Đội tuyển bóng đá quốc gia Cộng đồng các Quốc gia Độc lập

Đội tuyển bóng đá quốc gia Cộng đồng các quốc gia độc lập là một đội tuyển quốc gia tạm thời của Liên đoàn bóng đá Liên Xô năm 1992. Họ được chấp thuận là đội đại diện cho Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS hay SNG). Đội CIS/SNG được thành lập nằm trong một phần của sự chuyển giao đã được lên kế hoạch trước. Trước đó Đội tuyển quốc gia Liên Xô đã giành vé tham dự Euro 1992 qua vòng loại năm 1991, chỉ có một cách duy nhất để giữ suất của đội Xô Viết thi đấu tại giải đấu là có một đội thống nhất.

Cộng đồng các quốc gia độc lập
Huy hiệu áo/huy hiệu Hiệp hội
Hiệp hộiHiệp hội các Liên đoàn bóng đá của CIS/SNG
Huấn luyện viên trưởngAnatoly Byshovets
Thi đấu nhiều nhấtDmitri Kharine (11)[1]
Ghi bàn nhiều nhấtSergei Kiriakov (4)
Sân nhàNhiều sân
Mã FIFACIS
Áo màu chính
Áo màu phụ
Trận quốc tế đầu tiên
Hoa Kỳ Hoa Kỳ 0–1 SNG
(Miami, Hoa Kỳ; 25 tháng 1 năm 1992)
Trận quốc tế cuối cùng

Scotland Scotland 3–0 SNG
(Norrköping, Thụy Điển; 18 tháng 6 năm 1992)
Trận thắng đậm nhất
El Salvador El Salvador 0–3 SNG
(San Salvador, El Salvador; 29 tháng 1 năm 1992)
Trận thua đậm nhất
México Mexico 4–0 SNG
(Thành phố México, México; 8 tháng 3 năm 1992)
Vô địch châu Âu
Sồ lần tham dự1 (Lần đầu vào năm 1992)
Kết quả tốt nhấtVòng 1, 1992

Kết thúc Euro 1992, đội bóng được chuyển giao thành Đội tuyển bóng đá quốc gia Nga.

Hoàn cảnh

Quốc kỳ được sử dụng bởi đội CIS/SNG tại Euro 1992.

Với việc Liên Xô chính thức không còn tồn tại vào ngày 1 tháng 1 năm 1992, vì thế tất cả các tổ chức bao gồm cả liên đoàn bóng đá cũng dừng hoạt động. Hiệp hội các Liên đoàn bóng đá của CIS được thành lập ngày 11 tháng 1 năm 1992 và được FIFA chấp thuận hai ngày sau đó. Bản giao hưởng số 9 của Beethoven được chọn làm bài hát. Cùng với Hiệp hội, các liên đoàn quốc gia thành viên bắt đầu được quốc tế công nhận.

Đội tuyển bóng đá quốc gia CIS, trước đây được biết đến là Đội tuyển bóng đá quốc gia Liên Xô, tham dự Euro 1992 vào tháng 6 năm 1992. Họ ngừng hoạt động sau đó, tất cả kết quả thi đấu được chuyển giao cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Nga đội thi đấu trận đầu tiên vào tháng 8 năm 1992.

Đội tuyển bóng đá quốc gia CIS được dẫn dắt bởi Anatoly Byshovets. Đội không giành được kết quả như mong đợi tại Giải vô địch bóng đá châu Âu 1992, xếp cuối vòng bảng, nhưng cũng giành được hai trận hòa đáng chú ý với ĐứcHà Lan, trước khi thua 3–0 trước Scotland khiến họ bị loại.

Kết quả thi đấu tại Giải vô địch châu Âu

NắmVòngVị tríTrTHBBTBB
1992Vòng bảngthứ 8302114
Tổng cộng1/1thứ 8302114

Các liên đoàn quốc gia sau Xô Viết

Các liên đoàn quốc gia của Hiệp hội CIS

Armenia18 tháng 1 năm 1992Đội tuyển quốc giaUEFA
Azerbaijantháng 3 năm 1992Đội tuyển quốc giaUEFA
Belarus1989Đội tuyển quốc giaUEFA
Georgia15 tháng 2 năm 1936Đội tuyển quốc giaUEFA
Kazakhstan1992Đội tuyển quốc giaUEFA
Kyrgyzstan25 tháng 2 năm 1992Đội tuyển quốc giaAFC
Moldova14 tháng 4 năm 1990Đội tuyển quốc giaUEFA
Nga8 tháng 2 năm 1992Đội tuyển quốc giaUEFA
Tajikistan1936Đội tuyển quốc giaAFC
Turkmenistan1992Đội tuyển quốc giaAFC
Ukraine13 tháng 12 năm 1991Đội tuyển quốc giaUEFA
Uzbekistan1946Đội tuyển quốc giaAFC

Các liên đoàn quốc gia không thuộc Hiệp hội CIS

Estonia14 tháng 12 năm 1921Đội tuyển quốc giaUEFA
Latvia1921Đội tuyển quốc giaUEFA
Lithuania9 tháng 12 năm 1922Đội tuyển quốc giaUEFA

Danh sách đăng ký UEFA Euro 1992

Huấn luyện viên trưởng: Anatoliy Byshovets

SốVtCầu thủNgày sinh (tuổi)Số trậnCâu lạc bộ
11TMDmitri Kharine (1968-08-16)16 tháng 8, 1968 (23 tuổi)12 CSKA Moscow
22HVAndrey Chernyshov (1968-01-07)7 tháng 1, 1968 (24 tuổi)23 Spartak Moscow
32HVKakhaber Tskhadadze (1968-09-07)7 tháng 9, 1968 (23 tuổi)5 Spartak Moscow
42HVAkhrik Tsveiba (1966-09-10)10 tháng 9, 1966 (25 tuổi)22 Dynamo Kiev
52HVOleh Kuznetsov (1963-03-22)22 tháng 3, 1963 (29 tuổi)60 Rangers
63TVIgor Shalimov (1969-02-02)2 tháng 2, 1969 (23 tuổi)23 Foggia
73TVOleksiy Mykhaylychenko (1963-03-30)30 tháng 3, 1963 (29 tuổi)38 Rangers
84Andrei Kanchelskis (1969-01-23)23 tháng 1, 1969 (23 tuổi)20 Manchester United
93TVSergei Aleinikov (1961-11-07)7 tháng 11, 1961 (30 tuổi)75 Lecce
103TVIgor Dobrovolski (1967-08-27)27 tháng 8, 1967 (24 tuổi)26 Servette
114Sergei Yuran (1969-06-11)11 tháng 6, 1969 (22 tuổi)13 Benfica
121TMStanislav Cherchesov (1963-09-02)2 tháng 9, 1963 (28 tuổi)10 Spartak Moscow
134Sergei Kiriakov (1970-01-01)1 tháng 1, 1970 (22 tuổi)8 Muangthong United
144Volodymyr Lyutyi (1962-04-20)20 tháng 4, 1962 (30 tuổi)5 MSV Duisburg
154Igor Kolyvanov (1968-03-06)6 tháng 3, 1968 (24 tuổi)22 Foggia
163TVDmitri Kuznetsov (1965-08-28)28 tháng 8, 1965 (26 tuổi)17 Espanyol
173TVIgor Korneev (1967-09-04)4 tháng 9, 1967 (24 tuổi)5 Espanyol
182HVViktor Onopko (1969-10-14)14 tháng 10, 1969 (22 tuổi)1 Spartak Moscow
193TVIgor Lediakhov (1968-05-22)22 tháng 5, 1968 (24 tuổi)7 Spartak Moscow
202HVAndrei Ivanov (1967-04-06)6 tháng 4, 1967 (25 tuổi)3 Spartak Moscow

Tổng cộng đội hình CIS bao gồm 8 người Nga, 6 người Ukraina (1 sinh ra ở Đức), 1 người Gruzia, 1 người Belarus, 1 người Abkhazia, 1 người Circassia, và 1 người Ossetia. Số lần ra sân bao gồm các trận đấu thi đấu cho Liên Xô cũng như CIS. Một vài cầu thủ đồng thời thi đấu cho các đội tuyển quốc gia khá như Kakhaber Tskhadadze (Gruzia) và Akhrik Tsveiba (Ukraina).

Phần lớn các cầu thủ (được in đậm) sau đó thi đấu cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Nga, đội sau đó giành quyền thi đấu tại FIFA World Cup 1994Hoa Kỳ. Do sự cố liên quan tới Lá đơn của mười bốn người vào tháng 11 năm 1993 (vì thành tích kém của đội), Igor Shalimov, Igor Dobrovolsky, Igor Kolyvanov, Sergei Kiriakov, Vasili Kulkov, và Andrei Kanchelskis đã bị loại ra khỏi đội tuyển. Oleg Salenko và Andrei Ivanov, cũng đá ký vào lá đơn, cuối cùng thì họ đã rút lại. Tsveiba và Chernyshov sau đó được gọi vào Đội tuyển bóng đá quốc gia Nga.

Mặc dù gần một phần ba đội đến từ Ukraina, chỉ có hai cầu thủ người Ukraine và Abkhazia (Akhrik Tsveina) từng chơi cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Ukraina, trong khi đó bốn người còn lại chọn đội tuyển Nga.

Ghi chú

Liên kết ngoài