AFC Challenge Cup

Giải bóng đá cũ
(Đổi hướng từ Cúp Challenge AFC)

AFC Challenge Cup (tạm dịch: "Cúp Thử thách AFC") là giải bóng đá dành cho các đội tuyển bóng đá quốc gia "mới nổi" ở châu Á do Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) tổ chức. Giải lần đầu tiên diễn ra tại Bangladesh năm 2006 với 16 đội tuyển và đội vô địch đầu tiên là Tajikistan. CHDCND Triều Tiên, Ấn Độ, TajikistanPalestine là bốn đội tuyển đã từng vô địch giải. Để khuyến khích các đội tham dự thì từ năm 2008, đội vô địch sẽ có suất đặc cách tham dự Cúp bóng đá châu Á. Cụ thể hai đội vô địch 20082010 giành quyền tham dự Cúp bóng đá châu Á 2011, còn hai đội vô địch 20122014 giành quyền tham dự Cúp bóng đá châu Á 2015.

AFC Challenge Cup
Thành lập2006
Bãi bỏ2014
Khu vựcChâu Á (AFC)
Số đội8 (vòng chung kết)
Đội bóng
thành công nhất
 CHDCND Triều Tiên
(2 lần)
Trang webOfficial website

Từ 2016, giải được thay thế bởi giải AFC Solidarity Cup, tuy nhiên đội vô địch không còn có suất đặc cách tham dự Cúp bóng đá châu Á nữa.

Sự lựa chọn các đội tuyển

  Đội tuyển đủ điều kiện tham dự
  Đội tuyển từng tham dự

Năm 2006, Liên đoàn bóng đá châu Á phân chia 47 liên đoàn thành viên thành ba nhóm.[1] Mặc dù giải đấu chỉ dành cho những nền bóng đá mới phát triển, tuy nhiên có cả những đội tuyển từ các liên đoàn đang phát triển, thậm chí là đã phát triển tham dự. Đó là Ấn Độ, CHDCND Triều Tiên, Maldives, Myanmar, TajikistanTurkmenistan. Điều đó dẫn tới việc các đội bóng mới phát triển chưa giành được chức vô địch nào, mới chỉ có một ngôi hạng nhì của Sri Lanka. Cuối tháng 3 năm 2012, Hiệp hội bóng đá Quần đảo Bắc Mariana, mặc dù chỉ là một thành viên dự khuyết của AFC, đã được AFC cho phép tham gia giải đấu.[2] Tháng 11 năm 2012, AFC ra thông báo loại Đội tuyển Triều Tiên ra khỏi các giải đấu AFC Challenge Cup trong tương lai.[3]

Tại cúp bóng đá châu Á 20112015, 2 suất tham dự đã được trao cho các đội vô địch AFC Challenge Cup gần đây nhất. Mùa giải 2014 là lần cuối cùng giải đấu này được tổ chức.[4]

15 nền bóng đá phát triển.

14 nền bóng đá đang phát triển.

17 nền bóng đá còn lại là mới phát triển, cần có thời gian để phát triển. Đó là những đội tuyển tham dự giải đấu này.

Các trận chung kết và tranh hạng ba

NămChủ nhàChung kếtHai đội thua ở bán kếtSố đội tham dự
Vô địchTỉ sốÁ quân
2006
Chi tiết
 Bangladesh
Tajikistan
4–0
Sri Lanka
 Kyrgyzstan  Nepal16
NămChủ nhàChung kếtTranh hạng baSố đội tham dự
Vô địchTỉ sốÁ quânHạng baTỉ sốHạng tư
2008
Chi tiết
 Ấn Độ
Ấn Độ
4–1
Tajikistan

CHDCND Triều Tiên
4–0
Myanmar
8
2010
Chi tiết
 Sri Lanka
CHDCND Triều Tiên
1–1 (s.h.p.) 5–4 (p)
Turkmenistan

Tajikistan
1–0
Myanmar
8
2012
Chi tiết
   Nepal
CHDCND Triều Tiên
2–1
Turkmenistan

Philippines
4–3
Palestine
8
2014
Chi tiết
 Maldives
Palestine
1–0
Philippines

Maldives
1–1 (s.h.p.)

8–7 (p)


Afghanistan
8

Kết quả

ĐộiVô địchÁ quânHạng baHạng tư
 CHDCND Triều Tiên2 (2010, 2012)1 (2008)
 Tajikistan1 (2006)1 (2008)1 (2010)
 Palestine1 (2014)1 (2012)
 Ấn Độ1 (2008)
 Turkmenistan2 (2010, 2012)
 Philippines1 (2014)1 (2012)
 Sri Lanka1 (2006)
 Kyrgyzstan1 (2006^)
 Nepal1 (2006^)
 Maldives1 (2014)
 Myanmar2 (2008, 2010)
 Afghanistan1 (2014)
  • ^: Đồng hạng 3 (không có trận tranh hạng 3)

Các đội tuyển tham dự

Số lần tham dự AFC Challenge Cup của các đội tuyển.
  4 lần
  3 lần
  2 lần
  1 lần
  Không vượt qua vòng loại
  Không đủ tư cách tham dự
  Không phải thành viên AFC
Chú thích
Đội2006
(16 đội)
2008
(8 đội)
2010
(8 đội)
2012
(8 đội)
2014
(8 đội)
Năm/Số lần tham dự
 AfghanistanGSGS×4th3
 BangladeshQFGS2
 BhutanGS1
 BruneiGS××1
 CampuchiaGS1
 Đài Bắc Trung HoaQF1
 GuamGS1
 Ấn ĐộQF1stGSGS4
 KyrgyzstanSFGSGS3
 Lào×GS1
 Ma CaoGS1
 MaldivesGS3rd2
 Mông Cổ×0
 Myanmar4th4thGS3
 NepalSFGSGS3
 CHDCND Triều Tiên3rd1st1st3
 Quần đảo Bắc Mariana0
 PakistanGS1
 PalestineQF×4th1st3
 PhilippinesGS3rd2nd3
 Sri Lanka2ndGSGS3
 Tajikistan1st2nd3rdGS4
 Đông Timor×××××0
 TurkmenistanGS2nd2ndGS4

Bảng xếp hạng chung

ĐộiPldWDLGFGAGDPts.
 CHDCND Triều Tiên151221354+3138
 Tajikistan1911263616+2034
 Turkmenistan168442714+1328
 Palestine14833298+2127
 Philippines136341814+421
 Ấn Độ155371321−818
 Kyrgyzstan11506712−515
 Myanmar135081522−715
 Sri Lanka124261222−1014
 Nepal113261114−311
 Bangladesh73131014−410
 Maldives8224912−38
 Afghanistan11155719−128
 Đài Bắc Trung Hoa412135−25
 Brunei31112204
 Pakistan311134−14
 Campuchia310246−23
 Bhutan301203−31
 Ma Cao301228−61
 Lào301217−61
 Guam3003017−170

Giải thưởng

Cầu thủ xuất sắc nhất

NămCầu thủ
2006 Ibrahim Rabimov
2008 Baichung Bhutia
2010 Ryang Yong-Gi
2012 Pak Nam-Chol
2014 Murad Ismail Said

Vua phá lưới

NămCầu thủBàn thắng
2006 Fahed Attal8
2008 Pak Song-Chol6
2010 Ryang Yong-Gi4
2012 Phil Younghusband6
2014 Ashraf Nu'man4

Chú thích