mỹ LanĐặc biệt:Tìm kiếmHùng VươngVương Đình HuệUEFA Champions LeagueKuwaitChiến dịch Điện Biên PhủFacebookĐài Truyền hình Việt NamTrần Cẩm TúĐội tuyển bóng đá quốc gia KuwaitGoogle DịchViệt NamCúp bóng đá U-23 châu ÁCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Real Madrid CFBảng xếp hạng bóng đá nam FIFACleopatra VIITô LâmTim CookNguyễn Phú TrọngHồ Chí MinhHai Bà TrưngManchester City F.C.VnExpressChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNguyễn Ngọc ThắngĐền HùngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Võ Văn ThưởngOne PieceLịch sử Việt NamCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Phạm Minh ChínhTikTokĐinh Tiên Hoàng