Bước tới nội dung

FC Tokyo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
F.C. Tokyo
FC東京
logo
Tên đầy đủFootball Club Tokyo
Thành lập1999; 25 năm trước (1999) F.C. Tokyo
1935 Tokyo Gas F.C.
SânSân vận động Ajinomoto
Chōfu, Tokyo
Sức chứa49,970
Chủ tịch điều hànhNaoki Ogane
Người quản lýPeter Cklamovski
Giải đấuJ. League Hạng 1
2022Thứ 6
Trang webTrang web của câu lạc bộ

F.C. Tokyo (FC東京 Efushī Tōkyō?) là một câu lạc bộ bóng đá hiện đang thi đấu tại J. League Hạng 1. Trụ sở của họ nằm ở Tokyo. Đây là một trong 4 đội tại J. League chỉ đơn giản gọi là Câu lạc bộ bóng đá mà không có tên phần mở rộng.

Lịch sửsửa mã nguồn

Tokyo Gas F.C.

Câu lạc bộ khởi đầu là một câu lạc bộ doanh nghiệp, Câu lạc bộ bóng đá Tokyo Gas (東京ガスFC)[1] Mùa đầu tiên của họ tại giải quốc gia là năm 1991, mùa cuối cùng của Japan Soccer League cũ.[2] Với sự bổ sung tuyển thủ Brazil Amaral và huấn luyện viên Kiyoshi Okuma lãnh đạo, câu lạc bộ dần dần trở lên cạnh tranh và năm 1997, đội kết thúc ở vị trí thứ hai, một năm sau đó họ giành chức vô địch JFL. Tuy nhiên, ở thời điểm đó đội không đủ điều kiện cần thiết để lên J1 League và đành phải ở lại J2.

Sau đó, ngày 1 tháng 10 năm 1998, các công ty như Tokyo Gas, TEPCO, ampm, TV Tokyo, và Culture Convenience Club, cùng nhau tạo ra Công ty Câu lạc bộ bóng đá Tokyo với mục tiêu giúp đội có đủ điều kiện tham dự J. League. Năm 1999, họ kết thúc ở vị trí thứ J2 League và giành quyền lên hạng J1 bắt đầu từ mùa 2000. Bất chấp những khó khăn ngày đầu lên hạng, đội giành 4 chiến thắng liên tiếp sau ngày khai mạc và kết thúc mùa giải ở vị trí thứ 7

xxxxthumb|Tokyo Dorompa, linh vật của câu lạc bộ]]Nhờ kỉ lục chiến thắng, lượng khán giả tăng lên và và có vị trí cao hơn Tokyo Verdy 1969 đội chuyển trụ sở từ Kawasaki, Kanagawa về năm 2001. Từ năm 2002, đội được dẫn dắt bởi Hiromi Hara và cố gắng giành chức vô địch nhờ một hàng tấn công mạnh. Mùa 2003 đội kết thúc ở vị trí thứ 4, cao nhất trong lịch sử. Tháng Tám cùng năm, họ tổ chức trận giao hữu với một trong những đội bóng lớn nhất thế giới, Real Madrid dù thua 3–0 nhưng đã nhận được những kinh nghiệm quý báu ở cả trong lẫn ngoài sân cỏ từ một câu lạc bộ lớn.

Người đội trưởng lâu năm Amaral, được các cổ động viên gọi làThe King of Tokyo, rời câu lạc bộ và gia nhập Shonan Bellmare năm 2004. Được thay thể bởi tuyển thủ đội tuyển Olympic quốc gia tham dự Olympic Athens Yasuyuki Konno từ Consadole Sapporo. Vào tháng 11 cùng năm, họ giành chức vô địch J. League Yamazaki Nabisco Cup chức vô địch lớn đầu tiên kể từ khi gia nhập J. League.

Sau 10 năm tham dự J. League mà không có linh vật, câu lạc bộ chọn Tokyo Dorompa, có hình dáng giống một con tanuki, làm linh vật chính thức vào tháng 1 năm 2009.

Ngày 4 tháng 12 năm 2010 FC Tokyo có trận đấu cuối cùng của họ trên sân khách với đội bóng đã xuống hạng Kyoto Sanga FC. FC Tokyo để thua 2-0 và trở lại với giải hạng hai lần đầu sau 11 năm. Tuy vậy, họ đã nhanh chóng trở lại ngay trong mùa giải sau đó với chức vô địch J2 vào tháng 11 năm 2011.

Trước khi họ giành Cúp Hoàng đế 2011, FC Tokyo đã từng ba lần vào bán kết: vào các năm 1997 (Tokyo Gas), 2008, và 2010. Năm 2011 khi mà họ xuất sắc giành chức vô địch họ vẫn đang thi đấu tại giải hạng hai. Họ trở thành đội đầu tiên cả J2, và thứ ba của giải hạng hai (sau NKK S.C. năm 1981 và Júbilo Iwata năm 1982), làm được điều này.

Sân vận độngsửa mã nguồn

F.C. Tokyo sử dụng Sân vận động Ajinomoto làm sân nhà (tên chính thức là Sân vận động Tokyo). Trong một thời gian dài chưa có sân nhà họ thi đấu ở một vài sân khác nhau như Sân vận động Quốc gia Yoyogi, Sân vận động bóng đá Quốc gia Nishigaoka, Sân vận động phường đặc biệt Edogawa, và Sân vận động Olympic Park Komazawa , bắt đầu từ năm 2001 họ cuối cùng cũng tìm được sân nhà lâu dài. Câu lạc bộ tập luyện tại Sarue Ground ở Koto, Tokyo và Kodaira Ground ở Kodaira, Tokyo.

Cầu thủsửa mã nguồn

Đội hình hiện tạisửa mã nguồn

Tính đến ngày 10 tháng 1 năm 2020[3]

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

SốVT Quốc giaCầu thủ
1TMNhật BảnTsuyoshi Kodama
3HVNhật BảnMasato Morishige
4HVNhật BảnTsuyoshi Watanabe
5HVNhật BảnDaiki Niwa
6HVNhật BảnRyoya Ogawa
7TVNhật BảnHirotaka Mita
8TVNhật BảnYojiro Takahagi
9BrasilDiego Oliveira
10TVNhật BảnKeigo Higashi (đội trưởng)
11Nhật BảnKensuke Nagai
13TMNhật BảnGo Hatano
15TVBrasilAdaílton
19TVNhật BảnKiwara Miyazaki
20TVBrasilLeandro
22HVNhật BảnTakumi Nakamura
23Nhật BảnKiichi Yajima
SốVT Quốc giaCầu thủ
24Nhật BảnTaichi Hara
27Nhật BảnKyosuke Tagawa
28TVNhật BảnTakuya Uchida
31TVNhật BảnShuto Abe
32HVLibanJoan Oumari
33TMNhật BảnAkihiro Hayashi
35TVNhật BảnYoshitake Suzuki
36HVNhật BảnTakahiro Yanagi
37HVNhật BảnHotaka Nakamura
38TVNhật BảnKazuya Konno
40TVNhật BảnRei Hirakawa
41TMNhật BảnTaishi Brandon Nozawa
44TVNhật BảnManato Shinada
45TVBrasilArthur Silva
47HVNhật BảnSeiji Kimura
49HVNhật BảnKashifu Bangunagande

Cho mượnsửa mã nguồn

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

SốVT Quốc giaCầu thủ
TMNhật BảnRiku Hirosue (tại Renofa Yamaguchi FC)
HVNhật BảnMasayuki Yamada (tại Machida Zelvia)
HVNhật BảnTakahiro Yanagi (tại Montedio Yamagata)
SốVT Quốc giaCầu thủ
HVNhật BảnKazunori Yoshimoto (tai Avispa Fukuoka)
TVNhật BảnHideyuki Nozawa (tại Ehime FC)

Cầu thủ quốc tếsửa mã nguồn

Nhật Bản
AFC/CAF/OFC
UEFA
CONCACAF
CONMEBOL

Cầu thủ World Cupsửa mã nguồn

World Cup 2006

World Cup 2010

World Cup 2014

  • Nhật Bản Shuichi Gonda
  • Nhật Bản Masato Morishige

Huấn luyện viênsửa mã nguồn

Huấn luyện viênQuốc tịchThời gian dẫn dắt
Kiyoshi Okuma Nhật Bản1/1/1995–31/12/2001
Tahseen Jabbary Hà Lan1998
Hiromi Hara Nhật Bản1/1/2002–19/12/2005
Alexandre Gallo Brasil20/12/2005–14/8/2006
Hisao Kuramata Nhật Bản15/8/2006–6/12/2006
Hiromi Hara Nhật Bản7/12/2006–31/12/2007
Hiroshi Jofuku Nhật Bản1/1/2008–19/9/2010
Kiyoshi Okuma Nhật Bản20/9/2010–2/1/2011
Ranko Popović Serbia2/1/2012–31/12/2013
Massimo Ficcadenti Ý2/1/2014–31/12/2015
Hiroshi Jofuku Nhật Bản1/1/2016–24/7/2016
Yoshiyuki Shinoda Nhật Bản26/7/2016–10/9/2017
Takayoshi Amma Nhật Bản11/9/2017–3/12/2017
Kenta Hasegawa Nhật Bản3/12/2017–7/11/2021
Shinichi Morishita Nhật Bản7/11/2021–31/1/2022
Albert Puig Tây Ban Nha1/2/2022–14/6/2023
Peter Cklamovski Úc20/6/2023–nay

Kết quả tại J. Leaguesửa mã nguồn

MùaHạngSố độiVị tríTrung bình khán giảJ. League CupCúp Hoàng đếChâu Á
1999J21023,498Bán kếtVòng 4--
2000J116711,807Vòng 2Vòng 3--
2001J116822,313Vòng 2Vòng 3--
2002J116922,173Tứ kếtVòng 3--
2003J116424,932Tứ kếtVòng 4--
2004J116825,438Vô địchTứ kết--
2005J1181027,101Vòng bảngVòng 5--
2006J1181324,096Vòng bảngVòng 5--
2007J1181225,290Vòng bảngTứ kết--
2008J118625,716Tứ kếtBán kết--
2009J118525,884Vô địchVòng 4--
2010J1181625,112Tứ kếtBán kết--
2011J220117,562-Vô địch--
2012J1181023,955Bán kếtVòng 2CLVòng 1/8
2013J118825,073Vòng bảngBán kết--
2014J118925,187Vòng bảngVòng 1/8--
2015J118428,784Tứ kết--

Danh hiệusửa mã nguồn

Tham khảosửa mã nguồn

Liên kết ngoàisửa mã nguồn

Bản mẫu:FC Tokyo

🔥 Top keywords: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhGiỗ Tổ Hùng VươngTrương Mỹ LanĐặc biệt:Tìm kiếmHùng VươngVương Đình HuệUEFA Champions LeagueKuwaitChiến dịch Điện Biên PhủFacebookĐài Truyền hình Việt NamTrần Cẩm TúĐội tuyển bóng đá quốc gia KuwaitGoogle DịchViệt NamCúp bóng đá U-23 châu ÁCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Real Madrid CFBảng xếp hạng bóng đá nam FIFACleopatra VIITô LâmTim CookNguyễn Phú TrọngHồ Chí MinhHai Bà TrưngManchester City F.C.VnExpressChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNguyễn Ngọc ThắngĐền HùngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Võ Văn ThưởngOne PieceLịch sử Việt NamCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Phạm Minh ChínhTikTokĐinh Tiên Hoàng