Bước tới nội dung

Tiếng Avar

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Avar
Магӏарул мацӏ, Авар мацӏ
Maⱨarul maⱬ, Avar maⱬ
Sử dụng tạiNga, Azerbaijan, Kazakhstan, GruziaThổ Nhĩ Kỳ
Tổng số người nói760.000 (2010)[1]
Dân tộcNgười Avar
Phân loạiĐông Bắc Kavkaz
  • Avar–Andi
    • Tiếng Avar
Hệ chữ viếtKirin (hiện nay)
Gruzia, Ả Rập, Latinh (trước đây)
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
Dagestan (Nga)
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1av
ISO 639-2ava
ISO 639-3cả hai:
ava – Tiếng Avar hiện đại
oav – Tiếng Avar cổ
Glottologavar1256[2]
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Avar (tên tự gọi Магӏарул мацӏ Maⱨarul maⱬ [maʕarul mat͡sʼ] "ngôn ngữ của núi" hay Авар мацӏ Avar maⱬ [awar mat͡sʼ] "tiếng Avar") là một ngôn ngữ thuộc về nhánh Avar–Andi của ngữ hệ Đông Bắc Kavkaz.

Phân bố địa lýsửa mã nguồn

Nó chủ yếu được nói ở nước cộng hòa Dagestan ở vùng Kavkaz thuộc Nga và vùng Balaken, Zaqatala tại đông bắc Azerbaijan.[1] Một số người Avar sống tại những khu vực khác của Nga. Có những người sống tại những nước cộng hòa khác thuộc Nga như ChechnyaKalmykia; tại Gruzia, Kazakhstan, Ukraina, Jordan và vùng duyên hải biển Marmara của Thổ Nhĩ Kỳ. Nó được nói bởi khoảng 762.000 trên toàn cầu. UNESCO xếp tiếng Avar vào loại ngôn ngữ dễ thương tổn.[3]

Tiếng Avar là một trong 6 ngôn ngữ văn học tại Dagestan, tại đây ngôn ngữ này không chỉ được người Avar sử dụng mà còn là ngôn ngữ giao tiếp giữa các dân tộc khác nhau.

Tiếng Avar có hai nhóm phương ngữ chính: miền bắc, bao gồm Khunzakh, Kazbek, Gunib, Gumbet và các phương ngữ khác và miền nam, bao gồm Andalal, Gidatl', Antsukh, Charoda, Tlyarata, Cumada, Cunta và các phương ngữ khác.

Chữ viếtsửa mã nguồn

Tiếng Avar có chữ viết từ thế kỷ XV và là một loại chữ cái Gruzia cổ. Từ thế kỷ 17, ngôn ngữ này được viết bằng chữ cái Ả Rập có sửa đổi được gọi là Ajam và vẫn còn được sử dụng cho đến nay. Dưới thời Liên Xô, Ajam bị thay thế bằng chữ cái Latinh vào năm 1928, đến năm 19838 lại đổi sang chữ cái Kirin và dùng nó cho đến ngày nay. Về cơ bản là sử dụng các chữ cái trong tiếng Nga cộng thêm một chữ cái gọi là palochka (gậy, Ӏ).

Ngữ âmsửa mã nguồn

Hệ thống phụ âm tiếng Avar[4]
MôiRăngChân răngVòmNgạc mềmLưỡi gàHầuThanh hầu
giữacạnh lưỡi
lenisfortislenisfortislenisfortislenisfortislenisfortis
Mũimn
Tắchữu thanhbdɡ
vô thanhptkʔ
tống rakːʼ
Tắc xátvô thanht͡st͡sːt͡ʃt͡ʃːt͡ɬːq͡χː
tống rat͡sʼt͡sːʼt͡ʃʼt͡ʃːʼ(t͡ɬːʼ)q͡χːʼ
Xátvô thanhsʃʃːɬɬːxχχːʜ
hữu thanhvzʒʁʕɦ
Rungr
Tiếp cậnlj

Tham khảosửa mã nguồn

Liên kết ngoàisửa mã nguồn

🔥 Top keywords: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhGiỗ Tổ Hùng VươngTrương Mỹ LanĐặc biệt:Tìm kiếmHùng VươngVương Đình HuệUEFA Champions LeagueKuwaitChiến dịch Điện Biên PhủFacebookĐài Truyền hình Việt NamTrần Cẩm TúĐội tuyển bóng đá quốc gia KuwaitGoogle DịchViệt NamCúp bóng đá U-23 châu ÁCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Real Madrid CFBảng xếp hạng bóng đá nam FIFACleopatra VIITô LâmTim CookNguyễn Phú TrọngHồ Chí MinhHai Bà TrưngManchester City F.C.VnExpressChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNguyễn Ngọc ThắngĐền HùngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Võ Văn ThưởngOne PieceLịch sử Việt NamCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Phạm Minh ChínhTikTokĐinh Tiên Hoàng