Bước tới nội dung

Chan Vathanaka

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chan Vathanaka
Thông tin cá nhân
Tên đầy đủChan Vathanaka
Ngày sinh23 tháng 1, 1994 (30 tuổi)
Nơi sinhKampot, Campuchia
Chiều cao1,73 m (5 ft 8 in)
Vị tríTiền đạo
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
NămĐộiST(BT)
2011Svay Rieng
2012–2016Boeung Ket Angkor
2017–Fujieda MYFC
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia
NămĐộiST(BT)
2013–Campuchia49(19)
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia

Chan Vathanaka (sinh ngày 23 tháng 1 năm 1994), thường được biết đến với biệt danh CV11, là một cầu thủ bóng đá người Campuchia đang thi đấu cho câu lạc bộ Pahang FA của Malaysiađội tuyển bóng đá quốc gia Campuchia. Anh chơi ở vị trí tiền đạo.

Sự nghiệp câu lạc bộsửa mã nguồn

Prea Khan Reachsửa mã nguồn

Vathanaka được đôn lên đội một Preah Khan Reach năm 2011-2012.

Boeung Ket Angkorsửa mã nguồn

Vathanaka đã ký hợp đồng với Boeung Ket Angkor vào năm 2012.

Ở mùa giải 2015, vào ngày 1 tháng 8 năm 2015, Vathanaka ghi được tất cả sáu bàn thắng trong chiến thắng 6-0 trước Asia Europe United. Ấn tượng hơn, đây không phải là thành tích tốt nhất của anh; trong một trận thắng với tỷ số 12-2 trước Kirivong Sok Sen Chey vào ngày 11 tháng 7 năm 2015, Vathanaka ghi được tám bàn thắng, thành tích cao nhất của một cầu thủ Campuchia ở giải đấu này, cũng như giúp anh sở hữu đến 16 bàn thắng chỉ trong 8 trận đầu tiên của mùa giải 2015.[1]

Trong trận bán kết của Giải bóng đá vô địch các câu lạc bộ sông Mê Kông 2015, Vathanaka ghi cả ba bàn thắng trong chiến thắng gây sốc 3-2 trước câu lạc bộ bóng đá Becamex Bình Dương của Việt Nam, đưa Boeung Ket Angkor vào chung kết. Mặc dù Boeung Ket Angkor đã thua trận chung kết trước đại diện Thái Lan là Buriram United, Vathanaka đã hoàn thành giải đấu với tư cách là cầu thủ ghi bàn cao nhất, với 5 bàn thắng, và cũng được xem là cầu thủ xuất sắc nhất giải.

Vathanaka kết thúc mùa giải 2015 với 35 bàn thắng cho câu lạc bộ tính riêng ở giải VĐQG và tổng cộng 55 bàn thắng nếu tính tất cả các giải đấu trong màu áo ĐTQG và câu lạc bộ, một thành tích vượt trội so với hầu hết mọi cầu thủ Đông Nam Á.[2]

Trận khởi đầu đầu tiên của mùa giải 2016, Vathanaka đã lập hat-trick trong vòng năm phút khi Boeung Ket Angkor đánh bại CMAC FC 6-0.[3]

Trong trận đấu với Svay Rieng vào ngày 21 tháng 5 năm 2016, Vathanaka đã ghi 3 bàn thắng ở phút 85, 89, và 90 + 3 khi đội của anh đến ngược dòng giành chiến thắng 3-1. Bàn thắng đầu tiên, một cú volley chân trái táo bạo từ một đường chuyền, được ứng cử là một trong những bàn thắng đẹp nhất của mùa giải 2016.[4]

Vathanaka kết thúc giải VĐQG Campuchia năm 2016 với tư cách là cầu thủ ghi bàn hàng đầu trong năm thứ hai liên tiếp với 22 bàn thắng, khi đội của anh Boeung Ket Angkor giành được chức vô địch sau khi hòa trận đấu cuối cùng.[5]

Fujiyeda MYFCsửa mã nguồn

Trong mùa giải 2016, Vathanaka đã được cho mượn ở đội J3 League của Nhật Bản. Mặc chiếc áo số 11 mang tính biểu tượng của mình, Vathanaka đã không được ra sân trong đội hình xuất phát trong một trận đấu nào trong suốt thời gian của anh ở đội và chỉ được vào thay thế vào những phút thi đấu cuối cùng.

Pahang FAsửa mã nguồn

Vào tháng 12 năm 2017, Vathanaka đã ký hợp đồng với Pahang FA ở Malaysia cho mùa giải sắp tới sau khoảng thời gian đáng quên ở Nhật Bản.[6]

Đội tuyển bóng đá quốc gia Campuchiasửa mã nguồn

Chan Vathanaka thi đấu cho đội tuyển bóng đá quốc gia Campuchia từ năm 2013.[7] Ở vòng bảng giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2016, anh ghi 1 cú đúp vào lưới Malaysia nhưng Campuchia vẫn thất bại với tỷ số 2-3.

Ra sân đội tuyển quốc giasửa mã nguồn

Đội tuyển bóng đá Campuchia
NămTrậnBàn
201320
201462
201562
2016146
201793
201883
202143
Tổng cộng4919

Bàn thắng quốc tếsửa mã nguồn

Danh sách bàn thắng quốc tế của Chan Vathanaka
#NgàyĐịa điểmĐối thủBàn thắngKết quảGiải đấu
1.8 tháng 10 năm 2014Sân vận động Thành phố Đài Bắc, Đài Bắc, Đài Loan Đài Bắc Trung Hoa1–02–0Giao hữu
2.2–0
3.12 tháng 3 năm 2015Sân vận động Olympic Phnôm Pênh, Phnôm Pênh, Campuchia Ma Cao1–03–0Vòng loại World Cup 2018
4.2–0
5.28 tháng 7 năm 2016 Singapore1–02–1Giao hữu
6.1 tháng 9 năm 2016Sân vận động Vượng Giác, Vượng Giác, Hồng Kông Hồng Kông2–32–4
7.21 tháng 10 năm 2016Sân vận động Olympic Phnôm Pênh, Phnôm Pênh, Campuchia Đông Timor2–03–2Vòng loại AFF Cup 2016
8.3–2
9.20 tháng 11 năm 2016Sân vận động Thuwunna, Yangon, Myanmar Malaysia1–02–3AFF Cup 2016
10.2–1
11.22 tháng 3 năm 2017Sân vận động Olympic Phnôm Pênh, Phnôm Pênh, Campuchia Ấn Độ2–32–3Giao hữu
12.5 tháng 9 năm 2017 Việt Nam1–11–2Vòng loại Asian Cup 2019
13.5 tháng 10 năm 2017Sân vận động Patriot Candrabhaga, Bekasi, Indonesia Indonesia1–21–3Giao hữu
14.12 tháng 10 năm 2018Sân vận động Olympic Phnôm Pênh, Phnôm Pênh, Campuchia Đông Timor1–12–2
15.12 tháng 11 năm 2018Sân vận động Mandalarthiri, Mandalay, Myanmar Myanmar1–01–4AFF Cup 2018
16.20 tháng 11 năm 2018Sân vận động Olympic Phnôm Pênh, Phnôm Pênh, Campuchia Lào1–03–1
17.9 tháng 10 năm 2021Sân vận động Thành phố Thể thao Khalifa, Isa Town, Bahrain Guam1–01–0Vòng loại Asian Cup 2023
18.15 tháng 12 năm 2021Sân vận động Bishan, Bishan, Singapore Lào1–03–0AFF Cup 2020
19.2–0

Tham khảosửa mã nguồn

Liên kết ngoàisửa mã nguồn

🔥 Top keywords: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhGiỗ Tổ Hùng VươngTrương Mỹ LanĐặc biệt:Tìm kiếmHùng VươngVương Đình HuệUEFA Champions LeagueKuwaitChiến dịch Điện Biên PhủFacebookĐài Truyền hình Việt NamTrần Cẩm TúĐội tuyển bóng đá quốc gia KuwaitGoogle DịchViệt NamCúp bóng đá U-23 châu ÁCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Real Madrid CFBảng xếp hạng bóng đá nam FIFACleopatra VIITô LâmTim CookNguyễn Phú TrọngHồ Chí MinhHai Bà TrưngManchester City F.C.VnExpressChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNguyễn Ngọc ThắngĐền HùngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Võ Văn ThưởngOne PieceLịch sử Việt NamCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Phạm Minh ChínhTikTokĐinh Tiên Hoàng