Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Bánh mì Việt Nam (lần 2)

Bánh mì Việt Nam

Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: Đề cử thành công. -- Symptoms 0912AD (thảo luận) 16:06, ngày 15 tháng 3 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  • Giới thiệu: Thật ra tôi cũng muốn màu mè hoa lá hẹ lắm, nhưng do ứng cử bài vào lúc mắt mở không lên nên đành giới thiệu theo cách bình thường vậy. Có thể không ngoa khi nói rằng tất cả những người ở đây đều nếm thử bánh mì ít nhất vài lần rồi. Ra đời cách đây hơn nửa thế kỷ – với nguồn gốc là từ món baguette trứ danh do người Pháp mang đến nước ta từ thế kỷ 19 – ngày nay bánh mì đã trở thành một món ăn rất đỗi thân quen với người dân Việt Nam cả trong và ngoài nước. tuy có thể không ngon bằng cơm tấm, bún bò Huế hay phở, thế nhưng nó gần như đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi người. Từ những thành phố sầm uất, hoa lệ cho đến miền núi xa xôi hoang vu, hầu như nơi nào cũng đều có sự hiện diện của món bánh này cả. Hơn nữa, bánh mì còn được du khách nước ngoài khen ngợi vô cùng nhiệt liệt và không ít lần xuất hiện trên các BXH về những món ăn đường phố ngon nhất thế giới. Bên cạnh đó, nó còn là chủ đề chủ đề chính của một số lễ hội, hội thảo cũng như phim truyền hình, đồng thời còn có ý kiến đề xuất rằng nên chọn ngày 24/3 làm "Ngày bánh mì Việt Nam".
  • Nhận xét: Bài viết do tôi nâng cấp cách đây 3 năm, từng tạch BVCL một lần rồi sau đó đắc cử BVT. Do sự thúc giục và khích lệ của Nguyentrongphu nên tôi đã quyết tâm "hồi sinh" bài này một lần nữa, qua đó giúp chất lượng của nó cao hơn hẳn so với trước đây. Có thể nói đây chính là bài viết mà tôi đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc nhất tính đến thời điểm hiện tại, thậm chí còn có thời điểm tôi thèm món này hệt như những con nghiện muốn chơi đá. Nhìn chung, tôi đã giải quyết hầu hết những vấn đề tồn đọng từ cuộc biểu quyết lần trước cũng như bổ sung thêm khá nhiều thông tin lẫn nguồn hàn lâm vào bài. Mặc dù vậy, với tâm lý chủ quan của người viết bài thì tôi có thể sẽ không phát hiện ra được một số sai sót, vậy nên hy vọng mọi người có thể đưa ra những lời nhận xét công tâm nhất. Xin cảm ơn!
  • Người nhận xét: Martin L. KingI have a dream 16:03, ngày 14 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Đồng ý

  1.  Đồng ý Bài viết được hoàn thiện chỉnh chu, mình thấy bài này có thể trúng bài viết chọn lọc. Pminh141thảo luận 05:32, ngày 15 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Đã rà bài. --NXL (thảo luận) 08:42, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Bài viết đã được hoàn thiện và nâng cấp sau sự cố gắng không ngừng nghỉ của tác giả cũng như cả công sức mà những giám khảo rà soát bài. ⒼⒹⒶⒺThảo luận 15:39, ngày 2 tháng 3 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Bài viết rất xuất sắc trong mảng ẩm thực. Theo quan điểm của tôi, đây là bài xuất sắc nhất ở mảng ẩm thực trên Wikipedia Vi. Đây sẽ là tiêu chuẩn vàng cho các ứng cử viên BVCL ở mảng ẩm thực trong tương lai. Chúc mừng bạn! SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:47, ngày 6 tháng 3 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Nhất trí ủng hộ bài viết làm BVCL, đây chắc chắn là bài xuất sắc của bạn @Baoothersks: từ trước đến nay. Mong rằng trong tương lai bạn cũng sẽ đại tu bài phởbánh chưng để mảng ẩm thực VN tỏa sáng trên wikipedia! ^^  Jimmy Blues  15:10, ngày 6 tháng 3 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý Bài tự viết rất đỉnh. Billcipher123 (thảo luận) 11:51, ngày 8 tháng 3 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý Sau khi bài viết được góp ý chỉnh sửa và hoàn thiện nhiều lần, thì hôm nay mình quyết định bỏ một lá phiếu ok để tuyên dương sự kiên trì, tận tâm và kì công của tác giả dành cho bánh mì ^^ Squirrel (talk) 12:20, ngày 8 tháng 3 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  8.  Đồng ý Cảm ơn bạn vì một bài viết thuộc tuýp "bài cơ bản" khó nhằn. Tôi tin rằng bài viết này sẽ được/bị dùng để bổ sung thông tin cho nhiều bài báo trong tương lai. ✠ Tân-Vương  16:53, ngày 13 tháng 3 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Phản đối

  1.  Chưa đồng ý Xin phép góp ý một vài nội dung mà tôi nghĩ bài viết cần cải thiện:
    1. Lịch sử: Cần làm rõ cách bánh mì xuất hiện và được phổ biến tại miền Bắc và miền Trung, đặc biệt là giai đoạn sau năm 1975. Phần lớn mục chỉ nói về cách bánh mì xuất hiện tại Sài Gòn; dấu ấn bánh mì tại Hà Nội và miền Trung trong phần này cũng như trong toàn bộ bài viết là vô cùng ít, và nếu có được đề cập thì cũng rất mơ hồ.
    2. Đặc điểm: Nên có thêm nội dung phân biệt sự khác biệt chung về nguyên liệu (phần nhân) hoặc cách chế biến giữa bánh mì ba miền. Ví dụ Hà Nội thường ăn với nhân pate, ruốc, trứng, giò chả, TP. Hồ Chí Minh thì sử dụng nhân xíu mại, heo quay, phá lấu, vị sẽ ngọt hơn… Các loại rau thơm ăn kèm hoặc loại tương ớt mà ba miền sử dụng cũng sẽ khác nhau, nếu có thể thì hãy làm rõ vì sao lại có sự khác nhau như vậy (do lịch sử, hoặc do khẩu vị mỗi miền từ xưa)
    3. Biến thể và cửa hàng nổi tiếng:
      1. Các biến thể bánh mì nếu có địa điểm nguồn gốc hoặc nơi bày bán thì nên ghi rõ, ví dụ bánh mì hến là đặc sản, hoặc có nguồn gốc từ Thừa Thiên Huế, bánh mì phá lấu chỉ phổ biến ở miền Nam (có thể có nguồn gốc từ người Tiều). Vì tôi nghĩ cái mà người ta quan tâm khi đọc phần này là “vì sao loại bánh mì có nhân hến/phá lấu này lại được sáng tạo ra?”. Mục này bạn có thể thử nghiệm kẻ bảng dạng danh sách xem trình bày có đẹp hơn không.
      2. Danh sách các tiệm bánh mì nổi tiếng cũng cần bổ sung các tiệm bánh mì ở miền Bắc, kèm theo lý do tiệm bánh mì đó trở nên nổi tiếng (vì lâu đời hay vì có món bánh mì gì đặc biệt, không cần viết kỹ quá để tránh quảng cáo). Ngoài ra tiệm bánh mì ở TP. Hồ Chí Minh tên đúng là Huynh Hoa chứ không phải Huỳnh Hoa nhe.
    4. Trong văn hóa đại chúng:
      1. Tác phẩm nghệ thuật: Một số đầu mục con của mục này có cách viết đang theo hướng liệt kê, tìm được thông tin gì thì ném vào đoạn chứ tôi chưa cảm nhận được sự liên kết trong cấu trúc đoạn. Ở đầu mỗi mục bạn nên thêm một câu tóm gọn tổng quát về hình ảnh bánh mì trong lĩnh vực đó. Mục Văn chương tôi thấy viết ổn, với bạn có thể tham khảo thêm về bánh mì trong thơ [1] và ca dao [2], có thể sẽ có thêm cái để viết vào bài. Phần Âm nhạc cảm giác đang cố bôi ra cho dài khi mà chỉ có bốn bài hát từ năm 2019 tới nay (mà một nửa trong số này đều không đủ nổi bật) mà viết chi tiết thành bốn đoạn văn. Hội họa hay Nhiếp ảnh cũng chỉ đề cập tới các sản phẩm từ 2020. Nếu bánh mì không hề xuất hiện trong các sản phẩm nghệ thuật đương đại (thế kỷ 20) nào thì cũng nên có một câu giải thích.
      2. Sự kiện: Phần này cũng có cảm giác liệt kê, mà là liệt kê theo kiểu kể chuyện hơi nhiều (viết hơi chi tiết quá từng sự việc xảy ra) nên mỗi sự kiện chiếm một đoạn thành ra cả mục bị dài lê thê (ví dụ vụ cái hội thảo tháng 10 năm 2022 hay vụ Lễ hội bánh mì năm 2023, tôi nghĩ là không cần thiết phải viết dài như vậy). Cố gắng mỗi sự kiện thì gộp các thông tin vào 1–2 câu để người đọc không bị quá tải cũng như khiến thông tin không bị loãng. Ngoài ra cũng cần chú ý xem sự kiện đó có độ nổi bật đủ lớn hay không để cân nhắc lượng thông tin cần đề cập.
    5. Đánh giá: Đang vibe báo chí đánh giá chuyên môn tự dưng lại đọc mấy câu kể chuyện/dẫn dắt kiểu “Ở tỉnh An Giang có xuất hiện loại bánh mì khổng lồ dài gần 1 mét” hay “Năm 2017 thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đã đi bộ và ghé vào dùng bánh mì tại một cửa hàng vỉa hè ở Đà Nẵng” thấy hơi bị ngắt mạch chút hic. Ý là cách diễn đạt nội dung chưa phù hợp lắm ấy, cần tập trung vào cái "đánh giá" hơn là đi kể lể vì sao việc đánh giá đó lại xảy ra.
    6. Ảnh hưởng xã hội: Vụ cướp bánh mì năm 2016 và vụ vi phạm chỉ thị 16 năm 2021 cũng đang bị viết kỹ quá. Nội dung của mục nên tập trung viết kỹ về những chủ đề xã hội lớn lao và tổng quát hơn như việc bánh mì tạo công ăn việc làm, sinh kế vỉa hè… thay vì tập trung vào hai sự việc không mấy nổi bật. Ngược lại, tôi đánh giá cao phần mục nhỏ An toàn vệ sinh thực phẩm vì thể hiện bao quát các vấn đề vệ sinh thực phẩm đang diễn ra mà không hề bị cuốn sâu vào các case bánh mì bẩn cụ thể nào. À với ở biểu quyết trước tôi có nói tới vụ kinh doanh bánh mì làm ô nhiễm môi trường, nếu tìm đủ thông tin thì bạn có thể thêm ý này vào bài cũng được nha.
    Thân, --NXL (thảo luận) 20:46, ngày 16 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Thảo luận được ẩn
  1. @NXL1997: Cảm ơn vì nhận xét của bạn, tôi đã sửa lại như sau:
    1. Lịch sử: Đã bổ sung thêm các ý về Hà Nội cũng như miền Trung. Nhìn chung thì báo chí chủ yếu tập trung vào bánh mì ở SG và HN, còn miền Trung chủ yếu được nhắc đến sơ qua và không nói kỹ như 2 địa danh trên. Ở phạm vi toàn bài viết, tôi cũng đã bổ sung thêm một số nội dung để làm nổi bật hơn dấu ấn của bánh ở hai miền Trung & Bắc.
    2. Đặc điểm: Y Đã bổ sung thêm một đoạn nói về sự khác biệt của bánh mì ở ba miền, trong đó có nêu 1 ví dụ về miền Trung. Theo tôi thấy thì hầu hết các tờ báo chỉ nhấn mạnh đặc điểm của ba miền chứ không lý giải nguyên do tại sao nên cũng đành chịu :(
    3. Biến thể và cửa hàng nổi tiếng:
      1. Đã thay đổi định dạng ở mục Biến thể, cũng như viết thêm về nơi xuất xứ của bánh. Một số biến thể không có ảnh trên Commons nên khiến cho phần bảng không được đẹp mắt lắm, nếu có thời gian thì nhờ bạn ném vào đó vài tấm hình nhé :)
      2. Y Đã bổ sung thêm một số tiệm nổi tiếng ngoài Bắc và xóa bớt 1 tiệm ở miền Nam (do đoạn đó ngắn quá).
    4. Trong văn hóa đại chúng:
      1. Tác phẩm nghệ thuật: Đã cố gắng loại bỏ những chỗ dư thừa và sắp xếp lại bố cục sao cho hợp lý, đồng thời còn bổ sung thêm những nguồn mà bạn đưa (thanks). Mặt khác, ở mục Hội họa & Nhiếp ảnh thì tôi tìm mãi mà chẳng thấy tác phẩm hồi thế kỷ 20 nào đề cập đến bánh mì nên đành để đó, tôi cũng không biết giải thích như nào cho hợp lý (nếu có nguồn dẫn chứng thì sẽ ok hơn).
      2. Sự kiện: Y Đã xóa đi những chi tiết không cần thiết và gộp một số đoạn lại với nhau. Cá nhân tôi thấy phần Hội thảo và Lễ hội khá quan trọng, do ở VN rất ít khi tổ chức sự kiện mà chỉ chú trọng vào một món ăn như thế. Do đó, tôi vẫn giữ nguyên dung lượng của hai đoạn này, tuy nhiên cũng lược bớt vài chỗ không quan trọng.
    5. Đánh giá: Đã sửa
    6. Ảnh hưởng xã hội: Đúng là vụ cướp bánh mì hồi 2016 không quá quan trọng, chẳng hiểu sao tôi lại kéo dài nó ra như vậy (hê hê). Riêng sự kiện hồi 2021 thì tầm ảnh hưởng của nó khá lớn nên tôi quyết định giữ lại các ý. Vụ này hồi đó cũng nổi, báo chí làm rùm beng cả lên, đến nỗi chính quyền địa phương và những khu vực khác buộc phải can thiệp (có ghi ở trong bài). Đối với mục An toàn vệ sinh thực phẩm thì tôi cũng đã bổ sung thêm thông tin mà bạn gợi ý, xin đa tạ.
    Buổi tối tốt lành Martin L. KingI have a dream 14:48, ngày 18 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Baoothersks: Nốt nha nốt nha
    1. Lịch sử: Phần nội dung về nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu nên chuyển xuống mục Văn chương thì hợp lý hơn. "Ở Hà Nội năm 1973,..." câu này hơi lạc quẻ ở đầu đoạn văn, chuyển vị trí sang một chỗ nào đó khác trong đoạn là oke. Nếu được, phần Lịch sử này có thể chia thành 3–4 mục con nhỏ hơn (tên đề mục ghi rõ dòng thời gian được đề cập) do nội dung đang bị quá dài.
    2. Biến thể: Bổ sung thêm bánh mì dân tổ siêu ngon hehe [3]. Xem xét xem có cần thống nhất cách ghi nguồn gốc các loại bánh theo tỉnh hay theo thành phố thuộc tỉnh, ví dụ ghi Khánh Hòa thay vì Nha Trang, ghi Lâm Đồng thay vì Đà Lạt? Phần ảnh cố gắng để kích cỡ ảnh đều nhau để không bị xấu về trình bày. Với tại sao bạn lại sử dụng "Sài Gòn" với các nội dung sau năm 1975 trong khi tên thành phố đã được thay đổi?
    3. Trong văn hóa đại chúng: Vẫn là rất lấn cấn vụ thiếu thông tin về các tác phẩm nghệ thuật và sự kiện liên quan tới bánh mì từ 2020 trở về trước. Kiểu đọc phần Sự kiện thấy viết 5–6 đoạn văn rất dài về giai đoạn 2020 đến nay (4 năm), còn 200 năm trước đó thì không có gì thì kiểu... hơi thiên lệch, thông tin cần thì chưa có, còn thông tin có thì hơi nhiều. Ngoài ra thêm ý tưởng là bạn có thể lục lọi xem bánh mì có xuất hiện tác phẩm nghệ thuật và sự kiện nào của nước ngoài không.
    --NXL (thảo luận) 17:04, ngày 24 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @NXL1997: Xin phép phản hồi lại nhé
    1. Lịch sử: Thật ra thì cụ đồ Chiểu đề cập đến bánh baguette chứ không phải loại bánh mì VN mà mình ăn bây giờ, dời xuống phía dưới thì e là bị mâu thuẫn (lúc trước có giải thích ở đây). Tôi cũng đã chia ra thành 3 mục con và sắp xếp lại một số ý, bạn xem thử thấy oke không nhé :)
    2. Biến thể: YXong Hồi trước cũng định thêm món này vào bài nên hơi phân vân, nay có bạn bật đèn xanh thì ngại gì không làm hê hê. Next, tôi quyết định để tên thành phố + tỉnh, ví dụ như Nha Trang (Khánh Hòa); người ta chủ yếu nhắc đến Nha Trang với tư cách là nơi khai sinh ra biến thể đó, nếu đổi lại thành tỉnh mà nó trực thuộc thì sẽ khiến người đọc bỡ ngỡ. Phần hình ảnh tôi đã chỉnh lại để trình bày đẹp hơn (do thừa 1 tham số, hồi đầu tôi cứ tưởng là ảnh đó bị lỗi :p), ngoài ra cũng đồng nhất "Sài Gòn" thành "Thành phố Hồ Chí Minh" (mấy ông CNDT mà biết tôi dùng từ Sài Gòn nhiều hơn thì chắc ném gạch không thương tiếc mất).
    3. Trong văn hóa đại chúng: Đã cố gắng bổ sung thêm tác phẩm + lược bỏ một số chỗ để tránh mất cân bằng bài viết. Mục sự kiện thì tôi cày nát cả GG nhưng tìm thấy rất ít sự kiện để thêm vào bài :( Theo ý kiến của tôi thì bánh mì VN chỉ thật sự bùng nổ vào khoảng cuối thập niên 2000, khi ông Anthony Bourdain review về món này trên CNN, còn trước đó thì lịch sử bánh mì chủ yếu xoay quanh việc cải biên + thay đổi hình thức + bành trướng lãnh địa v.v... tất cả đều được viết trong mục Lịch sử & Trên thế giới. Thập niên 2010 thì bánh bắt đầu xuất hiện ở một số sự kiện và góp mặt trong vài tác phẩm nổi bật (nhưng số lượng không đáng kể, giai đoạn này chủ yếu viết báo về nó), còn từ năm 2020 trở đi thì các lễ hội, hội thảo, tác phẩm nghệ thuật,... mới khai thác món bánh này nhiều Martin L. KingI have a dream 13:35, ngày 26 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Baoothersks: Tôi đã sử dụng hết não để nghĩ cho bài này nên xin phép gạch phiếu. Phần nội dung tôi chưa hài lòng là phần Trong văn hóa đại chúng thì đã được bạn bếch ra bài riêng nên trong phạm vi bài chính tôi không còn gì để nhận xét (chú ý phần brief về văn hóa đại chúng trong bài chính đề cập đủ các nội dung văn học, âm nhạc và hội họa là ok). Phần hộp infobox bạn chỉnh lại link dẫn ở dòng Biến thể để người đọc tiện click (tiện thể rà luôn xem còn phần link nào chưa đúng không nha). Các phần nguồn tham khảo xin nhờ các thành viên khác kiểm soát giúp, cảm ơn @Baoothersks và mọi người nhiều vì đã góp sức hoàn thiện bài này. Thân mến, --NXL (thảo luận) 08:42, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Cảm ơn bạn vì đã dành ra thời gian để thẩm định bài này. Đây là lần đầu tiên tôi cảm thấy còn chút tiếc nuối sau khi phiếu chống được gạch, do vẫn còn tồn đọng một số vấn đề chưa giải quyết triệt để. Hy vọng trong tương lai tôi sẽ tìm được thêm dữ kiện để bổ sung vào Martin L. KingI have a dream 02:02, ngày 29 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Ý kiến

  1. Đọc lướt: Phần Đặc điểm, nguyên liệu và cách chế biến nhưng mình không thấy rõ cách chế biến bánh mì Việt Nam đâu mà chỉ thấy toàn là đặc điểm, nguyên liệu phần bánh và phần nhân của bánh mì Việt Nam. Bạn chia lại bố cục chỗ này nhé.
  2. Đập vào mắt: Giờ đây, dù ông Hòa đã mất và bà Tịnh đã ngoài 80 nhưng cửa hàng vẫn được duy trì bởi con cháu. CNBS:KHINAO và văn phong báo chí.
  3. WP:KHONGNHAKHO. Nên gộp phần thư viện Hình ảnh với phần Biến thể, lập thành 1 cái bảng trong đó mỗi biến thể chèn 1 cái hình minh họa và thông tin về biến thể giống bài Họ Trèo cây#Các loài. Biến thể nào chưa có hình thì để trống, bổ sung sau.
  4. Bài này nếu muốn hàn lâm và đa chiều hơn thì cần phải tiếp tục vét cạn thêm nguồn báo nước ngoài (thay vì dùng nhiều nguồn báo trong nước). Dùng báo trong nước vẫn chưa đủ vì tầm nhìn hẹp (nhất là đa số nhà báo VN dường như không phải là chuyên gia ẩm thực, mà chỉ chuyên PR tâng bốc và nhìn 1 chiều dưới lăng kính của người VN). Mình vừa mới search thử bên báo nước ngoài thì còn nhiều thông tin (trong đó một số là từ phía chuyên gia ẩm thực uy tín) có thể được khai thác vào bài. Danh sách nguồn cần xem qua:
Đó là tiêu biểu theo kinh nghiệm của mình chứ còn nhiều nguồn cũng viết về bánh mì Việt Nam nữa (món này đã vô từ điển Oxford rồi thì đảm bảo có bạt ngàn nguồn nước ngoài để viết). Bạn Baoo thử tìm Google banh mi + trang web như banh mi site:nytimes.com và khai thác thêm nhé (nguồn nào bị paywall thì xem qua archive.org). Bổ sung, điều chỉnh số nguồn sao cho tỷ lệ giữa nguồn báo nước ngoài ngang bằng hoặc hơn nguồn báo VN là ok. Nói chung cần giảm tỷ lệ báo VN lại. Squirrel (talk) 13:29, ngày 15 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ không nhất thiết phải dùng hết 40 nguồn báo tiếng Anh đã nêu ở trên (dùng khoảng một nửa là ok). Căn bản thông tin gần như đã được vét cạn (nếu còn thiếu thông tin gì thì xin mời bổ sung), còn không thì bổ sung nguồn tiếng Anh thôi là đủ. Mỗi 1 câu thông tin thì bạn Baoo nên tìm nguồn tiếng Anh tương ứng rồi bổ sung thêm nguồn là ok. Cách thứ hai, đọc nguồn báo tiếng Anh để tích lũy thông tin vô não. Sau đó, tự quyết định là nguồn tiếng Anh đó nên được trích vô câu nào ở trong bài viết. Tôi đồng tình với quan điểm của bạn Sóc là báo chí VN còn rất là nghiệp dư (thiếu tính chuyên nghiệp) + văn phong PR, tâng bốc + văn phong thiếu trung lập. Báo tiếng Anh vẫn có tình trạng PR, nhưng những báo đó thường không được Wikipedia sử dụng. Wikipedia chỉ sử dụng những báo tiếng Anh có chất lượng hàng đầu mà thôi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 22:59, ngày 15 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Thảo luận được ẩn
  • Bình luận: Hình như bạn tập trung nhiều vào nguồn sách, nhưng đối với mình thì sách chỉ là nguồn tổng hợp tư liệu (từ rất nhiều bài báo nhỏ, thông tin cóp nhặt sưu tầm thành 1 cuốn sách), bổ sung thì làm đẹp nguồn thêm thôi. Nếu muốn "hàn lâm" thì đi tìm nguồn tập san học thuật, bài nghiên cứu thì lúc đó mới "hàn lâm". Bài này mình nghĩ viết bằng báo mạng vẫn có thể đạt được chất lượng chọn lọc, miễn là khai thác triệt để mọi khía cạnh về chủ thể. Tạm thời phía trên mình góp ý trước mắt, khi nào ok thì mình sẽ đọc kĩ hơn từng ý trong bài rồi phản biện tiếp. Squirrel (talk) 13:29, ngày 15 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    User:SecretSquirrel1432 Tôi không đồng tình với quan điểm xem thường nguồn sách như vậy. Nguồn sách nguồn "hàn lâm" và đã tồn tại trước nguồn tập san học thuật mấy ngàn năm. Từ đó tới giờ, nguồn sách luôn luôn được mặc định là nguồn hàn lâm. Muốn xuất bản 1 quyển sách đâu phải dễ (không tính sách tự xuất bản)? Đa số các sách đều là do chuyên gia viết. Họ lấy nguồn từ sách khác, tập san học thuật, tài liệu sơ cấp và báo chí (phần ít) + một số suy luận do tác giả sách tự đúc kết mà thành. Dĩ nhiên, tốt nhất là nên dùng cả hai loại nguồn (sách + tập san học thuật). Lấy ví dụ bài triết học (1 bài viết cơ bản bậc 1 và là một bài viết siêu "bom tấn" vì trên Wikipedia chỉ có duy nhất 10 bài cơ bản bậc 1 thôi) phiên bản En vừa mới được gắn sao gần đây. Bài triết học chỉ dùng 2 loại nguồn đã nêu và 0 nguồn báo chí. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 22:49, ngày 15 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu: Tùy loại sách và tùy chủ đề, tôi không coi thường sách nhưng đầu tư phải lượng sức. Ban đầu tôi viết bài tiểu sử Taylor Swift cũng mang ý nghĩ rằng cứ "sách" là "hàn lâm" cho đến khi tôi đọc 20 cuốn biography xuất bản về Taylor Swift. Guess what, mở ra phần credit thì thấy toàn tổng hợp hàng ngàn bài báo, bài nghiên cứu có sẵn trên mạng, trong khi những thông tin đó hoàn toàn có thể lấy báo uy tín và nguồn nghiên cứu gốc ra chứng minh được (có sách còn bê cả list nguồn từ Wikipedia là đằng khác). Kiểm tra xem một số đầu sách lĩnh vực chuyên ngành khác thì cũng tương tự, cũng cóp nhặt lại từ sách khác báo khác với thông tin không có gì mới mẻ hơn. Được lợi thế là sách tổng hợp thông tin, tiện lợi, giúp lưu trữ bảo tồn thông tin thất lạc (do link báo die) nên đôi khi tôi sẽ chuyển sang dùng nguồn loại này. Do đó, không phải "sách" nào cũng mặc định hàn lâm cả. Dù báo dù sách thì qua kiểm duyệt xuất bản vẫn đưa thông tin bổ ích, trừ trường hợp tự xuất bản, lá cải, chuyện tầm phào.
    Nhiều bài bên En tôi thấy dùng rất ít nguồn sách (hoặc không dùng) mà vẫn lên sao được là do khai thác mọi thứ, triệt để về chủ thể, có nguồn "đáng tin cậy". Viết thì cứ lấy bài nghiên cứu, tập san, báo chuyên gia ra bổ sung thôi. Trong bộ tiêu chí thì không nhất thiết phải "sách" đầy bài mới có thể đạt CL, nên việc yêu cầu bạn Baoo mua sách này sách kia, rồi đi ngao du sưu tầm sách khắp thế giới thì tôi nghĩ làm khó điều kiện bạn ấy (sức người có hạn là thật). Bộ tiêu chí chỉ yêu cầu đạt được những đòi hỏi về thông tin kiểm chứng được và đáng tin cậy là đủ. Sau khi đọc bài "Bánh mì Việt Nam" xong, tôi quá nể bạn Baoo bỏ tiền ra đầu tư mua sách để viết bài này đấy, nhưng tôi khuyên chỉ nên mua sách nếu 1 cuốn đa phần tập trung vào việc đưa thông tin về "Bánh mì Việt Nam" và ít tham khảo nhiều nguồn. Còn mấy đầu sách mà thuộc loại kiểu cóp nhặt vài trang lẻ, đưa thông tin tiểu tiết thì quả thực làm khó bạn ấy (thời gian, tiền của đó sử dụng báo uy tín hay bài nghiên cứu cho đỡ nhọc, rồi đi làm chuyện khác tốt hơn).
    Như bạn nói. Với độ rộng của "Triết học" thì ở tầm khác rồi, khi mà muốn đưa sách vào dùng thì En họ phải tranh luận kiểu sách cũng như nguồn gốc của những thông tin đó bằng cách đối chiếu phần credit. Sách thuộc hàng chuyên về Logic ít tham khảo, author chuyên gia tiến sĩ, chứa nội dung mới, đảm bảo không gây tranh cãi thì họ sử dụng. Còn những loại kiểu cóp nhặt muôn nơi, lẻ tẻ, thành 1 cuốn y hệt sách giáo khoa hay bách khoa toàn thư vài trang về Logic, mà không có gì mới mẻ thì tôi e rằng là họ sẽ rollback ngay. Đó là sức của bài viết lớn, chủ đề mà vô số người trên toàn cầu tranh luận mổ xẻ thì chọn lọc nguồn rất quan trọng. Các bài báo rơi vào dạng tổng hợp kiến thức từ sách chuyên thì đương nhiên họ không dùng. Tầm cỡ bài "Triết học" khác xa hoàn toàn so với "Bánh mì Việt Nam" lắm, nên để khiến "Bánh mì Việt Nam" giống "Triết học" thì theo tôi là bất khả thi. Với tôi, "Bánh mì Việt Nam" dùng báo uy tín vẫn ok, bổ sung thêm nguồn sách thì tôi vẫn ủng hộ chứ không phản đối gì cả, tốt thôi, nhưng không nên đòi hỏi nhiều hơn. – Squirrel (talk) 02:42, ngày 16 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    User:SecretSquirrel1432 Hình như bạn đã hiểu nhầm ý định của tôi. Tôi chưa bao giờ yêu cầu phải loại nguồn báo chí bao giờ cả và cũng chả yêu cầu bạn Baoo tốn tiền đi mua thêm sách. Tôi thậm chí còn bỏ tiền túi ra mua sách dùm bạn Baoo. Mời bạn đọc yêu cầu của tôi bên dưới. Sách 100% là nguồn "hàn lâm" vì đó là định nghĩa của nguồn hàn lâm. Dĩ nhiên, chất lượng sách thì cũng có chêch lệch về chất lượng. Có sách thuộc hàng chất lượng top, còn có sách chất lượng chỉ thuộc hàng B, C. Sách thuộc bậc nào là dựa vào book review của các chuyên gia khác trong lĩnh vực đó. Wikipedia luôn ưu tiên dùng sách chất lượng ở hàng top nếu đụng những chủ đề tranh cãi lớn (ví dụ, bài Hitler). Bạn cứ lấy sách hàng B, C đem sử dụng cho bài Hitler thử thì sẽ bị phang không đẹp không lấy tiền. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 03:01, ngày 16 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Nếu vậy thì cho tôi xin lỗi vì hiểu nhầm. Có sách thuộc hàng chất lượng top, còn có sách chất lượng chỉ thuộc hàng B, C. Đó là lý do tôi không tin sách là 100% nguồn hàn lâm. – Squirrel (talk) 03:45, ngày 16 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    User:SecretSquirrel1432 Sách thuộc hàng B, C thì cũng được tính là nguồn hàn lâm mà bạn? Đó là nguồn hàn lâm chất lượng B, C. Nguồn hàn lâm cũng có phân bậc chất lượng nữa mà. Tuy nhiên, Wikipedia ưu tiên dùng nguồn hàn lâm chất lượng A, còn chất lượng B & C vẫn xài được nhưng phải biết cách chọn lọc thông tin. Nếu thông tin mâu thuẫn thì ưu tiên nguồn hàn lâm bậc A, đó là cách làm bên En. Tôi ủng hộ cách làm này. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:58, ngày 16 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Vậy thì ok, từ giờ tôi sẽ mặc định sách là 100% nguồn hàn lâm. Squirrel (talk) 08:51, ngày 16 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Sách auto được tính là nguồn hàn lâm (100% tất cả các loại sách đều được tính là nguồn hàn lâm). Tuy nhiên, không phải nguồn hàn lâm (sách lẫn tập san học thuật) nào cũng được tính là nguồn uy tín. Một số sách (tỉ lệ ít) có chất lượng còn tệ hơn bậc B, C vì là do mấy phần tử cực đoan viết và xuất bản ở mấy nước do độc tài cai trị -> nguồn sách viết kiểu không trung lập một cách thô thiển nên bị En tẩy chay. Nói chung tùy nguồn sách mà phán xét độ uy tín thôi, còn hàn lâm thì nó luôn là "hàn lâm". SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:28, ngày 16 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @SecretSquirrel1432:
  1. Mình đã chỉnh lại, cũng như bổ sung thêm vài ý từ phiếu chống của NXL.
  2. YXong Đã sửa lại cho phù hợp.
  3. YXong Đã thực hiện theo yêu cầu, mời bạn xem qua.
  4. Đang thực hiện... cũng như thay thế một số nguồn tiếng Việt sang tiếng Anh (đặc biệt là ở mục Đánh giá) Martin L. KingI have a dream 05:46, ngày 18 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Nguồn báo tiếng Việt và tiếng Anh nên gần bằng nhau (ví dụ, 70 nguồn báo tiếng Việt thì ít nhất cũng nên có 60 nguồn báo tiếng Anh). Nguồn "hàn lâm" (sách + tập san học thuật) nên chiếm khoảng 1/3 tổng số nguồn trong bài. Bạn đang sở hữu trong tay rất nhiều sách về bánh mì VN nên việc bổ sung nguồn sách tôi nghĩ là không khó. Ví dụ, câu ABC đã có nguồn sách rồi, nhưng bạn hoàn toàn có thể bổ sung thêm nguồn sách cho câu ABC). Có nghĩa là câu ABC sẽ có 1-2 nguồn báo + 1 nguồn sách (độc giả sẽ có quyền tự quyết định lấy sách hay báo để tham khảo thêm thông tin). Bạn nên dùng nguồn sách cho mọi thông tin chứ không phải chỉ dùng nguồn sách cho những thông tin mà nguồn báo không có đề cập tới. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 23:10, ngày 15 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Thảo luận được ẩn
  •  Ý kiến @Baoothersks: Tiếp tục review phần lead và infobox. Có nhiều vấn đề đây.
    Toàn bộ chú thích cần phải được dời xuống các mục con bên dưới: 1, 2, 3, 4, 5. Phần lead và infobox thời nay là không chú thích.
    Trong infobox: Xuất xứ: Việt Nam, Liên bang Đông Dương (cũ) Phần dưới không thấy đề cập từ khóa Liên bang Đông Dương (cũ).
    Nhiệt độ dùng: Bình thường: Phần dưới không thấy đề cập từ khóa.
    nước xốt, tương ớt, xốt cà, mù tạt..., cùng nhiều loại gia vị đa dạng: Chỉ cần liệt kê cùng nhiều loại gia vị đa dạng. Gia vị là optional tùy khẩu vị người ăn chứ không phải là thành phần chính.
    Tuy nhiên, phiên bản truyền thống nhất vẫn thường chứa chả lụa, thịt, cá, thực phẩm chay hoặc mứt trái cây, kèm theo một số nguyên liệu phụ khác như pa tê, bơ, rau, ớt, trứng và đồ chua.: Phần dưới không đề cập nên không nguồn. Bạn check thử có không.
    Một số nhà nghiên cứu cho rằng nó đã có mặt tại quốc gia này từ hơn 150 năm trước đây. CNBS:KHINAO.
    Nguồn The Guardian bị lặp: 5, 240. Trên viết tháng 3, xuống dưới viết tháng 12, ngày đăng nguồn thì là tháng 2 năm 2012?
    Nhận xét: Nguyên phần lead cần phải viết lại hoàn toàn cho bao quát đầy đủ toàn bộ nội dung luận điểm ở các phần mục lục của bài viết chứ mình thấy còn thiếu đề cập: Trong văn hóa đại chúng, Ảnh hưởng xã hội và nhiều nội dung không có ở phần dưới và từ đó hóa thành không nguồn.
    Squirrel (talk) 08:51, ngày 16 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @SecretSquirrel1432: Đã chỉnh lại như sau:
    (1) Đã dời xuống & xóa đi một số chú thích không cần thiết. Btw, bạn có thể dẫn ra quy định hoặc biểu quyết ghi rằng phần mở bài + infobox không cần chú thích được không? Mục đích của mình là có thể giúp độc giả tra ngay thông tin mà không cần phải lướt xuống và tìm ngay đoạn đó để đọc (nếu họ không có thời gian); vấn đề này hình như cũng từng được Nguyenmy2302 đem ra tranh luận. Bên cạnh đó, không biết câu infobox thời nay là không chú thích là áp dụng đối với riêng đề tài này hay ở tất cả các bài viết? Hiện tại vẫn có rất nhiều BVCl (ở bên ta lẫn enwiki) sử dụng chú thích ở infobox, ví dụ như ở đây (ngày tháng năm) hoặc ở những bài viết về phim ảnh, mục Kinh phíDoanh thu.
    (2) Y Đã chỉnh lại.
    (3) Y Đã xóa.
    (4) Y xong.
    (5) Đã chỉnh lại thành các phiên bản phổ biến nhất, độc giả có thể kiểm chứng ở mục Biến thể.
    (6) Đã chỉnh lại ý.
    (7) Đã sửa.
    (8) Đã bổ sung thêm ý cho mục Lead. Nhìn chung, phần này chỉ tóm tắt ngắn gọn, có chọn lọc những ý quan trọng nhất của bài chứ không cần phải liệt kê hết những nội dung bên dưới. Điều đó có thể khiến thông tin bị loãng Martin L. KingI have a dream 12:09, ngày 16 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Baoothersks: en:MOS:CITELEAD Because the lead usually repeats information that is in the body, editors should balance the desire to avoid redundant citations in the lead with the desire to aid readers in locating sources for challengeable material... Mục đích là tránh chú thích không cần thiết khi những thông tin tóm tắt phần mở đầu được nhắc lại ở phần dưới chi tiết cụ thể hơn. Đối với trường hợp bạn đưa bên En thì có khi gặp người dễ tính họ cho qua phần đó, nhưng đa số đều yêu cầu sẽ không chú thích ở Lead theo MOS. Họ sẽ cho rằng Generally, avoid references in the lead. This is because the lead is only a summary; every information should be cited in the body in any case. – Squirrel (talk) 12:59, ngày 16 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Y Đã chỉnh lại cho phù hợp Martin L. KingI have a dream 13:16, ngày 16 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Baoothersks: Vào tháng 3 năm 2012, chuyên trang du lịch của tờ The Guardian đã bình chọn bánh mì Sài Gòn thuộc top 10 loại đồ ăn đường phố ngon và hấp dẫn nhất thế giới. Ý này có gì nổi bật để đưa lên phần lead không khi mình thấy nhiều nguồn cũng khen bánh mì VN kiểu như vậy? – Squirrel (talk) 14:00, ngày 16 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @SecretSquirrel1432: Đây là một trong những tờ báo lớn đầu tiên của nước ngoài đưa bánh mì vào danh sách này; hầu hết những nguồn còn lại đều xuất bản sau nó Martin L. KingI have a dream 14:04, ngày 16 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Mình nghĩ bạn Bao nên tách mục các biến thể bánh mì ra thành bài riêng và phân theo từng vùng miền, đặc điểm, nguyên liệu. Việc cố ôm đồm nhiều nội dung vào một bài không phải là một lựa chọn hay và sẽ khiến bài bị cồng kềnh. Bạn cũng nên lập bảng cho các liệt kê biến thể của bánh mì. Nguyenmy2302 (thảo luận) 09:57, ngày 17 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Thảo luận được ẩn
  • Tôi đồng tình là nên lập bảng cho mục "biến thể", đợi lập bảng xong rồi tính tiếp. Nếu thấy quá dài thì tách ra thành bài con (bài danh sách) rồi liệt kê những biến thể phổ biến, tiêu biểu ở bài chính là ok. Ví dụ, bài pizza (bên En có bài danh sách con). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:17, ngày 17 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu: Ban đầu tôi định giữ nguyên định dạng vì thấy nó đẹp hơn, nhưng do nhiều bạn suggest quá nên chiều theo ý mọi người luôn. Mời Phú, Nguyenmy2302, NXL1997SecretSquirrel1432 ngó thử trang nháp xem có ổn không, nếu ok thì sẽ triển qua bài chính (bố cục bảng dựa trên bài List of sandwiches bên enwiki) Martin L. KingI have a dream 13:07, ngày 17 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Thành viên:Baoothersks Nhìn khá tốt đấy! Tôi thấy một số biến thể còn thiếu hình ảnh. Không biết bạn Baoo có thể chụp chúng ở ngoài đời rồi đăng lên Commons được không? Dĩ nhiên, đây là điều không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu có đầy đủ hình ảnh thì chất lượng sẽ càng tiệm cận tới hoàn hảo hơn nữa! Một số biến thể địa phương của bạn không có bán thì bạn có thể nhờ bạn bè, người quen và họ hàng vân vân? Ví dụ, "Bánh mì yêu nước" thì nhờ 1 người nào đó ở Hội An chụp 1 pô ảnh dùm, còn mấy biến thể ở Sài Gòn thì tôi nghĩ bạn đi 1 chuyến phượt là ok thôi (vừa trải nghiệm được nhiều món mới lạ + giúp Wikipedia, một công đôi chuyện haha). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 13:16, ngày 17 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu: Nếu được thì tôi đã đăng rồi kkk. Do khoảng cách địa lý khá xa, mà giờ tôi không có thời gian để đi nên đành để trống đó vậy (cuối năm chắc đi được). Nhờ người quen hoặc họ hàng thì cũng hên xui, tại tôi sợ làm phiền họ khi chuyển ảnh qua để lấy dữ liệu EXIF, hơn nữa cũng không biết chất lượng chụp như nào, bố cục ổn không. Nếu trên đây có thành viên nào chụp được rồi up lên Commons thì tiện phết Martin L. KingI have a dream 13:23, ngày 17 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Thành viên:Baoothersks Chụp rồi chuyển ảnh qua email dễ mà? Hoặc, bạn có thể nhờ các tv Wikipedia khác thử, còn không thì khó quá bỏ qua. Cuối năm rảnh thì làm một chuyến vô SG để mần mấy ổ bánh mì yum yum + chụp vài pô rồi đăng lên Commons. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 13:41, ngày 17 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Baoothersks Mình thấy bảng ổn. Nhưng như mình đã nói ở trên, bạn nên chuyển cả mục "Biến thể và các cửa hàng nổi tiếng" thành một bài riêng. Nhìn chung, bố cục bài vẫn quá dài và ôm đồm. Bài về Bánh mì Việt Nam thì chỉ nên tập trung vô các thông tin quan trọng về nó, các thông tin có độ liên quan thấp hơn thì chuyển ra bài riêng. Bài bị phàn nản chủ yếu là vì muốn cho quá nhiều thứ vào một bài, mà mỗi cái một sắc độ, góc cạnh khác nhau nên tất nhiên khi đọc sẽ cảm thấy bị rời rạc, tiểu tiết hóa. Như các mục "Trong văn hóa đại chúng" và "Biến thể và cửa hàng nổi tiếng" hoàn toàn có thể tách thành bài độc lập, xét trên lượng thông tin khổng lồ của nó và số nguồn trong từng mục nội dung.
    Theo mình vấn đề hiện nay của bài nằm ở sự tham lam của tác giả, chứ lượng thông tin chi tiết trong bài thì hoàn toàn phù hợp và mình không hề thấy có vấn đề gì. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 17:53, ngày 19 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Mục "biến thể" tôi thấy chưa phải quá dài để mà tách ra thành bài con. Ví dụ, có quá nhiều biến thể pizza nên buộc phải có bài con. Mục "Trong văn hóa đại chúng" có thể tách ra thành bài con vì lượng thông tin có thể khai thác thêm ở mục này là khổng lồ. Trước mắt tách ra thành bài con là ổn, còn chuyện nâng cấp bài con thì tương lai tính sau. Phong cách thời nay là mục nào quá dài đều bị chuyển thành bài con hết, còn bài chính thì cần phải viết cô đọng lại. Ví dụ, bài Taylor SwiftDonald Trump có rất nhiều mục có bài con.
    "Trong văn hóa đại chúng" -> dung lượng hiện tại của mục này theo tôi là ổn vì mục này căn bản có nhiều mục con khác. Nếu muốn viết chi tiết, dài thêm nhiều thì cứ nhét thông tin bổ sung vô bài con, bánh mì Việt Nam trong văn hóa đại chúng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 23:42, ngày 19 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu: Thật ra nhìn vậy thôi chứ mục Trong văn hóa đại chúng không quá dài để tách thành bài riêng, do mỗi mục con chỉ chứa vài ba tác phẩm, còn Sự kiện thì cũng tìm được nhiêu đó chứ chưa khai thác thêm được. Trong tương lai (cỡ 3 năm), khi ấy những sự kiện về bánh mì được tổ chức nhiều hơn nên có khả năng tôi sẽ tạo bài về nó, chứ hiện tại thì chưa được. So với tổ tiên baguette thì bánh mì Việt Nam xuất hiện trong văn hóa đại chúng ít hơn hẳn Martin L. KingI have a dream 23:51, ngày 19 tháng 2 năm 2024 (UTC)hẳn[trả lời]
    Thành viên:Baoothersks Bạn có chắc đã vét cạn hết tất cả mọi thông tin trên thế giới về Trong văn hóa đại chúng? Tôi nghĩ là chưa. Bánh mì là món ăn rất nổi tiếng, không thể nào chỉ được nhắc hoa loa ở 2-3 tác phẩm được. Chưa kể, còn hàng trăm bài tập san học thuật về bánh mì vẫn chưa được đụng/khai thác tới. Như tôi đã nói, nhìn chung thì bài chính là ổn, còn bài con thì phải tách vì lượng thông tin là khổng lồ. Không sớm hay muộn thì cũng phải tách ra thôi. Tôi không có yêu cầu là phải nâng cấp bài con. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 23:57, ngày 19 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Baoothersks Việc tách bài không nên dựa trên dung lượng mà nên dựa trên qui mô và số lượng thông tin tiềm năng về chủ thể. Tại sao phải giữ nhiều chi tiết ít liên quan hơn về chủ thể vào bài chính mà làm loãng nội dung đi? Ý mình là việc tách bài này nên tính ở tầm xa, khi việc tách bài sẽ giúp khai thác nội dung cách hiệu quả hơn, vì các mục mình nêu sẽ không bao giờ hoàn chỉnh và sẽ còn có nhiều bổ sung nữa chứ không phải chỉ giới hạn như bây giờ, điều đó tất nhiên sẽ khiến bài vô cùng cồng kềnh và rối mắt trong tương lai. Bạn nên cân nhắc. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 19:26, ngày 24 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenmy2302: Đúng rồi, ý mình là thế. Lượng thông tin tiềm năng về bài này là khá lớn nên trong tương lai có thể sẽ khai thác được nhiều hơn, khi ấy mình sẽ tách ra thành bài riêng (chắc tầm cuối năm là thực hiện được). Hiện tại thì mình sẽ bớt đi những thông tin không cần thiết để giúp bài chính đỡ cồng kềnh hơn Martin L. KingI have a dream 01:37, ngày 25 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Baoothersks Ủa z sao không tách ra bài con luôn nhỉ? Sao phải để cuối năm? Nếu sớm muộn đằng nào bạn cũng phải tách thì sao trong biểu quyết đang được mọi người góp ý thì không tách luôn cho hoàn thiện hết một thể? – Nguyenmy2302 (thảo luận) 14:10, ngày 26 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Như mình nói ở trên, vấn đề tách hay không tách không phải ở dung lượng bài hay lượng thông tin mà vấn đề nằm ở tính liên quan của thông tin đó với phạm vi đề cập của bài. Nhiều thông tin ở hai mục này đang bị lạc đề ít nhiều với chủ đề chính. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 14:15, ngày 26 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Thành viên:Baoothersks Ặc, bạn nên tách ra thành bài con trước đi rồi hẳn gọt thông tin sau. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:37, ngày 26 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @NguyentrongphuNguyenmy2302: Okay tôi sẽ thực hiện trong tuần này, tuy nhiên do hơi bận nên sẽ mất thời gian chút Martin L. KingI have a dream 01:40, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Chúc đề cử thành công. Thành phố của những trái tim cô đơn đi lạc (thảo luận) 15:57, ngày 21 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Thích nickname này ._. Dang (thảo luận) 21:18, ngày 22 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn vì gợi ý, tôi đã bổ sung thêm những dẫn chứng trên vào bài Martin L. KingI have a dream 14:19, ngày 23 tháng 2 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!