Bước tới nội dung

Nhóm ngôn ngữ Boro-Garo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhóm ngôn ngữ Boro–Garo
Phân bố
địa lý
Đông Bắc Ấn Độ, Bangladesh
Phân loại ngôn ngữ họcHán-Tạng
  • Sal[1]
    • Nhóm ngôn ngữ Boro–Garo
Ngôn ngữ con:
  • Boro
  • Garo
  • Koch
  • Deori
Glottolog:bodo1279[2]

Nhóm ngôn ngữ Boro–Garo là một nhóm ngôn ngữ Hán-Tạng, nói chủ yếu ở Đông Bắc Ấn ĐộBangladesh.

Nhóm Boro–Garo chia làm bốn nhóm con: Boro, Garo, Koch, Deori. Trong lịch sử, các ngôn ngữ Boro–Garo từng có mặt khắp thung lũng Brahmaputra cũng như nơi ngày nay là miền bắc Bangladesh.[3] Có khả năng ngôn ngữ Boro-Garo từng là lingua franca của thung lũng Brahmaputra trước khi bị tiếng Assam lấn át.

Nhánhsửa mã nguồn

Nhóm ngôn ngữ Boro-Garo, theo Khảo sát Ngôn ngữ Ấn Độ (LSI) năm 1903
Nhóm ngôn ngữ Boro-Garo, theo Khảo sát Ngôn ngữ Ấn Độ (LSI) năm 1903

Các ngôn ngữ Boro–Garo là:

  • Nhánh Bodo: Bodo (Boro), Dimasa, Tiwa, Kokborok (Tripura), Kachar
  • Nhánh Garo: Garo, Megam
  • Nhánh Koch: Atong, Koch, Ruga, Rabha
  • Deori-Chutia, Moran

Tiếng Hajong cổ có lẽ là một ngôn ngữ Bodo–Garo.

Tên LSITên ngày nay:
BodoBoro
LalungTiwa
DimasaDimasa
GaroGaro
RabhaRabha
TipuraKokborok
ChutiyaDeori
MoranMoran (tử ngữ)

Tiếng Boro là ngôn ngữ đồng chính thức của bang Assam (cùng tiếng Assamtiếng Bengal). Kokborok (tiếng Tripura) là ngôn ngữ đồng chính thức của bang Tripura (cùng với tiếng Anh và tiếng Bengal). Tiếng Garo là ngôn ngữ đồng chính thức của Meghalaya (cùng với tiếng Khasi). Tiếng Megam nhận ảnh hưởng từ các ngôn ngữ Khasi, còn tiếng Deori-Chutia chịu ảnh hưởng của tiếng Mishmi Idu

Ngôn ngữ trong nhóm này có thứ tự từ chủ-tân-động (SOV). Trong khi nói, trật tự có thể thay đổi, nhưng sự phân biệt danh–đối luôn được thể hiện bằng tiểu từ đặt sau danh-đại từ. Ngôn ngữ này cũng gắn loại từ vào trước số từ bổ nghĩa cho danh từ. Thì, thể, thức được thể hiện bằng hậu tố động từ.[4]

Ngôn ngữsửa mã nguồn

Mối quan hệ giữa nhóm Boro–Garo với nhóm Konyak và Jingphaw gợi nên ý kiến rằng ngôn ngữ Boro-Garo nguyên thủy đến Assam từ nơi nào đó về phía đông bắc.[5] Còn có đề xuất rằng ngôn ngữ Boro-Garo nguyên thủy từng là lingua franca của nhiều cộng đồng ngôn ngữ khác nhau, một bộ phận trong số đó đều lấy nó làm bản ngữ,[6] rồi dần được creole hoá.[7]

Phân loạtsửa mã nguồn

Joseph & Burling (2006)sửa mã nguồn

Joseph & Burling (2006:1-2) chia nhóm Boro–Garo ra làm bốn phân nhóm (ở trên). Wood (2008:6) cũng chấp nhận phân loại này.

  • Bodo: Boro, Kokborok, Tiwa
  • Garo
  • Koch: Koch, Rabha, Wanang, Atong, Ruga
  • Deori-Chutia

Jacquesson (2017)sửa mã nguồn

Jacquesson (2017:112)[3] phân loại nhóm Bodo-Garo như sau. Có ba nhánh được công nhận (Tây, Trung, Đông). Nhánh Koch và Garo gộp chung thành Bodo-Garo Tây.

  • Tây
  • Trung (Bodo)
    • Boro, Mech, Tiwa (Lalung)
    • Bru
    • Dimasa
    • Kokborok
  • Đông
    • Deori-Chutia, Moran

Jacquesson (2017)[3] tin rằng nhóm Boro–Garo đến từ phía đông nam, ghi nhận thêm nét tương đồng với nhóm ngôn ngữ Zeme và Kuki-Chin.

Phục dựngsửa mã nguồn

Joseph and Burling (2006) và Wood (2008) đã phục dựng ngôn ngữ Bodo–Garo nguyên thủy

Ngôn ngữ tham khảosửa mã nguồn

Tài liệusửa mã nguồn

  • DeLancey, Scott (2012). Hyslop, Gwendolyn; Morey, Stephen; w. Post, Mark (biên tập). “On the Origin of Bodo-Garo”. Northeast Indian Linguistics. 4: 3–20. doi:10.1017/UPO9789382264521.003. ISBN 9789382264521.
  • Joseph, U.V., and Burling, Robbins. 2006. Comparative phonology of the Boro Garo languages. Mysore: Central Institute of Indian Languages Publication.
  • Wood, Daniel Cody. 2008. An Initial Reconstruction of Proto-Boro-Garo. M.A. Thesis, University of Oregon.

Đọc thêmsửa mã nguồn

  • Burling, Robbins (2003). “The Tibeto-Burman languages of northeast India”. Trong Thurgood, Graham; LaPolla, Randy J. (biên tập). The Sino-Tibetan languages. London: Routledge. tr. 169–191. ISBN 978-0-7007-1129-1.
  • van Driem, George (2001). Languages of the Himalayas: An Ethnolinguistic Handbook of the Greater Himalayan Region. BRILL. ISBN 978-90-04-12062-4.
  • Wood, Daniel Cody (2008). An Initial Reconstruction of Proto-Boro-Garo (Luận văn). University of Oregon. hdl:1794/9485.
🔥 Top keywords: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhGiỗ Tổ Hùng VươngTrương Mỹ LanĐặc biệt:Tìm kiếmHùng VươngVương Đình HuệUEFA Champions LeagueKuwaitChiến dịch Điện Biên PhủFacebookĐài Truyền hình Việt NamTrần Cẩm TúĐội tuyển bóng đá quốc gia KuwaitGoogle DịchViệt NamCúp bóng đá U-23 châu ÁCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Real Madrid CFBảng xếp hạng bóng đá nam FIFACleopatra VIITô LâmTim CookNguyễn Phú TrọngHồ Chí MinhHai Bà TrưngManchester City F.C.VnExpressChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNguyễn Ngọc ThắngĐền HùngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Võ Văn ThưởngOne PieceLịch sử Việt NamCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Phạm Minh ChínhTikTokĐinh Tiên Hoàng