Bước tới nội dung

Kết hợp dân sự

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Một cặp nam-nam ở Croatia, nơi cho phép kết hợp dân sự nhưng không cho phép hôn nhân cùng giới.

Kết hợp dân sự, chung sống dân sự (tiếng Anh: civil union, civil partnerships (Anh), registered partnerships (Cộng hòa Séc), life partnerships (Đức) tùy theo mỗi nước) là chung sống có đăng ký cho các cặp đôi cùng giới, một hình thức gần tương tự như hôn nhân. Bắt đầu ở Đan Mạch năm 1989, luật pháp cho phép kết hợp dân sự.[1][2] Nhiều nước khác, như Na Uy vào năm 1993[3] lúc chưa chấp nhận hôn nhân đồng giới cũng thực hiện tương tự để những cặp đôi đồng giới hợp pháp hóa việc chung sống với nhau và hưởng các quyền, nghĩa vụ tương tự như hôn nhân của các cặp khác giới.

Một số người nhận xét đây là hình thức “bình đẳng nhưng tách biệt”, nghĩa là vẫn có sự bất bình đẳng. Tuy nhiên kết hợp dân sự được coi là một bước đệm để các quốc gia này thực hiện công nhận hôn nhân đồng tính.[4][5]

Danh sách quyền cai quản tư pháp công nhận kết hợp cùng giới nhưng không công nhận hôn nhân cùng giớisửa mã nguồn

Tính đến 13 tháng 11, 2023, các quốc gia và vùng lãnh thổ cho kết hợp cùng giới nhưng không công nhận hôn nhân cùng giới gồm:

Danh sách quyền cai quản tư pháp công nhận kết hợp cùng giớisửa mã nguồn

  Kết hợp dân sự cho cặp cùng giới.
  Kết hợp dân sự ở vài phân cấp hành chính.
  Kết hợp dân sự không được thực hiện.
Khái niệm kếp hợp dân sự không được một số chấp thuận, như người biểu tình này tại một cuộc biểu tình Dự luật 8 California.[6]

Châu Ásửa mã nguồn

Châu Âusửa mã nguồn

Ở châu Âu tính tới ngày 1 tháng 1 năm 2015, 11 nước đã công nhận hôn nhân đồng giới, 13 nước khác cùng 4 lãnh thổ lệ thuộc có luật về Kết hợp dân sự:

class="unsortable"class="unsortable" | NướcKết hợp dân sựHôn nhân đồng giớiChú thích
1[7][8]Andorra Andorra23 tháng 3 năm 2005
  • "Stable Union"
25 tháng 12 năm 2014
  • "Civil Union"
2[9]Liên minh châu ÂuÁo Áo1 tháng 1 năm 2010
  • "Registered Partnership"
3[10]Liên minh châu ÂuBỉ Bỉ1 tháng 1 năm 20001 tháng 6 năm 2003
  • "Legal Cohabitation"
4[11]Liên minh châu ÂuCroatia Croatia5 tháng 8 năm 2014
  • "Life Partnership"
5[12]Liên minh châu ÂuCộng hòa Séc Cộng hòa Séc1 tháng 7 năm 2006
  • "Registered Partnership"
6[13]Liên minh châu ÂuĐan Mạch Đan Mạchngày 1 tháng 10 năm 198915 tháng 6 năm 2012
  • "Registered Partnership"
7[14]Liên minh châu ÂuEstonia Estonia1 tháng 1 năm 2016
  • "Cohabitation Agreement"
8[15]Liên minh châu ÂuPhần Lan Phần Lan1 tháng 3 năm 2002
  • "Registered Partnership"
9[16]Liên minh châu ÂuPháp Pháp16 tháng 11 năm 199918 tháng 5 năm 2013
  • "Civil Solidarity Pact"
10[17]Liên minh châu ÂuĐức Đức1 tháng 8 năm 2001
  • "Registered Life Partnership"
11[18]Liên minh châu ÂuGibraltar Gibraltar
(British Overseas Territory)
28 tháng 3 năm 2014
  • "Civil Partnership"
12Greenland Greenland
(constituent country of Denmark)
26 tháng 4 năm 1996
  • "Registered Partnership"
13[19]Liên minh châu ÂuHungary Hungary1 tháng 7 năm 2009
  • "Registered Partnership"
14[20][21]Iceland Iceland27 tháng 6 năm 199627 tháng 6 năm 2010
  • "Registered Partnership"
ngày 27 tháng 6 năm 2006
  • "Registered Cohabitation"
15[22]Liên minh châu ÂuCộng hòa Ireland Ireland1 tháng 1 năm 2011
  • "Civil Partnership"
16[23]Đảo Man Isle of Man
(British Crown Dependency)
6 tháng 4 năm 2011
  • "Civil Partnership"
17[24]Jersey Jersey
(British Crown Dependency)
2 tháng 4 năm 2012
  • "Civil Partnership"
18[25]Liechtenstein Liechtenstein1 tháng 9 năm 2011
  • "Registered Partnership"
19[26]Liên minh châu ÂuLuxembourg Luxembourg1 tháng 11 năm 20041 tháng 1 năm 2015
  • "Registered Partnership"
20[27]Liên minh châu ÂuMalta Malta14 tháng 4 năm 2014
  • "Civil Union"
21[28]Liên minh châu ÂuHà Lan Hà Lan1 tháng 1 năm 19981 tháng 4 năm 2001
  • "Registered Partnership"
22[3]Na Uy Na Uy1 tháng 8 năm 19931 tháng 1 năm 2009
  • "Registered Partnership"
23[29]Liên minh châu ÂuSlovenia Slovenia23 tháng 7 năm 2006
  • "Registered Partnership"
24Liên minh châu ÂuThụy Điển Thụy Điển1 tháng 1 năm 19951 tháng 5 năm 2009
  • "Registered Partnership"
25[30]Thụy Sĩ Thụy Sĩ1 tháng 1 năm 2007
  • "Registered Partnership"
26[31]Liên minh châu ÂuVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Vương quốc Anh5 tháng 12 năm 200513 tháng 3 năm 2014
  • "Civil Partnership"
27[32]Liên minh châu ÂuBồ Đào Nha Bồ Đào Nha5 tháng 6 năm 2010
28[33]Liên minh châu ÂuTây Ban Nha Tây Ban Nha3 tháng 7 năm 2005

Châu Đại Dươngsửa mã nguồn

Châu Mỹsửa mã nguồn

Châu Phisửa mã nguồn

Theo quốc giasửa mã nguồn

Đứcsửa mã nguồn

Theo điều tra dân số vào tháng 5 năm 2011, ở nước Đức có hơn 68 ngàn cặp đã đăng ký kết hợp dân sự.[34]

Việt Namsửa mã nguồn

Ở Việt Nam, trong quá trình thảo luận Luật hôn nhân gia đình năm 2014 từng có những thảo luận cho phép kết hợp dân sự.

  • Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan, Giảng viên bộ môn Luật Hôn nhân & Gia đình tại Đại học Luật Hà Nội, trong cuộc Hội thảo lấy ý kiến của cộng đồng LGBT về dự thảo luật Hôn nhân & Gia đình được tổ chức vào ngày 21/09/2013 cho rằng: "Việc chấp nhận kết hợp dân sự, theo tôi, được coi là phù hợp trong giai đoạn hiện nay để có thể dung hòa các luồng quan điểm và tư tưởng trái chiều đang xảy ra. Việc kết hợp dân sự này sẽ giúp quyết được bài toán mà những nhà lập pháp đang gặp phải".[35]
  • Trong Hội nghị tham vấn công chúng về dự thảo luật Hôn nhân Gia đình tại TP.HCM do Viện Nghiên cứu lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức vào ngày 10/3/2014, có nội dung tham vấn: khoản 2, điều 8 dự thảo luật nên sửa lại là: “Không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính nhưng cho phép họ được kết hợp dân sự”; điều 16 cũng nên thiết kế lại, quy định về quyền nhân thân và tài sản của những người đồng tính kết hợp dân sự với nhau.[36]

Khi thảo luận tại Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng Hiến pháp vừa sửa (năm 2013) đã nêu nguyên tắc "hôn nhân một vợ - một chồng" tức là chưa thừa nhận hôn nhân đồng giới. Ông cho rằng luật không thể "vượt" Hiến pháp.[37]

Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi), văn bản luật được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7. Theo báo cáo tổng hợp ý kiến, về quy định giải quyết hậu quả của việc chung sống giữa những người cùng giới tính:[38]

  • Các ý kiến cho rằng khoản 2 Điều 8 dự thảo Luật đã quy định “Nhà nước không công nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”, vì vậy, đề nghị chọn Phương án 1: bỏ quy định giải quyết hậu quả của việc chung sống giữa những người cùng giới tính tại Điều 16 dự thảo Luật.
  • Vì khi Nhà nước đã quy định không công nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính thì cũng không cần phải quy định về việc giải quyết hậu quả nếu các bên người đồng giới vẫn chung sống với nhau. Việc luật không thừa nhận nhưng lại có quy định giải quyết hậu quả sẽ dẫn đến việc ngộ nhận trong một bộ phận người dân. Trong trường hợp dự thảo Luật không có quy định giải quyết hậu quả nhưng việc sống chung giữa những người đồng giới và các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân phát sinh theo đó là những quan hệ dân sự, do đó tự bản thân các quan hệ này đã được điều chỉnh trong Bộ luật dân sự 2005.

Tháng 6 năm 2014, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã được thông qua, trong đó không có nội dung "cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính" từ ngày 1 tháng 1 năm 2015, có nội dung "không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính" (khoản 2 Điều 8).[39][40]

Tham khảosửa mã nguồn

Liên kết ngoàisửa mã nguồn

🔥 Top keywords: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhGiỗ Tổ Hùng VươngTrương Mỹ LanĐặc biệt:Tìm kiếmHùng VươngVương Đình HuệUEFA Champions LeagueKuwaitChiến dịch Điện Biên PhủFacebookĐài Truyền hình Việt NamTrần Cẩm TúĐội tuyển bóng đá quốc gia KuwaitGoogle DịchViệt NamCúp bóng đá U-23 châu ÁCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Real Madrid CFBảng xếp hạng bóng đá nam FIFACleopatra VIITô LâmTim CookNguyễn Phú TrọngHồ Chí MinhHai Bà TrưngManchester City F.C.VnExpressChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNguyễn Ngọc ThắngĐền HùngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Võ Văn ThưởngOne PieceLịch sử Việt NamCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Phạm Minh ChínhTikTokĐinh Tiên Hoàng