Bước tới nội dung

Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc
Tỉnh
Tỉnh Vĩnh Phúc
Biểu trưng
Từ trên xuống dưới, từ trái sang phải: Lâu đài Tam Đảo ở thị trấn Tam Đảo, đài phun nước Bưu điện Vĩnh Phúc ở Vĩnh Yên, toàn cảnh dãy núi Tam Đảo

Biệt danhVùng đất Hai Bà Trung
Quê hương Trưng Vương
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
Vùng
Tỉnh lỵThành phố Vĩnh Yên
Trụ sở UBNDđường Nguyễn Trãi, thành phố Vĩnh Yên
Phân chia hành chính2 thành phố, 7 huyện
Thành lập
  • 12/2/1950
  • 1/1/1997 (tái lập)
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDKhuyết
Hội đồng nhân dân51 đại biểu
Chủ tịch HĐNDKhuyết
Chủ tịch UBMTTQNguyễn Tuấn Khanh
Chánh án TANDNguyễn Văn Hoa
Viện trưởng VKSNDLê Tất Hiếu
Bí thư Tỉnh ủyDương Văn An
Địa lý
Tọa độ: 21°21′49″B 105°32′54″Đ / 21,363571°B 105,548401°Đ / 21.363571; 105.548401
MapBản đồ tỉnh Vĩnh Phúc
Vị trí tỉnh Vĩnh Phúc trên bản đồ Việt Nam
Vị trí tỉnh Vĩnh Phúc trên bản đồ Việt Nam
Vị trí tỉnh Vĩnh Phúc trên bản đồ Việt Nam
Diện tích1236 km²[1][2]
Dân số (2023)
Tổng cộng1.300.400 người[3]:105-106
Thành thị450.000 người (34,636%)[3]:115-116
Nông thôn850.100 người (65,464%)[3]:117-118
Mật độ1053người/km²[3]:105-106
Dân tộcKinh, Sán Dìu, Sán Chay, Cao Lan, Dao...
Khác
Mã địa lýVN-70
Mã hành chính26[4]
Mã bưu chính28xxxx
Mã điện thoại211
Biển số xe88
Websitevinhphuc.gov.vn

Vĩnh Phúc là một tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam, nằm ở chính giữa trung tâm hình học trên bản đồ miền Bắc. Đây là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển nhất miền Bắc.

Năm 2022, Vĩnh Phúc là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 37 về số dân, xếp thứ 13 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 09 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 31 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.304.300 người dân[5], GRDP đạt 152.178 tỉ Đồng (tương ứng với 6,62 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 105 triệu đồng (tương ứng với 5.494 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,06%.[6]

Trong thời kỳ Pháp tạm chiếm đóng miền Bắc giai đoạn 1946-1954, tỉnh này còn có tên gọi là tỉnh Vĩnh Phúc Yên. Trước đây, tỉnh Vĩnh Phúc vốn bao gồm các tỉnh Vĩnh YênPhúc Yên cũ. Tuy nhiên, ngày nay tỉnh chỉ còn bao gồm phần đất của tỉnh Vĩnh Yên cũ và một phần đất của tỉnh Phúc Yên cũ - thành phố Phúc Yên, sau khi tất cả các huyện thuộc tỉnh Phúc Yên cũ đã lần lượt sáp nhập vào thành phố Hà NộiĐông Anh, Yên Lãng (nay là huyện Mê Linh), Đa PhúcKim Anh (hai huyện này đã hợp lại thành một huyện Sóc Sơn).


Đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành thành phố trung ương với 1.470.000 người

Tỉ lệ thành thị đạt 65% làm tiền đề để thành lập thành phố trung ương

Địa lýsửa mã nguồn

Vị trí địa lýsửa mã nguồn

Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 55 km, cách thành phố Việt Trì khoảng 30 km, cách Sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 25 km, có vị trí địa lý:

Các điểm cực của tỉnh Vĩnh Phúc:sửa mã nguồn

Do đặc điểm vị trí địa lý Vĩnh Phúc có ba vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi; liền kề với thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài; có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông thuận lợi trên trục phát triển kinh tế của Việt Nam.

Tỉnh có hệ thống giao thông khá thuận lợi, có tuyến Quốc lộ 2, đường cao tốc Hà Nội - Lào Caiđường sắt Hà Nội - Lào Cai đi qua trên địa bàn. Chảy qua Vĩnh Phúc có 4 dòng chính: sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáysông Cà Lồ. Hệ thống sông Hồng là tuyến đường thủy quan trọng, thuận lợi cho tàu bè.

Khí hậusửa mã nguồn

Lượng bốc hơi: Bốc hơi bình quân trong năm là 1.040 mm, lượng bốc hơi bình quân trong 1 tháng từ tháng 4 đến tháng 9 là 107,58 mm, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau là 71,72 mm.

Dân cưsửa mã nguồn

Tỉnh Vĩnh Phúc có 48% dân số sống ở đô thị và 52% dân số sống ở nông thôn.

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 4 tôn giáo khác nhau đạt 41.099 người, nhiều nhất là Công giáo có 35.270 người, tiếp theo là Phật giáo có 5.782 người. Còn lại các tôn giáo khác như đạo Tin Lành có 45 người và Hồi giáo có hai người.[7]

Hành chínhsửa mã nguồn

Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 2 thành phố và 7 huyện với 136 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 16 phường, 18 thị trấn và 102 xã.[8]

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc
TênDân số (người)2024

!! style="border-bottom: 2px solid #CCCCFF;" | Hành chính

Thành phố (2)
Vĩnh Yên250.1288 phường, 1 xã
Phúc Yên180.0008 phường, 2 xã
Huyện (7)
Bình Xuyên140.0135 thị trấn, 8 xã
Lập Thạch137.1502 thị trấn, 18 xã
TênDân số (người)2024Hành chính
Sông Lô99.7381 thị trấn, 16 xã
Tam Đảo84.9313 thị trấn, 6 xã
Tam Dương120.3912 thị trấn, 11 xã
Vĩnh Tường210.3453 thị trấn, 25 xã
Yên Lạc

180.456||2 thị trấn, 15 xã

Lịch sửsửa mã nguồn

Biểu trưng tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là cái nôi của người Việt cổ, với di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu nổi tiếng. Thời kỳ 12 sứ quân, nơi đây là địa bàn chiếm đóng của sứ quân Nguyễn Khoan.

Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập vào ngày 12 tháng 2 năm 1950, do sự kết hợp của hai tỉnh Vĩnh YênPhúc Yên cũ. Khi hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích 1.715 km², dân số 470.000 người, gồm 9 huyện: Bình Xuyên, Đa Phúc, Đông Anh, Kim Anh, Lập Thạch, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Yên Lãng.

Năm 1952, chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp do Bảo Đại đứng đầu mà đại diện là Thủ hiến Bắc Việt cũng hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên thành một tỉnh mới nhưng lại lấy tên là tỉnh Vĩnh Phúc Yên. Tên gọi này chỉ tồn tại đến giữa năm 1954, sau khi Hiệp định Genève được ký kết và đất nước tạm thời bị chia đôi, theo đó chính quyền Quốc gia Việt Nam chuyển vào miền Nam.

Năm 1955, huyện Phổ Yên tách khỏi tỉnh Thái Nguyên nhập vào Vĩnh Phúc, đến năm 1957, lại trở về với tỉnh Thái Nguyên.

Ngày 1 tháng 2 năm 1955, tái lập 2 thị xã Vĩnh YênPhúc Yên.

Ngày 7 tháng 6 năm 1957, thị trấn Bạch Hạc chuyển sang tỉnh Phú Thọ và hợp nhất với thị trấn Việt Trì để trở thành thị xã Việt Trì (nay là thành phố Việt Trì trực thuộc tỉnh Phú Thọ).

Ngày 20 tháng 4 năm 1961, huyện Đông Anh (gồm 16 xã: Bắc Hồng, Cổ Loa, Đại Mạch, Hải Bối, Kim Nỗ, Nam Hồng, Nguyên Khê, Thụy Lâm, Tiên Dương, Uy Nỗ, Vân Nội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Canh, Xuân Nộn), xã Kim Chung của huyện Yên Lãng, thôn Đoài xã Phù Lỗ (phía nam sông Cà Lồ) của huyện Kim Anh tách khỏi Vĩnh Phúc chuyển về thành phố Hà Nội.[9]

Ngày 26 tháng 1 năm 1968, Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Nghị quyết số 504-NQ/TVQH về việc hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú.

Ngày 26 tháng 6 năm 1976, chuyển thị xã Phúc Yên thành thị trấn Phúc Yên thuộc huyện Yên Lãng.

Ngày 5 tháng 7 năm 1977, hợp nhất 2 huyện Vĩnh TườngYên Lạc thành huyện Vĩnh Lạc; hợp nhất 2 huyện Lập ThạchTam Dương thành huyện Tam Đảo; hợp nhất 2 huyện Bình XuyênYên Lãng thành huyện Mê Linh; hợp nhất 2 huyện Đa PhúcKim Anh thành huyện Sóc Sơn.[10]

Ngày 29 tháng 12 năm 1978, chuyển huyện Sóc Sơn; thị trấn Phúc Yên và 18 xã: Chu Phan, Đại Thịnh, Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Quang Minh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Châu, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tráng Việt, Tự Lập, Văn Khê, Vạn Yên của huyện Mê Linh về thành phố Hà Nội quản lý.[11]

Ngày 26 tháng 2 năm 1979, tái lập huyện Lập Thạch và sáp nhập phần còn lại của huyện Mê Linh (sau khi chuyển thị trấn Phúc Yên và 18 xã về Hà Nội quản lý) vào các huyện Tam ĐảoVĩnh Lạc.[12]

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, chuyển lại huyện Mê Linh đã lấy của thành phố Hà Nội năm 1978 về tỉnh Vĩnh Phú quản lý.[13]

Ngày 7 tháng 10 năm 1995, chia huyện Vĩnh Lạc thành 2 huyện: Vĩnh TườngYên Lạc.[14]

Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết (ngày 26 tháng 11 năm 1996) về việc tái lập tỉnh Vĩnh Phúc. Tỉnh Vĩnh Phúc chính thức được tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1997[15]. Khi tách ra, tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích 1.370,73 km², dân số 1.066.552 người, gồm 6 đơn vị hành chính cấp huyện: thị xã Vĩnh Yên và 5 huyện: Lập Thạch, Mê Linh, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc.

Tháng 6 năm 1998, tách huyện Tam Đảo thành 2 huyện Tam DươngBình Xuyên.[16]

Ngày 9 tháng 12 năm 2003, thành lập thị xã Phúc Yên (tách ra từ huyện Mê Linh) và huyện Tam Đảo mới (tách 3 xã của huyện Lập Thạch, 4 xã của huyện Tam Dương, 1 xã của huyện Bình Xuyên và thị trấn Tam Đảo của thị xã Vĩnh Yên).[17]

Ngày 1 tháng 12 năm 2006, chuyển thị xã Vĩnh Yên thành thành phố Vĩnh Yên.[18]

Ngày 1 tháng 8 năm 2008, huyện Mê Linh được tách ra và sáp nhập vào thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 về việc mở rộng địa giới hành chính thủ đô.[19]

Ngày 23 tháng 12 năm 2008, chia huyện Lập Thạch thành 2 huyện: Lập Thạch và Sông Lô[20].

Ngày 7 tháng 2 năm 2018, chuyển thị xã Phúc Yên thành thành phố Phúc Yên.[21]

Tỉnh Vĩnh Phúc có 2 thành phố và 7 huyện như hiện nay.

Kinh tế - xã hộisửa mã nguồn

Kinh tếsửa mã nguồn

Vĩnh Phúc vốn là một tỉnh công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Công nghiệpsửa mã nguồn

Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, được thủ tướng chính phủ phê duyệt xây dựng 20 khu công nghiệp. Và 41 cụm công nghiệp trong đề án quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

  • KCN Kim Hoa
  • KCN Bình xuyên I
  • KCN Bình Xuyên II
  • KCN Bá Thiện I
  • KCN Bá Thiện II
  • KCN Sơn Lôi
  • KCN Khai Quang
  • KCN Chấn Hưng
  • KCN Phúc Yên
  • KCN Nam Bình Xuyên
  • KCN Vĩnh Tường (dự kiến xd trong 2015-2020)
  • KCN Vĩnh Thịnh (dự kiến xd trong 2015-2020)
  • KCN Tam Dương 1
  • KCN Tam Dương 2 (dự kiến xd trước 2015)
  • KCN Lập Thạch 1
  • KCN Lập Thạch 2(dự kiến xd trước 2015)
  • Các KCN Thái Hòa, Liễn Sơn, Liên Hòa (dự kiến xây dựng trong giai đoạn 2015-2020)
  • KCN Sông Lô 1 (dự kiến xd trong 2015-2020)
  • KCN Sông Lô 2 (dự kiến xd trong 2015-2020)
  • Cụm công nghiệp Hương Canh
  • Cụm công nghiệp Thanh Lãng
  • Cụm công nghiệp Lý Nhân
  • Cụm công nghiệp Vĩnh Sơn
  • Cụm công nghiệp Tân Tiến
  • Cụm công nghiệp Đồng Văn
  • Cụm công nghiệp thị trấn Yên Lạc
  • Cụm công nghiệp Yên Đồng
  • Cụm công nghiệp Tề Lỗ

Và nhiều các cụm công nghiệp khác.

Hiện nay trên địa bàn đã có chủ đầu tư các khu công nghiệp:

Thương mạisửa mã nguồn

Cùng với hệ thống chợ truyền thống thì hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn Vĩnh Phúc khá sôi động và đầy đủ các thương hiệu lớn, phục vụ nhu cầu mua sắm và góp phần nâng cao phong cách tiêu dùng mua sắm người dân trong tỉnh, bao gồm:

Y tếsửa mã nguồn

Một số mốc thời gian của ngành y tế Vĩnh Phúc:

Vĩnh Phúc có 1 bệnh viện tuyến TW, 6 bệnh viện trực thuộc tỉnh, 9 bệnh viện cấp huyện và nhiều phòng khám, trung tâm y tế. Các bệnh viện thuộc tuyến tỉnh và trung ương (không kể bệnh viên tư, cấp huyện, phòng khám, trung tâm y tế):

Danh sách các bệnh viện tuyến TƯ, tỉnh.

Giáo dụcsửa mã nguồn

Trong những năm qua ngành giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc đã có những bước tiến vượt bậc là một trong những tỉnh,thành có chất lượng giáo dục cao nhất cả nước, 3 năm liền (2012, 2013 và 2014) Vĩnh Phúc đứng đầu cả nước về điểm trung bình thi đại học. Năm 2013, học sinh Vĩnh Phúc đạt 1 huy chương bạc Olympic Toán, 1 huy chương đồng Olympic sinh học quốc tế, 49 học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.

Năm 2014 học sinh Vĩnh Phúc đứng thứ 6 cả nước về số giải trong kỳ thi học sinh giỏi 2014 với 67 giải, tiếp tục khẳng định vị trí số 1 toàn quốc về điểm trung bình 3 môn thi đại học.

Học viện - Đại học - Cao đẳng - THCNsửa mã nguồn

Thể dục, thể thaosửa mã nguồn

Du lịchsửa mã nguồn

Vĩnh Phúc có nhiều cảnh quan và danh thắng kỳ thú như khu danh thắng Tây Thiên với Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên (là một trong 3 thiền viện lớn nhất Việt Nam cùng với Yên Tử và Đà Lạt), khu nghỉ mát Tam Đảo, tháp Bình Sơn, đền Gia Loan - chùa Biện Sơn,... là nơi để phát triển các loại hình du lịch như tham quan, nghỉ mát,... Ngoài ra còn có trên 500 di tích lịch sử, văn hoá với 170 di tích được xếp hạng, trong đó 67 di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Vĩnh Phúc còn có nhiều đầm hồ ở những địa thế đẹp có thể phát triển thành điểm du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn.

Tháp Bình Sơn

Lễ hộisửa mã nguồn

Danh sách lịch sử cấp quốc giasửa mã nguồn

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Chùa Tùng Vân, Đình Thổ Tang, Đình Bích Chu, Đình Thủ Độ, Đình Cam Giá, Đền Phú Đa, Đình Hòa Loan, Cụm di tích thờ Lê Ngọc Chinh (đền Ngòi, đình Đông, đình Nam), Đền Đuông, Chùa Thượng Trưng, Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chùa Hoa Dương, Đình - chùa Vĩnh Sơn, Đình Sông Kênh, Đình Tuân Lộ.

Đền Thính, Đền Tranh, Đền Đồng Lạc, Đình Yên Lạc, Đình Hùng Vĩ, Chùa Tiền Môn, Chùa Đại An, Đình Tri Chỉ, Đình Yên Nội, Chùa Biện Sơn, Di tích khảo cổ học Đồng Đậu.

Chiến khu Ngọc Thanh, Chùa Bảo Sơn, Đình Khả Do, Đình Cao Quang, Đền Ngô Miễn, Đình Đạm Xuyên, Đình Sen Hồ, Đền Trần Nguyên Hãn, Đền Đỗ Khắc Chung, Chùa Vĩnh Phúc, Đình Tây Hạ, Chùa Đông Lai, Đền Triệu Thái, Đình Ngõa, Đình Đình Chu, Đình Thạch Trục, Đình Tiên Lữ.

Tháp Bình SơnThiền Viện Trúc Lâm Tuệ Đức

Đình Hương Canh, Đình Ngọc Canh, Đình Tiên Hường, Chùa Kính Phúc, Đền Xuân Lãng, Chùa Quảng Hựu, Đền Thánh Mẫu, Đình Mộ Đạo - Đình Bảo Đức - Đình Đại Phúc, Chùa Can Bi, Đình Quất Lưu.

Khu thắng cảnh Tây Thiên (Đền Mẫu Sinh- Đền Cô, Đền Cậu- Đền Thượng- Đền Thõng- Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên)

Đình Thứa Thượng, Đình Phú Vinh

Ở thành phố Vĩnh Yên:

Đình Đông Đạo, Chùa Tích Sơn, Chua Hà.

Khu, điểm du lịch nổi tiếngsửa mã nguồn

Giao thôngsửa mã nguồn

Các tuyến đường nốisửa mã nguồn

Đường bộ có quốc lộ 2, quốc lộ 23 đi qua. Đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đi qua 5 huyện thị: thành phố Phúc Yên, Bình Xuyên, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô. Đường sắt có đường sắt Hà Nội - Lào Cai đi qua 5 huyện thị: thành phố Phúc Yên, Bình Xuyên, thành phố Vĩnh Yên, Tam Dương, Vĩnh Tường. Đường thủy có sông Hồng chảy qua.

Các tuyến xe buýtsửa mã nguồn

Tỉnh kết nghĩasửa mã nguồn

Văn hóasửa mã nguồn

Các công trình văn hóa tiêu biểusửa mã nguồn

Đặc sản ẩm thựcsửa mã nguồn

Cá thính

Các đặc sản ẩm thực địa phương ở Vĩnh Phúc như: nộm vó cần Hương Canh, cá thính Văn Quán, bánh hòn Hội Hợp, đậu rùa Tuân Chính, bánh chưng Diệm Xuân, cá tép dầu đầm Vạc, bánh trùng mật mía Vĩnh Tường, bánh tráng Bảo Đức, trà hoa vàng Tam Đảo, xôi Trung Mỹ, dứa Tam Dương, chè kho Tứ Yên, bánh ngõa Lũng Ngoại, na dai Bồ Lý, măng Tam Đảo, măng ngâm ớt Tam Đảo, gạo gié cánh Hương Canh, thịt chó kiểu Ngũ Kiên, tương ngô Khả Do, bún bánh cuốn Hòa Loan, bánh tai mèo hành Kẻ Mỏ, rắn Vĩnh Sơn, bánh tẻ Tứ Yên, bánh gạo rang Tiên Lữ, bò tái kiến đốt Tam Đảo, tương gạo Láng, mắm tép Đức Bác, gà thả đồi, cháo se bánh hòn Hương Canh, bánh tro Tây Đình, chuối tiêu hồng Liên Châu, rượu rắn Vĩnh Sơn, mì gạo Bồ Sao, su su Tam Đảo, gạo Long Trì, rượu nếp Vân Giang, bánh nẳng chợ Tràng.

Làng nghề truyền thốngsửa mã nguồn

  • Làng Gốm truyền thống Hương Canh
  • Làng Mộc truyền thống Hợp Lễ
  • Làng Mộc truyền thống Yên Lan
  • Làng Mộc truyền thống Thanh Lãng
  • Làng nghề mây tre đan thôn mới–Cao Phong
  • Làng Đá truyền thống Hải Lựu
  • Làng Mây tre đan truyền thống Triệu Xá
  • Làng Mây tre đan truyền thống Xuân Lan
  • Làng nghề cơ khí vận tải đường thủy Việt An
  • Làng Rắn truyền thống Vĩnh Sơn
  • Làng rèn truyền thống Bàn Mạch
  • Làng Làng Mộc truyền thống Vân Giang
  • Làng Mộc truyền thống Văn Hà
  • Làng Mộc truyền thống Thủ Độ
  • Làng Mộc truyền thống Bích Chu
  • Làng mộc truyền thống Vĩnh Đông
  • Làng đồng nát Tề Lỗ, Yên Lạc
  • Làng Mộc truyền thống Vĩnh Đoài
  • Làng Mộc truyền thống Lũng Hạ
  • Làng chế biến tơ nhựa Tảo Phú
  • Làng chế biến bông vải sợi thôn gia
  • Làng tái chế nhựa Đông Mẫu
  • Làng mộc truyền thống Vĩnh Trung
  • Làng Bún Bánh truyền thống Hòa Loan

Danh nhânsửa mã nguồn

Tham khảosửa mã nguồn

Liên kết ngoàisửa mã nguồn

Lấy từ “https://www.search.com.vn/wiki/?lang=vi&title=Vĩnh_Phúc&oldid=71295455
🔥 Top keywords: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhGiỗ Tổ Hùng VươngTrương Mỹ LanĐặc biệt:Tìm kiếmHùng VươngVương Đình HuệUEFA Champions LeagueKuwaitChiến dịch Điện Biên PhủFacebookĐài Truyền hình Việt NamTrần Cẩm TúĐội tuyển bóng đá quốc gia KuwaitGoogle DịchViệt NamCúp bóng đá U-23 châu ÁCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Real Madrid CFBảng xếp hạng bóng đá nam FIFACleopatra VIITô LâmTim CookNguyễn Phú TrọngHồ Chí MinhHai Bà TrưngManchester City F.C.VnExpressChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNguyễn Ngọc ThắngĐền HùngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Võ Văn ThưởngOne PieceLịch sử Việt NamCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Phạm Minh ChínhTikTokĐinh Tiên Hoàng