Bước tới nội dung

Tiếng Phúc Kiến Đài Loan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Đài Loan
臺灣語
Tâi-oân-gú
Sử dụng tạiĐài Loan
Khu vựcĐài Loan
Tổng số người nóiKhoảng 15 triệu người tại Đài Loan;[1] 49 triệu (tiếng Mân Nam)
Phân loạiHán-Tạng
Hệ chữ viếtChữ cái Latinh, (pe̍h-ōe-jī), Chữ Hán
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
Được sử dụng bằng cả hai ngôn ngữ chính thức trên lãnh thổ Đài Loan đó chính là tiếng Đài Loan và tiếng Phổ thông Trung Quốc dựa trên ngôn ngữ chung của chữ Hán Phồn thể[2]
Quy định bởiỦy ban Ngôn ngữ Quốc gia (Bộ Giáo dục Trung Hoa Dân Quốc).
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1zh
chi (B)
zho (T)
ISO 639-3nan

Tiếng Phúc Kiến Đài Loan hay tiếng Mân Nam Đài Loan (臺灣閩南語), thường được gọi phổ biến là tiếng Đài Loan hay Đài Ngữ (Tâi-oân-oē 臺灣 hay Tâi-gí 台語), là tiếng Mân Nam của phương ngữ Phúc Kiến được 80% dân cư Đài Loan sử dụng.[3] Đây là ngôn ngữ lớn nhất tại Đài Loan, vì vậy tiếng Phúc Kiến thường được coi là ngôn ngữ thứ nhất của hòn đảo. Có sự tương đồng giữa ngôn ngữ và nguồn gốc mặc dù điều này không phải lúc nào cũng chính xác. Pe̍h-ōe-jī (POJ) là cách chuyển tự phổ biến cho ngôn ngữ này và cho cả tiếng Phúc Kiến.

Tiếng Phúc Kiến Đài Loan nói chung là tương tự như phương ngữ Hạ Môn, phương ngữ Tuyền Châu và phương ngữ Chương Châu (các nhánh của tiếng Mân Nam) cũng như các dạng phương ngữ của chúng ở Đông Nám Á và nói chung có thể hiểu lẫn nhau. Khác biệt chỉ xảy ra trong một số từ vựng. Giống như phương ngữ Hạ Môn, tiếng Phúc Kiến Đài Loan được dựa trên một sự pha trộn của cách phát âm tại Chương ChâuTuyền Châu. Do sự phổ biến đại chúng của các phương tiện truyền thông giải trí tiếng Phúc Kiến từ Đài Loan, tiếng Phúc Kiến Đài Loan đã phát triển để trở nên có ảnh hưởng nhiều hơn tới phương ngữ Phúc Kiến của tiếng Mân Nam, đặc biệt là từ sau năm 1980. Cùng với phương ngữ Hạ Môn, phương ngữ Đài Loan được coi là "tiếng Phúc Kiến chuẩn".

Phân loạisửa mã nguồn

Tiếng Phúc Kiến Đài Loan là một biến thể của tiếng Mân Nam, quan hệ gần gũi với phương ngữ Hạ Môn. Ngôn ngữ này thường được coi là một "phương ngôn Trung Quốc" thuộc về Nhóm ngôn ngữ Hán lớn hơn. Tuy nhiên, theo một quan điểm khác, đây có thể là một "ngôn ngữ" độc lập vì không thể hiểu lẫn nhau với Tiếng Phổ thông. Cách phát âm của từ cũng có những khác biệt, một người nói tiếng Phổ thông cần phải dùng hệ thống chữ Hán (một loại chữ tượng hình, biểu ý) để giao tiếp với người nói tiếng Phúc Kiến. Việc nó cũng như các "phương ngôn" khác tại Trung Quốc đại lục là một ngôn ngữ riêng hay là "phương ngôn" tùy thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi người, và đôi khi phụ thuộc vào lý do chính trị.

Chú thíchsửa mã nguồn

Liên kết ngoàisửa mã nguồn

Văn phạmsửa mã nguồn

Các nguồn khácsửa mã nguồn

Dictionaries
Learning aids
Other
🔥 Top keywords: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhGiỗ Tổ Hùng VươngTrương Mỹ LanĐặc biệt:Tìm kiếmHùng VươngVương Đình HuệUEFA Champions LeagueKuwaitChiến dịch Điện Biên PhủFacebookĐài Truyền hình Việt NamTrần Cẩm TúĐội tuyển bóng đá quốc gia KuwaitGoogle DịchViệt NamCúp bóng đá U-23 châu ÁCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Real Madrid CFBảng xếp hạng bóng đá nam FIFACleopatra VIITô LâmTim CookNguyễn Phú TrọngHồ Chí MinhHai Bà TrưngManchester City F.C.VnExpressChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNguyễn Ngọc ThắngĐền HùngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Võ Văn ThưởngOne PieceLịch sử Việt NamCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Phạm Minh ChínhTikTokĐinh Tiên Hoàng