Bầu chọn chủ nhà Cúp bóng đá châu Á 2023

Cúp bóng đá châu Á 2023 sẽ là giải đấu lần thứ 18 của Cúp bóng đá châu Á, giải bóng đá quốc tế thường niên của châu Á do Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) tổ chức. Giải đấu sẽ quy tụ 24 đội bóng, cùng với nước chủ nhà nếu thể thức đó được giữ nguyên.

Bầu chọn

Có 4 quốc gia đã thể hiện sự quan tâm tới việc tổ chức giải đấu này:

Vào ngày 4 tháng 6 năm 2019, AFC sẽ công bố nước chủ nhà để đăng cai[1].

Ứng cử viên

Trung Quốc

Vào ngày 3 tháng 2 năm 2013, Trung Quốc đề xuất tổ chức Cúp bóng đá châu Á 2019. Vào ngày 15 tháng 3 cùng năm, Hiệp hội bóng đá Trung Quốc nộp đơn ứng cử lần thứ hai cho tới ngày 7 tháng 4. 9 thành phố được đề xuất là Bắc KinhĐại LiênNam KinhTây AnThành ĐôThanh Đảo, Trường SaQuảng Châu và Vũ Hán. Trung Quốc từng là chủ nhà tại Cúp bóng đá châu Á 2004.

Vào tháng 9 năm 2013, Trung Quốc rút lui để "nhắm tới công tác đào tạo trẻ". Vào cuối năm 2015, Trung Quốc công khai ý định tổ chức giải đấu năm 2023. Bắc Kinh, Tây An, Thiên Tân, Quảng Châu, Vũ Hán, Thẩm Dương, Thanh Đảo, Ninh Ba, Nam Kinh, Thành Đô và Lạc Dương là các thành phố được đề cử[2].

Sân vân độngThành phốSức chứa
Sân vận động Quốc gia Bắc KinhBắc Kinh81.000
Sân vận động Trung tâm Olympic Thiên TânThiên Tân54.696
Sân vận động Thiên HàQuảng Châu54.896
Trung tâm Thể thao Olympic Nam KinhNam Kinh61.443
Sân vận động tỉnh Thiểm TâyTây An50.100
Sân vận động Trung tâm Thể thao Vũ HánVũ Hán60.000
Trung tâm Thể thao Thành ĐôThành Đô42.000
Trung tâm Thể thao Ích TrungThanh Đảo45.000
Sân vận động Trung tâm Thể thao Olympic Thẩm DươngThẩm Dương60.000
Sân vận động Hạ LongTrường Sa55.000
Sân vận động Thành phố Ninh BaNinh Ba36.000
Sân vận động Lạc DươngLạc Dương39.888

Những lá phiếu bị hủy

Ấn Độ

Với thành công rực rỡ sau khi tổ chức Giải vô địch bóng đá U-17 thế giới 2017, Liên đoàn bóng đá Ấn Độ đã nuôi tham vọng sẽ tổ chức nhiều giải đấu lớn hơn như Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới 2019 để phát triển hạ tầng bóng đá nước này[3]. Tuy nhiên, Ấn Độ cũng đã đệ đơn xin tổ chức trước hạn chót là tháng 3 năm 2017[1][4]. Những thành phố được hy vọng sẽ tổ chức là Mumbai, Delhi, Bengaluru, Kochi, Guwahati, Chennai, Kolkata, Goa, PuneJamshedpur. Ấn Độ đã rút lui vào tháng 10 năm 2018 do quốc gia này là chủ nhà của giải vô địch bóng đá U-17 nữ thế giới 2020.[5]

Indonesia

Indonesia được AFC công nhận là một trong những ứng cử viên chạy đua để tổ chức giải từ ngày 12 tháng 4 năm 2016. Họ đã từng cùng Malaysia, Thái LanViệt Nam tổ chức Cúp bóng đá châu Á 2007. Vào tháng 7 năm 2017, AFC thông báo Indonesia rút lui[6].

Thái Lan

Thái Lan từng tổ chức Cúp bóng đá châu Á 1972 và 2007. Thái Lan đã từng có ý định tổ chức Cúp bóng đá châu Á 2019 song lại rút lui để nhắm tới giải đấu năm 2023. Tuy nhiên vào ngày 21 tháng 7 năm 2017, Thái Lan đã rút lui[7].

Hàn Quốc

Hàn Quốc đã để ngỏ việc sẽ tổ chức giải đấu này. Lần gần đây nhất Hàn Quốc tổ chức giải là vào năm 1960 và cũng là lần cuối Hàn Quốc lên ngôi vương[8]. Hiệp hội bóng đá Hàn Quốc đã đệ đơn đăng cai vào tháng 5 năm 2017 với sự có mặt của phái đoàn AFC trước thời hạn công bố chủ nhà tháng 5 năm 2018[9]. Các thành phố được đề nghị là Suwon, Goyang, Hwaseong, Cheonan, Gwangju, Jeonju, BusanSeogwipo. Đến ngày 15 tháng 5 năm 2019, Hàn Quốc rút lui để tập trung vào cuộc đua giành quyền đăng cai World Cup nữ 2023 cùng với CHDCND Triều Tiên.[10]

Trung Quốc

Giải đấu ban đầu dự kiến ​​được tổ chức tại Trung Quốc. Tuy nhiên, vào ngày 14 tháng 5 năm 2022, AFC thông báo rằng Trung Quốc sẽ không thể đăng cai giải đấu do các trường hợp đặc biệt do đại dịch COVID-19 gây ra.[11]

Tái bầu chọn chủ nhà

Sau sự rút lui của Trung Quốc, AFC đã gửi thư mời tham gia quy trình đăng cai khẩn cấp đến tất cả các liên đoàn thành viên, với hạn chót cho các liên đoàn gửi thư đấu thầu vào ngày 15 tháng 7 năm 2022 (ban đầu là ngày 30 tháng 6)[12][13]. Nước chủ nhà mới của giải đấu dự kiến sẽ được AFC công bố vào ngày 17 tháng 10 năm 2022.[14] Có 2 quốc gia đã thể hiện sự quan tâm đến giải đấu này[15]:

Gói thầu được xác nhận

Hàn Quốc

Bản đồ Stadia – Hàn Quốc

Sau đây là các thành phố và địa điểm đăng cai được chọn cho gói thầu của Hàn Quốc:

Qatar

  • Qatar – Vào ngày 18 tháng 7, AFC xác nhận rằng Qatar đã nộp hồ sơ đấu thầu để đăng cai AFC Asian Cup vào năm 2023.[20] Qatar là đương kim vô địch AFC Asian Cup sau khi đánh bại Nhật Bản 3-1 trong trận chung kết được tổ chức tại Sân vận động Thành phố Thể thao Zayed ở Abu Dhabi vào ngày 1 tháng 2 năm 2019. Qatar đã đăng cai FIFA Arab Cup 2021 vào năm ngoái và sẽ đăng cai FIFA World Cup 2022 vào cuối năm nay. Đăng cai AFC Asian Cup 2023 sẽ là một động lực lớn để bảo vệ danh hiệu của họ trên sân nhà. Tuy nhiên, do Qatar đang có mặt trong cuộc đua giành quyền đăng cai AFC Asian Cup 2027, nên nếu Qatar được chọn, họ sẽ buộc phải hủy kế hoạch chạy đua đăng cai giải đấu năm 2027.

Sau đây là các thành phố và địa điểm đăng cai được chọn cho gói thầu của Qatar , ban đầu dùng để đăng cai giải đấu năm 2027 [21]:

Gói thầu bị hủy

  • Nhật Bản – Nhật Bản ban đầu tuyên bố quan tâm đến việc đăng cai tổ chức giải, nhưng nước này không nằm trong số các quốc gia nộp hồ sơ dự thầu.[22]
  • Úc – Úc tuyên bố quan tâm đến việc tổ chức Cúp bóng đá châu Á vào ngày 21 tháng 6.[23] Trước đây, quốc gia này từng từ chối tranh quyền đăng cai giải đấu năm 2023 vì sự kiện quá gần với Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023, giải đấu mà họ là đồng chủ nhà. Năm 2015, họ đã là chủ nhà của Asian Cup và giành chức vô địch.[24] Vào ngày 2 tháng 9 năm 2022, Liên đoàn bóng đá Úc thông báo rằng họ sẽ không tiếp tục nộp hồ sơ đăng cai tổ chức AFC Asian Cup 2023, để tập trung vào việc tổ chức Cúp bóng đá nữ châu Á 2026.[25]
  • Indonesia – Vào ngày 28 tháng 6, Indonesia đã nộp hồ sơ đăng cai Cúp bóng đá châu Á 2023, theo chủ tịch PSSI Mochamad Iriawan.[26] Với cơ sở hạ tầng sẵn có cho U-20 World Cup 2023, quốc gia này cũng muốn nhân cơ hội để giành quyền tổ chức giải đấu cấp châu lục. Tuy nhiên, những lo ngại về sự xung đột lịch thi đấu của 2 giải đấu trên, cộng với thảm họa sân Kanjuruhan đầu tháng 10 năm 2022 đã khiến khả năng đăng cai của nước này bị đặt dấu hỏi. Vào ngày 15 tháng 10 năm 2022, AFC đã quyết định loại Indonesia khỏi cuộc đấu thầu cho nước chủ nhà.[27]

Tham khảo