Bước tới nội dung

Ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ngữ tộc Malay-Polynesia
Phân bố
địa lý
Đông Nam Á, các đảo Thái Bình Dương, Madagascar
Phân loại ngôn ngữ họcNam Đảo
  • Ngữ tộc Malay-Polynesia
Ngôn ngữ nguyên thủy:Malay-Polynesia nguyên thủy
Ngôn ngữ con:
  • Malay-Polynesia Tây (địa lý)
  • Malay-Polynesia Trung-Đông
ISO 639-5:poz
Glottolog:mala1545[1]
{{{mapalt}}}
Mạn tây khu vực phân bố ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo.
  Philippine (không hiện: YamiĐài Loan
  Borneo
  Sunda–Sulawesi (không hiện: Chamorro)
  Malay-Polynesia Trung
  Halmahera–Cenderawasih
  Những ngôn ngữ Châu Đại Dương viễn tây

Các nhánh của ngữ chi Châu Đại Dương:
  St Matthias
  Châu Đại Dương Tây
  Temotu
  Đông Nam Solomon
  Châu Đại Dương Nam
  Fiji–Đa Đảo
Hai vòng đen ở rìa tây bắc Micronesia là hai ngôn ngữ Sunda–Sulawesi (tiếng Palautiếng Chamorro). Vòng đen trong quầng xanh là những ngôn ngữ Papua ngoài khơi.

Ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo hay ngữ tộc Malay-Polynesia là một phân nhóm của ngữ hệ Nam Đảo, với tổng cộng chừng 385,5 triệu người nói. Các ngôn ngữ Mã Lai-Đa Đảo là ngôn ngữ của các dân tộc Nam Đảo ở Đông Nam Á hải đảo, các đảo trong Thái Bình Dương, Madagascar, cùng một phần Đông Nam Á lục địa. Những ngôn ngữ miền tây của ngữ tộc cho thấy ảnh hưởng của tiếng Phạntiếng Ả Rập do ảnh hưởng của Ấn Độ giáo, Phật giáo, và, từ thế kỷ X, Hồi giáo.

Hai đặc điểm của ngữ tộc là hệ thống phụ tố và láy âm (lặp lại toàn bộ hay một phần từ, như trong wiki-wiki) để tạo từ mới. Như những ngôn ngữ Nam Đảo khác, chúng thường có hệ thống âm vị nhỏ. Hầu hết không có cụm phụ âm (ví dụ, [skr]). Đa số có ít nguyên âm, thường là năm.

Ngôn ngữsửa mã nguồn

Những ngôn ngữ Mã Lai-Đa Đảo hạt nhân có khoảng 230 triệu người nói, bao gồm những ngôn ngữ như tiếng Mã Lai (tiếng Indonesiatiếng Malaysia), tiếng Sunda, tiếng Java, tiếng Bugis, tiếng Bali, tiếng Aceh; cùng những ngôn ngữ châu Đại Dương, như tiếng Tolai, tiếng Gilbert, tiếng Fiji, tiếng Hawaii, tiếng Māori, tiếng Samoa, tiếng Tahiti, và tiếng Tonga.

Nhóm ngôn ngữ Philippines là nhánh cổ xưa nhất về ngữ pháp trong ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo, với hơn 100 triệu người nói, kéo dài từ đảo Lan Tự (Đài Loan), toàn quần đảo Philippines, và Sulawesi (Indonesia). Nhóm Philippines gồm tiếng Tagalog (tiếng Filipino), tiếng Cebu, tiếng Ilokano, tiếng Hiligaynon, tiếng Trung Bikol, tiếng Waray, và tiếng Kapampangan, mỗi tiếng có trên 3 triệu người nói.

Ở Bắc Borneo, ngôn ngữ đông người nói nhất là tiếng Kadazan-Dusun, với trên 200.000 người nói. Xa tận châu Phi, trên đảo Madagascar, có tiếng Malagasy, một ngôn ngữ được người Nam Đảo mang đến.

Chú thíchsửa mã nguồn

Liên kết ngoàisửa mã nguồn

🔥 Top keywords: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhGiỗ Tổ Hùng VươngTrương Mỹ LanĐặc biệt:Tìm kiếmHùng VươngVương Đình HuệUEFA Champions LeagueKuwaitChiến dịch Điện Biên PhủFacebookĐài Truyền hình Việt NamTrần Cẩm TúĐội tuyển bóng đá quốc gia KuwaitGoogle DịchViệt NamCúp bóng đá U-23 châu ÁCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Real Madrid CFBảng xếp hạng bóng đá nam FIFACleopatra VIITô LâmTim CookNguyễn Phú TrọngHồ Chí MinhHai Bà TrưngManchester City F.C.VnExpressChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNguyễn Ngọc ThắngĐền HùngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Võ Văn ThưởngOne PieceLịch sử Việt NamCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Phạm Minh ChínhTikTokĐinh Tiên Hoàng