Cổng thông tin:Chăm Pa

quốc gia cổ từng tồn tại độc lập liên tục qua các thời kỳ từ năm 192 đến năm 1832. Cương vực của Chăm Pa lúc mở rộng nhất tương ứng với miền Trung Việt Nam ngày nay, trải dài từ dãy núi Hoành Sơn, Quảng Bình ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía tây của nước Lào ngày nay.

Qua một số danh xưng Lâm Ấp, Panduranga, Chăm Pa trên phần đất nay thuộc miền Trung Việt Nam. Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn ĐộJava, đã từng phát triển rực rỡ với những đỉnh cao nghệ thuật là phong cách Đồng Dương và phong cách Mỹ Sơn A1 mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình linga, vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn giáoPhật giáo là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa.

Chăm Pa hưng thịnh nhất vào thế kỷ 9 và 10 và sau đó dần dần suy yếu dưới sức ép của các vương triều Đại Việt từ phía Bắc và các cuộc chiến tranh với Đế quốc Khmer. Năm 1471, Chăm Pa chịu thất bại nặng nề trước Đại Việt và bị mất phần lớn lãnh thổ phía bắc vào Đại Việt. Phần lãnh thổ còn lại của Chăm Pa bị chia nhỏ thành các tiểu quốc, và sau đó tiếp tục dần dần bị các chúa Nguyễn thôn tính và đến năm 1832 toàn bộ vương quốc chính thức bị sáp nhập vào Việt Nam dưới triều vua Minh Mạng.

Lịch sử

Chiến tranh Việt–Chiêm (1400–1407)

là cuộc chiến giữa nhà Hồ nước Đại Ngu và nước Chiêm Thành phía nam. Ban đầu nhà Hồ chiếm được đất đai mà tương đương với nam Quảng Nam và bắc Quảng Ngãi ngày nay; nhưng sau đó, do cuộc xâm lăng của nhà Minh, nhà Hồ thất bại và Chiêm Thành đã lấy lại những đất đai từng bị nhà Hồ chiếm.

Nhân vật

Manorathavarman

là một vị vua của nước Lâm Ấp. Đây là quân chủ áp chót của triều đại thứ 2 nước Lâm Ấp. Ông là cháu của vua tiền nhiệm, Phạm Địch Chớn.

Phạm Địch Chớn muốn sang Ấn Độ sống những ngày cuối đời vì đam mê văn hoá Ấn Độ, nên đã nhường ngôi cho em là Phạm Địch Khải nhưng bị từ chối. Ngôi báu đành truyền cho Mã Nặc Lạp Đát Bạt Ma nhưng tể tướng Tsang Lin chống lại vì cho rằng người này không được sinh ra từ một người mẹ có dòng máu tinh khiết, nên bị Mã Nặc Lạp Đát Bạt Ma giết chết.

Không rõ Mã Nặc Lạp Đát Bạt Ma đã làm gì trong thời gian trị vì. Khi mất, ông truyền ngôi cho em của ông là Phạm Địch Văn.

Địa danh

Simhapura

là kinh đô của Chăm Pa thời kỳ Lâm Ấp. Sau các cuộc tấn công từ Giao Châu bởi các thứ sử Ôn Phóng Chi, Giao Tuấn, kinh đô Kandapurpura bị phá hủy. Lâm Ấp chuyển đô vào khu vực Trà Kiệu lập kinh đô mới với tên gọi Simhapura vào khoảng cuối thế kỷ 4 đầu thế kỷ 5.

Sinhapura nằm gần thánh địa Mỹ Sơn, mặc dù từ trước đó Mỹ Sơn đã được người Chăm sử dụng làm thánh địa, nhưng mãi tới khi kinh đô chuyển về nam gần đó thì họ mới đẩy mạnh việc xây dựng đền tháp thờ phụng các vị thần của Ấn Độ giáo.

Văn hóa - Nghệ thuật - Tôn giáo

Tháp Mỹ Khánh

là một di tích tháp Chăm nằm tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Tháp Mỹ Khánh nằm ở độ sâu 5m so với mặt đất, lọt thỏm giữa vùng cát trắng ven biển, một vị trí rất hiếm đối với các tháp Chăm được phát hiện và còn tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, tháp Chăm Mỹ Khánh có niên đại sớm nhất trong những tháp Chăm hiện nay, được xây dựng vào thế kỷ 8.

Tháp Chăm : Bằng An  • Mỹ Sơn  • Chiên Đàn  • Khương Mỹ  • Phú Lốc  • Cánh Tiên  • Bánh Ít  • Bình Lâm  • Thủ Thiện  • Dương Long  • Tháp Đôi  • Tháp Nhạn  • Yang Prong  • Po Nagar  • Hòa Lai  • Po Klong Garai  • Po Rome  • Po Dam  • Po Sah Inư  • Liễu Cốc  • Mỹ Khánh  • Phong Lệ  • Cấm Mít  • Trà Kiệu  • Đồng Dương  • Chánh Lộ  • Tháp Mắm