Danh sách quốc gia theo GDP (PPP) bình quân đầu người
Bài viết này gồm một Danh sách quốc gia trên thế giới được xếp hạng theo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của họ quy đổi theo sức mua tương đương (PPP) bình quân đầu người (giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được tạo ra bên trong một quốc gia trong một năm cho trước được chia theo dân số trung bình của cùng năm đó).
GDP theo dollar được ước tính ở đây xuất phát từ các tính toán về sức mua tương đương (PPP). Những tính toán như vậy được nhiều tổ chức thực hiện, gồm cả Quỹ tiền tệ quốc tế, Đại học Pennsylvania và Ngân hàng thế giới. Kết quả do các tổ chức khác nhau đưa ra cho cùng một quốc gia có thể có khác biệt, thậm chí khác biệt lớn. Các con số về sức mua tương đương (PPP) bình quân đầu người chỉ là ước tính chứ không phải thực tế, và cần được chú ý khi sử dụng.
Thông thường các Chính phủ chỉ có số liệu GDP (bao gồm theo danh nghĩa và theo thực tế) và số liệu GDP / người theo danh nghĩa. Số liệu GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương là nhiệm vụ của các tổ chức quốc tế, và do tính tỷ giá hối đoái là rất khó khăn, nên số liệu chỉ là tương đối. Thông thường WB 5 năm tính một lần (năm 2020 WB công bố GDP theo PPP các nước năm 2017). Lưu ý là GDP/ người sẽ phải chia cho dân số bao gồm cả người nước ngoài tạm trú.
Việc so sánh sự giàu mạnh của quốc gia cũng thường được thực hiện dựa trên cơ sở GDP quốc gia, nó không phản ánh những sự khác biệt trong giá cả sinh hoạt ở các quốc gia khác nhau.Ưu thế của việc sử dụng các con số GDP danh nghĩa là nó ít yêu cầu tính toán hơn, và nó phản ánh chính xác hơn sự tham gia của người dân nước đó vào kinh tế toàn cầu. Thông thường các con số về sức mua tương đương trên đầu người ít phổ biến hơn các con số GDP bình quân đầu người.
PPP không phản ánh giá trị sản lượng kinh tế trong thương mại quốc tế, không tính đến sự khác biệt về chất lượng hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia, và nó cũng đòi hỏi ước tính nhiều hơn so với GDP danh nghĩa. Tỷ giá hối đoái thị trường để tính GDP theo danh nghĩa quy ra tiền dolla Mỹ. Tỷ giá thị trường thích hợp đo số dư tài khoản vãng lai — đo lường các khoản tiền vào và ra khỏi một quốc gia. Khái niệm PPP đặt hai loại tiền tệ ở trạng thái cân bằng - được gọi là tiền tệ ngang giá - khi một giỏ hàng hóa được định giá như nhau ở cả hai quốc gia, có tính đến tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái PPP tương đối ổn định theo thời gian. Ngược lại, tỷ giá thị trường biến động nhiều hơn. Tỷ giá dựa trên thị trường chỉ phù hợp với hàng hóa giao dịch quốc tế. Các hàng hóa và dịch vụ không được phân cấp có xu hướng rẻ hơn ở các nước thu nhập thấp so với các nước có thu nhập cao. Bởi vì tiền lương có xu hướng thấp hơn và các dịch vụ thường tương đối thâm dụng lao động ở các nước nghèo hơn. PPP thường được coi là thước đo tốt hơn về phúc lợi tổng thể. Nhược điểm lớn nhất là PPP khó đo lường hơn so với tỷ giá dựa trên thị trường. Bất kỳ so sánh có ý nghĩa nào về giá giữa các quốc gia đều phải xem xét nhiều loại hàng hóa và dịch vụ. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, vì khối lượng dữ liệu phải thu thập và sự phức tạp trong quá trình so sánh. Nó đòi hỏi thống kê rất lớn và các so sánh giá mới chỉ có sẵn trong khoảng thời gian không thường xuyên. Các câu hỏi về phương pháp luận cũng đã được đặt ra về các cuộc điều tra trước đó. Giữa các ngày khảo sát, tỷ lệ PPP phải được ước tính, điều này có thể dẫn đến sự không chính xác trong phép đo. Ngoài ra, không bao gồm tất cả các quốc gia, có nghĩa là dữ liệu cho các quốc gia còn thiếu phải được ước tính. (Đối với tính GDP bình quân đầu người theo danh nghĩa, có số liệu GDP theo thực tế hay còn gọi là so sánh, tính cả lạm phát theo năm gốc, khắc phục hạn chế không tính đến lạm phát, GDP danh nghĩa tính toán giá trị tiền tệ theo giá trị hiện tại, tuyệt đối còn GDP thực tế điều chỉnh GDP danh nghĩa theo lạm phát; hay tính GNI bình quân đầu người WB sử dụng The Atlas method sử dụng tỷ giá hối đoái trung bình ba năm để làm dịu các tác động của biến động tỷ giá hối đoái tạm thời). Chi phí vận chuyển, chênh lệch thuế, can thiệp của chính phủ, chi phí đầu vào không được giao dịch và đặc bệt là cạnh tranh thị trường tác động rất lớn giá cả, và làm cho PPP không phản ánh tốt kinh tế.
PPP là thước đo rất quan trọng để tính năng suất lao động và mức sống. Tuy nhiên có tình trạng người nước ngoài sống làm việc và du lịch ở một nước khác, và họ cũng được hưởng giá cả như công dân trên lãnh thổ đó. HDI từ 2010 lại lấy chỉ số GNI/người theo PPP để so sánh HDI các nước. Tuy nhiên chỉ số GNI/người (chứ không phải GDP/người) theo PPP cũng không phản ánh đầy đủ mức sống công dân mỗi nước, và không thể tính thu nhập bình quân đầu người dựa trên Tổng thu nhập quốc dân chia cho dân số máy móc. Còn tính đóng góp của mỗi cá nhân cho GDP toàn cầu thì vẫn sử dụng GDP/người theo danh nghĩa.
Một ví dụ cụ thể tính GDP bình quân đầu người theo PPP, là tính giá một bát phở, ở Việt Nam giá khác với ở Mỹ, và khác với ở Nhật hay Anh. Thông thường, sẽ lấy giá ở Mỹ làm chuẩn, từ đó so sánh giá ở Việt Nam với giá ở Anh hay Nhật. Tuy nhiên cố gắng thì cũng không thể đo chuẩn xác chất lượng của bát phở ở mỗi nơi như vậy, chưa kể dịch vụ chất lượng khác nhau (như trong 1 nhà hàng thì khác với ngoài đường). Một mặt hàng khan hiếm ở nơi này thì đắt, nơi khác lại rẻ. Tuy nhiên không kể các hàng hóa thông dụng, thì mỗi nơi có những hàng hóa không phải là thông dụng, không phổ biến, và / hoặc không thể so sánh. Ví dụ không thể xem trực tiếp một trận bóng đá ngoại hạng Anh ở Việt Nam.
Cần hết sức cẩn thận khi sử dụng bất kỳ con số nào để so sánh sự thịnh vượng giữa hai quốc gia. Thường thường khi muốn làm tăng hay giảm vị thế của một quốc gia người ta thường sử dụng con số phù hợp nhất cho mục tiêu của mình và quên đi con số kia, vì thế có thể gây ra sự khác biệt, một so sánh chính xác hơn giữa hai nền kinh tế buộc phải tham khảo cả hai con số xếp hạng, cũng như sử dụng các dữ liệu kinh tế khác để đặt nền kinh tế vào đúng hoàn cảnh của nó.
Tuy nhiên các số liệu về GDP theo giá thực tế thường có tính chính xác cao hơn GDP theo sức mua tương đương (khó tính hơn và hay bị làm tròn, ước lượng) và có giá trị hơn khi so sánh kinh tế các quốc gia (đóng góp cho kinh tế thế giới) thường nằm trong báo cáo của các chính phủ. Tuy nhiên GDP theo sức mua tương đương phản ánh khá chính xác mức sống của người dân, song có hạn chế như 1 người có thể kiếm tiền ở nước này nhưng tiêu tiền ở nước khác để hưởng giá rẻ hơn (ví dụ một công dân Mỹ lấy tiền kiếm được ở Mỹ để tiêu tiền ở Việt Nam có giá rẻ hơn; và ngược lại) hay chất lượng hàng hóa các nơi khác nhau. Hơn nữa, số liệu GDP và GNP (GNI) có sự chênh lệch, ví dụ một công ty Trung Quốc kiếm tiền ở Việt Nam thì doanh thu tính vào GDP của Việt Nam, nhưng chỉ một phần nhỏ doanh thu là tính vào GNI của Việt Nam, còn phần lớn là tính vào GNI của Trung Quốc. Vì thế có sự chênh lệch đáng kể giữa GDP/người và thu nhập bình quân đầu người (sau khi trừ đi các khoản trả cho nước ngoài từ vốn và lao động, và các khoản nhà nước khấu trừ, nhưng cộng thêm các khoản khác để tính như từ sở hữu, tặng cho,...).
Một số nước như Cuba hay Bắc Triều Tiên,...áp dụng tính tổng sản phẩm quốc dân (quốc nội) khác với hầu hết các nước kinh tế thị trường, cách tính giống với hệ thống XHCN thời Liên Xô trước đây, nên rất khó so sánh.
Danh sáchSửa đổi
International Monetary Fund (2020 estimates)[1] | World Bank (2019)[2] | Central Intelligence Agency (1993–2017)[3] | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|
|
Xem thêmSửa đổi
Tham khảoSửa đổi
- ^ “World Economic Outlook - GDP per capita”. International Monetary Fund. Tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2020.
- ^ “PPP (current international $)”. data.worldbank.org. World Bank. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2020.
- ^ GDP – per capita (PPP), The World Factbook, Central Intelligence Agency. Accessed on 7 March 2014.