Bước tới nội dung

Tiếng Môn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Môn
ဘာသာ မန်
Phát âm[pʰesa mɑn]
Sử dụng tạiMyanmar, Thái Lan
Khu vựcĐồng bằng Irrawaddy
Tổng số người nói850.000 (1984–2004)
Phân loạiNam Á
Hệ chữ viếtChữ Môn
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại
Myanmar, Thái Lan, Lào
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3cả hai:
mnw – Tiếng Môn hiện đại
omx – Tiếng Môn cổ
Glottologmonn1252  Tiếng Môn hiện đại[1]
oldm1242  Tiếng Môn cổ[2]
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Môn ( tiếng Môn: ဘာသာမန် [pʰiəsa moʊn]; tiếng Miến Điện: မွန်ဘာသာ; tiếng Thái: ภาษามอญ; từng được gọi là tiếng Peguantiếng Talaing) là một ngôn ngữ Nam Á được nói bởi người Môn, một dân tộc sống tại Myanmar, Thái LanLào. Tiếng Môn có phần giống với tiếng Khmer, tuy thuộc vùng ngôn ngữ Đông Nam Á lục địa nhưng lại không có thanh điệu. Tiếng Môn hiện được nói bởi khoảng một triệu người.[3] Trong những năm gần đây, lượng người nói tiếng Môn suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt trong giới trẻ,[3] đa phần chỉ biết tiếng Miến Điện. Tại Myanmar, hầu hết người nói sống tại bang Mon, tiếp đến là vùng Tanintharyibang Kayin.[4]

Chữ Môn là một hệ chữ viết xuất phát từ chữ Brahmi.

Lịch sửsửa mã nguồn

Tiếng Môn từng là một ngôn ngữ quan trọng trong lịch sử Miến Điện. Cho đến thế kỷ 12, tiếng Môn là lingua franca của vùng thung lũng Irrawaddy - không chỉ được nói ở các vương quốc Môn vùng hạ Irrawaddy mà còn được nói ở Vương quốc Pagan thượng của người Bamar. Tiếng Môn vẫn được coi là một ngôn ngữ uy tín sau khi vương quốc Thaton của người Môn bị Pagan diệt vào năm 1057. Vua Kyansittha của Pagan (trị. 1084–1113) là người rất chuộng văn hóa Môn, tiếng Môn vì thế mà được bảo hộ dưới triều đại của ông.

Kyansittha cho dựng rất nhiều bia khắc chữ Môn; điển hình là bia ký Myazei, chép một câu chuyện ở bốn mặt bằng bốn thứ tiếng: Pali, Pyu, Môn và Miến.[5] Tuy nhiên, sau khi Kyansittha băng hà, người Bamar bỏ học tiếng Môn và tiếng Miến Điện bắt đầu thay thế tiếng Môn và Pyu làm lingua franca.[5]

Chữ khắc Môn từ tàn tích của vương quốc Dvaravati cũng rải rác khắp Thái Lan. Tuy nhiên, ta không rõ cư dân nơi đây là người Môn, người Mã Lai-Môn hay là người Khmer. Các vương quốc sau này như Lavo của Môn đều bị lệ thuộc Đế chế Khmer.

Sau khi Pagan sụp đổ, tiếng Môn một lần nữa trở thành lingua franca của vương quốc Hanthawaddy (1287–1539) Hạ Miến Điện, sau này vẫn là một khu vực chủ yếu nói tiếng Môn cho đến những năm 1800.

Phương ngữsửa mã nguồn

Tiếng Môn Myanmar có ba phương ngữ chính, phân theo vùng định cư của người Môn. Đó là phương ngữ Trung (vùng quanh Mottama và Mawlamyine), phương ngữ Bago, và phương ngữ Ye.[6] Tiếng Môn Thái có một số khác biệt biệt so với các phương ngữ tại Myanmar, nhưng vẫn thông hiểu được nhau.

Ethnologue liệt kê các phương ngữ tiếng Môn là Martaban-Moulmein (Trung Môn, Mon Te), Pegu (Mon Tang, Bắc Môn), và Ye (Mon Nya, Nam Môn).

Tham khảosửa mã nguồn

Xem thêmsửa mã nguồn

Liên kết ngoàisửa mã nguồn

🔥 Top keywords: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhGiỗ Tổ Hùng VươngTrương Mỹ LanĐặc biệt:Tìm kiếmHùng VươngVương Đình HuệUEFA Champions LeagueKuwaitChiến dịch Điện Biên PhủFacebookĐài Truyền hình Việt NamTrần Cẩm TúĐội tuyển bóng đá quốc gia KuwaitGoogle DịchViệt NamCúp bóng đá U-23 châu ÁCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Real Madrid CFBảng xếp hạng bóng đá nam FIFACleopatra VIITô LâmTim CookNguyễn Phú TrọngHồ Chí MinhHai Bà TrưngManchester City F.C.VnExpressChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNguyễn Ngọc ThắngĐền HùngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Võ Văn ThưởngOne PieceLịch sử Việt NamCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Phạm Minh ChínhTikTokĐinh Tiên Hoàng